Đi tìm giá trị của sinh mạng

01/06/20161:46 SA(Xem: 9151)
Đi tìm giá trị của sinh mạng

ĐI TÌM GIÁ TRỊ CỦA SINH MẠNG
Pháp sư Thánh Nghiêm

 

thich thanh nghiemMuốn tìm ra giá trị chân thật của mạng sống, đòi hỏi chúng ta phải xem thử mình sử dụng sinh mạng như thế nào; chỉ cần biết sử dụng sinh mạng, sẽ nhận ra ngay giá trị sống. Song có điều, giá trị sống có mặt chính và mặt phụ.

Có rất nhiều người đến tâm sự với tôi, nói cuộc sống của họ chẳng có ý nghĩa gì cả, sống như thừa như thải! Không những chìm ngập trong mớ tư tưởng hỗn loạn, không nhận ra sự tự tại, hạnh phúc trong cuộc sống; càng nghiêm trọng hơn, trong tâm luôn thấy u buồn, bất an, không có lối thoát, chẳng khác nào người mất hết cảm giác, thây chết biết đi, không nhận ra giá trị chân thật của mạng sống!

Muốn tìm ra giá trị chân thật của mạng sống, đòi hỏi chúng ta phải xem thử mình sử dụng sinh mạng như thế nào; chỉ cần biết sử dụng sinh mạng, sẽ nhận ra ngay giá trị sống. Song có điều, giá trị sống có mặt chính và mặt phụ.

Trước khi xây dựng giá trị sinh mạng, và phát huy ý nghĩa sinh mạng, đầu tiên cần phải hiểu rõ yếu tố cấu thành giá trị sinh mạng. Có 3 hiện tượng cơ bản: Thứ nhất, hiện tượng tư tưởng; thứ hai, hiện tượng ngôn ngữ; thứ ba, hiện tượng hoạt động của thân thể. Nhà Phật gọi ba “nhà” này là “tam nghiệp”. Hành vi hoạt động của thân thể, gọi là “thân”; hành vi của lời nói, gọi là “miệng”; hành vi của tư tưởng, gọi là “ý”. Muốn biết giá trị của sinh mạng là chính hay phụ, phải xem chúng ta vận dụng ba thành tố này ra sao, sử dụng “tam nghiệp” này như thế nào.

Cái gọi là “mặt phụ” của giá trị sinh mạng, ngay cả xét trên phương diện phẩm đức, nhân cách cũng chưa đủ. Nếu quá chú trọng về nhu cầu vật chấtdục vọng của sự sinh tồn, như ăn uống, trai gái… - bởi đây là bản tính của động vật, biểu hiện thú tính - một khi dục vọng về những thứ này tương đối mạnh, nhất định tinh thần sẽ tỉ lệ nghịch.

Còn giá trị sinh mạng của “mặt chính” là sao? Là phát huy đầy đủ hành vi cần phải có của một con người, bao gồm: Luân lí đạo đức, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau trong vấn đề giao tiếp hằng ngày, lí tínhtư tưởng. Đặc biệt lí tínhtư tưởng, sở dĩ con người được xem là quí, bởi vì con ngườilí tính, biết tư duy và có tư tưởng.


Con hổ ăn thịt người, nó chỉ nghĩ làm sao để ăn, lúc nào nơi nào cũng tìm cách để ăn, không cần quan tâm đến những thứ khác, không cần suy nghĩ con người có thể ăn được hay không? Con gà có thể ăn được hay không? Nếu con người chúng ta không có tư duy, tư tưởng, thì việc làmlời nói chẳng khác nào loài động vật.

Trong tất cả các loài động vật, chỉ có con người mới có tư tưởng, thế tại sao không vận dụng ưu điểm này, làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa? Sống đúng với danh nghĩa là một con người, có trái tim, có khối óc, biết thương yêu, biết tha thứ, biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết mỉm cười, ngay tức khắc mặt chính giá trị sinh mạng liền xuất hiện.

Nên lặng tâm quán xét lại mình: “Tư tưởng trong đầu mình, là đạo đức hay không phải đạo đức? Là hợp lí hay bất hợp lí? Có lợi ích hay không có lợi ích? Là thiết thực hay giả dối?” Chỉ cần thường xuyên quay lại với chính mình, tự nhiên phát hiện: Bình thường những ý niệm sinh khởi trong đầu, vô dụng nhiều hơn hữu dụng, phi đạo đức nhiều hơn đạo đức, mặt phụ nhiều hơn mặt chính.

Nhưng, lại có một số người biết sử dụng tâm mình một cách “nghệ thuật”, kết quả biến thành mưu đồ. Ví dụ: Rõ ràng biết tâm mình vô cùng sân hận, có ý định chưởi mắng người, oán giận người, nhưng miệng không thốt ra, cũng không biểu hiện ngay cả trên nét mặt và việc làm; hoặc định nói thứ gì đó, nhưng trong đầu lại nghĩ, vì lợi ích và sự an thân của mình, không nên nói những điều chống trái, nhằm để mọi người thấy rằng mình là người tốt, là bậc quân tử, đáng tin cậy. Kì thực, trong lòng y đang nghĩ gì, chẳng ai biết được. Người xưa nói: “Dò sông dò biển dễ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người”, thật chính xác!

Nếu tư tưởng được sử dụng kiểu này, ấy là nguy cơ lớn. Không phải chúng ta thể hiện bề ngoài là người tốt, bậc quân tử là đủ, điều quan trọng là lúc nào cũng quán xét nội tâm, làm mới lại nội tâm của mình, như thế mới thật sự phát hiện đầy đủ ý nghĩa của sinh mạng, phát huy giá trị của cuộc sống.

Pháp sư Thánh Nghiêm










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/10/2019(Xem: 12961)
03/09/2021(Xem: 4705)
13/11/2013(Xem: 24311)
09/06/2018(Xem: 18287)
09/07/2019(Xem: 9332)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.