Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm

22/12/20163:27 CH(Xem: 10358)
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM
Tánh Hải

blankƯng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (nên không chỗ trụ như vậy mà sanh tâm) là tinh yếu của cả bộ kinh Kim Cang. Lục Tổ Huệ Năng khi được Ngũ Tổ nói cho nghe về Kinh này đã ngay lời kinh mà đại ngộ, thấy biết muôn pháp chẳng lìa tự tánh mình, thốt lên:

“Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Nào ngờ tự tánh vốn không động lay,
Nào ngờ tự tánh sanh ra muôn pháp.”

Vì sao câu kinh này lại có tác dụng lớn lao đến như vậy? Chúng ta cùng khảo sát, tìm hiểu xem như thế nào?

Trong bộ kinh Kim Cang có hai đoạn Phật nhắc đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

Lần thứ nhất, ở chương mười, Trang Nghiêm Tịnh Độ:“Thế nên, Tu Bồ Đề! Các đại Bồ tát phải nên như vậy mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, nên không chỗ trụ như vậy mà sanh tâm.”

Lần thứ hai, ở chương mười bốn, Tính Tâm Thanh Tịnh Ắt Thật Tướng Sanh: “Thế nên, Tu Bồ Đề! Bồ tát phải lìa tất cả tướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng thể trụ sắc sanh tâm, chẳng thể trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm. Phải sanh tâm không chỗ trụ. Vì sao thế? Nếu tâm có trụ, đó chẳng phải là trụ. Thế nên, Phật nói Bồ tát tâm chẳng nên trụ sắc mà bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ tát vì lợi ích cho tất cả chúng sanh nên phải bố thí như vậy”

Qua hai đoạn trích trên về kinh Kim Cang chúng tanhận xét sau:

Thứ nhất, chúng ta phân tích về trụ và không trụ hay tâm thanh tịnh.

Tâm có trụ là tâm nhuốm màu nhận thức phân biệt. Trong nhận thức phân biệt không phải mọi đối tượng thấy biết được hiển bày như thật, mà thấy biết lúc này nhằm để phục vụ, thỏa mãn cái tôi đang hiện hữu đằng sau nhận thức; cái tôi này chi phối toàn bộ cục diện nhận thức của mình mà người này không hay biết. Khi có cái tôi này thì thấy biết vô trụ bị che chướng bởi cái thấy có trụ có phân biệt.

Đối tượng tâm trụ vào là những đối tượng nào? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vì người tu còn trên sự phân biệt có không sẽ có thêm một đối tượng nữa để trụ là không; sẽ có không thanh để trụ, không hương để trụ, không vị… để trụ. Nói chung, sáu đối tượng là tướng  để trụ, thì sẽ có một đối tượng đối lại với sáu đối tượng trên là tướng không để trụ. Nếu hành giả ngoảnh mặt với sáu trần, sẽ trụ vào sự lãnh đạm này đó là trụ vào không. Cho nên Phật dạy phải nên “như vậy”mà sanh tâm không chỗ trụ.

“Như vậy” và “Nào ngờ” của Lục Tổ Huệ năng nói lên điều gì? Tâm chúng ta xưa nayvô trụ, xưa nay vốn đầy đủ như lời tán thán năm lần nào ngờ của Lục Tổ. Cho nên “vô trụ” không phải do chúng ta tu hành mới tạo ra mà “vô trụ” hay “như vậy” nào ngờ vốn đã hiện hữu từ xưa nay.

Thiền sư Tuệ Hải trong Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận trả lời về vô trụ như sau:

“– Thế nào là chỗ không trụ ?
– Chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là trụ chỗ không trụ.
– Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ ?
– Chẳng trụ tất cả chỗ là: Chẳng trụ nơi lành dữ, có không, trong ngoài, chặng giữa; chẳng trụ không, cũng chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định, cũng chẳng trụ chẳng định; tức là chẳng trụ tất cả chỗ. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là chỗ trụ. Người được như thế, gọi là tâm không trụ. Tâm không trụ là tâm Phật.”(Thiền Sư Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)

Chúng ta để ý thấy những đối tượng đã liệt kê mà tâm trụ vào đều là đối tượng có tướng. Khi tâm có trụ là tâm đã dính vào tướng, tuy nhiên, tâm vô trụ luôn luôn hiện hữu cùng các tướng, chính vì vậyLục Tổ thốt lên năm lần nào ngờ khi phát hiện ra tâm vô trụ này.

Cho hay, trong nhận thức chấp tướng luôn luôn có nền tảng phi tướng, cái phi tướng luôn luôn hiện hữu đó là tâm vô trụ. Do chúng ta chấp vào tướng, chỉ thấy chỉ trụ vào các tướng, nên sự trụ chấp này che chướng chúng ta làm cho chúng ta không thấy được tâm vô trụ sẵn đó; ngay nơi tướng lìa tướng thì chúng ta nhận ra tâm vô trụ. “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai” (nếu thấy tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai) (Kinh Kim Cương)

Vô trụ là gì? vô trụ không phải chỉ là không trụ, không dính vào các tướng mà vô trụ là sự hiện diện sáng suốt, sự hiện diện thanh tịnh. Có khi nào chúng ta chưa từng hiện diện sáng suốt? Dù bạn có mê lầm, có vô minh như thế nào đi nữa sự hiện diện sáng suốt này luôn hiện hữu nó là nền tảng trên đó bạn diễn trò mê hay ngộ. Việc tu hành của chúng ta là phát hiện ranhận ra nó đã có sẵn, đó là tâm vô trụ, là cái mà Lục Tổ thốt lên nào ngờ, là cái mà Phật dạy nên như vậy mà sanh tâm. Nếu nó không có sẵn thì không có cách chỉ nên như vậy ở Phật, hay không có năm lần nào ngờ nơi Lục Tổ.

Có một bài thơ nói lên ý này rất hay:

“Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều.”

(Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luốn mơ màng.
Đến rồi, hóa cũng không gì lạ,
Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang)

(Trúc Thiên dịch. Trích: Tô Thức, trong Thi Viện)

Thiền sư Việt NamThiện Hội đời thứ hai dòng Vô Ngôn Thông chỉ dạy thiền sư Vân Phong đời thứ ba:

“_Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt (biết tường tận).

Sư hỏi:

_khi sống chết đến làm sao tránh được?
_Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.
_Thế nào là chỗ không sống chết?
_Ngay trong sống chết nhận lấy mới được.”

Chúng ta thức tỉnh mình ngay nơi đất tâm vô trụ, vô trụ là cái đã có sẵn, không có vô trụ ở đâu khác ngoài cuộc sống trụ chấp sanh tử này. Tự mình khám phá thôi, đừng trụ chấp nữa.

Thứ hai, khi đã nhận ra tâm vô trụ rồi thì: Chẳng thể trụ

Chẳng thể trụ là một khẳng định, các pháp vốn giải thoát. Khi hành giả đã nhận ra tâm vô trụ hiện hữu xưa nay thì bóng dáng của trụ dính không thật có. Mọi chấp trước đều tan rã trong ánh sáng của vô trụ cho nên nói rằng “chẳng thể trụ sắc sanh tâm chẳng thể trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm.”

Chẳng thể trụ là một sự thật, đứng trên cái nhìn của tự tánh. Thử xem với cái nhìn, vừa thấy vật A làm sao có thể thấy được vật B nếu tâm trụ cứng vào vật A. Làm sao trong một ngày nhận thức qua sáu căn tiếp xúc với biết bao trần cảnh nhưng nó không bao giờ đầy, không bao giờ ngăn ngại sự tiếp xúc, nhận biết. Cho nên, có bao nhiêu cảnh là có bao nhiêu sự nhận biết nhưng sự nhận biết trước không thể che mất đi khả năng nhận biết sau đó tiếp tục. Vì vậy, chẳng thể trụ là một điều chắc chắn, chính chẳng thể trụ cho nên tâm mới tự do thấu suốt mọi cảnh. Tâm vốn xưa nay là chẳng thể trụ không còn nghi ngờ gì.

Chẳng thể trụ còn nói lên ánh sáng của tự tâm không trụ vào các căn, thấy không phải bằng con mắt thấy, nghe không phải bằng lỗ tai nghe… sáu căn là cửa để biểu hiện khả năng nhận biết vô trụ này.

Về mặt thực hành, khi đầu tiên nhận ra sự hiện diện của vô trụ, tưởng chừng như do không dính trụ vào các tướng và tưởng chúng ta mới có vô trụ. Nhưng an trú trong niệm niệm vô trụ ta sẽ phát hiện ra vô trụ này là bản thể, cái có sẵn từ trước, khi đã nhận ra điều này, chúng ta chỉ nghĩ ngơi, thư giản trong vô trụ, công phu tu hành trôi trải dễ dàng hơn.

Thứ ba,“Phải sanh tâm không chỗ trụ. Vì sao thế? Nếu tâm có trụ, đó chẳng phải là trụ. Thế nên, Phật nói Bồ tát tâm chẳng nên trụ sắc mà bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ tát vì lợi ích cho tất cả chúng sanh nên phải bố thí như vậy”

Đoạn kinh này nói lên tinh yếu của Đại thừa. Tại sao? Trước nói vô trụ để trang nghiêm Tịnh độ, bây giờ nói đến vô trụphát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô trụ mà hành bố thí. Vô trụ không phải lãnh đạm, lạnh nhạt, không dính mắc với các pháp mà Vô trụhiện hữu sống động và thấu thoát các pháp.

Vô trụ là không trụ trước dính mắc, vô trụ xa lìa được các tướng và tưởng, nhưng mức độ của vô trụ không phải chỉ có như vậy. Vô trụhiện diện bình thản, sáng tỏ của tâm cho nên mọi biểu hiện của tướng và tưởng lúc đầu tâm phải xa lìa để không trụ chấp, nhưng từ tâm không trụ chấp này khả năng vô trụ lại có thể nhận diện mọi biểu hiện của tư tưởng và các tướng trở lại, cho nên “Nếu tâm có trụ, đó chẳng phải là trụ”. Khi đã sống thuần thục trong tâm vô trụ rồi, từ tâm vô trụ dù có trụ cũng không ngoài nền tảng vô trụ, trụ không thể dính cho dù có phân biệt các tướng như Thiền sư Huyền Giác đối đáp với Lục Tổ:

“Huyền Giác: -Vô sanh (hay tâm vô trụ) há có ý sao?
Lục tổ: – Không có ý thì cái gì đang phân biệt?
Huyền Giác: -Phân biệt cũng chẳng phải ý”.

Vô trụ nhưng vẫn phân biệt các hiện tướng đang diễn ra, vô trụgiải thoát nhưng giải thoát không có nghĩa là rời đi khỏi thấy nghe hiểu biết đang nhận thức mọi việc, có thể nói vô trụnhận thức được tất cả những diễn biến của thế giới tương đối nhưng không ngoài cái tâm rỗng rang sáng suốt tuyệt đối.

Vô trụ nghĩa là tức cả hai thế giới này: tương đốituyệt đối bất nhị (không hai).

Hay như ngài Huệ Năng đối đáp với Ngọa Luân bằng bài kệ:

“Huệ Năng không có tài,
Trăm việc đều lo nghĩ,
Đối cảnh tâm thường khởi,
Bồ Đề không có gì lớn”.

Vô trụ nhưng ở tầm cỡ mọi biểu hiện của tâm đều là vô trụ biểu hiện và vô trụ là bất nhị; cho nên: khởi tâmvô trụ, lo nghĩvô trụ; vô trụ là tâm Bồ Đề thường trụ và toàn khắp.

Trong thực tế tu hành, người đã nhận ra tâm vô trụ rồi nhưng tập khí cũ không thể ngay đó tiêu mất, cho nên, muốn tùy duyên để tiêu nghiệp, hành giả phải biết thư giãn trong tâm vô trụ để nghiệp sanh khởi tự nhiên, từ đây nghiệp cũ sẽ có dịp hiện ra trong sự rỗng rang của tâm, phiền não được nhận diện trực tiếp nơi tâm thanh tịnh vô trụ. Và nghiệp cũ sẽ tiêu mòn.

Hai nữa, biết thư giãn trong vô trụ, hành giả sẽ cỡi mở tâm, đây là một yếu tố rất quan trọng với một người muốn thực hành Bồ tát hạnh. Vô trụ được mở rộng với Đại bi tâm, đầu tiên đại bi với ngay tư tưởng của mình sau đó đại bi với các tướng được nhận biết, và cuối cùng là sống trong cuộc đời để thể nghiệm tâm vô trụ.

Đại bi như thế nào? Đại binhận biết tư tưởng, các tướng và các sự việc hiện tượng như nó là trong tâm vô trụ.

Vấn đề thư giãn trong tâm vô trụ mà Đại Ấn gọi là hậu thiền định; nghĩa là, khi đã ở trong tâm vô trụ hành giả không an định nơi vô trụ mà thư giãn, cởi mở. Tâm sẽ khởi tưởng, quan sát sự khởi tưởng này, khởi tưởng sẽ không ngoài tâm vô trụ. Đó là nhận biết được khởi tưởng là giải thoát. Khởi tưởng tự sanh tự diệt trong tâm vô trụ.

Nếu tâm có trụ đó chẳng phải là trụ. Là tinh yếu thực hành để từ một người chỉ giải thoát cho mình (an trú trong tâm vô trụ) trở thành một Bồ tát (không an trú trong vô trụnhận ra vô trụ không phải nơi lìa các tướng mà vô trụ còn tức tất cả các tướng). Vô trụ hợp nhất tương đốituyệt đối trong một thể giải thoát. Vô trụgiải thoát nhưng năng động thấu thoát cùng khắp mọi hiện tượng sống.

Con đường Đại Toàn Thiện của Phật giáo Tây Tạng có ba yếu tố là: Thư giãn, định tâmtự nhiên.

Thư giản là vô trụ xả bỏ sự dính mắc trụ chấp.

Định tâm là sanh tâm không chỗ trụ: rỗng rang sáng tỏ.

Tự nhiênnhận biết mọi hiện hữu, mọi sanh khởi, nó chính như nó là. Tự nhiên bao gồm cả hai yếu tố trước. Đó là giải thoát của Đại Toàn Thiện, cũng là giải thoát của Vô trụ.

Tóm lại, chúng ta phải thực hành nhận biết được một niệm vô trụ, rồi thực hành sao cho niệm niệm vô trụ. Hai nữa, từ niệm niệm vô trụ này thư giản, tự nhiên để tâm thấu thoát lại tất cả những tư tưởnghình tướng, vô trụ được nhận biết cùng khắp chỉ có một vị: giải thoát.

Việc thực hành để thể nhận một niệm vô trụ đối với người căn cơ bén nhạy có thể được một vị thầy khai thị liền thể nhận, nhưng đa số chúng ta phải qua thực hành sơ bộ một pháp nào đó như trì chú, niệm Phật, ngồi thiền…thực hành pháp nào hợp với căn cơ của mình để tịnh hóa dần tâm thức (làm cho tâm không còn trụ dính vào các tướng và tư tưởng). Khi tâm không còn trụ chấp, tâm đã được tịnh hóa, đó là cơ hội cho chúng ta khám phá tâm Vô trụ.

Tháng 8 năm 2016, Phật lịch 2560, Tánh Hải


Bài đọc thêm:
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm (Đỗ Hồng Ngọc)
“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là nghĩa thế nào ? (Truyền Bình)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/03/2013(Xem: 28773)
04/12/2017(Xem: 18600)
12/03/2022(Xem: 4233)
23/03/2020(Xem: 12801)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.