Thế Tôn vẫn làm phước

14/04/20163:55 SA(Xem: 9058)
Thế Tôn vẫn làm phước

THẾ TÔN VẪN LÀM PHƯỚC
Quảng Tánh

 

duc phatAi cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục vun bồi phước đức không khi nào ngừng nghỉ. Từ việc lớn cho đến việc nhỏ, nhỏ như xâu kim giúp người, Thế Tôn vẫn làm.

Khi Tôn giả A-na-luật bị mù, không xâu kim để vá y được, Đức Phật đã đến giúp khiến cho A-na-luật ngỡ ngàng. Không chỉ giúp đệ tử một việc nhỏ nhặt, Thế Tôn còn xác quyết rằng “Người cầu phước ở thế gian không ai hơn Ta” và “Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Đó là sáu điều Như Lai không hề chán bỏ”.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Rồi sau A-na-luật vá y phục cũ. Khi ấy mắt đã bị hư và đắc thiên nhãn không có tì vết. A-na-luật dùng pháp thường mà vá y áo, không thể xâu chỉ qua lỗ kim được. Khi ấy A-na-luật liền nghĩ: ‘Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâu kim giúp tôi’.

Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhĩ thanh tịnh nghe được âm thanh này: ‘Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâu kim giúp tôi’. Thế Tôn bèn đến chỗ A-na-luật mà bảo:

- Thầy đưa kim đây Ta xâu cho.

A-na-luật bạch Phật:

- Vừa rồi con gọi các vị muốn cầu phước ở thế gian xâu kim cho con.

Thế Tôn bảo:

- Người cầu phước ở thế gian không ai hơn Ta. Như Lai đối với sáu pháp không chán bỏ. Những gì là sáu? Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Này A-na-luật! Đó là sáu điều Như Lai không hề chán bỏ.

A-na-luật thưa:

- Thân Như Lai là thân của Chân pháp, lại còn muốn cầu pháp nào nữa? Như Lai đã qua khỏi biển sanh tử, lại thoát khỏi ái trước, và nay cố cầu làm phước.

Thế Tôn bảo:

- Đúng thế, A-na-luật. Đúng như lời thầy nói. Như Lai cũng biết sáu pháp này không chán đủ. Nếu chúng sanh biết nguồn cội của tội ác do thân, miệng, ý tạo thì hoàn toàn không đọa trong ba đường ác. Vì chúng sanh chẳng biết nguồn gốc tội phước nên đọa trong ba đường ác.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Các sức mạnh thế gian/Dạo ở trong Trời, Người/ Phước lực là hơn hết/ Do phước thành Phật đạo.

Thế nên, A-na-luật! Nên cầu phương tiện được sáu pháp này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 38.Lực [1-Trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.493)

Pháp thoại này khiến cho những ai thiên về tu tuệ mà xem nhẹ tu phước phải thảng thốt giật mình. Thì ra, phước đức nếu tích lũy được sâu dày sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu trong thế gian, có năng lực đưa hành giả vượt qua mọi chướng ngại để thẳng tiến đến đạo quả. Nếu tu tập bình thường, chưa thành tựu giải thoát trong đời này, phước đứcnăng lực đưa người đệ tử Phật ra khỏi các đường ác, được sinh về các cõi lành.

“Như Lai không hề chán bỏ” việc tu tập như “Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân”, huống gì phước mỏng nghiệp dày như hậu thế chúng ta. Nên ngoài chánh hạnh (một pháp môn thích hợp căn cơ), người đệ tử Phật cần làm thêm các trợ hạnh (tất cả các việc lành) để vun bồi phước đức. “Do phước thành Phật đạo” là lời dạy quan trọng của Thế Tôn để người tu Phật lưu tâm, tu tập quân bình phước trí đều đủ. Nên song hành với tu tuệ, khi hội đủ nhân duyên thì những việc tu phước dù nhỏ đến mấy cũng làm, quyết không chán bỏ. 

Quảng Tánh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18408)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24558)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.