Ngày Thứ 22 PHÁP THOẠI 18

13/12/20153:44 SA(Xem: 10436)
Ngày Thứ 22 PHÁP THOẠI 18

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

Ngày Thứ Hai Mươi Hai 
PHÁP THOẠI 18 (Chiều ngày 08/7/ÂL)  

 

Suốt nhiều ngày, cả chùa túi bụi công việc. Thầy xin lỗi mọi người vì đã không duy trì được liên tục các thời pháp thoại. Các buổi tối mặc dù vẫn hành thiền nhưng rõ ràng, do công việc đá cát sạn xây dựng nặng nề mà cái tâm của mọi người đa phần bị chi phối. Tuy nhiên, điều đó cũng hay, vì thầy sẽ có dịp nói đến “Thiền trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày” mới thấm thía hơn, mới giúp chúng ta thấy rõ sự thật hơn!

Bây giờ nói đến cái tâm tất bật bởi công việc. Dù tất bật công việc nhưng khi nào ta cũng chỉ làm một việc thôi. Không ai có thể làm hai việc cùng một lúc. Cũng như khi tập thiền vậy. Nó luôn luôn chỉ có một đối tượng. Không ai vừa đếm số hơi thở vừa theo dõi hơi thở. Đếm số là đếm số, theo dõi hơi thởtheo dõi hơi thở. Phải nhất quyết một đối tượng. Vì tầm chín muồi mới có tứ, tứ chín muồi mới có hỷ. Đấy là diễn tiến tự nhiên của lộ trình thiền định.

Ở đây có người trồng cây, có người đào đất, có người bốc gạch, xúc cát, sạn; có người chuyển “giả hạ” đi đổ nơi khác. Bao giờ cũng chỉ có một công việc. Vậy ta lấy công việc ấy làm đối tượng tập thiền. Cũng tầm, cũng tứ, cũng nhất niệm làm công việc ấy. Thế là mình đã biến công việc thành đối tượng tập thiền.

Có người không cần phải chăm chú nhất niệm vào công việc như thế, mà họ chỉ cần chánh niệm, tỉnh giác trong mọi động tác, cử chỉ, lên xuống, vào ra, tới lui. Vậy cũng thiền.

Có người không cần nói chánh niệm, tỉnh giác mà chỉ nói đến ý thức. Luôn luôn có ý thức trong mọi động tác, oai nghi; vậy cũng thiền đó.

Có người chỉ làm cái gì biết cái đó, nghĩa là luôn luôn làm với tuệ tri, bởi tuệ tri – thì ai dám bảo không thiền?

Hôm các sư san bột đá nơi bãi đỗ xe. Trời nắng đổ lửa. Ai cũng mồ hôi mồ kê dầm dề. Thầy đứng trong bóng im hướng dẫn các sư làm. Thầy nghe có một sư nói: “Chánh niệm, tỉnh giác mà làm kìa!” Rồi có tiếng đáp: “Thở còn thở không ra hơi, còn đứng đó mà đòi chánh niệm, tỉnh giác”. Đâu đó có tiếng cười. Hôm đó thầy chỉ nghe rứa thôi, không nói gì cả mà cũng không đánh giá ai đúng ai sai!

Bây giờ thầy mới nói đây. Hôm đó ai cũng đúng cả. Người nói chánh niệm, tỉnh giác dĩ nhiên là đúng rồi. Nhưng người nói: “Thở không ra hơi, còn đứng đó mà nói chánh niệm, tỉnh giác... cũng đúng luôn!” Tại sao vậy? Vì khi ấy, sư ấy “đang thấy thở không ra hơi”; và đang thấy thở không ra hơi chính là cái thực đang xẩy ra, đang diễn ra! Có thấy điều đó không? Chỉ có điều, trật ở chỗ, là sư ấy tưởng rằng, “thấy mình thở không ra hơi chánh niệm, tỉnh giác” là 2 cái khác nhau. Nó là một đó. Vì khi thấy mình thở không ra hơi, đang thở không ra hơi chính là chánh niệm, tỉnh giác rồi.

Cũng hôm ấy, thầy thấy có 2 ông sư không nói gì cả. Cả hai đang ở trong nắng. Cả hai cùng kéo một cái cào bảng, kéo cát, lùa cát, kéo tới, kéo lui rất nhịp nhàng, liên tục... Mồ hôi kệ mồ hôi. Nắng thì kệ nắng. Thầy nghĩ thầm trong tâm, 2 ông sư này đang ở trong thiền - họ có tầm,tứ, có luôn cả hỷ... nên dù nắng, dù mồ hôi nhưng họ không cảm thấy nóng, bứt rứt, khó chịu. Vì ngay khi ấy họ với công việc là một. Nếu thấy mình và công việc là 2 thì họ sẽ thấy có nắng, có mồ hồi và sinh ra mệt, khó chịu liền! Kỳ diệu vậy đó!

Hãy nhìn một vị sư đang say sưa tạo cảnh. Hãy nhìn một vị sư đang tỉa tót, gắn kết một cụm lan. Hãy nhìn một chú điệu đang mải mê tưới cây. Hãy nhìn ông sư già đang cặm cụi vắt cả một đống chanh làm nước uống. Hãy nhìn một ông sư “cao tăng” (ông sư cao) và một ông sư “đại sư” (ông sư to) quét rác hằng ngày từ góc vườn này sang góc vườn khác. Họ chăm chú, mải mê công việc, cho chí khi thầy đến gần bên mà họ cũng không hề thấy...

A, thì ra họ đang thiền cả đấy. Đang nhất tâm với công việc cả đấy. Vậy các sư, các ni, các chú muốn thiền trong đời sống hằng ngày ở đâu nữa? Nó ra làm sao nữa?

Nói tóm lại, như một nghệ sĩ lướt patin trên tuyết, như một nghệ sĩ vũ ba-lê, như một nghệ sĩ với tác phẩm hội hoạ, như một nghệ sĩ với tác phẩm điêu khắc, như một nghệ sĩ với cây đàn, như một nghệ sĩ đang làm xiếc trên dây... tất cả họ đều có chú niệm, nhất tâm, người và hành động là một. Nếu tác giả tách rời tác phẩm thành hai thì họ đã đánh mất giây phút sáng tạo, đánh mất giây phút biễu diễn tuyệt vời. Cho chí bơi lội, điền kinh, đá banh... nếu là tuyệt vời, vô địch.. thì trong giây khắc đó họ đều là nghệ sĩ cả! Là một cả. Giây phút sáng tạo, là một, giây phút say mê, xuất thần với công việc, với tác phẩm cũng “quên trâu, quên người” như bức tranh chăn trâu thứ 8 vậy.

Nhưng tất cả họ khác ông sư một điều quan trọng nhất – chính là hướng tâm. Ông sư vào thiền thì ly dục, còn tất cả họ là hướng đến các dục. Chắc hẳn như vậy rồi. Khác nhau ở chỗ đó vậy!

Các con vào được thiền là vào với giây phút sáng tạo của tâm linh rất tuyệt vời đó. Nó vắng mặt ý thức thường nghiệm. Và sáng tạo như thế nào thầy sẽ giải thích vào một dịp khác.

Bây giờ thở đi, sáng tạo từng giây khác mới mẻ hiện tiền đó!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18629)
16/01/2016(Xem: 15362)
06/10/2016(Xem: 15324)
17/12/2016(Xem: 24906)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.