Danh ngôn về hành trình một hướng đi đúng

11/02/20184:00 SA(Xem: 11094)
Danh ngôn về hành trình một hướng đi đúng

DANH NGÔN VỀ
HÀNH TRÌNH MỘT HƯỚNG ĐI ĐÚNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác

hoa-sen-xanh-1Hoa dù đẹp hay thơm nhưng đến lúc vẫn phải tàn, chỉ có hương thơm đạo đức mới không tàn phai theo năm tháng. Đó là quy luật sống của thế gian, thế cho nên hoa nở hoa rơi rồi hoa lại tàn. Tiền tài địa vị cũng sẽ tan. Cao sang danh vọng cũng sẽ tàn. Chúng ta cùng nhau suy gẫm để tìm ra một hướng đi đúng…

DANH NGÔN SỐNG TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI

1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc.

2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa và làm chủ bản thân.

3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được.

4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốttìm ra phương hướng để khắc phục.

5-Người Phật tử hãy coi nhẹ danh lợi, sống đơn giản, dấn thân đóng góp vì lợi ích chung và bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại.

6-Khi ta vui, ta biết mình đang vui và luôn tâm niệm rằng niềm vui này phải không phải là vĩnh hằng. Khi ta đau khổ do một hoàn cảnh bức bách nào đó, ta nên biết nỗi khổ này cũng không thể lâu dài vì ta biết buông xả.

7-Phật tử chùa Thiên Khánh, nguyện noi gương Phật Thích Ca Mâu Ni, dấn thân tu học phước huệ trang nghiêm. Dân tộc nước Việt Nam, phát huy tinh thần mang đạo vào đời, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập.

8-Sự chấp trước của ta ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho mai sau, bởi vì ta đã làm tổn thương đến nhiều người dù có ăn năn hối lỗi, trái tim ta vẫn rĩ máu.

9-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình.

10-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực.          

DANH NGÔN LỜI HAY Ý ĐẸP

11-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện dù bị nhiều thế lực bất chính ngăn cản. Ta làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.

12-Nếu ta không thể cảm thôngtha thứ cho kẻ khác, thì lòng ta sẽ không bao giờ được thanh thản bởi trong tâm còn vướng mắc chuyện đã qua.

13-Người Phật tử chân chính, phải thắng sự tham lamích kỷ của mình, bởi do lầm chấp thân tâm này là thật ngã mà sống đời an vui giải thoát.

14-Khi có quyền hành trong tay chúng ta có thể hủy diệt người khác chỉ cần một câu nói, nhưng để xây dựng mọi người cùng nhau sống đời lành mạnh đạo đức, dân chủ văn minh nhiều khi phải trải qua một chặng đường dài lịch sử vài trăm năm, có khi đến cả ngàn năm.

15-Người Phật tử, phải thắng sự nhu nhược của mình do thiếu chính kiến về đạo đức sống làm người, hãy thường xuyên soi sáng lại chính mình mà vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

16-Khi ta biết đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan khiên và bất mãn, có như vậy người khác mới có thể tha thứchấp nhận quan điểm của mình.

17-Người Phật tử chân chính, phải vượt qua chủ nghĩa cá nhân để sống bằng trái tim có hiểu biết mình vì mọi người với tinh thần vô ngã vị tha.

18-Chúng ta cùng tu học theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm luôn đồng hành, cùng gánh vác, cùng sẻ chia, đem niềm vui đến với mọi người và sẵn sàng san sẻ nỗi khổ niềm đau, với tấm lòng vô ngã, vị tha.

19-Người Phật tử cần phải biết rằng nghèo đều là do nhân quả  xấu đã gieo tạo từ trước, cộng với hiện đời không chịu làm việc tích cực, tiết kiệm và hay gian tham trộm cướp lừa lọc của người dưới nhiều hình thức.

20-Chúng ta là những con ngườiý thứctrách nhiệm, thì  phải thắng thái độ hèn nhát của mình khi đối diện với sự thật và sẵn sàng dấn thân để phụng sự nhân sinh.

DANH NGÔN MỖI NGÀY MỘT CÂU NÓI CÓ Ý NGHĨA

21-Người Phật tử, phải thắng sự sĩ diện hão của bản thân do cống cao ngã mạn để ngày càng sống khiêm tốn hơn mà dấn thân đóng góp phục vụ tha nhân để sống an vui hạnh phúc.

22-Lắng nghe & thấu hiểu là nguyên lý sống làm cho con người thương yêugắn bó với nhau hơn, là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa từ bi hỷ xả.

23-Người Phật tử quyết sống chân thật, không đổ lỗi cho người khác mà sẵn sàng nhận chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình qua thân, miệng, ý.

24-Bạn không nên quá coi trọng đồng tiềnđể tâm dính mắc chấp trước vào đó, sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới làm được nhiều việc có lợi ích cho mình và người khác.

25-Người Phật tử chân chính, biết cho qua những chuyện vui buồn, phải quấy, đúng sai, thiện ác để lòng được thanh thản an vui lâu dài mà sống đời đạo đức.

26-Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê. Nhờ biết tu tâm nên không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

27-Người Phật tử, khi chưa biết tu thì phó mặc trần gian, tu rồi đem đạo vào đời an vui. Chưa tu tưởng đạo huyền bí xa vời, tu rồi mới thấy đạo ngay nơi thân này.

28-Người nhiều bận rộn trong công việc giúp đỡ sẻ chia sẽ tránh được thị phi, phải quấy, tốt xấu, hơn thua còn quá nhàn rỗi mà không biết tu tâm sửa tính sẽ dễ sinh ra những sai lầm đáng tiếc.

29-Người Phật tử khi chưa tu nên sớm quay đầu, tu rồi thấy đạo tỏ sáng nguồn tâm.Chưa tu sợ bỏ việc nhà, tu rồi thấy đạo ngay nơi gia đình.

30-Chúng ta không chê trách dèm pha phỉ báng người khác, luôn khen ngợi việc làm tốt, không tạo ra oan gia trái chủ gây chia rẽ hận thù. Tâm luôn định tĩnh sáng suốt, nhờ tin sâu nhân quả và biết tu tâm sửa tính.

DANH NGÔN THIỀN NGỮ ĐỂ NÂNG TẦM CAO TRONG CUỘC SỐNG

31-Người Phật tử khi chưa tu thấy khổ triền miên, tu rồi cảm thấy thân tâm an nhàn. Chưa tu lo sợ não phiền, tu rồi thấy đạo ngay nơi thân này.

32-Mọi người hãy giữ tâm mình không bị loạn động bởi những thứ ô hợp, phải quấy, tốt xấu, đúng sai. Muốn làm chủ bản thân thì phải định tĩnh, sáng suốt mới không bị dòng đời cuốn trôi.

33-Người Phật tử khi chưa tu tưởng đạo khó hành, tu rồi mới biết đạo ta sáng ngời. Chưa tu làm biếng dối gian, tu rồi thấy rõ quả nhân công bằng.

34-Trong cuộc sống, con người thường bị dính mắc vào những thứ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng mà đánh mất bản thân mình. Chính vì thế, họ thường hay oán giận thù hằn mỗi khi có việc trái ý nghịch lòng.

35-Người Phật tử khi chưa tu ham muốn ngao du, tu rồi mới tiếc thời gian không nhiều. Chưa tu phó mặc cho trời, tu rồi mới biết phước họa do mình làm ra.

36-Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, với vô vàn những thứ cám dỗ thúc đẫy sự ham muốn của con người, bởi vậy, một người không tin nhân quảrèn luyện đạo đức thì không thể có cuộc sống hạnh phúc thật sự.

37-Người Phật tử khi chưa biết tu vui ít khổ nhiều, tu rồi mới thấy an nhiên thanh nhàn, nhờ biết cách gìn giữ đạo đức không làm tổn hại cho mình và người khác.

38-Mọi người phải nên biết đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã không còn nữa. Con người đối xử không tốt với nhau bởi thất tình lục dục mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng khi ra đi chỉ mang theo hai bàn tay trắng?

39- Người Phật tử chân chính hãy cho qua lời nói trái tai, để tâm trí không bị loạn độngan nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh.

DANH NGÔN NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG SUY GẪM

40-Chúng ta nên nhớ khi con người có quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc tinh thần sẽ mất đi. Vì lo sợ mất mát, sợ người chiếm đoạt và sợ kẻ thù, những thứ không thuộc về mình mà cố nắm giữ chỉ gây thêm phiền muộn khổ đau.

41-Người Phật tử hãy cho qua hết việc buồn đau, được mất, hơn thua không gieo oán giận thù hằn để tâm an ổn mà sống đời hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.

42-Con người sống không thể khôngniềm tin, nhưng niềm tin đó phải là chánh tín nhân quả, được xây dựng trên cơ sở có chánh kiến, chánh tư duy bằng sự thấy biết chân chính nhờ biết từ bi hỷ xả.

43-Người Phật tử chân chính hãy cho qua hết mọi đam mê có hại đến người và vật, biết phát huy tinh thần giúp đỡ sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.

44-Chúng ta nên biết không tranh thì an ổn, không giết không hại người vật thì an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Người hay giúp đỡ sẻ chia thì tâm từ bi rộng lớn mà sống đời an vui, hạnh phúc.

45-Người Phật tử phải siêng năng tinh tấn làm việc để vượt qua nghèo khó, không vui chơi sa đọa phóng túng dưới mọi hình thức và biết tiết kiệm.

46-Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc nhất vì không thấy thiếu thốn, người tham lam ích kỷ, hà tiện keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo nhất thiên hạ vì tâm toan tính sợ mất mát.

47-Người Phật tử phải học hỏi lời Phật dạy để mở rộng sự hiểu biết, làm lớn thêm thương yêu, chuyển hóa tất cả mọi khổ đau và tạo dựng một đời sống bình yên, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại.

48-Mọi người hãy nên làm chủ khen chê, vì khi được khen ai cũng thích thú vui vẻ, khi bị chê ai cũng cảm thấy mình bị xúc phạm. Vượt qua mọi khen chê mà an ổn sống đời hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

49-Người Phật tử cho đi những điều tốt đẹp thì sẽ nhận lại những điều tốt đẹp, chúng ta cho đi những điều xấu ác thì sẽ nhận lại những quả báo xấu ác. Nhân quả rất công bằng, chỉ đến sớm hay muộn khi đủ duyên.

DANH NGÔN VỀ GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG

50-Chúng ta sống phải có niềm tin chân chính về nhân quả thiện ác do chính mình tạo ra, niềm tin này không phải là tin vào một đấng thượng đế, có khả năng ban phước giáng họa, hay tin vào một điều gì mà mình không hiểu, không biết. 

51-Người Phật tử phải có hiểu biết, có yêu thương, có trí tuệ, có từ bi và làm lợi ích cho nhiều người, mà không bao giờ tính toán, so đo, nhờ vậy ta sẽ sống bình yên và hạnh phúc.

52-Chúng ta phải biết buông bỏ những kiến chấp sai lầm và các tạp niệm xấu ác. Nhờ vậy cuộc sống lúc nào bình yên hạnh phúc trong từng phút giây.

53-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp

54-Mọi người không nên tiếc nuối về quá khứ tốt xấu, đúng sai mà đánh mất chính mình trong hiện tại, vì ta đang sống hạnh phúc trong từng phút giây của thương yêuhiểu biết.

55-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được hạnh phúc cho bản thân, và đem lại lợi lạc cho gia đình xã hội.

56-Một niềm tin thiếu hiểu biết gây tác hại, ảnh hưởng xấu, làm trở ngại cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, gieo bất an, khổ não cho nhiều người thì đó không phải là niềm tin đúng đắn, chúng ta cần loại bỏ.

57-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tậm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.

58-Chúng ta phải sống có trách nhiệm đối với gia đình người thân, biết hướng con cháu mình tin sâu nhân quả, sống mẫu mực đạo đức thì trong tương lai gia đình, xã hội, đất nước mới được hạnh phúc tốt đẹp.

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17919)
05/10/2014(Xem: 21159)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.