Thư Viện Hoa Sen

3. Con đường mang lại sự thăng bằng

18/06/20178:30 SA(Xem: 10569)
3. Con đường mang lại sự thăng bằng
Hoang Phong chuyển ngữ 
HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG
TÂM THỨC MÌNH
Tác gỉa: Upasika Kee Nanayon 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2017



Bài 3
Con đường quân bình
The Balanced Waya voie de l'équilibre

            Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì quả khó tránh khỏi tình trạng bất định hướng của tâm thần. Nếu luyện tập quá nhiều về sự quán thấy thì sẽ bị tràn ngập bởi tư duy, ngược lại nếu gia tăng quá nhiều sự chú tâm thì sẽ khiến tâm thứctrở nên bất động và im lìm (bị tê liệt và mất hết sự bén nhạy), không mang lại được sự hiểu biếtnào cả. Do đó cần phải giữ sự quân bình giữa hai thể dạng thiền định trên đây: sự tĩnh lặng phải đi đôi với sự quán thấy sâu xa. Không nên để cho thể dạng này lấn lướt thể dạng kia (sự chú tâm mang lại sự tĩnh lặng giúp cho tri thức trở nên bén nhạy giúp mình quán thấy, thế nhưng nếu quá chú tâm vào sự quán thấy thì người hành thiền có thể "quên mất" là phải luôn duy trì sự tĩnh lặng cần thiết hầu tiếp tục "nuôi dưỡng" sự bén nhạy của sự quán thấy). Đấy là cách giúp các bạn nhìn thấy mọi sự vật một cách minh bạch suốt trên con đường luyện tập. Nếu không, các bạn sẽ vẫn còn tiếp tục bị lầm lẫn như trước đây. Chẳng qua vì các bạn quá tham lam muốn quán thấy quá nhiều thứ, tư duy do đó sẽ bị phân tán. Các bạn không còn chủ động được tâm thức mình nữa. Nhiều người thắc mắc và tự hỏi tại sao việc tu tập của mình chưa bao giờ mang lại cho mình một chút trí tuệ nào cả, hoặc là chưa kịp nhận biết được nó thì nó đã lọt ra khỏi tâm thức mình! Tư duy bung ra mọi hướng và các điểm chuẩn đều biến mất.

            Trái lại trong quá trình luyện tập và ngay trong lúc đang hành thiền, các bạn phải tìm mọi cách mang lại sự tĩnh lặng cho tâm thức (không để tư duy và xúc cảm dấy lên). Một khi tâm thứcđã thật sự lắng xuống thì tự nhiên nó sẽ có xu hướng lưu lại trong sự tĩnh lặng ấy, hoặc đôi khi nó cũng có thể trở nên trống không, tức không có một sự hiểu biết nào hiện lên với nó. Trong tình trạng đó, dù tâm thức trở nên bình lặng, buông xả, thư giãn trong một khoản thời gian nào đó, thế nhưng tuyệt nhiên cũng sẽ không có một sự quán thấy nào hiện ra cả. Chỉ khi nào các bạn phát huy được sự tập trung (chú tâm) đi kèm với sự quán thấy, thì khi đó việc thiền định của các bạn mới có thể mang lại kết quả. Các bạn sẽ quán thấy mọi sự vật ở cấp bậc sâu kín nhất của chúng và nhờ đó các bạn mới có thể buông bỏ được chúng. Nếu các bạn có xu hướng tập trung quá nhiều vào sự quán thấy, hoặc quá nhiều vào sự tĩnh lặng, thì các bạn sẽ không thể buông bỏ được (nếu còn ở trong tình trạng tĩnh lặng thì không có sự quán thấy để mà buông bỏ, nếu bị tràn ngập bởi sự quán thấy thì sẽ thiếu sự tĩnh lặng và tập trung để nuôi dưỡng sự quánthấy đó)Tâm thức vẫn cứ tiếp tục tìm hiểu điều này hay điều kia, và bám víu vào các sự hiểu biết ấy của nó. Tiếp theo đó, nó lại tìm hiểu thêm các thứ khác nữa, và lại tiếp tục bám vào các thứ ấy. Hoặc nó cũng có thể đơn giản giữ sự im lặng và bám víu vào chính sự im lặng ấy của nó.

            Giữ việc tu tập đúng theo con đường Trung Đạo (ở giữa) không phải là chuyện dễ. Nếu không vận dụng tất cả sức mạnh quán xét của mình thì khó mà thành côngTâm thức không ngừng bị vướng mắc vào mọi sự vật, lúc thì chúng có vẻ thích thú, lúc thì khó chịu, chẳng qua vì tâm thức không quán xét cẩn thận những gì đang xảy ra. Con đường đó không phải là con đường giúp chúng ta buông bỏ, mà là con đường đầy cạm bẫy, khiến chúng ta tiếp tục bám víuvào mọi sự vật. Nếu không ý thức được tình trạng đang bị vướng mắc và bám víu của mình thì các bạn vẫn còn tiếp tục sống với tất cả sự điền rồ và đần độn của mình. Do đó các bạn phải tiếp tục tập trung sự suy tư của mình cho đến khi nào quán thấy thật minh bạch được tính cáchvô thường, khổ đau và vô thực thể (vô ngã, không có cái tôi) của mọi sự vật. Không một chút nghi ngờ nào cả, đấy là cách duy nhất có thể làm chấm dứt mọi sự căng thẳng và khổ đau.


Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 8780)
08/09/2015(Xem: 20100)
05/10/2014(Xem: 23813)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: