Nghệ thuật buông xả đúng đắn, qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật

10/09/20162:40 CH(Xem: 11300)
Nghệ thuật buông xả đúng đắn, qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật

NGHỆ THUẬT BUÔNG XẢ ĐÚNG ĐẮN,
QUA BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ CỦA ĐỨC PHẬT 
Ronald Alexander - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(The Art Of Mindfully Letting Go With Buddha’s Four Noble Truths - Ronald Alexander)

 

Nghệ Thuật Buông XảCách đây hai ngàn năm trăm năm, Đức Phậtnhà tâm lý học đầu tiên, giảng dạy các đệ-tử đi theo ngài về sức mạnh của sự thay đổi quá-trình tinh thần, để làm họ giảm bớt đi các cảm xúc phiền muộn, và để họ chấp nhận sự thay đổi. Một trong những trí tuệ của Đức Phật là bốn sự thật cao quý, giúp cho mọi chúng-sinh giải-thoát ra khỏi các đường lối cư-xử và suy nghĩ, mà đã làm cho suốt đời họ đau khổ.

Chúng ta hãy nhìn vào bốn nguyên lý chính của Đạo Phật, điều nầy sẽ giúp cho chúng ta hiểu tại sao khi chúng ta kiểm-soát các tình-huống của mình quá chặt-chẽ, sẽ gây ra sự tù túng, và sự lo âu cho chính mình. Thế nên, khi chúng ta học cách buông xả các sự dính mắc, chúng ta đã áp dụng một phương cách thông-minh để chuyển-hóa cuộc đời của chúng ta.

Bốn sự thật cao quý có thể giúp cho chúng ta thoát ra khỏi nhu cầu kiểm soát, và thay vào đó, chúng ta chấp nhận sống trong giây phút hiện tại. Khi sống trong giây phút hiện tại, chúng ta sẽ tìm được sự can đảm để vượt qua ngưỡng cửa "sợ hãi vì không hiểu biết rõ ràng", và thoải mái chấp nhận các sự thay đổi mà chúng ta không thể nào tránh được. Tôi tìm ra được sự ích lợi, là nếu trong một ngày, nhiều lần tôi tạm dừng nghỉ một vài phút, để chú tâm suy nghĩ về một, hoặc là nhiều sự thật cao quý. Tôi nghĩ chúng ta nên sống theo cái la-bàn định hướng đáng yêu nầy.

Sau đây là bốn sự thật cao quý từ cuốn sách của tôi, "Tâm Khôn Ngoan, Tâm Mở Rộng", quyển sách giúp cho chúng ta buông xả sự dính mắc, và vượt qua được các tình trạng khó khăn của chính mình.

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ NHẤT: CUỘC ĐỜI CHÚNG TA ĐAU KHỔ, BỞI VÌ TÍNH CHẤT VÔ THƯỜNG CỦA MỌI SỰ VẬT.

Chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn, khi chúng ta dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra, do đó, càng ngày chúng ta càng không chấp nhận một sự thật đơn giản: mọi sự vật đều thay đổi. Bởi vì cuộc đời thì không-thể tiên-đoán được, cho nên ngay cả khi chúng ta làm mọi thứ "đều đúng" như ý muốn, và ngay cả khi chúng ta đề phòng mọi sự rủi ro, chúng ta vẫn có thể đối mặt với sự mất mát bất ngờ.

Bởi vì cú sốc nầy quá mạnh, cho nên khi điều nầy xảy ra, chúng ta không biết phải làm gì, và làm chúng ta khó lấy lại được sự bình thản. Thay vì chúng ta chấp-nhận sự đổi-thay tất-yếu, và thay đổi thích-ứng trong cách làm việc, chúng ta lại có hành vi (sợ hãi) cố gắng nắm quyền kiểm soát, rồi chúng ta bắt buộc người khác, và thay-đổi các tình huống cho phù hợp vào sự mong đợi của chúng ta. Sự thật cao quý thứ nhất của Đạo Phật là một lời nhắc nhở chúng ta, đừng nên trốn tránh, hoặc là bác bỏ sự thật. Tưởng tượng ra các ý nghĩ u ám, cho rằng những trở ngại có thể trở nên tồi tệ hơn, không-phải là chuyện làm khôn ngoan, tuy nhiên, nếu chúng ta cố-ý quên đi thực tế (vì tất cả mọi tình huống đều có thể thay-đổi) thì khi chuyện tồi tệ xảy ra, chúng ta sẽ bị một cú sốc to lớn.

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ NHÌ: CUỘC ĐỜI CHÚNG TA ĐAU KHỔ, BỞI VÌ CHÚNG TA DÍNH MẮC VÀ KỲ VỌNG, BỞI VÌ CHÚNG TA NẮM GIỮ VÀ KHÔNG CHỊU BUÔNG-BỎ.

Nếu chúng ta thiếu khả năng chấp nhận sự thay đổi, điều nầy có thể làm cho chúng ta thêm tức giận, buồn rầu, và bực bội. Thật là khó khăn để buông xả niềm tin sai lầm, cho rằng cách duy nhất để có hạnh phúc (một lần nữa) là lấy lại được những gì đã mất. Ngay cả khi chúng ta biết là chúng ta không thể đảo ngược lại tình hình, chúng ta vẫn có thể cảm thấy đau khổ về sự thật nầy.  

Khi chúng ta bám vào những gì đã mất, chúng ta trốn tránh quá-trình chấp-nhận sự mất mát và nỗi phiền-muộn vì mất mát, làm cho chúng ta như bị tê liệt. Tô vẽ ra một tương lai giống y hệt như các hoàn cảnh đã xảy ra trong quá khứ, làm cản trở chúng ta khám phá ra những con đường tốt đẹp hơn ở phía trước, vì chúng ta để điều nầy bên ngoài tầm mắt của mình. Sự mong muốn quay trở lại quá-khứ, hoặc là tái-tạo lại quá-khứ có thể dẫn chúng ta đi vòng-vòng, làm chúng ta đi lạc trong khu rừng tối, thay vì chúng ta cần chú-tâm vào các khúc rẽ, dẫn chúng ta đến một con đường mới, thoát ra khỏi khu rừng rậm.

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ BA: CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT ĐƯỢC SỰ ĐAU KHỔ BẰNG CÁCH BUÔNG BỎ SỰ DÍNH MẮC, VÀ BUÔNG BỎ SỰ KỲ VỌNG.

Chúng ta sẽ thay đổi quan-điểm, khi chúng ta nhận ra rằng không có một hạnh phúc nào bền vững, điều nầy sẽ bắt đầu việc chữa lành căn bệnh đau-khổ của chúng ta. Bước kế tiếp, mà chúng ta cần chấp nhậnchúng ta phải mở rộng định-nghĩa những gì mang lại cho chúng ta hạnh phúc, như là sự từ bỏ thói-quen nắm giữ, và thói-quen không chịu buông bỏ, cũng như nhu-cầu kiểm-soát các hoàn-cảnh bên ngoài.

Sau khi chúng ta vượt ra được cú sốc to lớn, chúng ta cảm thấy khó có khả-năng để vui vẻ trở lại như xưa. Tuy nhiên, sự thật cao quý thứ ba cũng cho chúng ta biết thêm rằng có một lối sống mới mang lại chúng ta sự vui vẻ, nếu không muốn nói là an-lạc hơn, so với lối sống cũ. Lối sống mới nầy kêu gọi chúng ta hãy bắt đầu quá-trình chuyển hóa.

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ TƯ: CON ĐƯỜNG ĐỂ CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (BỞI VÌ NẮM GIỮ VÀ KHÔNG MUỐN BUÔNG BỎ) QUA SỰ THĂNG BẰNG VÀ SỐNG TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI.        

Điều quan trọng là sự thăng-bằng, giữa một niềm khát-khao về một điều gì đó tốt-đẹp hơn, và sự chấp-nhận những gì mình có, ngay bây giờ. Sự thăng-bằng cho phép chúng ta sống trong giây phút hiện-tại, và tin-tưởng rằng sự chấp-nhận của chúng ta sẽ làm tan-biến đi màn sương-mù của sự nhầm-lẫn, và sự lo lắng, cũng như chỉ bày cho chúng ta cách để có hạnh phúc trở lại (một lần nữa). Đây là sự nghịch-lý của sự thay đổi: khi chúng ta chấp-nhận những gì mình đang-có, chúng ta mới có thể sống với những gì chúng ta có-thể có.   

Khi chúng ta bám víu vào quá-khứ, hoặc là những gì mà không còn phục-vụ chúng ta nữa, chúng ta tự cắt đứt nguồn năng-lượng nuôi-dưỡng của các giây phút hiện tại. Chúng ta phải chấp nhận rằng những gì thuộc quá-khứ thì đã qua đi mất rồi, để chúng ta chúng ta mở lòng nhận lấy những món quà-tặng của hiện-tại. Trong phút khởi đầu nầy, chúng ta bắt đầu cuộc-sống tự nuôi-dưỡng mình, làm mới mình, và hồi-sinh mình.

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/ronald-alexander-phd/the-art-of-mindfully-lett_b_5929270.html

The Art Of Mindfully Letting Go With Buddha’s Four Noble Truths -
Ronald Alexander 


Twenty-five hundred years ago, the Buddha was like the first psychologist, teaching his followers about the power of changing their mental processes in order to alleviate emotional discomfort and embrace change. One of his insights were the four noble truths that helped people free themselves from the patterns of thinking and behaving that perpetuate their suffering.

By looking at these four central tenets of Buddhism we can better understand how micromanaging our circumstances can cause us to become agitated and restricted. Instead, when we learn to let go of our attachments we can transform our lives in an innovative way.

The four noble truths can help us break out of the need to be in control and, instead, enter into an acceptance of the present moment. Only in the present will we find the courage to cross the threshold of the unknown and relax into the changes we cannot avoid. I find it helpful to take a mindful pause throughout the day and check in with one or more of them. It’s a lovely compass to follow.

Here are the four noble truths from my book, Wise Mind, Open Mind and how they can help you let go of resistance and move forward out of your dilemma.

THE FIRST NOBLE TRUTH: IN LIFE, THERE IS SUFFERING, BECAUSE OF THE IMPERMANENT NATURE OF THINGS.

Because we feel more secure when we have a sense of predictability, we develop a great capacity for denying a simple truth: that nothing stays the same. Then the unpredictability of life shows us that even if we do everything “right” and exercise every precaution, we can still face unexpected loss.

When this happens the shock can make it hard to regain your equanimity and exercise nonreactivity. Too often, rather than surrender to the inevitability of change and work creatively with it, people resort to the fear-based behavior of trying to take charge and force other people and situations to conform to their expectations. The first noble truth of Buddhism is a reminder not to slip into the avoidance behavior of denial. While it’s not wise to create gloomy thoughts about how matters might take a turn for the worse, consciously ignoring the reality that all situations transform sets you up for a great shock when that time comes.

THE SECOND NOBLE TRUTH: SUFFERING IS DUE TO ATTACHMENTS AND EXPECTATIONS, TO GRASPING AND CLINGING.

Your inability to avoid change may make you angry, sad, and frustrated. It can be hard to let go of the false belief that the only way to achieve happiness again is to regain what’s been lost. Even when you know you can’t reverse the situation, you may agonize over this reality.

Clinging to what once was, avoiding the process of grief and acceptance, causes paralysis. Grasping for a future set of circumstances identical to the past holds you back from discovering what better roads lie ahead, outside of your sight. The desire to backtrack or reconstruct will likely result in your walking around in circles, lost in the dark woods, instead of peering around corners to find new paths.

THE THIRD NOBLE TRUTH: IT’S POSSIBLE TO END SUFFERING BY GIVING UP ATTACHMENTS (CLINGING) AND EXPECTATIONS (GRASPING).

The shift in perspective that comes when we recognize that there’s no such thing as a permanent sense of happiness begins our healing from suffering. The next step is to accept that we must broaden our definition of what we need in order to be happy, giving up the habits of clinging and grasping, as well as the need to control external circumstances.

After emerging from the shock of a great loss, we’re even more despairing about the possibility of being joyful again. However, the third noble truth offers us the promise of a new way of living that’s as satisfying, if not more fulfilling, than the old. It beckons us to begin the process of transformation.

THE FOURTH NOBLE TRUTH: THE WAY TO END SUFFERING DUE TO CLINGING AND GRASPING IS THROUGH BALANCE AND LIVING IN THE PRESENT.

It’s important to balance a thirst for something better with an acceptance of what is, right now. Balance allows you to live in the present moment and trust that your acceptance will clear the mist of confusion and distractions, and show you the way to move forward into happiness again. Here’s the paradox of change: until you can accept what is, you cannot move into what might be.

When we cling to the past or what no longer serves us, we contract ourselves to the point where we’re unable to be nourished and invigorated by the present moment. We have to accept that what’s past has truly passed in order to open up to what the present moment offers us. In this opening we become nourished, refreshed and revitalized.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7055)
08/09/2015(Xem: 17928)
05/10/2014(Xem: 21168)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.