Thư Viện Hoa Sen

Tôn trọngbảo vệ sự sống muôn loài

28/07/20174:23 SA(Xem: 13471)
Tôn trọng và bảo vệ sự sống muôn loài

TÔN TRỌNGBẢO VỆ SỰ SỐNG MUÔN LOÀI
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

sentient-beingsPhật dạy người cư sĩ tại gia, gìn giữ năm giới pháp trọn vẹn sẽ giúp ta bình yên, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Vậy năm giới là gì? Năm giới là nền tảng căn bản cho thế giới loài người, do Phật chế ra vì lòng từ bi thương xót chúng sinh, giúp mọi người vượt qua cạm bẫy cuộc đời để sống an vui, hạnh phúc trong từng phút giây.

Đạo đức thứ nhất: Đệ tử áo trắng quyết tâm xa lìa mọi sự giết hại, buông bỏ vũ khí, chấm dứt bạo động, tu tập từ bi, thương xót mọi loài, bảo vệ thiên nhiên, biết sống hổ thẹn, lương tâm trong sáng. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng nhổ tận gốc rễ tâm niệm giết hại, sống trong hạnh phúc và sự an vui.  

Nếu chúng ta là người sống có văn hóa, có đạo đức, có nhân cách, có hiểu biết, có yêu thương, có đức tính từ bi hỷ xả và biết bao dung tha thứ, thì ta phải biết tôn trọng, bảo vệ sự sống chung cho tất cả muôn loài vật trên thế gian này. Người Phật tử chân chính phải phát nguyện không giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, không khai thác phá hủy bừa bãi làm ảnh hưởng chung cho thế giới loài người.

Chúng ta không trực tiếp giết hại hay phá hủy môi trường, không xúi bảo người giết hại, không vui vẻ hay tán đồng khi thấy người giết hại dù chỉ là trong tâm tưởng. Cuộc sống này vô cùng quý giá, ai cũng tham sống sợ chết, cớ sao ta lại đành lòng nhẫn tâm giết hại kẻ khác. Giết hại là nhân gây thù chuốc oán làm khổ đau cho nhau không có ngày cùng.

Giới thứ nhất giúp ta thấy được những khổ đau do sự giết hại gây ra nên người Phật tử chân chính quyết tâm tôn trọng, bảo vệ sự sống cho tất cả muôn loài. Chúng ta không giết người, không trực tiếp giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người khác giết.

Nếu chúng ta biết từ bỏ sự giết hại, người Phật tử sẽ tăng trưởng lòng từ bi và làm lắng dịu những tâm xấu ác hại người, vật. Khi tâm từ phát triển thì  mọi thứ ưu sầu khổ não sẽ lần hồi được chuyển hóa. Và người Phật tử sẽ cảm thấy một năng lực mát mẻ, từ nội tâm thanh tịnh lan tỏa ra bên ngoài, thấm nhuần khắp tất cả mọi hiện tượng sự vật, trong mối giao thoa, bình đẳng hài hòa.

Người Phật tử chân chính biết hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật cho đến khi nào không còn tâm niệm giết hại nữa. Muốn được như vậy chúng ta phải tự biết xấu hổ khi cố ý hoặc vô tình làm tổn hại các loài vật khác, phải cảm thấy thẹn thùng mắc cỡ vì mình không làm được như thế, khi thấy người khác biết tôn trọngbảo vệ sự sống.

love animal
Love all sentient beings (Woodstock festival)

Sự sống vô cùng quý giá, từ con người cho đến muôn vật ai cũng tham sống sợ chết, niềm vui căn bản của tất cả chúng sinh là được sống an vui, bình yên, hạnh phúc, mạng sống không bị đe dọa.

Giới thứ nhất được thể hiện qua lòng từ bi để bảo vệ sự sống của người Phật tử tại gia. Sự sống ở đây bao gồm tất cả muôn loài vật, trong đó có các loài động vậtthực vật, kể cả các loài nhỏ bé nhất. Sự thực tập ở đây nhằm giúp cho người tại gia, diệt trừ tận gốc tâm giết hại.

Muốn diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại, ta cần phải biết hổ thẹntừ bi. Hổ là tự mình biết xấu hổ khi xâm phạm tới đời sống của một sinh vật khác, hoặc cố ý hay vô tình. Thẹn là mắc cỡ khi so sánh với người khác, khi thấy người kia biết bảo vệ sự sống của muôn loài vật, trong khi mình không làm được như họ.

Chúng ta biết hổ thẹn với chính mình khi làm điều sai quấy. Biết ăn năn hối lỗi tự biết xấu hổ với chính mình, thường tôn trọng danh dự cá nhân nên không bao giờ để tái phạm lại lỗi lầm xưa.

Khi lỡ làm điều gì sai trái, chúng ta biết hổ thẹn với mọi người, nên cố gắng không làm điều xấu ác. Người biết hổ thẹn xấu hổ với lỗi lầm, tức còn thấy mình sai nên cố gắng sửa sai, do đó có cơ hội làm mới lại chính mình và sống tốt hơn.

Từ là hiến tặng niềm vui cho kẻ khác về mặt tinh thần, mà niềm vui đó là được sống bình yên hạnh phúc. Bi là cứu khổ để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh, do thiếu thốn khó khăn, bệnh tật. Ai hành trì được bốn tâm niệm này thì tự nhiên diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại, và kết quả là ta sẽ sống an vui hạnh phúc, vì không sợ bị ai trả thù.

Tiếp nhậnhành trì giới không giết hại mà còn hay bố thí giúp đỡ người khác, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, để bản thân mình sống từ bi thánh thiện. Tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này đều nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn sự sống.

Khi thấy con người bị bất hạnh khổ đau đang sống trong phập phòng lo sợ, chúng ta tìm cách chia sẻ nhằm xoa dịu bớt nỗi khổ niềm đau giúp người qua cơn hoạn nạn. Chúng ta biết hiến tặng niềm vui cho kẻ khác để mọi người đều được sống an vui và hạnh phúc, biết san sẻ nỗi khổ niềm đau để làm vơi bớt sự lo lắngsợ hãi cho mọi người.

Nếu chúng ta làm được như vậy thì ta đã thực hiện được 4 tâm niệm lớn của một vị Bồ-tát, mà Bồ-tát là người giác ngộ từng phần cho đến khi nào viên mãn bằng Phật mới thôi.

Giết hại tức hủy diệt mạng sống của một chúng sinh, quả báo đền trả tương xứng trong hiện tạimai saubệnh hoạn, chết yểubị giết hại trở lại bởi oán giận, thù hằn. Người Phật chân chính cần phải suy xét cho thấu đáo giới này, vì nó là nhân của người không có lòng từ bi thương yêu bình đẳng muôn loài vật.

Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh. Khi ta giết con vật như trâu bò, heo dê, gà vịt, tôm cá, chúng vẫn giẫy giụa, kêu la thảm thiết, trông thật tội nghiệp.

Thật ra, đâu có con vật nào tự hiến mình nạp mạng cho con người, vì chúng không có trí khônsức mạnh, nên đành phải chịu bị giết hại như vậy. Hầu như, tất cả các loài vật đều bị giết chết khi chưa đúng tuổi thọ, bởi sự ham muốnthèm khát của con người.

Thế giới con người càng đông thì sự giết hại càng nhiều vì nhu cầu sự sống của nhân loại. Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng.

Phước ở đây là cung cấp các nhu cầu cần thiết để nuôi sống con người. Tội là vì muốn bảo tồn mạng sống cho ta và người mà ta đành trực tiếp giết hại các loài vật. Cho nên, nhân quả rất công bằng, không biết thiên vị một ai, làm phước thì được phước, làm tội thì chịu quả xấu.

tien-biet
Tiễn biệt chú chó Thuỷ quân Lục chiến trong nước mắt:
Chuẩn hạ sĩ Jeff DeYoung ôm Cena - chú chó đánh hơi bom
10 tuổi thuộc lực lượng Thuỷ quân Lục chiến - lên LST 393
trước khi được an tử vào ngày 26 tháng 7 năm 2017
(chú chó bị bệnh cancer). Photo Credit: AP

Có phước thì đời sống vật chất đầy đủ, nhưng ngược lại làm tội thì bị quả báo chết yểu, bệnh tật, và đời đời kiếp kiếp gieo nhân oán giận, thù hằn, vay trả, trả vay, không có ngày thôi dứt. Do đó, chúng sinh vì mạng sống của mình mà ăn nuốt, giết hại lẫn nhau không thương tiếc. Bây giờ, chúng ta thử chia ra làm bốn vế, để luận về tội và phước:

Một là người nuôi, hai là người bán, ba là người giết, bốn là người ăn. Có người đổ thừa tại có người ăn nên mới có người nuôi, người bán và người giết. Vâng, ăn uống là nhu cầu cần thiết để bảo tồn mạng sống cho con người và các loài vật, đó là quy luật sinh tồn không ai có thể chối cãi được. Chính điều này, Phật đã thấy quá rõ ràng thế gian là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn tương sát, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt lẫn nhau mà bảo tồn mạng sống.

Người vừa nuôi vừa giết là tội nặng vì cố tình, cố ý sát sinh, hại vật để nuôi sống bản thân mình vàgia đình người thân, nhất là phụ nữ vì thương cha mẹ, chồng con mà giết hại nhiều loài vật. Chính vì lẽ đó, mà người nữ phải chịu quả báo mang nặng đẻ đau.

Mình không tự tay giết mà thuê mướn người khác giết, đây cũng là tội nặng vì cố ý xúi bảo và có một điều đặc biệt nữa là mình hoan hỷ vui vẻ khi thấy người khác giết hại, đây là sự đồng tình nên cũng nặng tội. Người giết hại nhiều, bị quả báo chết yểu, chết vì tai nạn bất ngờ và bệnh tật triền miên.

Người trực tiếp lưới đánh bắt, giăng bẫy, săn bắn cũng đồng với các tội trên. Còn người ăn mà không trực tiếp giết hoặc xúi bảo người khác giết, chỉ ăn vì sự sống, tuy có tội nhưng nhẹ, không sao, có thể sám hối, làm phước thì có thể hết tội, vì không có tâm ý giết hại. Tội và phước nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do có cố tâm, cố ý hay không mà thôi. Ngoài trừ các vị Bồ-tát, các vị Thánh nhân và chư Phật mới không giết hại từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động.

Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại nhiều đến muôn loài vật. Trước tiên là không được giết người, rồi hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được hoàn toàn trọn vẹn giới không giết hại và ăn trường chay mới thôi.

Người Phật tửhoàn cảnh sống nên phải nuôi súc vật để bán mà lấy tiền nuôi sống gia đình, người thân; nếu chỉ nuôi để bán, không trực tiếp giết vật, tuy có tội, nhưng tội này nhẹ hơn là trực tiếp giết vật, nên có thể sám hối, và làm nhiều việc phước đức thì có thể chuyển được tội nhẹ bớt hoặc dứt hẳn.

Còn nếu nuôi bán và giết trực tiếp thì tội này rất nặng, phải chịu quả báo theo luật nhân quả thù hằn vay trả, không có ngày thôi dứt. Còn vì sự sống mà mua ăn, không trực tiếp giết hại với điều kiện không thấy người giết, không nghe con vật kêu la khi bị giết, con vật đã được làm sẵn thì không sao, nếu có tội cũng nhẹ, sám hối và làm phước thì từ từ sẽ hết.

Tội ở đây được hình thành khi người đó có cố tâm, cố ý, phát khởi từ lòng tham lam, ích kỷ, muốn giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người giết. Ai mở lò sát sinh là tội nặng vì cố ýmua bán, chế tạo vũ khí, rồi xúi bảo nhân loại giết hại lẫn nhau, đây là tội nặng phải chịu quả khổ, chết chóc, đau thương vô số kiếp.

Trường hợp bất đắc dĩ vì sinh ra nơi vùng sông biển nên phải làm nghề đánh lưới bắt các loài thủy sản. Ta chỉ đánh bắt các loài đủ tiêu chuẩn do luật pháp ban hành, không nên đánh bắt các loài còn quá nhỏ. Chính yếu,  Phật chế giới cho người tại gia là không được giết người, “quý vị hãy nên nhớ chỗ này” và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được trọn vẹn giới không giết hại.

Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc vô tình giết hại, như làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấpphục vụ cho con người, ta phải dùng thuốc trừ sâu, làm vệ sinh phải hại đến loài trùng kiến, vậy người Phât tử phải làm sao để tránh khỏi tội giết hại?

Từ con người cho đến muôn loài vật trên thế gian này vốn tồn tại trong nhịp cầu nhân quả mang tính cách tương đối, ai khôn ngoan sáng suốt và có tu nhân tích đức nhiều đời, thì sẽ biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính mà ít làm tổn hại đến con người và các loài vật.

Giết hại là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. Người Phật tử chân chánh phải nên dứt khoát xa lìa nghiệp giết hại, nếu không sẽ bị đọa lạc vào chỗ khốn cùng, chịu quả báo cực kỳ đau khổ vô số kiếp.

Cho nên, ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, chúng ta hãy nên học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và muôn loài, để cùng nhau không bị quả báo chết yểu. Bậc làm cha mẹ hãy nên khuyên dạy con cái không nên cố ý giết hại, và khi lớn khôn trưởng thành phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính, để không làm tổn hại cho người và vật.

Ngược lại, ta không giết hại mà còn hay phóng sinh giúp người cứu vật, mở rộng tấm lòng nhân ái, khuyến khích, khuyên nhủ nhau hạn chế sự sát sinh hại vật, kêu gọi mọi người ăn chay ít nhất mỗi tháng một vài ngày. Nhờ vậy, thế giới dứt bớt nghiệp binh đao, chiến tranh và khủng bố sẽ được giảm bớt mà sống an vui, hạnh phúc.

Đạo đức trong Kinh Người Áo Trắng, nguyên tắc thứ nhất là chấm dứt sự giết hại, tức tránh xa lối ứng xử thô bạo, hận thù, thích thú gây thiệt hại lên sự sống của sinh vật, dù sinh vật đó là con người hay các loài thấp bé khác.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại, buông bỏ khí giới, biết hổ biết thẹn, tập từ tập bi, bảo hộ cho mọi loài sinh vật, kể cả các loại côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại.

Như vậy, nguyên tắc hay giới thứ nhất không chỉ đơn thuần là không được sát sinh, xa lìa sát sinh mà còn phải khởi tâm từ bi, bảo hộ mạng sống của mọi loài. Chỉ khi nào ta đoạn tận tâm niệm giết hại, phát triển năng lực của tâm từ bi thì sự bảo hộ, giữ gìn giới thứ nhất mới được xem là trọn vẹn.

 

Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 8780)
08/09/2015(Xem: 20100)
05/10/2014(Xem: 23814)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: