Bố thí ít được phước nhiều

28/01/20162:49 CH(Xem: 10934)
Bố thí ít được phước nhiều

BỐ THÍ ÍT ĐƯỢC PHƯỚC NHIỀU
Quảng Tánh

bo thiLuận về bố thí thì có bố thí phân biệt, bố thí bình đẳng không phân biệt v.v…, cách nào cũng có cái hay riêng, nói chung đều được phước. Vì không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí. Do đó, được gieo trồng hạt giống bố thí vào ruộng phước tốt lành thì phước quả sẽ thù thắng hơn.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, trưởng giả A-na-bân-để đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên.

Lúc ấy, Thế Tôn bảo trưởng giả:

- Trong nhà trưởng giả bố thí rộng lớn, phải chăng?

Trưởng giả bạch Phật:

- Bố thí cho nhà nghèo, ngày đêm không ngừng, tại bốn cửa thành, và trong chợ lớn, trong nhà, nơi đường đi, Phật và Tỳ-kheo Tăng. Đó là tám chỗ bố thí.

Như thế, bạch Thế Tôn! Người đời cần gì, cần y phục cho y phục, cần thức ăn cho thức ăn, trọn không vi phạm đến trân bảo nhà nước. Y phục, mền nệm, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh, trị ghẻ, thảy đều cấp thí cho.

Cũng có chư Thiên đến chỗ con, ở trên hư không bảo rằng: ‘Nên phân biệt tôn ty! Người này trì giới, người này phạm giới; cho người này được phước, cho người này không được báo đền’.

Song tâm con không có bỉ thử, không khởi tâm tăng giảm; lòng từ bình đẳng khắp tất cả chúng sanh. Hơn nữa, chúng sanh nương mạng cănthân hình tồn tại, có ăn mới sống, không ăn thì mạng căn không cứu giúp. Bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo ấy vô lượng, thọ quả báo ấy không có tăng giảm.

Phật bảo trưởng giả:

- Lành thay, lành thay! Trưởng giả, bố thí bình đẳng, phước tôn quý bậc nhất. Song tâm của chúng sanh lại có hơn kém, như bố thí cho người trì giới hơn bố thí cho người phạm giới.

Lúc ấy trên hư không, chư Thiên thần khen ngợi vô lượng, liền nói kệ này:

Phật nói chọn thí hơn/ Chúng ngu có tăng giảm/ Muốn được ruộng phước tốt/ Ai hơn chúng của Phật?

Nay lời Thế Tôn nói, rất là thích thay! Bố thí cho người trì giới hơn người phạm giới.

Bấy giờ Thế Tôn bảo trưởng giả A-na-bân-để:

- Nay Ta sẽ nói với ông về chúng Hiền Thánh. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ, giữ trong tâm: Hoặc bố thí ít được phước nhiều, hoặc bố thí nhiều được phước nhiều.

Trưởng giả A-na-bân-để bạch Phật:

- Cúi xin Thế Tôn diễn bày nghĩa ấy. Thế nào là thí ít được phước nhiều? Thế nào là thí nhiều cũng được phước nhiều?

Phật bảo trưởng giả A-na-bân-để:

- Các vị hướng A-la-hán, đắc A-la-hán, hướng A-na-hàm, đắc A-la-hàm, hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm, hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn, trưởng giả, đó gọi là chúng Hiền Thánh, bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42, Bát nạn 2 [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.134)

Chắc chắn rằng, nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Pháp thoại này là cơ sở cho những người bố thí với quan niệm, chọn ruộng phước tốt để gieo, cúng dường các bậc cao đức để “thí ít được phước nhiều”. Người đệ tử Phật, khi làm bất cứ việc gì cũng nên suy xét, làm với tuệ giác để lợi mình lợi người, có lợi ích thiết thực trong hiện tại và tương lai. Tuy vậy, tùy duyên bố thí, bình đẳng bố thí, không phân biệt khi bố thí cũng có cái hay riêng. Đỉnh cao của bố thí là sự thí xả trọn vẹn với tuệ giác, bố thíthảnh thơi, bố thí Ba-la-mật. 

Quảng Tánh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7015)
08/09/2015(Xem: 17848)
05/10/2014(Xem: 21061)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.