Chương 6: Khi nước không hòa với sữa

03/08/20173:28 SA(Xem: 7442)
Chương 6: Khi nước không hòa với sữa
NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 6: Khi nước không hòa với sữa

Giảng tại chùa Phổ Quang, ngày 26/9/2010 Phiên tả: Trần Thị Minh Tâm.

Phật giáo Ấn Độ có câu “ sữa không hòa với sữa” thì sẽ bất ổn, xung đột và khổ ”, chỉ sự bình ổn, đoàn kết, nhất trí. Khi “nước Hòa hợp như nước với đau. Phân tích tiêu cực của bất hòa, chúng ta mới thấy tầm quan trọng của chữ “hòa” như là một trong những học thuyết quan trọng của đức Phật về xã hội và chính trị nói chung. 

1- RŨ BỎ NHỮNG DỊ BIỆT

Xã hội bắt đầu bằng các mối quan hệ cá nhân với cá nhâncá nhân với tập thể, tập thể với tập thể, cộng đồng với cộng đồng trong một quốc gia và các quốc gia với nhau trong một thế giới. Học thuyết này được đức Phật thuyết giảng với một ẩn dụý nghĩa rất quan trọng trong sự thực tập hành trì của con người. Tại sao nước và sữa hòa với nhau? Vì trên căn bản nước là chất lỏng và sữa cũng là chất lỏng. Hai chất này có cùng mẫu số chung, chúng đồng tính chất. Mặc dầu là thế, nếu nước có chút vị chua thì sữa sẽ không hòa với nước được, lúc đó sẽ được gọi là sữa óc trâu, sữa này sẽ vón lại thành những cục nho nhỏ. Vị của nước hòa với sữa khi đó sẽ khác hẳn. Nếu ta tiếc, cố tình uống ly sữa đó vào thì sẽ bị rối loạn tiêu hóa

Đồng tính chất vốn được xem là mẫu số chung vẫn chưa đủ để tạo ra tình trạng sữa và nước hòa với nhau. Cần có thêm nhiều điều kiện thuận lợi khác. Sự hòa hợp giữa con người với con người khác và khó hơn rất nhiều so với ví dụ nước và sữa. 

Tôi xin đưa ra một vài hình ảnh khác để chúng ta suy nghĩ thêm. Trong một nồi cơm có chừng năm, bảy hạt thóc, một vài hạt sạn nhỏ là khi ăn chúng ta thấy rất khó chịu. Trong trường hợp này, thóc và sạn đang hòa với cơm chứ không tách ra khỏi cơm. Nhưng chúng ta không thích chúng vì chúng không mang lại sức khỏe cho chúng ta. Như vậy, sự hòa hợp trong tình huống này là do ai đó cố tình làm như thế, hoặc do bất cẩn, chưa vo gạo kỹ. Một con sâu nhỏ giấu mình trong lá rau, do rau rửa chưa kỹ mà bị lẫn vào nồi canh, làm “rầu nồi canh”. Thực ra con sâu vẫn đang hòa với nồi canh, do vì nó muốn hòa hay vì bất đắc dĩ bị hòa mà phải chết, nhưng rau bị nấu chín trong nồi canh. Con người có muốn thưởng thức sự hòa hợp đó đâu! Sự hòa hợp đó cần thiết đối với ai, lúc nào, ra sao là điều chúng ta cần xem xét. Không phải bất cứ cái hòa nào cũng đều có lợi. 

Trong kinh điển Pali và kinh điển Đại thừa, Đức Phật đưa ra sáu nguyên lý hòa hợpcon người cần phải thực tập

“Thân” hòa trong một tập thể, đơn giản nhất là một nơi ở chung hai người trở lên, rộng hơn nữa là một gia đình. “Khẩu” hòa với nhau trên nguyên tắc là nói những lời “không mất tiền mua” mà người nghe cảm thấy hài lòng. “Ý” muốn hòa với nhau thì phải bỏ đi những dị biệt. Ba việc này phải tương đối dễ thực hiện, chỉ cần có chút kiến thức văn hóa. Khi hiểu rằng dị biệt chỉ là biểu hiện của sự đa dạng chứ không phải là đối chọi lẫn nhau, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự dị biệt đó. 

Ba phương diện sau quan trọng hơn, bởi vì nó liên hệ đến tương quan giữa con người với nhau không phải chỉ trong vài giờ, vài ngày mà là lâu dài. Chẳng hạn, một người thích ăn chơi và một người chuẩn mực về nhân cách không thể nào hòa hợp sống chung với nhau lâu được. Hoặc một người tính rất cẩn thận, chỉn chu, nề nếp sống với người buông thả cũng không được.

Quan trọng hơn hết vẫn là kiến hòa, đồng quan điểm, đồng lý tưởng, lập trường, đồng khuynh hướng, như vậy người ta mới rũ bỏ được những dị biệt, hướng về mục đích chung. Nói về vấn đề này, Đức Phật đưa ra một ẩn dụ rất sâu sắc. Sông Hằng, sông Yamuna là hai con sông lớn ở Ấn Độ, sông Mê-kông ở Việt Nam và nhiều con sông nhỏ khác, khi ra đến cửa biển thì đều trở thành biển. Tất cả các danh xưng của sông trước khi đến cửa biển này phải rũ bỏ đi thì chúng mới hòa với nhau là một. Không thể nói rằng nước của tôi từ sông Hằng là lớn hơn hết, cho nên tôi là nước đàn anh, Yamuna nhỏ hơn chút xíu có thể là anh ba còn những con sông khác là anh tư, anh năm, anh sáu… Các con sông không mang ý thức đó, và vì thế chúng dễ hòa hợp để trở thành biển lớn.

Con người không như thế. Cộng nghiệp gia đình, cộng đồng, quốc gia, liên minh hoàn toàn là khác nhau, vì thế ít khi có cùng mẫu số chung ở mức độ lý tưởng. Rũ bỏ dị biệt để có được kiến hòa là một thách đố. Nếu làm được điều này thì an vui hạnh phúc mới đảm bảo được lâu dài. Toàn bộ học thuyết “hòa” của đức Phật về “kiến hòa” nằm ở chỗ này. Có “kiến hòa” thì việc phân chia quyền lợi cho các công việc khác nhau trong xã hội sẽ thỏa đáng, những hình thái bất công sẽ không còn tiếp tục diễn ra nữa.

Có được “kiến hòa” này thì những quan điểm về đời sống bên quá buông thả và bên quá chuẩn mực sẽ gần lại nhau, khoảng cách giữa chúng sẽ được xóa đi. Lời nói, hành động, tư duy cũng dẫn tới tình trạng thuần nhất, chứ không nói là hợp nhất. Vấn đề chính yếu vẫn là kiến hòa. Làm thế nào để chúng ta có được kiến hòa? Thứ nhất, do nhận thức rằng sự hòa hợp này mang lại lợi ích cho số đông, trong đó những người góp phần tạo ra sự hòa hợp đó hưởng được kết quả trực tiếp. Phải nhìn thấy được quyền lợi của kết quả này thì ta mới có thể gắn kết với nhau cho một kiến hòa chung, còn bằng không thì rất khó, bởi vì khuynh hướng bản năng của con người là lòng tham. Khi tham gia trong một tổ chức nào đó chúng ta thường đặt câu hỏi: “Tôi được cái gì, chúng ta được cái gì, người khác được nhiều hay là ít hơn chúng ta?”. Chừng đó quyền lợi thôi đã làm cho các dị biệt bắt đầu xuất hiện. Mà khi dị biệt về quan điểm bắt đầu xuất hiện thì hành động, lời nói sẽ chắc chắn dẫn đến nhiều mâu thuẫn

Mục đích cao nhất của sự thực tập về hòa hợp trong Phật giáo là đạt tới một thế giới hòa bình trên nền tảng xóa đi các dị biệt không cần có, nhấn mạnh vào những điểm chung để đem lại lợi ích cho đại đa số các quốc gia, thấp nữa là các cộng đồng, các gia đình và các cá thể

Truyền thông trong tình huống này đóng vai trò rất quan trọng. Nếu ta không nói lên được những giá trị của cái lợi trong sự hòa hợp bằng kiến giải, sự tranh chấp sẽ diễn ra bất tận. Ngay cả biên giới của các quốc gia đôi lúc đã được đóng cọc rồi, đã được ký kết rồi, mười năm sau, ba mươi năm sau, một trăm năm sau lại có một vài người lên tiếng không đồng tình với những gì các bậc đi trước đã làm, khiến cho vấn đề trở nên rắc rối

Nền kinh tế vẫn là mấu chốt, mặc dù đây là chuyện tế nhị và ít ai nói ra, song kinh tế hầu như khống chế tất cả các dị biệt trong xã hội, bao gồm chính trị, tôn giáo và các phương diện khác. Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ với Iraq chẳng qua vì quyền lợi dầu lửa, vì tham vọng kiểm soát thị trường vàng đen trên toàn cầu. Iraq muốn điều đó nên xâm chiếm Kuwait. Mỹ bọc lót cho Kuwait vì Mỹ có thị phần rất lớn tại thương trường dầu hỏa của nước này, nếu để vào tay Iraq thì toàn bộ thế giới sẽ bị lũng đoạn, theo quan niệm của Mỹ. Những cuộc chiến khủng bố trên toàn cầu trong vòng hai thập niên qua đều có gốc rễ từ quyền lợidĩ nhiên nó được kích hoạt bởi những dị biệt của tôn giáo, chính trị v.v…

 “Kiến hòa” mặc dù nằm ở vị trí thứ sáu nhưng thiếu nó thì toàn bộ các hòa hợp khác chỉ có thể tồn tại được trong một thời gian nhất định

Trên nền tảng những điều vừa nêu tôi xin phân tích bốn phương diện khi nước không hòa được với sữa dẫn đến những sự đổ vỡ mà chính “nước” và “sữa” sẽ thành nạn nhân. 

2- ĐỔ VỠ VỀ QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Tôi muốn nhấn mạnh góc độ quan hệ vợ chồng hơn là quan hệ giữa hai cá thể. Quan hệ giữa hai người bạn thân nam và nữ đơn giản hơn vì họ không sống chung với nhau. Những bất hòa nếu có trong khi đôi bạn gặp nhau thì cũng sẽ mờ nhạt đi khi họ quay trở về với công việc, sở thích của mình vì họ có những đam mê mạnh mẽ hơn. Những nỗi bất hòa đó mặc dù chưa đượcnhổ tận gốc rễ nhưng nó không có cơ hội ảnh hưởng tới ai. 

Nhưng mâu thuẫn vợ chồng sẽ dẫn tới đổ vỡ nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh của phương Tây, nơi mà ngôi nhà được xem là vương quốc hạnh phúc của riêng hai người. Ở phương Tây, một người từ 18 tuổi trở lên được pháp luật cho phép lập gia đình và nhiều thanh niên không muốn ở chung cùng bố mẹ, mặc dù nhà của bố mẹ rất rộng, thậm chí có hàng chục phòng. Họ vẫn muốn tách riêng ra vì cái tôi trong thế giới tự do được đề cao quá mức và tạo ra một ảo giác là chỉ khi họ ở được một mình với người họ thương, không bị người xung quanh làm phiền thì mới thực sự có hạnh phúc.Khuynh hướng sống của thế giới phương Tây là vậy, và vì thế mức độ đổ vỡ hạnh phúc gia đình rất cao. 

Có đôi vợ chồng được xem là tâm đầu ý hợp, chồng tài giỏi, vợ đẹp, hiền dịu. Chỉ có điều họ ít được gần nhau vì người chồng đi làm cả ngày, hai người chủ yếu liên lạc với nhau qua điện thoại và email. Một tháng người chồng đi vắng nhà cả mười lăm, hai mươi ngày. Khi hai vợ chồng ở nhà thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng những lúc anh chồng đi làm vắng, những chuyện hiểu lầm luôn luôn xuất hiện và toàn bộ rắc rối trong cuộc sống của đôi vợ chồng hạnh phúc này nằm ở chỗ đó. Người vợ đẹp, lại có nhân cách, sống chung thủy không ít người theo đuổi nhưng cô không hề có ý đáp lại, cô nghĩ rằng tình yêu cô dành cho chồng là trọn vẹn nhất. Trong thâm tâm, cô cũng mong mỏi rằng chồng dành cho cô một tình cảm đặc biệt hơn bất cứ ai khác trên cuộc đời này. Còn anh chồng lại có thói quen mong người vợ hiểu mình, thông cảm với mình chứ không đưa ra những đòi hỏi đôi lúc không cần thiết. Chỉ vì bất đồng rất nhỏ đó mà cả hai phải đưa đơn ra tòa để ly dị

Người chồng rất căng thẳng vì công việc cả ngày, nên khi về nhà thì đã rất mệt mỏi. Tới khuya, anh muốn ngủ rồi thì người vợ nói: “Anh không dành cho em được một giây phút nào khác hơn là những người khách của anh sao?”. Người chồng đáp: “Nếu bây giờ anh nói thêm nữa thì anh sẽ bị mất ngủ, làm sao mai anh đi làm được, mệt mỏi lắm, em thông cảm, mình nói cũng nhiều rồi”. “Vậy là anh không thương em, nếu thương em thì khi nói chuyện với em phải vui lên chứ tại sao lại cảm thấy mệt mỏi như thế”. 

Cũng là một sự quan tâm thể hiện sự thương yêu nhưng cái nhìn của hai người hoàn toàn khác biệt. Người chồng mong nhận được tình yêu của vợ thể hiện bằng sự thông cảm với những căng thẳng, nhọc nhằn của chồng. Còn chị lại nghĩ rằng anh không yêu vợ nên một vài phút dành thêm trong ngày để âu yếm vợ cũng không có được. Cứ mỗi một lần cãi vã với nhau qua điện thoại thì anh chồng có cảm giác mệt mỏi rằng vợ mình đẹp thật, nhân cách thật, mọi thứ đều tuyệt hảo nhưng không hiểu được mình và khi không hiểu được rồi thì người đàn ông có khuynh hướng cóc cần. Anh nghĩ: “Thôi bây giờ cần để cho tâm mình được bình yên, công việc đã gây bao áp lực rồi, thêm áp lực của người vợ nữa thì mệt mỏi quá”. Khi ra tòa thì người vợ òa khóc lên nói rằng: “Tôi đâu có đòi hỏi gì quá đáng, một điều đơn giản như thế mà làm không được”. Tòa hướng dẫn hòa giải, cứ như thế về nhà, vài tháng sau chuyện đâu vào đấy. 

Cường điệu hóa những điểm dị biệt là một sai lầm về phương pháp. Có rất nhiều người không dừng lại ở những sai lầm này, mà còn đi kể chuyện mâu thuẫn vợ chồng cho người bạn thân, cho bà con để tạo thêm “liên minh”. Người bạn thân đó, người bà con kia có thể vì nhiệt tình nên lại góp chuyện, tham gia, đổ thêm dầu vào lửa. Do đó mâu thuẫn ngày càng được nhân rộng. Tốt nhất là đối với những mâu thuẫn về cá tính nên được giải quyết bằng cách hai người ngồi lại với nhau, thẳng thắn chia sẻ. Nói với nhau tốt hơn nhiều là nói về nhau. Đàm thoại trực tiếp bao giờ cũng có giá trị rất lớn, vì các biểu đạt qua ánh mắt, giọng nói cũng được bộc lộ cho người đối thoại. Đấy là chưa nói đến tình trạng người nghe do có thiện cảm hay ác cảm với người đang được nói đến nên sẽ làm cho vấn đề trở nên rất phức tạp

Đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng xảy ra do hai người đào sâu quá nhiều về những điểm dị biệt, trong khi chúng thực ra rất nhỏ. Nếu khắc phục được những dị biệt này, bỏ đi cái tâm cường điệu hóa, nói với nhau trực tiếp, nói với nhau bằng sự cảm thông chứ không phải đổ lỗi, trách cứ hay tìm sự thắng và thua thì cuộc sống gia đình sẽ êm thấm

Đối với chị em cũng vậy, do áp lực công việc, chẳng hạn nhiều chị em làm tiếp tân, chiêu đãi viên, hàng ngày phải vui vẻ chiều khách, người ta có nặng lời cũng không được cự lại vì tính chất công việc. Khi về nhà, nếu không biết cách bỏ công việc lại đằng sau lưng thì người phụ nữ đó dễ “giận cá chém thớt”, khiến cho người ruột thịt trong nhà phải khổ. Đó 
là một sai lầm

Xử sự thông minh là nếu thấy ai chửi mình thì không buồn, không tự ái vì biết rằng người kia đang mệt mỏi nên mới cáu gắt như thế, bản chất của họ không phải là vậy, ta sẽ dễ dàng bỏ qua. Như vậy nước không hòa với sữa không phải là mối đe dọa, ít nhất nó còn được giữ ở mức độ an toàn cho cả hai. 

3- MÂU THUẪN NHÓM

Trong một nhóm, việc có các quan điểm dị biệt là điều không tránh khỏi. Dị biệt càng đào sâu trên quyền lợi cá nhân chừng nào thì đổ vỡ càng gia tăng chừng đó. Rất nhiều khi chỉ vì tranh giành quyền lợi, danh tiếng mà người ta có thể trở thành kẻ thù của nhau.

Trong chiến tranh nội chiến người ta hay áp dụng sách lược “chia để trị”, tạo quyền lợi cho vùng A thật nhiều, trong khi đó vùng còn lại không có gì hết, làm cho hai bên trở thành đối thủ kình địch của nhau. Do vậy nội chiến sẽ xảy ra vì từng bên không còn để ý vào việc đấu tranh giành quyền độc lập của dân tộc vì còn mải đi đánh nhau với bên kia. Các quốc gia thực dân ngày xưa áp dụng chính sách này trên toàn cầu: Thuộc địa của Pháp, thuộc địa của Anh, thuộc địa của Tây Ban Nha đều như thế. Trong một tổ chức, chỉ cần kích hoạt những quyền lợi khác nhau thôi là đổ vỡ hết. 

Từ ngày 10/09 đến 24/09/2010 vừa qua, đoàn chúng tôi tới thăm các Phật tíchẤn Độ. Lần này chúng tôi nhận được bảy, tám ngàn đô la Mỹ của Phật tử cúng dường nên tổ chức hai chuyến từ thiện chính: Một ở chùa Linh Sơn, một ở Bồ đề Đạo tràng. Phương pháp làm là chúng tôi nhờ chùa gởi giấy mời đến năm trăm hộ nghèo, mỗi hộ có thể cử một đại diện tới, bên cạnh đó chúng tôi mời thêm năm trăm em nghèo khó. Như vậy tổng cộng là 1.000 người tới nhận quà. Họ được chia ra làm hai nhóm vì không gian của chùa có hạn. Nhóm mấy em nghèo được mời vào trước. Chúng tôi hướng dẫn các em phương pháp thiền cười để rũ bỏ những nỗi đau, quên đi quá khứ bất hạnh, hướng tới tương lai với niềm tin nỗ lực để thay đổi cuộc đời. Chúng tôi yêu cầu các em ngồi trật tự, từng hàng lên nhận quà, ai cũng sẽ có quà vì đã cầm thẻ trong tay rồi. Ấy thế mà các em vẫn giành giật lẫn nhau vì sợ không đến lượt mình. Làm từ thiệnẤn Độ rất khó vì tình cảnh xô đẩy, tranh cướp thường xuyên diễn ra kiểu như thế. Thậm chí chúng tôi phải có những người bản xứ trợ giúp để giữ trật tự, đôi khi họ phải cầm gậy để dọa những người quá nhốn nháo. 

Sau khi phát quà cho nhóm trẻ con, chúng tôi mời đại diện của năm trăm hộ gia đình lên nhận quà và tình cảnh cũng lại diễn ra hệt như vậy. Vì có kinh nghiệm về phân phối quà nên những người trợ giúp cho chùa Linh Sơn cũng đã làm hoàn tất. Sau buổi làm từ thiện hôm đó, khi trở về khách sạn ai cũng cảm thấy đau lòng vì sự trợ giúp này quá ít ỏi, chẳng khác nào rải nước trên sa mạc. Vì quá nghèo nên người nhận tranh giành nhau, đôi lúc dẫn đến phản cảm, làm mất hết cả hạnh phúc

Người Nhật có câu nói rất ấn tượng: “Hãy tập vâng lệnh để sau này trở thành nhà lãnh đạo”. Một người khi còn là một thành viên trong một tổ chức nào đó nếu khôngý thức tuân thủ nội quy, luật lệ nói chung thì sau này khi trở thành nhà lãnh đạo những người dưới quyền của chúng ta cũng có khuynh hướng tương tự. Người đã từng ở chúng thì sau này làm trụ trì mới tốt. 

Ý thức về kỷ luật trong một nhóm sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ được quyền lợi trước và sau trong một tổ chức, dầu nó có những cái bất công nhưng đôi lúc đó cũng là chuyện bình thường của cuộc đời, bởi có muốn khác hơn cũng không được. 

Vào năm 2009, nhà sáng lập Microsoft, ông vua máy tính Bill Gates, tỉ phú với tài sản kếch sù 54 tỉ đô la Mỹ đã có buổi nóichuyện với sinh viên. Ông đã đưa ra 10 lời khuyên cho họ, trong đó có lời khuyên đầu tiên rất ấn tượng như sau: “Khi mới khởi nghiệp, tôi nghĩ rằng tôi sẽ thay đổi cả thế giới. Nhưng khi thực sự dấn thân vào công việc, tôi hiểu rằng mình phải thay đổi quan điểm của bản thân để thích hợp với cuộc đời”. Dù bạn có gặp những bất công nhỏ thì cũng nên hoan hỷ chấp nhận trong một chừng mực nào đó, nếu không ta sẽ có nguy cơ trở thành kẻ nổi loạn hoặc kẻ cóc cần. Tách rời khỏi tổ chức sẽ khiến ta bị mất cơ hội thay đổi nó theo chiều hướng tích cực hơn, có giá trị hơn.

Chấp nhận một hình thức bất công trong một chuẩn mực tương đối không phải là chúng ta đồng lõa với những cái xấu, cái tiêu cực. Khuất Nguyên là bài học lịch sử. Khuất Nguyên là người “tỉnh”, còn các vị quan trong triều thời ông là “say”. Ông cho rằng chỉ duy mình là “trong”, còn người đời toàn là “đục”. Vì không muốn nước trong của mình hòa với nước đục, không muốn cái “tỉnh” của mình hòa với những cái “say” nên ông bỏ quan trường, lang thang nay đây mai đó, làm một kẻ điên và cuối cùng nhảy xuống sông tự tử vào Tết Đoan ngọ. 

Dù sao đi nữa, để tránh phá vỡ hài hòa trong một nhóm, ta nên biết bỏ qua những cái chưa tiêu cực không đáng kể, vì cái tốt của chúng ta so với tập thể chưa được tốt là một thiểu số. Một cái tốt manh nha nếu không có được thuận duyên tích cực thì dù chúng ta có muốn cũng không thể trở thành hiện thực. Vấn đề còn lại là giữ mình trong sáng trong một tập thể thiếu trong sáng, giữ mình thanh tịnh trong một tập thể chưa thanh tịnh, nói theo kinh Pháp Cú đức Phật dạy là “giữ bình an trong một tập thể”. Đó không phải là tiêu cực. Biết được nhân duyên, thời tiết, biết được cơ hội lúc nào thực hiện, lúc nào không, để chúng ta không xa rời lý tưởng mà mình hướng đến. 

4- MÂU THUẪN TRONG CỘNG ĐỒNG

Có những bất đồng trong xã hội có nền tảng từ cộng đồng. Một quốc gia có thể có hàng trăm cộng đồng, có hàng ngàn các tổ chức và tổ chức nào cũng muốn dành quyền lợi cho mình, được ưu tiên hơn các cộng đồng còn lại. Vì thế phân chia các quyền lợi không đều dẫn đến tình trạng nổi loạn, hậu quả là các cộng đồng đó đều trở thành nạn nhân. 

Kinh điển Vệ Đà do một số người Bà-la-môn dựng ra gán ghép vào miệng của Thượng đế giáo lý cho rằng xã hội phải được phân công lao động với 4 giai cấp: Giai cấp vua chúa làm công việc chính trị, quân sự để quản lý quốc giagiai cấp Bà-la-môn độc quyền về tôn giáogiáo dục; giai cấp thương gia là chăm lo cho cái “dạ dày” của xã hộigiai cấp nô lệphục vụ cho ba giai cấp này. Mới nghe qua học thuyết này có vẻ logic vì không phải ai cũng có sở trường như những người khác, cho nên có người làm chính trị, có kẻ làm tôn giáo, có người làm giáo dục, có người làm kinh tế và có người làm công, rất hay. Nhưng trên thực tế đó là một bình phong, một chiêu bài cực kỳ tinh tế để một thiểu số quản lý một đại đa sốthiểu số này khống chế quyền lợi đa số, biến cái công trở thành cái riêng, nhân lực bị bóc lột và những thành phần giai cấp thấp gần như phải chấp nhận số phận an bài được Thượng đế qui định. Chiêu bài đó làm cho xã hội thời cổ bị khổ đau và cho đến bây giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh chưa dễ gì thoát ra được. 

Ấn Độ, người ta dựng nhiều tượng đài của Mahatma Gandhi nhưng chủ yếu ở hai bang, bang Bombay (giờ gọi là Mumbai) vì đó là nơi ông đã sinh ra, lớn lên và làm giáo dục, và bang Uttar Pradesh. Thống đốc của bang này là bà Mayawati, một Phật tử sống theo tinh thần của Bimrao Ambedkar, cho nên tượng đài của ông được dựng lên đây đó khắp các công viên. 

Tượng đài của ông thường được khắc theo hai tư thế: Hoặc ông đứng, tay trái nắm lại để sau lưng, ngón trỏ tay phải chỉ ra phía trước. Hoặc ông đứng, tay trái đang cầm quyển sách luật để trước ngực, ngón tay trỏ bên phải cũng đưa ra phía trước. Khi còn sống ông đã từng đứng ở tư thế như thế và nhiều người hỏi thì ông trả lời rằng: Toàn bộ hiến pháp của Ấn Độ sau thời Anh trị mà ông là người phác thảo ra nó với tư cách là Bộ trưởng bộ Tư pháp đầu tiên là lấy từ kinh điển đạo Phật mà xóa các giai cấp. Hiến pháp đòi hỏi việc tôn trọng công bằng xã hội ở mức độ cao nhất. Chúng ta phải cam kết, chỉ thẳng vào những bất công xã hội tại Ấn Độ để “giải phẫu” nó. Vì vậy, bức tượng đài của Bimrao Ambedkar trở thành một thông điệp đấu tranh xóa bỏ giai cấp tại Ấn Độ

Nếu vào thời đức Phật chỉ có 4 giai cấp thì ngày nay ở Ấn Độ có thể có trên 400 giai cấp lớn, nhỏ, vừa khác nhau. Thân phận của con người bị lệ thuộc vào các tầng cấp xã hội trong một giai cấp nhất định nào đó vì Thượng đế nói, mà Thượng đế bao giờ cũng đứng cao hơn luật lệ của con người. Không dễ gì xóa được những quan điểm mang tính lịch sử vô cùng kiên cố này. 

Trong thế giới phương Tây, những bất công xã hội như thế không phải là ít, ngay cả khi chủ nghĩa thực dân hầu như đã chấm dứt và thay thế vào đó là chủ nghĩa tư bản tích cực hơn, năng động hơn, chăm lo cho quần chúng nhiều hơn. Tuy nhiên đây đó vẫn còn phân biệt đối xử cộng đồng. Chẳng hạn năm ngoái một sinh viên Việt Nam làm tiến sĩ tại một trường đại học đã bị một người trực phòng thí nghiệm giết chết chỉ vì mặc cảm vị thế xã hội. Ông ta thấy một cư dân châu Á đến tị nạn ở Mỹ mà lại có cơ hội thăng tiến, trong khi ông ta là người bản xứ da trắng mà lại không thành đạt

Đó là một tình huống điển hình. Khắp nơi trên thế giới, Đức, Pháp, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi đều có những thiên hướng tương tự mặc dù ngày càng giảm đi. Ở châu Phi phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc Apathai được Tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi đề cao và rất thành công, mặc dù thành công đó được đổi bằng biết bao xương máu. 

Tại Ấn Độ, Thánh Ghandi chủ trương bất bạo động và hàng ngàn người bị chết chỉ để lấy được nước mà uống. Còn rất nhiều bất công khác. Vì quyền lợi giữa các cộng đồng mà ta trở thành kẻ thù của nhau. Còn có những bất công về cộng đồng có gốc rễ tôn giáo. Chẳng hạn Mathura, một thành phố ở bang Uttar Pradesh, trung tâm tâm linh của người Ấn Độ giáo, bởi vị thần Krishna, hóa thân thứ tám của Thượng đế tức là Phạm Thiên đã sinh ra ở đây. Khi người Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ, họ đã phá đền Krishna và dựng lên một ngôi đền thờ Hồi giáo rất to tại đây. Sau thời kỳ an trị, những người Ấn giáo muốn dành lại quyền quản lý ngôi đền cũ nhưng không được, mâu thuẫn sắc tộc và cộng đồng trên nền tảng tôn giáo đã khiến cho hàng ngàn người bỏ mạng. 

Thái Lan và Campuchia giành giật nhau đền Preh Vihear nằm ở trục biên giới, ai cũng cho rằng đó là đền của mình, họ không chịu nhượng bộ nhau, bắn giết nhau khiến nhiều người chết, đến nỗi phải nhờ tới sự can thiệp của Liên hiệp quốc mà tình hình hiện vẫn chưa thật ổn định. 

Những ngôi chùa của chúng ta trong thời kỳ Pháp thuộc gần như bị chính quyền của Pháp xóa sổ. Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa rất lớn, nhà thờ Ngã sáu, nhà thờ ở phố Nhà Chung, Hà Nội mà năm ngoái các giáo dân đòi chính quyền Việt Nam phải trả lại là cũng được xây nên tại khuôn viên của một ngôi chùa. Rất may là những người Phật tửTăng đoàn của Phật giáo vì thấm sâu đạo vô thường nên đã không đào bới quá xứ, buông xả quá khứ.  

Nếu đạo Phật là một tôn giáo khác thì kết quả sẽ không đơn giản như vậy. Chúng ta hãy nhớ lại các cuộc Thánh chiến của đạo Thiên Chúa giáo, khi mà người ta nhân danh Thượng đế để đi đánh giết nhau. 

Những mâu thuẫn cộng đồng thường mang tính chất loại suy. Ví dụ, nếu hai cộng đồng A và B nào đó trong quá khứ từng có đụng độ với nhau, thì các thế hệ sau của hai cộng đồng này tự động có thành kiến, ác cảm với cộng đồng kia. 

Ở mức độ nhỏ hơn, chẳng hạn dân gian Việt Nam có câu “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo”. Thế là tự nhiên người ta không muốn giao du với người Quảng Ngãi, mặc dù có biết bao người Quảng Ngãi không hề có tính hay cãi, thậm chí họ rất hiền và hay bị người khác bắt nạt. 

Hiểu được Phật giáo thì sống thoải mái vì trong một cộng nghiệp chung nhất địnhbiệt nghiệp. Nếu biết sống vượt lên các định kiến, ta sẽ không đem lăng kính của người A, cộng đồng A áp đặt lên người B, cộng đồng B. 

Võ sĩ quyền anh Rubin Carter được nhiều người biết đến. Anh là một người da đen. Vào những thập kỷ 1950, 1960 của thế kỷ XX, nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn rất nặng nề. Năm 11 tuổi, vì giúp bạn mình thoát khỏi nanh vuốt của một người da trắng mà Rubin đã bị bị bắt và suýt bị quăng xuống vực thẳm. Anh rút một chiếc kéo nhỏ mang theo người để tự vệ. Người da trắng đã đưa đơn ra tòa, vu khống Rubin cướp giật, khi bị bắt còn kháng cự, đâm vào người ông ta. Anh ta bị bỏ tù 8 năm ở tuổi 11. Ở tù được 6 năm thì Rubin vượt ngục vì quá khổ. Sau đó anh nhập ngũ, trở thành sĩ quan và sắp sửa thăng tiến vì anh ta rất giỏi võ, từng thi đấu trên võ đài và trở thành người rất nổi tiếng. Lúc đó, người da trắng tố cáo Rubin trước kia tiếp tục kiện tòa, đòi bắt Rubin ngồi tù thêm hai năm nữa vì chưa hết hạn. Sau khi mãn hạn tù lần thứ hai, anh ta quay trở lại với nghề nghiệp cũ của mình và trở thành một võ sĩ rất giỏi. Anh thắng nhiều người da trắng, và được người ta đặt cho biệt hiệu là “cuồng phong” vì luôn khiến cho đối thủ bị nốc ao.

Những người da trắng khác bắt đầu kỳ thị sắc tộc và chủng tộc. Họ xử cho người da trắng đoạt giải, còn anh là người thua. Buồn và thất vọng, Rubin vào quán rượu giải sầu, đến đêm khi anh ra khỏi quán rượu thì những người da trắng lại sắp xếp vu cho anh là tác giả của một vụ án khác. Họ bắn chết hết 3, 4 người ở trong quán rượu và báo cho cảnh sát về tên biển chiếc xe anh đang chạy. Cảnh sát áp tải Rubin quay lại, các nhân chứng giả được dàn dựng để khai rằng chứng kiến tận mắt việc Rubin giết người. Anh bị bắt bỏ tù chung thân. Trong suốt 30 năm tù, không ngày nào anh không nỗ lực viết lại những sự kiện có thật này và tìm cách xuất bản sách để những người bị phân biệt chủng tộc quyết tâm đấu tranh nhằm xóa bỏ tệ nạn này ở tại châu Âu. 

Cuối cùng nhiều quyển sách viết về anh đã được xuất bản. Hàng trăm người trong quán rượu ngày hôm đó biết rất rõ anh không phải là kẻ sát nhân. Bấy giờ, cảnh sát trưởng bị mua chuộc, công tố bị mua chuộc, tất cả những người liên hệ đến nhân chứng đều bị mua chuộc hết, tòa xử anh sai. Anh kháng cáo, bồi thẩm đoàn da trắng bị mua chuộc cũng xử anh có tội. Anh kháng cáo lên tòa án tối cao, bồi thẩm đoàn một lần nữa nói rằng anh có tội. Có ba người Canada da trắng đọc được những tác phẩm nói về vụ án. Họ quyết tâm hội thành một nhóm, bỏ công sức trong vòng mấy năm liền theo vụ kiện này để đấu tranh cho Rubin được tự do. Kết quả, anh đã thành công

Câu chuyện có thật trong lịch sử đó cho chúng ta nhiều bài học. Mặc dù trong giai đoạn đó có rất nhiều người da trắng phân biệt chủng tộc và sắc màu, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người có tấm lòng cao thượng, sẵn sàng đấu tranh để giải phóng người da đen bị bất hạnh, bị chà đạp, bị vu oan. Câu chuyện có thật được chuyển thể thành phim này càng khiến chúng ta thấy được giá trị của đạo Phật. Rubin Carter có một thành kiến rất lớn với người da trắng, bởi vì anh ta bị bỏ tù ba lần bởi người da trắng. Nhưng cũng chính nhờ ba người da trắng khác ủng hộ, đấu tranh mà anh được tự do. Không nên áp đặt, thành kiến với tất cả mọi người chỉ vì một số đại diện trong số họ làm điều xấu. Trong cộng nghiệp luôn có biệt nghiệp

Mâu thuẫn cộng đồng thường liên hệ đến sắc da, tôn giáoquyền lợi xã hội và nhiều thứ khác. Nếu ta thấy mình có thể nỗ lực hóa giải được những mâu thuẫn đó thì cần quyết tâm làm, trước sau gì thành công cũng đến. Trong lịch sử đã từng có nhiều người làm như thế, chẳng hạn Nelson Mandela đã thành công trong vấn đề giải phóng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sắc màu ở tại châu Phi. 

5- MÂU THUẪN TÔN GIÁO

Mâu thuẫn tôn giáo là một vấn đề lớn hơn nhiều, vì phần lớn các tôn giáo đều muốn dành quyền độc tôn, cho rằng mình là số một, còn các tôn giáo khác là thứ yếu, thậm chí là tà ma, quỷ quái. Thiên chúa giáo trong quá khứ truyền đạo đã từng dạy các giáo dân rằng cha mẹ ruột của mình cũng là ma quỷ, cho nên không cần thờ cha mẹ, tổ tiên trong nhà mà chỉ thờ Thượng đế. Trong quá trình truyền bá đạo này rất nhiềungười trở thành tay sai của thực dân, bán đứng quốc gia của mình. 

Các cuộc thánh chiến đã từng được diễn ra dưới nhân danh Thượng đế của một số tôn giáo khát máu thời cổ đại, trung đại, thậm chí hiện đại. Trong thời hiện đại, vì các quan niệm sai lầm này không còn chỗ đứng, do không ai có thể bịt mắt, bịt lỗ tai, bịt miệng người khác được nữa. Chân lý đã được phơi bày, cho nên các tôn giáo đó bắt đầu thay đổi, và may mắn thay, sự thay đổi đó đã làm cho thế giới chúng ta đi đến một giai đoạn hòa bình hơn, những mâu thuẫn về tôn giáo được giảm đi nhiều hơn. 

Thời nay các mâu thuẫn chính về tôn giáo là giữa Thiên Chúa và Hồi giáo, là Tin Lành với Hồi giáo. Ở Ấn Độ mâu thuẫn gay gắt nhất là Hồi giáo với Ấn Độ giáo. Hầu như các tôn giáo còn lại không có gốc rễ chiến tranh từ tôn giáo. Đến một giai đoạn nào đó, khi tất cả các cuộc chiến nhân danh tôn giáo không còn chỗ đứng nữa, thì con người mới thật sự được an vui hạnh phúc

Để tránh mâu thuẫn, mỗi tôn giáo phải thấy được rằng mình đang thực hiện một chức năng tâm linh, chứ không thể “ôm đồm” cả chức năng xã hộitâm linh. Bởi vì không ai làm được việc ấy. 

Điều thứ hai, ta phải thấy rất rõ rằng quan niệm cho rằng mọi tôn giáo đều giống nhau vì dạy người ta tránh ác làm lành không hoàn toàn đúng. Quan niệm về cái thiện trong các tôn giáo khác nhau cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với Hồi giáo, một người nam mà có bốn vợ là thiện, không sai luật pháp. Nhưng một người theo đạo Thiên chúa, Tin LànhẤn Độ giáo, Nho giáo, Phật giáo thì chỉ có thể có một vợ hay một chồng, đa thê, đa phu được xem là bất thiện. Trong luật Hồi giáo, Thiên Chúa giáo (vốn có ảnh hưởng của Do Thái giáo), một người phụ nữ ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết, bây giờ Hồi giáo vẫn còn có những luật khe khắt như thế dành cho chị em phụ nữ, đó là luật, việc đó được coi là thiện, ai đi ngược với quan niệm đó được coi là ác. 

Trong đạo Hồi, phụ nữ mặc đẹp, mặc mốt được xem là quỷ dữ vì khiêu khích dục vọng của đàn ông. Vì vậyphụ nữ ở các nước Hồi giáo phải mặc áo dài lụng thụng, màu tối, che kín mặt, chỉ để chừa ra đôi mắt. Là những người không theo đạo Hồi, ta đâu dễ dàng chấp nhận quan niệm đó? Trước đây Vatican cho rằng ai mà thờ cha mẹ trong nhà là ác, dẹp bàn thờ cha mẹ ông bà là thiện, bây giờ quan niệm đó đã bắt đầu được thay đổi. Từ cộng đồng Vatican II (năm 1963) trở đi, do thấy chính sách này là quá bất hợp lý với các nước châu Á, nơi gốc rễ của đạo ông bà và đạo Phật quá mạnh, nên những nhà lãnh đạo Công giáo đã đổi chủ trương là cho phép thờ ông bà cha mẹ

Bản thân quan niệm về cái ác, cái thiện trong một tôn giáo cũng thay đổi tùy vào giai đoạn lịch sử và người lãnh đạo. Cho nên, thiện và ác của các tôn giáotương đối và tương tự, thiện và ác của luật pháp cũng là tương đối. Nhưng riêng đạo Phật thì khác hẳn. Đạo Phật nói tới quy luật bất di bất dịch của nhân quả. Ở điểm này, đạo Phật vượt xa các giới hạn của luật pháp và các tôn giáo

Thế giới ngày nay là thế giới hòa đàm, vì thế tôn giáo cũng không là ngoại lệ. Chúng ta chứng kiến các đối thoại liên tôn giáo, đối thoại liên triết học. Kinh Trường Bộ và Trường A Hàm mô tả về hàng trăm cuộc đối thoại liên tôn giáo giữa đức Phật và các vị đạo sĩ khác. Không hề có Thánh chiến, không hề có khẩu chiến, không hề có tương sát... Đức Phật nói với một thái độ phơi bày chân lý, cho nên Ngài tuyên bố trong kinh Pali rằng: “Như Lai không chân chất với cuộc đờicuộc đời chỉ chân chất với Như Lai”. Bởi vì khi đức Phật truyền bá chân lý, những cái gì phi chân lý cảm thấy bị mất quyền lợi, cũng như bóng tối đấu tranh để dành quyền ngự trị, bằng không ánh sáng sẽ phủ trùm. 

Đạo Phật là đích tấn công của các tôn giáo khác vì triết lý của Thế Tôn quá sâu sắc, quá siêu việt. Đó cũng là lý do vì sao vào cuối thế kỷ XIII, khi Hồi giáo tấn công Ấn Độ, các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Sa môn giáo được để yên, nhưng đạo Phật bị hủy diệt. Đạo Phật là ánh sáng trí tuệ suốt từ thế kỷ V trước Tây lịch cho đến thế kỷ XII. Người theo Ấn Độ giáo biết rằng nếu đạo Phật còn tồn tại thì Hồi giáo chỉ còn là một bóng mờ, giống như số phận của Ấn Độ giáo trước đó. Đạo Phật hướng tới việc xóa bỏ, xóa bỏ phân biệt đối xử nam nữ và đề cao tối đa công bằng xã hội, là những điều đi ngược lại với quan điểm của Ấn Độ giáo thời bấy giờ. 

Hồi giáo đã tàn phá toàn bộ các công trình kiến trúc và văn hóa Phật giáoẤn Độ. Những ai từng có cơ hội đi chiêm bái Phật tích có thể chứng kiến ba điều mầu nhiệm như sau. 

Thứ nhất, tòa tháp Bồ đề Đạo tràng cao 52m vẫn còn được giữ nguyên vẹn dù trải qua biết bao thời gian. Sử sách mô tả, khi đó nơi này là rừng nguyên sinh, cây cổ thụ trùm bóng phủ kín hết nên người Hồi giáo không nhìn thấy tòa tháp. Đối với chúng ta, đó là sự mầu nhiệm. Tại đây đức Phật đã thành đạo dưới cội Bồ Đề. Trí tuệ được bắt đầu tỏa sáng tại nơi đây, trí tuệ bất diệt

Thứ hai, tại Tỳ Xá Ly, nơi đức Phật đã tuyên bố xóa bỏ các bất công xã hội, trong đó quan trọng nhất là bất công nam nữ có trụ đá cao mười mấy mét, trên đỉnh trụ tạc một con sư tử quay đầu về hướng về nơi đức Phật sẽ nhập Niết bàn. Trong khi tháp A Nan ở kế bên cạnh chỉ cách hai mét, ngôi chùa Khỉ, hương thất của đức Phật, nơi những người nữ tu sống cũng như các tháp khác bị phá nát thì riêng trụ đá vua A Dục dựng lên, tượng trưng cho chân lý xóa bỏ bất bình đẳng nam nữ, vẫn còn sừng sững với thời gian. Trụ đã có vết nứt, tư liệu ghi chép rằng khi người Hồi giáo định phá bỏ tháp thì búa bị văng ra khiến cho những người thợ phá tháp bị chết. Thấy thế, người Hồi giáo sợ mà không dám đụng đến tháp nữa, đó là một sự mầu nhiệm. Như vậy, chân lý bình đẳng xóa bỏ các bất công, đặc biệt là trọng nam khinh nữ, vẫn tồn tại mãi với thời gian

Một mầu nhiệm nữa là tháp Chuyển Pháp Luân. Toàn bộ hương thất của đức Phật và nhiều công trình khác bị phá nát, riêng tháp Chuyển Pháp Luân vẫn còn nguyên vẹn. Năm 1794, ông Jagat Singh, lúc bấy giờ là một bộ trưởng, có ý định xây dựng một khu kiều bào mang tên ông, nên quyết định cho đập tháp để lấy gạch xây nhà cho dân. Riêng tháp Chuyển Pháp Luântháp thờ xá lợi Phật thì còn nguyên. Chuyển Pháp Luân có nghĩa là “tuyên bố chân lý”. Bên cạnh đó có trụ đá vua A Dục xây nên như biểu tượng hòa hợp tăng đoàn (vì ông cho rằng chỉ có hòa hợp mới mang lại sức mạnh cho đạo Phật). Trụ đá này bị đánh gãy làm ba làm bốn khúc, riêng phần đầu là bốn con sư tử (nay được xem là quốc hiệu của Ấn Độ) thì vẫn còn, mặc dù có bị sứt mẻ chút ít. Tại sao cácphần kiến trúc khác bị phá nát mà con sư tử còn nguyên (sư tử được xem là chân lý, còn lời đức Phật dạy hay được ví von với “sư tử rống”), đây hẳn không phải là một sự tình cờ. 

Về bản chất, mâu thuẫn tôn giáo bắt nguồn từ tham vọng muốn tự đề cao tôn giáo của mình, cho đó là số một, là độc tôn, còn các tôn giáo khác phải bị đè bẹp và xóa sổ. Đức Phật không tự đề cao tôn giáo của Ngài, và Ngài cũng không yêu cầu bất cứ ai làm việc này. Ngài chỉ làm một công việc khiêm tốn của bậc đạo sưtruyền bá sự thật, chỉ ra con đường dẫn đến tòa lâu đài chân lý. Chân lý vốn sẵn có. Đức Phật chỉ là người đầu tiên tìm ra nó. Đây là điểm khác biệt của đạo Phật. Phần lớn những vị khai tổ của các tôn giáo khác thường tuyên bố: Ta là con đường, ta là ánh sáng, ta là tất cả, ta là hạnh phúc, ta là người ban phước. Riêng đức Phật chỉ nói rất khiêm tốn: “Ta là người chỉ đường”. Đó là chân lý. Đức Phật không cho ta “ăn bánh vẽ”. Ngài kêu gọi mỗi người trong chúng ta phải “tự thắp đuốc lên mà đi”. Có vẻ hơi khó, hơi cực nhưng mà ăn chắc mặc bền. 

Tóm lại, đề cao giá trị chân lý trên nền tảng tôn trọng sự thật sẽ không đưa tới những mâu thuẫn. Độ lượng tôn giáo là thước đo rất quan trọng để xóa bỏ các mâu thuẫn tôn giáo và đạo Phật đã từ lâu có được những tầm nhìn như thế. 

Kể từ khi lên làm vua và sau này trở thành Phật tử, đại đế Asoka luôn tôn trọng các tôn giáo khác, ông không hề cưỡng bức họ từ bỏ niềm tin để đi theo mình. Ông truyền bá chân lý của đức Phật dạy, ông không tạo ra những cuộc thánh chiến. Cho nên lịch sử Ấn Độ vẫn xem Asoka là ông vua vĩ đại nhất trong lịch sử mấy nghìn năm của đất nước này, vì ông sống đúng tinh thần rộng lượng tôn giáođức Phật đã dạy. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/06/2022(Xem: 5675)
22/09/2012(Xem: 92342)
15/10/2017(Xem: 14388)
28/09/2014(Xem: 13977)
17/10/2012(Xem: 23848)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.