Lời Kết

19/12/20154:20 CH(Xem: 9462)
Lời Kết

ĂN MÀY CỬA PHẬT 
Lê Sỹ Minh Tùng

LỜI KẾT


Trong cuộc sống, ai cũng mong mình sẽ được điều này, hay điều khác. Người giàu thì mong sẽ giàu hơn, người nghèo thì mong mình được như người giàu vì thế con người cứ quay cuồng đi tìm từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác. Nói chung con người đau khổ không nhất thiếtthiếu thốn vật chất, tiền tài hay danh vọng mà chính là vô minh, ái dục. Sự mê muội làm cho con người luôn chạy theo những ảo giác, những hạnh phúc tạm bợ mà không nhận thức đúng đắn bản chất thật của cuộc đời. Đối với Phật giáo, Vô minh được Đức Phật tóm gọn rất đơn giản, nhưng hàm ý bao gồm tất cả những sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống. Đó là không rõ biết Khổ, không rõ biết nguyên nhân gây ra Khổ, không rõ biết Khổ diệt và không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Cho dù bạn có tu tập, thực hành phương thức gì trên thế gian này nếu không biết thấu đáo Khổ, không thấu hiểu tường tận thế nào là nguyên nhân gây ra Khổ, không biết thế nào là Khổ diệt và sau cùng không rõ biết con đường đưa đến Khổ diệt thì dựa theo Đức Phật, bạn vẫn còn sống trong vô minh. Bản chất của con người thích tranh cải, hơn thua, nhưng toàn bộ giáo lý Phật Đà đi ra ngoài những thông lệ đó. Đức Phật đã tìm ra “Bốn Sự Thật” là để giúp chúng sinh thực hànhgiảm bớt nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống và sau cùng đạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát. Bốn Sự Thậtchân lý chớ không phải là triết lý cho nên muốn tự mình chứng nghiệm Chân lý thì chỉ có một con đường duy nhất là thực nghiệm chớ không phải luận giải. Càng thực hành càng thấy sự lợi lạc cho mình và cho cuộc sống của mình.

Nỗi khổ niềm đau thực ra tự nó không có, nhưng nó lúc nào cũng hiện hữu trong cuộc sống bởi vì con người tạo điều kiện để cho nó xuất hiện. Cũng như tất cả vạn vật trong thế gian này không có gì là đau khổ hay sung sướng mà những cảm thọ đó chỉ xuất hiện một khi chúng ta cho những cảm thọ đó là Tôi hay là của Tôi. Vì thế một khi thầu hiểu và thực hành đúng đắn giáo lý ngũ uẩn thì chúng ta sẽ có một nhận định sáng suốt hơn về vô thường, vô ngã. Tam pháp ấn “Vô thường, Khổ và Vô Ngã” là xương sống của đạo Phật do chính Đức Phật khám phá (the one and only). Đức Phật dạy rằng:”Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là thiên đường cực lạc cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống khổ đau” cho nên ngày nay có những trường phái bỏ khổ tìm lạc thì chúng quy vẫn cưu mang khổ đau như thường vì không có hạnh phúc nào kéo dài mãi hoặc nếu sống hoài trong hạnh phúc ngay cả trên thiên đàng thì sẽ nhàm chán, không còn là hạnh phúc nữa. Con người cứ mơ ước được lên thiên đàng để tận hưởng khoái lạc, hạnh phúc sung sướng, nhưng nếu suy nghĩ lại ngày nào cũng tận hưởng từ khoái lạc này đến khoái lạc khác, từ sung sướng này đến sung sướng kia thì bao lâu bạn sẽ chán ngán thậm chí còn sợ hải những khoái lạc, hạnh phúc đó nữa là khác. Vì thế mơ ước là niềm tin, là sức sống để con người vươn lên. Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin. Niềm tin vững chắc ở đây là Chánh kiến để thấy biết như thậtChánh tư duy để uốn nắn những mong ước của mình cho chánh đáng. Vì thế giáo lý Phật Đà giúp chúng ta thấy biết rằng ngày hôm qua chỉ là cảnh mộng, và ngày mai chỉ là một giấc mơ. Nhưng ngày hôm nay chúng ta sống tốt sẽ khiến mỗi ngày qua là giấc mơ hạnh phúc, và mỗi ngày mai là giấc mơ hy vọng.

Khi đã thấu hiểu giáo lý Phật Đà, chúng ta tự hiểu rằng cuộc đời rất công bằng với tất cả mọi người. Không một ai tự xưng là mình có tất cả, nếu được cái này thì mất cái kia, nhưng  chung quy cũng là do phước đức tự mình đã tạo tác. Nhưng phước đức hữu lậu thì hữu hạn cho nên nếu mình gieo về khía cạnh này thì không thể thọ lãnh quả nghiệp về những khía cạnh khác. Một người khéo gieo có thể sẽ trở thành một mỹ nhân, nhưng tuy đẹp mà thiếu tính chất đạo đức thì dầu có đẹp lộng lẫy thì vẫn thuộc loại vô duyên, không làm cho người thương mến lâu dài. Người khác có lòng từ tâm, bố thí rộng khắp, nhưng không tu tập, phát triển trí tuệ thì khi tái sinh sẽ là người giàu sang phú quý, nhưng mang bản chất đần độn, thiếu thông minh. Chỉ có phước báu vô lậu mới có thể đưa con người đến hạnh phúc tối thượng của cuộc đờigiải thoát, thanh tịnh tự tại Niết bàn.

Cuộc đời này là do chính mình tạo tác cho nên hạnh phúc hay khổ đau chỉ là kết quả do những nhân mà mình đã gieo. Nếu thấu hiểu giáo lý Nghiệp thì bắt đầu chuyển cuộc sống từ tiêu cực sang tích cực nghĩa là chính ta phải tác động chống lại chớ không chịu chấp nhận an phận thủ thường. Nói thế có nghĩa là từ nay con người phải nhận thức sự tai hạitốt đẹp của nghiệp và nghiệp quả để vun bồi, tác tạo thêm nhiều thiện duyên thì chắc chắn cuộc sống của mình sẽ thăng hoa, hạnh phúc. Nên nhớ, dựa theo thuyết nhân quả thì mỗi người chỉ nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó. Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác cho nên chẳng những không thọ hưởng quả giàu sang mà còn đối diện biết bao phiền não, khổ đau. Bây giờ cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách sống đời đạo hạnh, làm lành tránh dữ, tích công bồi đức thì hậu vận sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh cơ hàn, túng thiếu

Toàn bộ giáo lý Phật Đà không ngoài mục đích giúp con người thanh tịnh hóa “thân, khẩu, ý” của mình để cải thiện cuộc sống trở thành thanh cao, nhẹ nhàng, hạnh phúcan lạc. Bộ ba “thân, khẩu, ý” là ba yếu tố chính giúp con người có cuộc sống bình yên, hạnh phúcan lành. Ngược lại, cũng “thân, khẩu, ý” lại là nguyên nhân đưa con người đọa lạc vào trong cảnh khổ biến cuộc sống nhiều sóng gió đau thươngdĩ nhiên tạo tác tội nghiệp để chịu quả khổ về sau. Vì thế Đức Phật luôn nhắn nhủ chúng sinh nên tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh, dừng các nghiệp bất thiện ngay từ bây giờ bằng cách kiểm soát thân, khẩu, ý của mình thì chính mình đang xây dựng một cuộc sống hiện tại và tương lai tươi sáng.

Một khi đã có cái thấy biết trong sáng thì chúng ta sẽ không còn cầu xin các đấng thần linh vì chính Đức Phật dạy rằng: “Ta không là Thượng đế, cũng không phải là thần linh, mà chỉ là một con người, nhưng con người đã chiến thắng thế gian”. Thay vì cầu xin, chúng ta nỗ lực thực hành những giáo pháp Đức Phật giảng dạy để tự mình thắp sáng bản tâm của mình, tự mình tìm ra con đường hạnh phúcgiải thoát. Bởi vì toàn bộ giáo lý Phật Đà cũng chỉ nằm gọn trong câu: “Hãy tránh xa tất cả những hành động tội lỗi, trau dồi cuộc sống bằng những hành động tốt, thanh lọc tâm trí khỏi những ý nghĩ bất tịnh”. Câu này thì ai cũng biết, nhưng có mấy ai thực hành? Nếu thực hành đúng đắn thì tự mình sẽ có hạnh phúc, an vui và tự tại, cần gì phải cầu xin các đấng thần linh vì có cầu cũng chẳng được. Chúng ta đến chùa để học hỏi giáo pháp, tham thiền, niệm Phật, tu tâm dưỡng tánh chớ không phải đến chùa để cầu xin. Nếu chúng ta biết thực hành những lời Phật dạy để biến cuộc sống từ lo lắng, buồn phiền thành ra hạnh phúc an vui và tự tại thì Đức Phật là đấng linh thiêng. Ngược lại, không thực hành giáo pháp mà chỉ muốn cầu xin thì cho dầu chúng ta có “Ăn Mày Cửa Phật” cách mấy thì cũng không có kết quả gì.

Trước khi nhập diệt, Đức Phật dạy rằng:

Các con là những hải đảo, những ngọn đuốc cho chính mình. Hãy nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác”.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật lại dạy thêm :

Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các con hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con”.

Và sau cùng Đức Phật dạy rằng :

Các con hãy tự cố gắng, Như Lai chỉ là kẻ dẫn đường”.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Viết Tại Washington

Mùa Phật Đản PL 2559, DL 2015

Lê Sỹ Minh Tùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17923)
05/10/2014(Xem: 21165)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.