Thích Đạt Ma Phổ Giác
Bởi nó là cái gốc làm cho con người ta phải luyến ái và dính mắc vào đó để sinh ra biết bao là phiền muộn khổ đau.Cái si mê đầu tiên là chấp thân tâm này làm ngã, là tôi và của tôi. Rồi lại chấp cái suy tư nghĩ tưởng này là của tôi, tạo ra ý thức hệ để đấu tranh khi bât đồng quan điểm.
Có ba người cùng làm bảo vệ tại một công ty nọ, tối đến rảnh rang cùng nhau hàn huyên tâm sự chén thù, chén tạc. Đang hứng thú bỗng dưng hết rượu, muốn uống thêm nữa nên anh Tâm kêu gọi mọi người đóng góp thêm, Thiện liền móc bóp ra đưa 50000 đồng nhưng anh Dữ ngồi kế bên không chịu, “hôm nay mày phải bao hết”. Thiện nói mỗi người một phần là công bằng. Hai bên giằng co, chẳng chịu nhường nhịn, lời qua tiếng lại một hồi dẫn đến ẩu đã, đánh nhau. Thiện bị đánh tức quá liền chụp con dao đâm anh Dữ chết liền tại chỗ.
Những chuyện như thế rất hay xảy ra trong đời sống hiện tại, rượu vào lời ra dẫn đến cãi vã, tranh chấp, cuối cùng bị con ma men sai khiến làm mất lý trí, dẫn đến tình trạng đâm chém, giết hại lẫn nhau.
Chính chỗ này mà thế giời loài người luôn xãy ra chiến tranh không có lúc nào dừng nghỉ, vì ai cũng nghĩ rằng mình đúng người kia sai, ta là trung tâm của vũ trụ. Do quan niệm sai lầm như thế nên chúng ta luôn sống trong đau khổ lầm mê và giết hại lẫn nhau không có ngày thôi dứt.
Người nghiện rượu thì sáng xỉn, chiều say, tối lai rai, lại hay làm phiền lòng mọi người; khi chưa uống thì rất dễ thương, khi uống vào thì lằng nhằng, lè nhè, lục nhục chẳng giống ai, làm bà con lối xóm phiền lòng, về nhà đánh đập, chửi mắng vợ con.
Thế giới hiện nay đang tìm cách chống nạn nghiện rượu, một tệ nạn gây đau khổ cho rất nhiều người. Tất cả tai nạn giao thông do người uống rượu gây ra chiếm đến 70%, rượu làm thần kinh người lái xe không được sáng suốt, lờ mờ, vì thế không chủ động được tình huống bất ngờ xảy ra. Rượu đã làm người uống say sưa, mê loạn nên người lái xe dễ gây tai nạn.
Rượu làm hư hỏng con người, rượu vào thì lời ra, lúc mới uống thì còn bình tĩnh giữ lễ nghĩa với nhau “anh một ly, em một ly”, đến khi ngà ngà say thì “mày một ly, tao một ly”. Khi quá say thì không còn biết gì nữa, la mắng, chửi rủa om sòm, dẫn đến tranh chấp, xô xát, gây thương tích cho nhau.
Uống rượu bia nhiều và dùng chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến bệnh si mê mà chúng ta không làm chủ được bản thân mình. Bạo hành gia đình thường xuyên, gia đình sống không hạnh phúc, tệ nạn xã hội lan tràn cũng từ chúng ta không giữ giới thứ 5 này. Trong 4 giới đầu không sát sinh hại vật, không trộm cướp, không tà dâm và không nói dối hại người là chính giới, có thể gây ra nỗi khổ niềm đau cho nhiều người nếu phạm giới.
Tai hại của việc uống rượu không thể lường hết được, người biết làm chủ cuộc sống và có năng lực tu tập sẽ không bao giờ hưởng thụ quá mức, họ biết dè dặt chừng mực, chỉ vui chơi vừa phải vì đã biết trước những tác hại của nó. Bệnh tật, hao tiền tốn của, tâm trí mê mờ, mất tự chủ khi uống quá say dẫn đến các việc làm xằng bậy gây đau khổ cho mình và người.
Rượu là chỉ chung cho các chất gây say, gây ghiền, là chất độc tệ hại hơn các chất độc khác; vì chất độc khác chỉ hại chết một mạng người, còn rượu tác hại nhiều đời nhiều kiếp. Người bị ghiền gọi là rượu chè vì đã thấm sâu vào máu của họ nên trí tuệ giảm sút, mê mờ; do đó tham-sân-si tăng trưởng, gây tạo nhiều nghiệp ác.
Người nghiện rượu thường đối xử tệ bạc với cha mẹ và hay đánh đập, hành hạ vợ con vô cớ. Tiền bạc vợ con làm lụng vất vả, chắt chiu, chẳng dám tiêu xài hoang phí, ông chồng nghiện ngập làm hao tiền tốn của đã đành, có khi còn làm mất phẩm chất, nhân cách khi quá say.
Ngày nay, quán nhậu, làng nướng mọc lên như nấm, không có giờ giấc, phép tắc gì hết, còn thêm cái kiểu khích lệ công khai “uống mười tặng một, tặng hai” để cạnh tranh thị trường say xỉn, làm mất đi hạt giống trí tuệ của con người. Nạn đâm chém, giựt dọc, hiếp dâm cùng tai nạn giao thông từ chỗ uống rượu say xỉn mà ra.
Rượu còn là nguyên nhân gây ra việc xào xáo gia đình, làm khổ lụy vợ con. Do rượu chè bê tha mà người ta dễ bỏ bê công việc, sẵn sàng làm điều xằng bậy khi mất tự chủ. Nhiều cuộc cãi vã, tranh chấp trong tiệc rượu đã dẫn đến xô xát gây thương tích, thậm chí làm mất mạng sống chỉ trong thoáng chốc, khi tỉnh lại thì ăn năn cũng muộn màng.
Người con Phật không nên uống rượu để giữ gìn phẩm giá và nhân cách sống, không gây lỗi lầm đáng tiếc xảy ra. Trong kinh Phật dạy, uống rượu có 6 việc không tốt làm con người mất đi lý trí.
Một là làm cho tiền bạc tài sản bị hao hụt, mất mát. Hai là uống rượu sinh ra các thứ bệnh làm mất sức khỏe như nóng gan, cao huyết áp, đau bao tử. Ba là thường xuyên gây gỗ, cãi vã, đánh nhau, làm khổ lụy vợ con cùng bà con hàng xóm. Bốn là bị mất uy tín, tiếng xấu đồn đãi do bê tha, rượu chè. Năm là dễ sinh nóng giận, cáu gắt vô cớ. Sáu là tâm trí càng u mê, đần độn.
Có một thứ giá trị nhất mà cuộc sống đã dành cho ta, đó là thời gian. Nếu ta không làm được gì có lợi ích cho xã hội, thì cũng đừng nên làm tổn thương cho ai cả.
Bởi đồng tiền không thể mua được mạng sống của chúng ta khi duyên đời đã hết, nên ta phải biết cách sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý. Chúng ta phải nên nhớ rằng tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian.
Ngày xưa, có một người rất là bỏn sẻn và keo kiệt, lúc nào cũng hà tiện chẳng dám tiêu xài vào việc gì dù việc đó có lợi ích cho mình và người khác. Anh ta tích cóp cả đời, để dành được một khối gia tài rất lớn.
Không ngờ một ngày kia, con quỹ vô thường xuất hiện đòi mạng sống của anh ta. Hoảng quá, anh liền van nài hãy cho tôi thời gian thêm một năm, để tôi có thể nếm chút hưởng thụ từ số tiền kia. Nếu ngài chấp nhận tôi sẽ chia cho một nửa gia tài.
Con quỹ vô thường liền lắc đầu không chịu. Vậy tôi xin đưa hết cả gia tài cho ngài để được sống thêm một ngày nữa. Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin con quỹ vô thường cho tôi một phút để viết di chúc cho người sau vậy.
Đến đây thì con quỹ vô thường mới gật đầu đồng ý. Anh ta run rẩy viết: Mọi người xin hãy ghi nhớ: “Dù có tiền muôn bạc vạn cũng không mua được khi thần chết đến”.
Câu chuyện trên là một ẩn dụ sâu sắc để khuyên nhủ mọi người hãy sống làm sao cho có ý nghĩa, tiền bạc sự nghiệp chúng ta không thể đem theo khi duyên đời đã hết. Thế cho nên, khi còn sống dù ít hay nhiều ta phải làm cái gì đó để có thể giúp đỡ hay chia sẻ cho nhiều người khác.
“Cuộc đời như áng mây trôi, khi tan, khi hợp, khi được, khi mất, khi có, khi không luôn biến chuyển đổi thay không ngừng nghỉ”, chúng ta hãy cố gắng tu hành để vượt qua sống chết khổ đau.
Đã là thân phận con người ai cũng phải chịu cái khổ “Sinh, già, bệnh, chết”, nhưng người biết tin sâu nhân quả sống một ngày là có ích cho xã hội, nên đến khi chết thì họ không bao giờ tiếc nuối và lo sợ.
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?