Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ

02/04/20185:21 SA(Xem: 14961)
Chỉ có pháp khổ, không có người bị khổ
CHỈ CÓ PHÁP KHỔ, KHÔNG CÓ NGƯỜI BỊ KHỔ.
Như Không

duc phatCuộc đối đáp dưới đây giữa Ác Ma và Tỳ Khưu Ni VARIJA rất hay, rất đáng ghi nhớ và suy gẫm, cho những ai muốn CHẤM DỨT KHỔ ĐAU, muốn hiểu chính xác sự thật "DIỆT ĐẾ" ở trong 4 THÁNH ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO).

Đang ở giữa rừng sâu yên lặng, Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, bỗng cất tiếng hỏi Tỷ-kheo-ni Vajirà:

Do ai, hữu tình này,
Được sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Đi đâu hữu tình diệt?

Nghe thế, tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này?   Người hay không phải người?"  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".  Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà liền trả lời Ác ma:


Sao Ông lại nói hoài,
Đến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Đây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.

Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.

Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Trích dẫn từ TƯƠNG ƯNG BỘ KINH, Tương Ưng Tỳ Kheo Ni:  http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-05.htm 
Mọi ý kiến phản hồi xin gởi về GSNHUKHONG@GMAIL.COM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.