Thư Viện Hoa Sen

Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ

02/04/20185:21 SA(Xem: 15636)
Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ
CHỈ CÓ PHÁP KHỔ, KHÔNG CÓ NGƯỜI BỊ KHỔ.
Như Không

duc phatCuộc đối đáp dưới đây giữa Ác Ma và Tỳ Khưu Ni VARIJA rất hay, rất đáng ghi nhớ và suy gẫm, cho những ai muốn CHẤM DỨT KHỔ ĐAU, muốn hiểu chính xác sự thật "DIỆT ĐẾ" ở trong 4 THÁNH ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO).

Đang ở giữa rừng sâu yên lặng, Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, bỗng cất tiếng hỏi Tỷ-kheo-ni Vajirà:

Do ai, hữu tình này,
Được sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Đi đâu hữu tình diệt?

Nghe thế, tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này?   Người hay không phải người?"  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà liền trả lời Ác ma:


Sao Ông lại nói hoài,
Đến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Đây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.

Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.

Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Trích dẫn từ TƯƠNG ƯNG BỘ KINH, Tương Ưng Tỳ Kheo Ni:  http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-05.htm 
Mọi ý kiến phản hồi xin gởi về [email protected]
Tạo bài viết
18/03/2017(Xem: 11371)
08/03/2019(Xem: 31203)
21/03/2014(Xem: 25845)
30/05/2014(Xem: 23805)
02/12/2018(Xem: 16134)
26/08/2016(Xem: 13517)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: