Chưa buông được chỉ vì chưa đau thấu tận tâm can

03/03/20174:48 CH(Xem: 11988)
Chưa buông được chỉ vì chưa đau thấu tận tâm can


CHƯA BUÔNG ĐƯỢC
CHỈ VÌ CHƯA ĐAU THẤU TẬN TÂM CAN
Thích Tánh Tuệ

 

buong boCon người ta khi phải buông bỏ thứ gì đó thì luôn cảm thấy phiền não, cũng day dứt không yên. Có người dù muốn buông tay nhưng lại không thể hạ quyết tâm mạnh mẽ. Vậy phải làm sao? Hãy đọc câu chuyện sau và cùng chiêm nghiệm.

Có một người đàn ông với vẻ mặt khổ sở hỏi một vị hòa thượng:

“Thưa thầy, có một số thứ và một số người, tại sao con lại không thể buông bỏ được!”

Vị hòa thượng nói:

“Không có gì là không thể buông bỏ được”

Người đàn ông kia lại nói:

“Có những thứ và những người mà con hết lần này đến lần khác đều không buông bỏ được!” ​

Vị hòa thượng liền bảo người đàn ông kia cầm cái chén lên rồi ngài rót nước trà vào chén. Hòa thượng rót đến tận lúc nước trà trong chén đã trào ra ngoài. Người đàn ông kia lập tức thấy nóng không chịu được liền đặt chén trà xuống.

Lúc này vị hòa thượng lại nói: “Trên đời này không có gì là không buông bỏ được, chỉ cần ngươi cảm thấy bị đau, ngươi sẽ tự bỏ xuống được thôi.” Quả thật: Khi chúng ta đã có công danh, thì liền thấy khó buông bỏ được công danh; Khi chúng ta đã có tiền tài, thì liền thấy khó buông bỏ được tiền tài; Khi chúng ta đã có tình yêu, thì liền thấy khó buông bỏ được tình yêu; Khi chúng ta đã có sự nghiệp, thì liền thấy khó buông bỏ được sự nghiệp.

Tất cả những điều này khiến chúng ta không buông bỏ được là bởi vì trong lòng chúng ta còn có suy nghĩ và mong tưởng về chúng, còn bị chúng hấp dẫn. Hay là bởi vì hành vi của đối phương còn chưa động chạm đến ranh giới của sự chịu đựng. Nói chung là vì chúng còn chưa khiến bản thân chúng ta bị đau nhức đến mức phải buông bỏ.

Ví dụ như khó buông bỏ được tình yêu là bởi vì trong lòng chúng ta còn có hy vọngmong đợi rằng trong tương lai sẽ có cải biến, trong lòng vẫn còn bị tham dục cản trở. Những người thiếu quyết đoán thường hay nghĩ trước nghĩ sau nên nắm giữ cũng chậm mà buông bỏ cũng chậm.

Nếu như người đó trải qua một lần biến cố to lớn, hay khi cận kề cái chết sẽ có thể khiến họ thay đổi. Khi chúng ta đối với một thứ hay một người nào đó, mà có cách suy nghĩ nhìn nhận thông thoáng hơn, xem nhẹ hơn thì việc buông bỏ cũng dễ dàng hơn.

Chúng ta sở dĩ bị rơi vào đau khổ, là bởi vì trong lòng còn có nhiều dục vọng. Mỗi ngày, chúng ta đều phải suy nghĩ về những thứ dục vọng ấy thì đương nhiên là sẽ thấy mệt. Cũng giống như việc chúng ta mua sắm đồ đạc cho một căn nhà mới vậy.

Lúc ban đầu vì để thỏa mãn nhu cầu hay sở thích nên chúng ta đều muốn mua thật nhiều thứ. Nhưng nhiều năm sau này, chúng ta sẽ phát hiện thấy ngôi nhà này đã bị chồng chất quá nhiều thứ, thậm chí cả những thứ không sử dụng đến.

Lúc đó, chúng tasuy nghĩ rằng sẽ bỏ đi một vài thứ nào đó, nhưng, bỏ đi thứ gì đây? Cái gì cũng thấy có ý nghĩa, có kỷ niệm, vứt bỏ đi thứ gì cũng không đành nên rốt cuộc lại lưu giữ lại.

Cuối cùng, cái nào chúng ta cũng không nỡ bỏ đi, thế là chúng ta đành phải chấp nhận sinh sống ở một không gian nhỏ hẹp, bức bối mà thôi. Nhưng nếu như có một ngày nào đó, căn nhà của chúng ta bị mưa dột khiến những thứ đó bị ướt, hay là chúng đã bị rách nát thì chúng ta lại dễ dàng vứt bỏ ngay.

Điều này chính là “thật sự đau đớn thì sẽ tự nhiên buông bỏ!”. Trong cuộc đời, có rất nhiều thứ chúng ta nên buông bỏ, nếu như chúng ta cứ lưu luyến chúng thì sẽ khiến chúng trở thành một loại ràng buộc, hãy dũng cảm buông bỏ để được tự do tự tại. Kinh Phật thì nhiều nhưng rốt ráo là dạy chúng sanh buông bỏ tình chấp vào 5 món dục để đạt đến giải thoát, an vui.

Bài đọc thêm:
Buông bỏ (Sư Chân Tuệ dịch)
Kinh Buông Bỏ Ân Ái (Thích Nhất Hạnh dịch)
Nghe và đọc thêm:
Buông Xả (Thích Minh Niệm | Giọng đọc: Tú Trinh)
Buông xả đi (Thích Minh Dung)
Kinh buông bỏ nắm bắt (Thích Nhất Hạnh dịch)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2017(Xem: 8939)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.