Trả lời những câu hỏi của độc giả (7)

20/11/20153:27 SA(Xem: 16735)
Trả lời những câu hỏi của độc giả (7)

blankvan dap phat phap 2
Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (7)

 

Chu Mộng Điệp

1- Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?) 

2- “Như lý tác ý” là suy nghĩ thế nào, xin thầy cho thí dụ vì con ngu lắm, nói cái gì mà không có thí dụ thì con không hiểu! 

Trả Lời:

I- Về Niệm Phật.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, niệm Phật thật sự rất lợi ích nếu hiểu đúng và hành đúng. Nó là đề mục thiền định dễ dàng nhất dành cho đại chúng. Các đề mục thiền định khác phức tạp hơn. Và người chưa có căn bản thiền định hoặc tâm chưa được yên lặng đúng mức thì khó có thể tu tập thiền tuệ được.

Niệm Phật là 01 trong 10 tuỳ niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên, niệm Tịch Tịnh, niệm Sự Chết, niệm Thân, niệm Hơi Thở. Trong 10 tuỳ niệm nầy thì 8 niệm đầu chỉ đưa đến cận hành định. Niệm thứ 9, niệm Thân - nếu là niệm 32 thể trược thì có thể đắc từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới; nếu là niệm bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi với chánh niệm, tỉnh giác thì lại thuộc tuệ quán Tứ niệm xứ. Niệm thứ 10, niệm hơi thở - nếu niệm định thì đắc thiền, nếu niệm tuệ thì có thể đắc tứ thánh đạo quả.

Trở lại với niệm Phật. Niệm Phật theo kinh điển truyền thống Theravāda thì có 2 cách niệm:

- Niệm Phật không chỉ có niệm Phật (Buddho) mà có thể niệm cả 8 hồng danh khác nữa, ví dụ Arahaṃ (Ứng Cúng), Sammāsambuddho (Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác), Sugato (Thiện Thệ)...

- Niệm ân đức hay niệm đức tính Phật, ví dụ: Đức tính Arahaṃ có 3 nghĩa là vô sanh, sát tặcứng cúng. Ví dụ: Đức tính Sugato có 6 nghĩa là đi không trở lại, khéo đi ra khỏi luân hồi, thẳng tiến không thối chuyển, khéo đi không dính mắc, đi một cách an toàn, đi không chấp trước, vọng cầu.

1- Cách niệm:

1.1- Niệm hồng danh.

Niệm này thuộc “danh niệm”.

Hành giả sau khi có thí, có giới rồi muốn tâm yên lặng, lắng dịu phiền não thì lựa chọn niệm Phật là dễ nhất, ai cũng thực hành được, có thể niệm hồng danh Phật như Arahaṃ hay Buddho.

Ban đầu thì niệm thành tiếng như tự gieo một âm vang lớn để lấn át tất cả âm thanh ở bên ngoài hay bên trong, đồng thời lấy âm vang ấy để trở về với chánh niệm. Tiếp theo, khi thấy mình đã niệm được liên tục không còn gián đoạn nữa thì sang niệm thầm trong tâm. Arahaṃ hay Buddho cứ niệm mãi như vậy khi đi đứng nằm hay ngồi. Chẳng cần đến một ngày, nhiều giờ mà chỉ cần niệm liên tục được một tiếng với tâm gắn khít thì tâm bắt đầu được an trú, người cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Nhẹ nhàng thư thái có được là do một số thiền chi phát sanh làm cho một số triền cái lắng dịu.

1.2- Niệm đức tính.

Ví dụ đức tính Arahaṃ. Niệm này thuộc “tưởng niệm”. Khi niệm đức tính Arahaṃ, hành giả tưởng nghĩ đến nghĩa “vô sanh”. Tưởng niệm rằng: “Đức Phật không còn sanh niệm trôi lăn trong 3 cõi, 6 đường nữa. Ngài không còn tái sanh vào các cảnh giới hữu vi, đau khổ nữa. Ngài không còn sanh khởi vọng niệm do vô minhái dục chi phối nữa - thì ta cũng phải học tập, noi gương đức Phật vậy!”

Rồi cũng tương tự như trên, hành giả tưởng nghĩ đến nghĩa “sát tặc”. Tưởng niệm rằng: “Đức Phật đã phá tan, huỷ diệt, đã giết chết tất cả mọi thứ giặc phiền não từ nội tâm đến ngoại giới – thì ta cũng phải học tập, noi gương đức Phật vậy”.

Đến nghĩa “ứng cúng”, tưởng niệm rằng: “Đức Phật xứng đáng được chư thiên, nhân loại xưng tán, tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường... thì ta cũng phải thu thúc 3 nghiệp cho thanh tịnh để đảnh lễ ngài, tưởng niệm ngài”.

 Ba đức tính kể trên, hoặc chọn 01 trong 3, cứ nghĩ tưởng, niệm tưởng mãi trong tâm như thế thì không thể có một tư tưởng nào xen vào được, không có chuyện gì trong hiện tại, trong quá khứ hay trong tương lai chi phối được. Và chỉ cần 1 tiếng, 2 tiếng thôi thì ta cảm giác an ổn, thư thái, thanh bình và nhẹ nhàng vô cùng, do một số triền cái lắng dịu và một số thiền chi xuất hiện.

2- Niệm Phật đến lúc nào thì biết cận hành định?

2.1- Niệm hồng danh.

Khi làm việc gì, đi đâu hay bất cứ oai nghi nào, hành giả cũng niệm “Arahaṃ” hay “Buddho”, ngoại trừ khi ngủ. Và nếu niệm thường xuyên, luôn khi, miên mật như thế - thì khi ngủ, một giấc ngủ ngon – 6 cái biết của lục thức chìm vào dòng bhavaṇga (hữu phần, dòng sống, mọi người hay gọi là tiềm thức) chứ không mất đi. Ví như ngài Hộ Tông, thuở còn là cư sĩ, niệm Arahaṃ, trong thời gian gây mê để mổ ruột thừa, khi tỉnh lại, ngài liền với hơi thở“Arahaṃ”, “Arahaṃ” tức khắc!

Trong thời gian niệm liên tục, miên tục như thế thì:

- Đối tượng của tâm là Arahaṃ hay Buddho chỉ còn một âm, vì cả 2 âm tiết (Bud-dho) hoặc 3 âm tiết (Ả-rả-hăng) được nhập lại, tụ lại trở thành nhất âm hay nhất niệm (Lưu ý là càng nhiều âm tiết thì càng khó trở thành nhất âm hay nhất niệm nên trong 9 hồng danh, chư hành giả thường lựa chọn Arahaṃ hoặc Buddho mà thôi. Thầy của ngài Ajhan-Cha là ngài Ajhan-Mun trong thời gian tu thiền định, ngài niệm Buddho).

- Nếu nhất âm, nhất niệm được tâm lưu giữ liên tục thì 5 thiền chi xuất hiện và 5 triền cái lắng yên. Lúc ấy, thân tâm khinh an, thư thái vì tất thảy mọi tham sân, phiền não đều lắng dịu, có hỷ, có lạc, có “nhất tâm”. Nhất tâm thì có 2, đó là cận hànhan chỉ. Niệm Phật chỉ đạt cận hành định vì nó không thể tụ lại thành nhất điểm như các đề mục Kaṣina (đất, nước, lửa, gió...). Các đề mục Kaṣina thì trú vào nhất điểm để biến nhất điểm ấy thành quang tướng, theo Abhidhamma, có quang tướng mới vào an chỉ định, tức sơ thiền được.

- Muốn biết có đạt được cận hành hay không thì hành giả khi trú vào nhất niệm thì thấy mình còn một niệm đang niệm, nói rõ hơn là còn suy nghĩ (tầm) và còn quan sát (tứ); thỉnh thoảng lại như rơi vào dòng chảy bhavaṅga bình lặng. Nói cách khác, khi thì còn thấy biết, khi thấy biết mơ hồ và khi thì không còn thấy biết. Trong trạng thái ấy hành giả khi thì chìm trong hỷ, khi thì chìm trong lạc và khi thì như ngủ quên… Còn hành giả đi vào an chỉ định thì trú nhất tâm, đi vào dòng bhavaṅga lâu hơn, cả đêm, hay cả đêm ngày, như một giấc ngủ ngon không mộng mị. Lưu ý là an chỉ cũng chỉ là 01 sát-na, nhưng nhờ năng lực định lưu giữ, duy trì sát-na an chỉ ấy liên tụctrở thành 1 tiếng, 2 tiếng... 

- Từ chỗ này, từ chỗ cận hành định này, khi tâm đã an trú, mọi tham sân phiền não lắng dịu, như mặt hồ không còn gợn sóng, chúng ta có thể bước sang hành minh sát, vipassanā, nhìn ngắm ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên hay quán thân thọ tâm pháp theo lộ trình thiền tuệ để chiêm nghiệm từng bước đi của tuệ giác.

Điều cần ghi nhở ở đây: Nhất niệm thì đi vào cận hành, nhất tâm mới vào được an chỉ.

2.2- Niệm đức tính.

Do kính trọng Phật nên các đức tính của Arahaṃ hay Buddho... các nhà kết tập hay luận giải thường hay gọi là hồng ân hay ân đức.

Niệm đức tính như kể ở phần 1.2 thì không bao giờ trở thành nhất tâm được, vì nó là cả một dòng tưởng nghĩ, một dòng tưởng niệm. Cứ tưởng nghĩ, tưởng niệm những đức tính ấy trong thời gian hành giả toạ thiền – thì tâm trí như chìm ngập trong những tư tưởng thanh lương, cao sáng, tịch tĩnh; không một niệm tham, niệm sân, xấu ác, bất tịnh nào có thể xen vào “không gian tinh thần” ấy được. Cả thân và tâm lúc ấy được điều hoà, mát  mẻ, khinh an, vắng lặng tất cả dục... hành giả đi vào cận hành định chứ không vào sâu an chỉ định được vì vẫn còn tầm, còn tứ.

Từ cận hành này bước sang tu tập thiền quán nhờ 5 triền cái đã lắng dịu, là cơ sở nền tảng cho minh sát nhìn ngắm rõ ràng, chân thực sự vận hành, duyên khởi của tâm và pháp, của thập nhị duyên khởi.

II- Về Như lý tác ý:

Như lý tác ý được dịch từ cụm từ Pāḷi yoniso-manasikāra. Theo các từ điển truyền thống định nghĩa, yoni có nghĩa là căn nguyên, chỗ của sự sinh tồn... Yonisođúng đắn, đúng lẽ thật, đúng như chơn, như thật. Manasikāra là hướng tâm, khởi tâm hay tác ý. Trọn cả cụm từ yoniso-manasikāra có nghĩa là hướng tâm, khởi tâm đúng đắn, đúng với lẽ thật, đúng với cái như thực. Còn ngược lại, ayoniso-manasikāra có nghĩa là hướng tâm không đúng đắn, không hợp với lẽ thật, với sự thật, không như chơn, không như chánh.

Hướng tâm, khởi tâm hay tác ý giống như bánh lái của một con thuyền, bánh lái hướng Đông thì thuyền đi về Đông, bánh lái hướng Tây thì thuyền đi về Tây. Cũng tương tợ vậy, nếu hướng tâm, khởi tâm, tác ý theo hướng nào thì toàn bộ vận hành duyên khởi của tâm và pháp sẽ đi theo hướng ấy.

Trong Abhidhamma có nói đến 7 biến hành tâm sở. Gọi là biến hành là vì 7 tâm sở này chúng khởi đồng khắp tất cả các tâm, tâm nào cũng có nó, tốt xấu gì cũng có nó, cõi nào, ở đâu chúng cũng có mặt, ấy là xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâmmạng căn. (Duy Thức bỏ nhất tâmmạng căn, chỉ còn 5). Xúc là căn đụng trần, ví dụ nhãn xúc, nhĩ xúc… Tác ý là hướng tâm đến chỗ vừa xúc. Thọtiếp nhận đối tượng ấy. Tưởng tri giác, cái biết khái quát đối tượng qua hình dáng, màu sắc. là tư tác (cetanā) nơi phát sanh thương ghét hay tham sân (tạo nghiệp) đối với đối tượng ấy. Nhất tâmchức năng duy trì các tâm sở được diễn tiến liên tục. Mạng căn có 2: Danh mạng cănsắc mạng căn; danh mạng cănchức năng nuôi dưỡng đời sống của các tâm sở; sắc mạng cănchức năng nuôi dưỡng các sắc pháp tế vi.

Khi mắt nhìn một vật, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm đều có 7 tâm sở này.

Chúng ta hãy quan sát:

1- Khi mắt xúc với chiếc lá mà không có tác ý (hướng tâm) đến chiếc lá thì thọ, tưởng, tư về chiếc lá không khởi sanh.

2- Khi mắt xúc với chiếc lá có tác ý (có hướng tâm), mà lại là tác ý không như chơn như thực (ayonisomanasikā – phi như lý tác ý) thì thọ tiếp nhận chiếc lá theo với phi như lý tác ý ấy; tưởng (tri giác) cũng theo phi như lý tác ý; và cuối cùng, tư (cetanā) sẽ xử lý chiếc lá theo tình cảm, nhận thức chủ quan của bãn ngã, ở đây, tham sân, thương ghét sẽ khởi động để tạo nghiệp thiện hay ác!

3- Khi mắt xúc với chiếc lá mà có tác ý (có hướng tâm), mà lại là tác ý như chơn như thực (yonisomanasikāra - như lý tác ý) thì thọ tiếp nhận chiếc lá chỉ là chiếc lá thôi; tưởng (tri giác) thấy biết màu sắc và hình dáng của chiếc lá như mà nó là; bây giờ không còn khởi tham sân, thương ghét nữa vì tư tâm sở đã được thay thế bởi tuệ tâm sở, tức là tuệ tri - cái biết như thực do hướng tâm đúng như chơn như thực.

Hãy chiêm nghiệm để thực hành trong đời sống tu tập:

- Trường hợp 01, nhìn chiếc lá mà không hướng tâm đến chiếc lá… dĩ nhiên là vì lúc ấy tâm đang bận toan tính, lo nghĩ, suy nghĩ nhưng chuyện quá khứ, vị lai hay tâm đang lang thang phiêu dạt ở bến bờ biên cõi nào rồi. Nhìn chiếc lá mà tâm không ở nơi chiếc lá có nghĩa là “tâm bất tại”. Muốn trở về với thực tại hiện tiền, người hành minh sát khi ăn biết mình đang ăn, khi đi biết mình đang đi, khi nhìn chiếc lá biết mình đang nhìn chiếc lá… ấy là căn bản thiền tập ban đầu cho chúng ta tu tập chánh niệm, tỉnh giác trong mỗi cử chỉ, mỗi hành động là vì vậy.

- Trường hợp 02, do hướng tâm sai với sự thực, sai với như thực nên toàn bộ tâm sinh lý vận hành theo thập nhị duyên khởi… có nghĩa là xúc, rồi thọ, rồi ái (tham sân, thương ghét), kéo theo thủ, hữu, sinh, lão tử sầu bi khổ ưu não.

- Trường hợp 03, do hướng tâm đúng với sự thực, với như thực nên thọ, tưởng cũng như thực nên được thay thế bởi tuệ. Ở đây, do tham sân, thương ghét (ái) không khởi sanh nên thủ, hữutoàn bộ duyên khởi theo sau sẽ bị cắt đứt, có nghĩa là không phát sanh sầu bi khổ ưu não, 12 khoen duyên khởi bị rã lìa.

Vậy thì sống giữa cuộc đời trong tương quan ứng xử, giao tiếp, người hành minh sát luôn hướng tâm đúng với sự thực, như thực, dẫu có khi được, có khi không do kiết sử nhiều đời ngủ ngầm trong tâm chi phối – nhưng hãy tin chắc rằng, lộ trình ấy là chơn chánh thì trước sau, không chóng thì chầy chúng ta cũng nếm thưởng được hương vị giải thoát ngay tại cuộc đời nầy, ở đây và bây giờ!

(Tưởng chỉ còn một bài về Tứ thần túc của bạn Ngọc Trâm Nguyễn nhưng hoá ra là còn các câu hỏi của Vinh Nam, H. Nguyễn và cả bạn VU THANH HÀ nữa. Tôi nguyện sẽ trả lời cho đến nơi đến chốn, không bỏ sót một ai). 
MỤC LỤC

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 19663)
16/01/2016(Xem: 16309)
06/10/2016(Xem: 16277)
17/12/2016(Xem: 26739)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.