Chương 7: Nghệ thuật sống

03/08/20173:28 SA(Xem: 7626)
Chương 7: Nghệ thuật sống
NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 7: Nghệ thuật sống

Giảng tại chùa Linh Sơn Phước Huệ, ngày 28-01-2012 Phiên tả: Trần Thị Minh Tâm.

Theo lối sống. Lối sống được thể hiện qua các hành vivăn hóa ứng xử, vốn là kết quả của các thói quen đức Phật, nghệ thuật sống là kỹ năng làm chủ hay do ảnh hưởng của giáo dục hoặc kinh nghiệm bản thân

Bàn về nghệ thuật sống là nhằm phân tích về kỹ năng làm chủ lối sống của bản thân. Khi ta làm chủ được lối sống của mình thì lời nói, ý nghĩ, việc làm của ta, nếu không trực tiếp mang lại niềm vui cho tha nhân, cũng không bao giờ gây phương hại cho ai, ở bất kỳ nơi nào, dầu ở mức độ đơn giản hay là nặng nề. Thói quen là những gì con người tích lũy qua nhiều năm.

Thói quen luôn gắn liền với phong tục tập quán, giáo dục và kinh nghiệm sống cũng như môi trường quanh ta. Cốt yếu tu tập của người xuất gia cũng như Phật tử tại gia là làm chủ được các thói quen. Muốn vậy, theo đức Phật, ta phải làm chủ được lời nói, hành động của thân, ý thức của tâm, thái độ sống, rèn luyện đạo đức và cách ứng xử trước các hoàn cảnh thuận nghịch khác nhau. 

Trên tinh thần này, tôi xin tríchlục sáu câu tư tưởng Phật học được lưu bố rộng rãiTrung Quốc làm dữ liệu để tham khảo nghệ thuật sống theo tinh thần đức Phật đã dạy: 

1. LÀM CHỦ NGÔN NGỮ

Tư tưởng Phật học dạy rằng: “Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất đến ngàn lời, nhiều năm”. 

Câu nói này thể hiện sự tương phản giữa các hành động hủy diệt và xây dựng. Để xây dựng phải đầu tư rất lâu, rất nhiều, còn để hủy diệt thì không cần có trình độ, lại không cần liên hệ gì đến tấm lòng. Người kém tấm lòng, kém trình độ, kém hiểu biết, kém kiến thức về luật pháp chừng nào thì sự phá hoại và hủy diệt người khác càng được thực hiện dễ dàng hơn chừng ấy. Nhưng để xây dựng và mang lại hạnh phúc cho người, chỉ có tấm lòng thôi chưa đủ. Chỉ có trình độ thôi chưa đủ. Phải có cả hai. 

Ngôn ngữ là một yếu tố rất quan trọng để xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người. So với các loài động vật thì con người có được phước báosở hữu ngôn ngữ để truyền thông, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, giáo dục cho thế hệ sau, hướng dẫn kinh nghiệm tâm linh. Các loài động vật khác dầu thông minh, có nhiều nếp nhăn trên não như cá heo cũng không thể nào làm được những gì con người có thể làm. 

Lẽ ra, khi đã được làm người, có được phước báo, có được ngôn ngữ hoàn chỉnh, ta nên biết dùng ưu thế này để kiến thiết hạnh phúcbình an qua lời nói. Đáng tiếc là không ít người dùng ngôn ngữ làm công cụ để hăm dọakhủng bố hay làm khổ người khác. Dân gian Việt Nam có câu: “Một cái vá bằng ba cái tát”, tức là bị hù dọa còn đáng sợ hơn là bị tát ngay vào mặt. 

Ta nên tận dụng kỹ năng truyền thông của ngôn ngữ để nói ra những lời hay ý đẹp, khuyên nhủ chân thành, những lời tán thán tích cực, những lời nâng đỡ cho người khác vươn lên, đứng dậy từ bế tắc và khổ đau.Ngôn ngữ tiêu cực có thể làm cho người ta chán nản, tuyệt vọng, khổ đau, bế tắc. 

Ngoài ngôn ngữ bằng miệng, ngôn ngữ biểu đạt bằng thân qua các động tác tay, chân, còn có ngôn ngữ ám chỉ. Ví dụ ngón tay cái chúc xuống đất có nghĩa là “giết đi” hoặc “hành động đi”, thì dầu không phát xuất từ ngôn ngữ miệng, không viết bằng ngôn ngữ văn bản, nhưng trong giới giang hồ động tác này được hiểu là sát hại, giết chết. Như vậy, người có biểu đạt ngôn ngữ ám chỉ vẫn phải gánh lấy các hậu quả xấu nếu nội dung ám chỉtiêu cực và ngược lại. 

Cái bắt tay thật chặt, sự vẫy tay chào thân thương, ánh mắt ấm áp, trìu mến với ai đó đều truyền đi một thông điệp tích cực. Ngược lại, cái nhìn xoi mói, lạnh lùng, gương mặt tỏ vẻ tức tối, giận dữ có thể làm cho người đối diện lo lắng, buồn khổ, hoảng sợ. 

Người tu học Phật nghiêm túc, sâu sắc lại càng cẩn trọng làm chủ tâm mình vì biết ngôn ngữ sức mạnh mang lại an vui nhưng cũng có thể làm gia tăng khổ đau của người kia. Do đó khi tư vấn cho một người đang gặp vướng mắc, ta cần cố gắng sử dụng ngôn ngữ thật chính xác để mở cửa nhận thức, khai tâm, mở trí, truy tìm nguồn gốc của khổ đau để người kia thoát ra khỏi bế tắc. Ngôn ngữ có thể rất ít, nhưng phải có giá trị truyền thông cao. Tư vấn theo lối đổ dầu vào lửa rất nguy hại vì còn làm cho người kia khổ đau gấp đôi. 

Sau khi áp dụng Tứ Thánh Đế của Đức Phật để truy nguyên gốc rễ khổ đau, bằng cách thực tập Bát Chánh Đạo ta giúp người đang gặp vấn nạn tìm ra lối thoát. Người mang hạnh Bồ tát dám làm những việc khó. Không nên chán nản, thất vọng, bỏ cuộc nửa chừng dù người được chúng ta giúp đỡ có thể phũ phàng, có thể bất cần, có thể nói nặng nhẹ, có thể có những ứng xử rất tiêu cực. Đừng vì thế mà nổi cáu, công việc của chúng ta là giúp người bớt khổ chứ không phải đi tìm những lời khen

Người khôn ngoan theo tinh thần Phật dạy sẽ sử dụng tối đa các giá trị tích cực của ngôn ngữ để tạo dựng an lạc và hạnh phúcKinh Duy Ma Cật dạy xóa bỏ nghiệp bỏn xẻn về tri thức. Người lớn tuổi thường có vốn kinh nghiệm sống giàu có, nhiều bài học được trả giá bằng máu xương. Nếu bỏn xẻn tri thức thì những kinh nghiệm này sẽ bị mất dần theo năm tháng, trong khi những người cần đến nó lại không được biết đến. Ví dụ, Trung Quốcvăn hóa gia truyền, đó là một ví dụ về bỏn xẻn trí thức. Hậu quảcon người không sử dụng hết được nguồn tài nguyên tri thức mà các thế hệ cha ông đi trước đã khám phá, khai thác. Tu học Phật, ta cần học hạnh truyền đăng. Một ngọn đèn có thể mồi cho 100 ngọn đuốc. 100 ngọn đuốc được thắp sáng sẽ biến thành nhiều trăm, nhiều ngàn ngọn đưốc nữa. Ngọn đèn không vì thế mà mất đi tính năng thắp sáng của nó. Tri thức cũng vậy, đừng sợ rằng mình sẽ bị bắt chước và uy tín của chúng ta theo đó bị mất đi. Nỗi lo này không có căn cứ. Càng truyền bá tri thức chân chính một cách không giới hạn chừng nào thì phước về tri thức của chúng ta càng được tăng trưởng

Truyền trao chiếc chìa khóa chánh tín của đạo Phật, xóa mê tín dị đoan cũng có thể giúp cho người khác sống bình an hơn, vui hơn, bản lĩnh hơn, thành công hơn. Biết thế để chúng ta cố gắng hết mình. Phổ biến các băng giảng, giới thiệu các trang web Phật giáochúng ta đang giúp các vị giảng sư “đi du lịch” để hoằng pháp, băng giảng và sách trên mạng chính là giảng đường di động. Những việc làm như thế chỉ cần có tấm lòng, chứ không tốn tiền nhiều như trước đây trong việc in ấn thành sách giấy. Cộng nghiệp trong thời đại khoa học kỹ thuật số giúp ta làm được nhiều việc hơn, nếu không biết sử dụng ưu thế này thì rất uổng. 

2. NÓI LỜI CHÂN THẬT

Tư tưởng Phật học dạy rằng: “Nói một lời dối gian thì sau đó bạn phải bịa thêm ít nhất 10 câu nói dối khác để bưng bít sự thật”.Có một nhận thức sai lầm mà nhiều người thường mắc phải: Nếu lời nói dối của tôi không làm hại ai thì tôi được nói dối. Sự thật thì nói dối một lần sẽ huân tập thói quen và ta trở thành một kẻ dối trá hồi nào không hay. Thói quen là một quán tính, giống như một chiếc xe đang chạy với tốc độ 90km/giờ mà bỗng thình lình hãm phanh thì xe có thể bị lật vài vòng và tài xế cũng như hành khách “lĩnh đủ”. 

Sự nói dối cũng có một lực hút và đẩy mình tới phía trước như vừa nêu, thậm chí còn hơn rất nhiều lần. Một khi ta đã bị mọi người cho là kẻ nói chơi, nói giỡn, nói dối thì về sau ta có nói thật cũng không ai tin. Tự nhiên ta phá hỏng uy tín của bản thân và bị xã hội cô lập vì những lời gian dối không đáng có. Như vậy, không lý gì ta tự dại dột tạo ra những trở ngại cho bản thân? Thói đời, khi đã lỡ nói dối một lần thì phải giấu giếm bằng cách bịa ra những câu chuyện khác để tạo ra tính logic, bằng không người ta biết được thì sẽ không còn tin mình nữa. Như thế, từ một kẻ nói dối vô thức, ta trở thành kẻ nói dối hữu thứcdần dần, nói dối trở thành nét tính cách của ta. 

Lịch sử Trung Quốc biết tới chuyện Bao Tự, một cô gái nổi tiếng đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng rất ít cười. Vua vì mê cô này quá nên nhờ quan trong triều tư vấn xem làm thế nào để người đẹp nở nụ cười. Người ta mách cho vua 
rằng, muốn Bao Tự cười chi bằng đánh lừa được tướng và bá quân. Cách đánh lừa như sau: Phát hiệu lệnh ở chòi canh để chư hầu mang quân tới cứu viện. Nhà vua đã làm theo, mới cho lính đốt lửa và dóng trống inh ỏi, chư hầu vội lục tục kéo đến nơi thì thấy nhà vua đang vui chơi, ngơ ngác không hiểu gì cả. Bao Tự thấy tướng lĩnh quỳ phục trước mặt vua và trước mặt mình thì thỏa mãn cái tôi mà cười lên, nhà vua thấy vậy cười theo. Các tướng lĩnh biết rằng mình bị vua lôi vào một trò đùa, đành lạy tạ nhà vua và rút lui, mặc dù khó chịu nhưng không dám thể hiện. Chuyện này lan ra các nước lân bang, họ bèn tới bắt cóc nhà vua nhưng vua khi đó đang mải mê ân ái vui chơi với Bao Tự ở Vạn Lý Trường Thành. Khi bị bao vây, nhà vua ra lệnh đốt lửa các chòi canh nhưng tướng lĩnh chư hầu tưởng vua đùa, không đến cứu giá. Nhà vua đã bị bắt cóc thật và chết. 

Câu chuyện lịch sử này là một ví dụ điển hình để ta thấy hậu quả của một câu nói dối tưởng như rất vô hại to lớn đến mức độ nào. Có thể mất nước vì những câu nói dối bất cẩn như vậy. Hậu quả ở đây là mất nước. Một vị cầm cân nảy mực trong quốc gia mà nói chơi, nói đùa, nói dối thì làm sao thần dân có thể tin phục được? Làm giám đốc một công ty, 
lãnh đạo một tổ chức mà không có tâm chân thật thì uy tín sẽ dần mất. 

Đạo Phật dạy chân lý đơn giản: “Chân thật bất hư”. Khi bị hiểu lầm, người có kinh nghiệm tu học Phật vẫn có thể bản lĩnh, điềm tĩnh vượt qua. Trong tình huống này, người tu học có thể bắt chước đức Phật là không “tịnh khẩu”, tức không im lặng khi có sự hiểu lầm.Trong kinh điển, ta không tìm thấy tình huống nào khi đức Phật bị nghi oan mà Ngài lại im lặng từ đầu chí cuối. Thông thường khi lâm vào những cảnh này, đức Phật dạy chúng ta thoát ra khỏi nỗi hàm oan rất đơn giản bằng hai câu nói: “Điều này không có trong chúng tôi. Tôi không phải là tác giả của điều này”. Đừng vướng vào quan niệm cho rằng người nói đang chấp vào “cái tôi”, “bỉ” và “thử”. Giả sử vướng vào “cái tôi”, “bỉ” và “thử” cũng chẳng có gì là xấu, bởi vì có nhiều cách thanh minh chỉ mất có vài ba phút, nhưng oan trái, cái gút giữa ta và người có thể được tháo mở. Không chấpbỉ”, “thử” nhưng phải ôm lấy nỗi đau đôi lúc chết mang theo là một thái độ ứng xử thiếu khôn ngoan. 

Trong kinh Bốn Hai Chương, khi bị người ta chửi bới nặng lời, đức Phật vẫn điềm tĩnh nở một nụ cười như chẳng có chuyện gì xảy ra. Khi người kia đã dứt lời, đức Phật mới hỏi: “Khi mang quà tặng đến cho một người mà người kia đã đủ và không tiếp nhận thì cái đó thuộc về ai?”. Người mắng nhiếc trả lời tỉnh bơ: “Dĩ nhiên là tôi mang về”. Đức Phật nói: “Cũng tương tự như thế, lời nói nặng nề khi không được người kia đón nhận thì sẽ quay ngược lại với người phát ngôn ra nó”. 

Đức Phật có yên lặng đâu! Cái đó không phải là chấp ngã. Bổn phận của chúng ta là phải truyền thông cái đúng. Đức Phật đã định nghĩa trong kinh Trường Bộ, truyền thông cái đúng, đạo đức, giá trị là “tịnh khẩu”, tức thanh tịnh, chứ không phải là im. Im lặng là á khẩu, hoặc là câm. Ở một ngữ cảnh khác trong Kinh Trường Bộ, đức Phật nói: Người tu yên lặng thì quả chứng tối đa là câm, quả chứng thứ yếu là á khẩu. Đức Phật được các đệ tử tôn xưng là “Thích Ca Mâu Ni”, “mâu ni” này không phải nghĩa “ẩn sĩ im lặng” của Bà- la-môn giáo mà là Thánh giả sử dụng ngôn ngữ thanh tịnh để mang lại an vui, hạnh phúc cho cuộc đời

Đức Phật rất kỵ việc giữ im lặng. Giữ yên lặng trong thiền định để chuyển hóa tâm là cần thiết đối với một hành giả, nhưng lúc nào cần nói thì phải nói. 

Cho nên, tính cách chân thật bất hư đó sẽ giúp cho chúng ta truyền thông mang tính giá trị. Điều đạo đức thứ tư mà đức Phật dạy cho người tại gia gồm có 4 phương diện

a) Truyền thông chân thật

Những gì mình không dám chắc là thật thì không nên tình nguyện trở thành loa phóng thanh. Điều này rất nhiều người trong chúng ta mắc phải. Muốn cho một thông tin sai lầm nào truyền đi thật nhanh, chỉ cần ghé vào tai của người khác thủ thỉ: “Chỉ có bà tôi mới nói thôi nghe, đừng có nói cho ai hết, có gì là bà chịu trách nhiệm đó!” thì ngày hôm sau, khắp chợ cùng biết. Người được nghe cũng không giữ được bí mật, lại chia sẻ cho người khác bằng công thức đó: “Tôi kể cho bà, chỉ mình bà biết, đừng kể nhá, vì người kể bảo tôi giấu”. Thế là một thông tin tưởng chừng bí mật chẳng mấy chốc lan khắp nơi. Đó là một kiểu nghệ thuật tâm lý chiến qua ngôn ngữ

Tu tập theo đạo Phật thì ta nên hết sức tránh làm như thế. Mang những thông tin sai lầm đến với tha nhân là ta phải chịu hậu quả rất nặng. Trong thời kỹ thuật số này, một lời nói sai lầm lại càng đem lại hậu quả nặng nề. Một thông tin sai lầm trên một blog cá nhân trong mạng xã hội như facebook sẽ còn mãi, nó không như tờ giấy, đốt là hết, cũng không như lời thì thầm qua tai. Nó nằm mãi trên mạng, lại còn được chia sẻ tới vô vàn các địa chỉ khác nhau trên mạng máy tính toàn cầu. Phải thấy rõ được mặt trái của kỹ thuật số để chúng ta cẩn trọng trong việc đưa thông tin lên internet, trên facebook, trong email, trong diễn đàn, trong blog cá nhân

Người tu học Phật rất dễ làm việc ấy, vì chúng ta đã được dạy trong điều đạo đức thứ tư này. 

b) Truyền thông hòa hợp và thân thương: 

Những lời nói bất cẩn không đúng nơi, đúng chỗ có thể mang đến sự bất hòa, mâu thuẫn, xung đột, sân hận..., thậm chí dẫn đến cái chết. Biết như thế, ta cần cố gắng kiểm soát ngôn ngữ của bản thân. Nói lời từ ái xuất phát từ tấm lòng bao dung, chân thật mang lại những giá trị rất lớn lao. Một người con xa mẹ, Tết đến viết thư thăm mẹ và cuối thư có dòng chữ “Con thương mẹ lắm!”. Người mẹ nhận được thư sẽ rơm rớm nước mắt vì xúc động, nhớ con, yêu con gấp bội. Nhưng nếu ta gọi qua điện thoại di động và nói khác ngữ điệu một chút cùng câu đó “Con thương mẹ lắm!” thì người mẹ có thể tủi thân mà nghĩ con mình đang đang chế giễu mình. 

Như vậy, cùng một câu nói nhưng thay đổi ngữ điệu có thể mang tới nội dung hoàn toàn khác. Cùng một câu nói có thể làm cho chúng ta có phước nhiều hơn hoặc có tội nhiều hơn. Khi thăm nuôi cha mẹ già trên giường bệnh mà ai đó trót nói nặng lời thì cha mẹ sẽ tủi thân và khổ đau gấp nhiều lần, bệnh tình có thể trầm trọng hơn. Do đó, phải làm chủ ngôn ngữ trong truyền thông, lời nói phải thể hiện tâm từ bi, bình an và mang tới hạnh phúc cho người khác. Dĩ nhiên cần tránh tình trạng mật ngọt chết ruồi, lừa đảo người khác. 

c) Tránh các ngôn ngữ hằn học, nguyền rủa, chửi bới, thề thốt, hăm dọa

Vì nó làm cho người khác khổ đau cùng cực. Do đó, trước khi là Phật tử ai có lỡ thề cay hay rủa độc thì hãy nên sám hối. Nếu nạn nhân bị trút đổ những lời cay độc như thế vẫn còn sống thì bằng mọi cách chúng ta đề nghị người đó thứ lỗi và bỏ qua để thù hận giữa ta với người được kết thúc trong kiếp này. Làm cha làm mẹ, có giận con cái cũng đừng nói những câu: “Tao chết thì đừng có nhìn mặt tao. Lễ tang của tao, mày đừng có đến!” Con mình là máu mủ, là ruột thịt của mình, nói như thế là dại dột, thiếu khôn ngoan. Học được cách xử sự rộng lượng, tha thứ thì tình cha con, mẹ con được hàn gắn. Đối với các quan hệ xã hội còn lại cũng vậy, nên tránh những lời thề thốt, nguyền rủa cay độckhẩu nghiệp sẽ có ngày trổ quả, mang tới khổ đau cho chính ta. 

d) Không nói thị phi, không tán gẫu, không nói giỡn chơi: 

Nói cái gì là chắc cú cái đó. Rất ít người thực tập được điều thứ tư này. Ta thường tán dóc, nói chuyện trong nhà ngoài phố, chuyện thời xửa thời xưa, chuyện tương lai, toàn là chuyện đâu đâu. Còn chuyện hạnh phúc, cái hay, cái tốt, cái đẹp, cái tích cực thì chúng ta ít bận tâm. Báo chí hay đưa những tin giật gân về các chuyện xấu, chuyện tiêu cực để hấp dẫn người đọc. Báo lá cải có lượng độc giả cao hơn các báo có nội dung nghiêm túc. Nghiệp của chúng sinh thường là vậy: cái xấu, cái khổ, cái bất hạnh được truyền đạt rất nhanh còn cái tốt ít được phổ quát hóa, xã hội hóa. 

Đức Phật ý thức rất rõ về tác hại của việc tuyên truyền cái xấu, cái tiêu cực. Vì thế Ngài dạy người Phật tử tại gia là không nên nói những lời thị phi. Nên nói rất ít và nói cái gì mang lại lợi lạc cho tha nhân, còn không thì nên yên lặng. Nói ít thì đỡ nói sai, nói thừa. 

3. PHẢN TỈNH TÂM MÌNH

Tư tưởng Phật học dạy rằng: “Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác, chi bằng bớt một chút tâm lực để phản tỉnh chính mình”. 

Con ngườithói quen để ý và xoi mói người khác. Đức Phật lại dạy chúng ta quan sát tâm mình để làm chủ lối sống và hành vi. Hai thói quen ứng xử như vừa nêu dẫn đến hai kết quả hoàn toàn khác. Với những kẻ thích dòm ngó, xoi mói, chúng tôi thường dùng vài câu thơ như thế này: 

“Ai dùng cặp mắt trêu ngươi 
Vạch sâu, tìm lỗi ở người trắng đen 
Thì không còn mắt cho mình. 
Lỗi mình thêm lớn như cành cây xanh”.

Người phương Tây có câu: Hạt bụi trên tóc người khác dễ nhìn thấy hơn là cục ghèn ở khóe mắt của mình. Cục ghèn ở mắt ta sẽ bịt kín tầm nhìn của chúng ta. Kẻ tiêu cựcích kỷ sẽ cố tình tìm quên cục ghèn của mình mà chỉ lo bới móc những cái lỗi bằng hạt bụi của người khác. Mỗi khi có dịp phát biểu về người khác, người tiêu cực, tâm lượng hẹp hòi sẽ chỉ có khuynh hướng nhắc đến cái xấu mà bỏ qua những cái tốt của người khác. 

Trong số mười nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, có hai nguyện là tán dương công đứctùy hỷ công đức. Tùy hỷ là một loại tán dương, tán dương là một loại tùy hỷ. Ai có tâm niệm này thì đi tới đâu cũng tìm thấy hoa hồng để thưởng thức, trong khi kẻ tiêu cực đi tới đâu cũng thấy cái gai của hoa hồng

Là người tu học Phật, ta nên học cách tìm những gì là tích cực, là tốt đẹp ở người khác để khen ngợi. Hãy thưởng thức hoa hồng, đừng bận tâm tới gai. Không ai toàn thiện, bản thân ta cũng vậy. Chỉ trích sẽ tạo hận thù, tán dương sẽ xây dựng tình bạn. Có một trăm người bạn vẫn chưa đủ, nhưng chỉ cần một kẻ thùbất hạnh có thể gõ cửa căn nhà ta. Phải thấy rõ điều đó để ta bớt thù thêm bạn. 

Bồ tát Vô Trước dạy chúng ta so sánh tích cực như sau: Hãy thấy đức Phậtmặt trời, ta là con đom đóm. Ngài là đại dương, ta là một giọt nước. Ngài là sa mạc, ta là hạt cát. Ngài là núi Tu Di, ta là hạt sỏi. Từ đó ta sẽ khởi lên tâm niệm: Tôi sẽ học các đức tính vĩ đại này, không cùng tận cho suốt cuộc đời này. Người biết nghĩ như thế sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Dân gian ta có câu “nhón chân và với tay”, ý chỉ những người luôn nỗ lực học hỏi điều hay lẽ phải để vươn lên. Còn cách so sánh hơn thua kiểu tiêu cực thì sẽ như thế này: “Tôi là tôi là thứ thượng, tôi là bản lề, còn những người khác phải xoay quanh hệ qui chiếu của tôi”. 

Nên thực tập tâm từ bi và nâng đỡ, không trù dập, không khinh thường; trên thì học, dưới thì nâng. Đó là tâm của một vị Bồ tát. Thời gian dành để bới móc lỗi lầm, khiếm khuyết của người khác chi bằng dành để kiểm điểm chính mình, soi gương nhân cách của bản thân? Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Nếu không được mời tư vấn thì đừng dại dột tặng một lời khuyên”. Nền văn hóa phương Tây là nền văn hóa cá nhân. Nếu người khác không mời mình, không nhờ vả đến mình mà mình lại xía vào chuyện của người ta là có rắc rốiCha mẹ mà nói nặng con cái thì con cái được quyền gọi cảnh sát đến nhà để làm việc, và cha mẹ có khi gặp phải rắc rối không nhỏ. Vợ mà không bằng lòng với ông chồng vũ phu có thể gọi điện thoại cầu cứu, người chồng lập tức bị cách ly. Sống trong nền văn hóa đó ta cần hết sức tế nhị để không xen vào chuyện riêng của người khác. 

xã hội châu Á thì tương quan gia đìnhxã hội mật thiết hơn nhiều. Ta được quyền đến thăm, chia sẻ, nâng đỡ, góp ý, tư vấn mà không sợ bị thưa kiện. Cho nên việc thực hiện hạnh Bồ tát dễ dàng hơn. Ở phương Tây nếu gặp một người bị tai nạn giao thông ta không dám tự động giúp đỡ vì sẽ có các cơ quan chức năng tới làm việc tại hiện trường. 

Cần hiểu đặc thù của các nền văn hóa khác nhau để thể hiện tâm từ bi, sự quan tâm đến người khác cho đúng cách. Đức Phật dạy ta rất sâu sắc: “Dành thời gian phản tỉnh chính mình thì tốt hơn đi soi mói người khác”. Ẩn dụ “soi gương nhân cách” mà Ngài đưa ra rất hay, rất cô đọng. Hàng ngày chúng ta soi gương xem mình đã đẹp chưa, đã chỉnh tề chưa. Một cái mụn nhỏ cũng làm ta để ýtìm cách xóa bỏ nó đi cho được hoàn thiện. Đối với đạo đức, tư cách của bản thân cũng cần được kịp thời điều chỉnh kỹ càng như thế. Nếu ai trong chúng ta cũng làm được công việc này thì chắc chắn không hành động nào, lời nói nào mang lại khổ đau, phiền 
não cho người khác. 

Làm cha mẹ, ta phải có trách nhiệm soi gương nhân cách cho con em của mình ít nhất là đến tuổi 18 và định hướng tương lai cho các cháu. Rất nhiều Phật tử ngộ nhận cho rằng khi con cái đến tuổi trưởng thành, các cháu sẽ tự quyết định chọn con đường tâm linh cho bản thân. Sự thật thì đây là cách nghĩ, cách hành xử thiếu trách nhiệm. Cần dạy dỗ, định hướng cho con cái từ nhỏ, giống như trồng cây bon-sai vậy, muốn ra hình thù gì thì phải uốn cây từ lúc còn bé. Ta phải hướng dẫn con em mình từ 4 tuổi trở lên thành Phật tử nòi, bằng không khi các cháu đã lên tới 13-14 tuổi thì rất khó định hướng. Thậm chí các cháu có thể giao du với bạn bè xấu, học được các thói quen xấu. Trẻ em ngày nay rất thông minh, học nhanh, biết nhiều. Đừng sợ con mình chưa đủ nhận thức. Thậm chí ta có thể quy y lại cho con mình vào độ tuổi 12–13, 20 – 30. Mỗi lần quy y như thế giống như một lần hâm nóng quyết tâm đi theo con đường trí tuệ của đức Phật

Làm như thế là ta đã biết tạo phúc cho con mình. Nếu ngay từ nhỏ con cái chúng ta đã được dạy về đạo đức, trí tuệ của đạo Phật thì suốt đời các cháu sẽ làm người tốt, bớt hưởng thụ, bớt ăn chơi, có trách nhiệm với bản thân, biết sống vì người khác. Là cha mẹ, còn gì hạnh phúc hơn? 

Cho nên nếu muốn quan tâm tới người khác, hãy làm những việc thiết thực như vậy. 

4. QUÝ TRỌNG SỰ SỐNG

Tư tưởng Phật học dạy rằng: “Mỗi người, ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ chính là một sự trừng phạt”. 

Điều này rất đúng với những người nghèo, những người đang đối diện với sự bất hạnh lớn. Các chuyên gia xã hội học trên thế giới cảnh báo rằng đến năm 2050, dân số trên hành tinh này sẽ đạt đến con số 9,5 tỷ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn không đủ cung ứng cho lượng người lớn như vậy, vì thế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nóng bỏng. Như vậy, cái phước được làm người sẽ không được đảm bảo trọn vẹn. Phải thấy rõ điều này để chúng ta cùng cam kết bảo vệ hành tinh xanh và bảo vệ sự quý giá của kiếp người bằng những hành động đạo đứclối sốngtrí tuệ

Khoảng 50% dân số của Ấn Độ, tức là 600 triệu người sống dưới mức nghèo đói, màn trời chiếu đất, mù chữ từ nhỏ. Ở châu Phi cũng có những nước cực nghèo như Somali, Haiti, nơi nạn chết đói không phải là chuyện hiếm gặp. Hàng năm, hàng ngàn trẻ em chết do còi xương, do thiếu ăn, thiếu mặc. Ở Ấn Độ, mỗi mùa nắng và mùa lạnh trôi qua lại có 500– 700 người chết vì thiếu các phương tiện để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. 

Ngày nay các quốc gia chạy đua sản xuất bom nguyên tử, leo thang chiến tranh cục bộ, chiến tranh biển đảo, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh tôn giáo mà ít khi quan tâm đến công dân của chính nước mình đang sống trong đói khát, bần cùng. Ai cũng nghĩ một cách sai lầm rằng, chuẩn bị chiến tranh là phương tiện bảo vệ hòa bình, sử dụng nhiều vũ khí hiện đại thì mới giữ được nước. Tuy nhiên nếu suy ngẫm kỹ thì đây chỉ là liều thuốc giảm đau hơn là trị liệu

Phải biết quý trọng sự sống. Dù ta có sinh ra làm kiếp người ở những quốc gia nghèo thì cũng đừng nên vì thế mà so sánh tiêu cực với con vật nuôi trong nhà giàu ở phương Tây. Mỗi một tháng chủ nhân của nó phải cung cấp trung bình 400 đô la Mỹ để nuôi người bạn bốn chân của mình. Đang khi người nghèo cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không có tiền chữa bệnh. Nhưng dù sao đi nữa thì con người vẫn còn có tri thức, vẫn còn có ý thức, vẫn còn có đạo đức, vẫn còncó mỹ cảm, vẫn còn có các giác quan, vẫn còn sống tích cực hơn triệu triệu lần so với các loài gia súc

Ngay cả những đứa con mới sinh ra đời đã bị cha mẹ lén bỏ ở cửa chùa, ngoài bãi rác hay tại các trung tâm mồ côi cũng đừng vì thế mà hận cuộc đời, hận tình người. Ta hãy thử đặt một giả thiết: Nếu mình lỡ chui ra từ bụng một con vật thì thân phận của mình sẽ như thế nào? Rõ ràng là khổ hơn ngàn lần. Làm thân người là quý rồi! Phải thấy thế để không đổ lỗi,không than vãn, không hận cuộc đờinỗ lực học hỏi những điều hay, làm những điều tốt và trở thành một người hữu dụng. Có nỗ lực là có thành công, có tìm là sẽ thấy, có đi là sẽ đến, có phương pháp là có kết quả. Hãy tin vào quy luật công bằng của nhân quả! 

Nhiều người tuyệt vọngbi quan đến nỗi chọn lấy cái chết. Tự tử là mang tội bất hiếu lớn với cha mẹ và khép kín cơ hội tái sinh làm con người ở kiếp tương lai. Cho nên, phải giữ mạng sống này và sử dụng cơ thể hữu dụng này làm những việc có nghĩa. Cũng một thân người, có người mang lại hòa bình cho thế giới, có người mang lại chiến tranh, sự khác nhau chỉ là nhận thức. Trùm phát xít Hitler mang lại sự khủng hoảng, chết chóc, hủy diệt, phân biệt đối xử, hận thù. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua nhưng vết hằn khổ đau đâu đó trên hành tinh này vẫn còn vương vất. Hận thù còn đeo bám chúng sinh qua nhiều kiếp sống trong sinh tử

Nếu không rũ bỏ được hận thù thì sau khi tái sinh gặp lại nhau cũng thù nhau, trở thành đối thủ của nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Không là đối thủ chiến tranh vũ khí thì cũng là đối thủ chiến tranh kinh tế. Ngày nay chiến tranh kinh tế mới là đáng sợ vì một quốc gia có thể giàu lên gấp trăm lần mà không bị mang tiếng, lại còn được người ta tán dương. Sự chênh lệch kinh tế giữa các quốc gia giàu và nghèo là một vực thẳm không biết đến bao giờ mới được san bằng

Quý trọng mạng sống được hiểu là thương yêu mọi chúng sinh, kể cả con người lẫn loài vật, cây cỏ, giữ gìn đất mẹ để hành tinh xanh này còn mãi với chúng tache chở cho chính chúng ta

Triết lý bảo vệ động thực vật, bảo vệ sự sống của đạo Phật là triết lý muôn đời. Đến bây giờ, Liên Hiệp Quốc mới học làm theo. Đó cũng là niềm hãnh diện tự hào của người Phật tử. Ta cần truyền bá thông điệp bảo vệ sự sống của đức Phật tới mọi người bằng cách hình thức khác nhau. Cho tới lúc nào ta còn được sống, được làm người thì đừng tiếc công sức làm việc tốt, giúp đời, cứu người với tinh thần vô ngã, vị tha. Đức Phật thuyết giảng đến hơi thở cuối cùng. Chưa có ai tích cựcnăng động như Ngài! Phần lớn người phàm chúng ta khi biết mình chẳng còn sống được bao lâu thì hoảng sợ, loạn tưởng, bế tắc… Còn đức Phật khi nguy kịch, thân thể đau đớn, Ngài vẫn điềm nhiên giảng kinh Đại Bát Niết Bàn dài hơn ngàn trang, sau đó còn chỉ bày cốt lõitinh hoa Phật pháp cho các tu sĩ thông qua kinh Di Giáo (tức là kinh Di Chúc). Nhắn nhủ đâu đấy, Ngài nở một nụ cười thật tươi mát rồi trút hơi thở nhẹ nhàng giữa rừng sinh thái Ta-la-song-thọ. Ba tháng trước khi qua đời, đức Phật đi thiền hành về Kusinaga và không có ngày nào Ngài không thuyết giảng năm ba bài pháp thoại cho hàng ngàn người hữu duyên với mình, cho tùy tùng theo Ngài. Thật là một cuộc đời vĩ đại, không một phút giây bị trôi qua uổng phí! 

Thời gian không chờ đợi chúng ta. Mỗi một tích tắc trôi qua ta già cỗi hơn và vô thường có thể đến bất cứ lúc nào. Ta không hẹn ước với vô thường được, không trì hoãn vô thường được, không mặc cả được, không hối lộ được. Nó đến là cứ đến. 

Lúc nào còn sống là phải tư duy tích cực, hành động tích cực, sống tích cực, làm việc tích cực trên tinh thần tinhtấn Ba-la-mật. Còn ai mới tu theo Phật phápbuông xả hết: Buông nghề nghiệp, buông làm ăn, buông hết mọi thứ là biết tu “lạc quẻ”! Người tu học Phật chân chính phải tinh tấn ngàyđêm.Trước đây chưa tu làm một, bây giờ làm mười. Trước đây làm Phật sự một, bây giờ tu rồi làm mười. Trước đây buôn bán làm phúc một, bây giờ buôn bán làm phúc mười. Tức là ngày càng tăng trưởng chứ không thể thụt lùi. Người tu tập đúng không bảo thủ, không chấp vào thành quả, không vướng vào chủ nghĩa công thần. Tinh thần vô ngã khiến ta sẵn sàng nâng đỡ thế hệ kế thừa, tự nguyện rút lui về hậu trường khi tuổi về hưu đã đến để cho thế hệ nối tiếp được có cơ hội đóng góp. Ở hậu trường, ta vẫn tiếp tục làm việc thiện để giúp người theo khả năng của mình. Đó cũng chính là một cách bảo vệ sự sống, quý trọng sự sống, tận dụng sự sống để không phí uống kiếp người

Sáng nghe Phật pháp, chiều chết cũng vui thay. Tối nay làm phật sự, ngày mai trở thành người thiên cổ thì giá trị biết chừng nào. Đang làm từ thiệntai ương diễn ra chết thình lình, cũng đừng vì thế mà buồn. Vì chết trong lúc làm từ thiện thì kiếp sau chúng ta trở thành một con người rất vĩ đại. Chỉ sợ chết trong hưởng thụ, chết trong ăn chơi, chết trong lừa đảo, chết trong chiến tranh, chết trong hận thù, chết trong bế tắc, chết tự vẫn mới là xấu. Còn chết trong các hành động vô ngã vị tha là điều đáng mừng. Đừng sợ chết yểu. Sống như thế nào cho xứng đáng với năm tháng mình còn trên đời này mới là điều thực quan trọng. Người sống được như thế thì khi vô thường đến không có gì phải tiếc nuối, người đó sẽ tái sinh rất nhanh để hưởng phước báo từ những việc thiện đã gieo trồng ở hiện kiếp. Khi có niềm tin vững chắc vào tương lai này thì chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội sống một kiếp người thật đáng giá

5. TRAU DỒI TÀI ĐỨC

Tư tưởng Phật môn dạy rằng: “Người không tắm rửa, càng xức nước hoa càng thấy thân thể hôi thối”. 

Danh tiếng và sự tôn quý đến từ sự chân tài và thực học. Có đức thì mặc sức mà ăn, bận gì phải tạo ra đức giả. Người không có tài đức mà leolên những vị trí cao là đại họa cho quốc gia. Người có tâm hẹp hòi mà nhận những trọng trách lớn là nguy hại cho cuộc đời. Thấy rõ được điều đó mỗi người chúng ta phải bồi đắp đức và trí. Hai phẩm chất này giống như đôi cánh của một con chim, chim chỉ có thể bay cao nếu đủ cả hai cánh. 

Ta phải biết rõ bản thân để không nhận đảm nhiệm những vai tròảo”. Dù người khác có tôn xưng “ảo” với ta, ta phải biết để dừng đúng lúc. Trên con đường tầm đạo, đức Phật đi qua nước Ma Kiệt Đà, khi đó là trung tâm văn hóa lớn nhất của Ấn Độ thời cổ. Đức vua Tần-bà-sa-la đã chặn đường đức Phật và dâng hiến nửa giang sơn Ma Kiệt Đà cho Ngài.Đức Phật đáp: “Kẻ tu hành này rất biết ơn Đại vương. Nhưng cai trị và quản lý một quốc gia không phải là sở trường của người tu hành này. 
Xin Đại vương hãy lấy đức và tài để tiếp tục trông coi muôn dân. Phần tôi chỉ thích hợp với con đường tâm linh. Tôi đã bỏ cung vàng điện ngọc của nước Sakia để tìm kiếm con đường giải phóng khổ đau cho nhân loại. Nếu hạnh nguyện này được thành tựu thì tôi hứa sẽ về giúp đỡ cho Đại vương
”. Cuộc chia tay đó trở thành một kỷ niệm đẹp. Sau khi giác ngộhóa độ được vài tháng, đức Phật đã giữ lời hứatrở về độ vua Tần-bà-sa-la. 

Người không liêm khiết tri thức khi được tán dương, tâng bốc dễ sinh lòng tự kiêu tự mãn, làm liều, làm bừa. Liêm khiết tri thức giúp chúng ta tiếp nhận những gì thực sự xứng đáng với mình. Ta không hưởng sai, hưởng ké, hưởng oan. Muốn cơ thể này được thơm, trước tiên phải tắm cho sạch. Xức nước hoa trong khi thân thể hôi hám là việc làm vô ích. Trong kinh Pháp Cú đức Phật nói: Hương của đức hạnh bay ngược chiều gió. Hữu xạ tự nhiên hương là vậy. 

Tài đức phải song hành với trí tuệ. Để sự nghiệp được thành tựu, ta cần có “ba T”: Tài (được hiểu như tiền tài); Trí (kiến thức); Tâm (tấm lòng). Có tâm không chưa đủ. Có trí mà không có vốn cũng chẳng làm nên việc gì! Chỉ khi hội tụ được cả ba yếu tố nói trên thì ta mới đi tới đích. 

Làm Phật sự lại cần có “5 T”: Tài, trí, tâm, tín (niềm tin) và tạng (sâu sắc). Làm theo thời vụ, làm theo phong trào, làm qua loa chiếu lệ thì không đi tới đâu. Phải làm bền bỉ, phải đầu tư dài hạn mới có kết quả như ý muốn. 

Do đó, hãy cứ đầu tư tâm, đức, tài, đừng bận tâm đến chuyện bao giờ quả trổ. Thế gian có câu khuyên người trí thức như thế này: “Thập niên song hạ vô nhân vấn, nhất cử thành danh thiên hạ tri. (Mười năm đèn sách không ai biết, khi đã thành danh trời đất hay). Đừng có than vãn khi mình còn là sinh viên, đèn sách chông gai, khó khăn muôn bề, không ai giúp đỡ. “Khó khăn thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng tám ngàn nhân duyên”. Đó là lời dạy của Thiền sư Huyền Quang và cũng là câu quyết định sự lựa chọn để ngài đi tu. Khi ngài khó khăn chẳng ai thèm nhìn mặt, khi ngài đỗ trạng thì ai cũng muốn gả con gái. Vì thế ngài quyết tâm chọn con đường Phật pháp để phục vụ được nhiều người hơn. 

Cái gì cũng cần có thời gian đầu tư của nó. Đức và tài đôi lúc đòi hỏi thời gian còn lâu hơn nữa. Thời gian lên núi là lúc ta ẩn mình, thầm lặng đầu tư. Khi đã thành đạt trong sự nghiệp, thành tựu trong đạo lý, ta phải xuống núi phụng sự. Ta nên học hỏi đức Phật. Thời gian Ngài thiền định và chứng đắc đạo quả vô thượng bồ đề là 49 ngày đêm. Thời gian xuống núi, giảng kinh, thuyết pháplàm phật sự là 49 năm. Rõ ràng sự dấn thân nhập thế phụng sự của Đức Phật vô cùng vĩ đại. 

Trong rất nhiều kinh, đức Phật phê phán chủ nghĩa cá nhân, tu riêng, tu không nói, tu yên lặng, tu không giao du tiếp xúc với ai. Ngài nói như thế là vô ích và luôn khuyên nhủ các tu sĩ phải nhập chúng. Mỗi năm chỉ có 90 ngày an cư kiết hạ để tái tạo năng lượng tâm linh có thể bị hao hụt phần nào trong khi nhập thế, làm Phật sự. Nhờ đó ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm của người đi trước hơn và làm việc phật sựhiệu quả hơn. Đức Phật không cho phép nhập cốc, nhập thất, ở riêng. Tu theo đạo Phật là phải hết sức năng động. Nhờ năng động như thế tài và đức mới có cơ hội lớn theo năm tháng 

6. TÙY DUYÊN BẤT BIẾN

Tư tưởng Phật học dạy rằng, “đến” đôi lúc là một sự tự nhiên, “đi” là một sự tất nhiên. Cho nên, bạn phải tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên. Đó là thái độ sống nhập thế của người tu học Phật. Đến như một sự tự nhiên, ta hiểu nó như là một qui luật, làm cha mẹ phải có bổn phận với con cái, có mặt vai trò trong xã hội, ở vai nào thì phải đúng vai đó, làm vua thì phải ra vua, làm tướng thì phải ra tướng, làm quan thì phải ra quan, làm thần dân thì phải có trách nhiệm

Trong kinh Thiện Sinh, đức Phật dạy về 6 tương quan gia đìnhxã hội: Vua - dân, cha mẹ - con cái, vợ - chồng, thầy giáo và học trò, chủ và thợ, nhà tâm linhtín đồ. Mỗi người phải có 5 trách nhiệm ứng xử với nhau để mọi mối quan hệ được toàn hảo, tốt đẹp. Ai cũng phải có trách nhiệm của mình, tu sĩtrách nhiệm tu sĩ, tín đồtrách nhiệm của tín đồ; tương tự còn lại các vai trò của xã hội phải có trách nhiệm tương thích. Ta phải xem nó như là một qui luật, phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm. Không câu giờ, không biến của công thành của riêng

Ta có mặt trong cuộc đời này như là một nhân duyên và phước báo của kiếp người. Khi tới lúc phải đi khỏi cuộc đời này, ta hoan hỷ, không tiếc nuối, không bám chấp. Khi bắt tay vào việc gì ta làm hết lòng, khi bị thay thế bởi người khác giỏi hơn thì ta cũng phải hoan hỷ mà ra đi. Không tiếc nuối, không hận, không gút mắc, không oan trái. Có được cái nhìn như thế thì ta sẽ sống tích cực hơn, hết mình hơn và lạc quan hơn. Không ít người khi bị thay thế cay đắng, hận thù, trầm càm là không khôn ngoan. 

Đức Phật dạy rằng mọi pháp trên đời này đều do nhân duyên mà biểu hiện, mà tồn tạikết thúc. Thành công cũng là nhân duyên, thất bại cũng là nhân duyên. Được danh dự, thăng quan tiến chức cũng là nhân duyên, bị xuống chó sau khi lên voi cũng là nhân duyên. Có thuận duyên và có nghịch duyên. Ta nỗ lực hết mình, làm đúng phương pháp và tấm lòng mà chỉ đạt được kết quả rất xoàng thì cũng nên hoan hỷ chấp nhận.Không nên tự gây áp lực và khổ đau cho mình. Đó là người biết sống tùy duyên

Không ít người nghĩ “tùy duyên” nghĩa là sống theo kiểu trôi theo dòng nước, cuốn theo chiều gió, nắng bề nào che bề đó. Sự thật thì đó là người thiếu lập trường, thiếu quan điểm, thiếu dứt khoát. Nhà Phật gọi đó là cái tâm do dự, hoài nghi

Muốn có quả ta phải chủ động gieo nhân. Muốn được một, phải làm hai ba mới có kết quả. Đạo Phật Đại thừa với biểu tượng đức Phật thiên thủ thiên nhãn là một triết lý rất sâu sắc về chủ nghĩa tùy duyên bằng hành động. Một ngàn bàn tay tượng trưng cho sự nối kết tập thể, tình thương tập thể, trí tuệ tập thể, hành động cụ thể. Biểu tượng này không phải là sự ước muốn đơn thuần, mà là hành động cụ thể dựa trên trí tuệ

Tùy duyên nghĩa là dù duyên đang thuận hay đang nghịch ta vẫn không ngừng tu tập, làm phúc, tu đức. Người nào cứ đợi đủ thuận duyên mới bắt tay vào việc thì sẽ không bao giờ làm được gì cả. Cho rằng kiến thức của mình, văn bằng của mình, vai trò của mình cao mà việc giao cho mình quá nhỏ, không xứng với tầm mình, không thèm làm thì sẽ không bao giờ có cơ hội để làm. 

Góp cát thành sa mạc, góp nước thành sông, góp sông thành biển, góp sỏi thành đá, góp đá thành núi. Phải đi từng bước đều đặn, bền bỉ thì kết quả mới đến được, đó là tùy duyênbất biến. Tức là trong nghịch cảnh chúng ta không bỏ cuộc, không than vãntìm cách tháo gỡ dần dần các vấn nạn, đó là tri thức giải pháp

Giữ cái gốc của đạo Phật, gốc văn hóa, gốc đạo đức cũng  phải biết tùy duyên chứ không nên cứng nhắc. Ngang ngay sổ thẳng là khó tồn tại trên đời. Mỹ thuật ngang ngay sổ thẳng là không đẹp, mỹ thuật của phương Tây là loại như vừa nêu. Mỹ thuật của châu Á, đặc biệt là mỹ thuật của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản v.v... hộp không vuông vức, con đường phải uốn cong, phải ngoằn nghèo, cây cảnh phải cao thấp khác nhau thì mới đẹp, mới hấp dẫn. Người tu học Phật phải hết sức năng động, làm được như thế thì chúng ta có thể làm được việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào! Thuận thì ta làm thật sự 100%, gặp nghịch cảnh thì ta làm trong khả năng cho phép

Sáu yếu tố: Làm chủ ngôn ngữ, chân thật trong ngôn ngữphản tỉnh chân tâm, quý trọng sự sống, trau dồi tài đức và biết thực hành tùy duyên bất biến sẽ giúp cho chúng ta có được một lối sống rất thanh cao, lạc quan, năng độngthành quả trong lối sống như thế chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc bình an cho mình và cho những người thân thương. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/03/2013(Xem: 28770)
04/12/2017(Xem: 18598)
12/03/2022(Xem: 4231)
23/03/2020(Xem: 12798)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.