Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng (sách PDF)

21/10/201811:11 SA(Xem: 11654)
Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng (sách PDF)

HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG !
LỜI KÊU GỌI TUỔI TRẺ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA SOFIA STRIL-REVER

HOANG PHONG chuyển ngữ
Thư Viện Hoa Sen

 

hay-lam-mot-cuoc-cach-mang

MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu của Người Chuyển Ngữ
Chương 1: Tôi đặt hết lòng tin nơi các bạn
Chương 2: Hãy biến mình thành những con người bất khuất vì hòa bình
Chương 3: Cuộc cách mạng từ bi
Chương 4: Thế giới từ bi có thật

LỜI GIỚI THIỆU

CỦA NGƯỜI CHUYỂN NGỮ

 

Phật giáo không phải là chỉ để dành riêng cho những người lớn tuổi chuẩn bị cho cái chết của mình, mà còn mở ra một chân trời mới cho tuổi trẻ. Giáo Huấn của Đức Phật không phải là những lời cầu khẩnvan xin mà là lý tưởng, bổn phận và hành động, giúp con người và nhất là tuổi trẻ biến cải cuộc đời mình, bảo vệ sự sống và sự tồn vong của cả hành tinh này.

Bà Sofia Stril-Rever, văn sĩ, chuyên gia tiếng Phạn, Tây Tạng học..., là đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma, đã góp nhặt những lời ghi chép trong một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho mình, thành một quyển sách nhỏ mang tựa: "HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ! Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma". Quyển sách bắt đầu thành hình ngay sau buổi phỏng vấn diễn ra tại Bodhgaya (Bồ-đề Đạo tràng) ngày 3 tháng giêng năm 2017, hoàn tất ngày 2 tháng 10 tại Dharamsala trên miền Bắc Ấn Độ, nơi lưu vong của Đức Đạt-lai Lạt-ma, và sau cùng đã được xuất bản tại Pháp ngày 26 tháng 1, 2017 vừa qua.

Quyển sách thật trong sáng, ngập tràn lòng từ bi này của một người tu hành lớn tuổi viết là để dành riêng cho thế hệ trẻ, thế nhưng cũng có thể làm xúc động cả những con tim chai đá và khô cằn của những người kém trẻ trung hơn. Quyển sách gồm năm chương, và trong mỗi chương bà Sofia Stril-Rever trích ra một đoạn ngắn để đưa lên trang mạng của bà.

Bures-Sur-Yvette, 24.12.17

Hoang Phong

ABOUT THE AUTHOR  

My Spiritual Autobiography. the Dalai Lama Paperback – International Edition, June 1, 2012

by Sofia Stril-Rever (Author)

Sofia Stril-Rever is a Sanskrit expert and an interpreter for the Dalai Lama. She received training from a traditional Indian pandit and a Tibetan lama in the monastery of Kirti (Dharamsala). She translated and published a collection titled Kalachakra Buddhist Scriptures and cofounded the website www.buddhaline.net.

 

HoangPhong3VỀ DỊCH GIẢ 

Dịch giả Nguyễn Đức Tiến, bút hiệu: Hoang Phong, sinh năm 1939, Tiến sĩ Khoa học, tốt nghiệp đại học Khoa học Sài Gòn, đại học Oslo - Na-uy, đại học Paris-Sud, tại các đại học này ông đều có một số bài khảo cứu viết riêng hoặc viết chung với các khoa học gia khác. Ông là cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon, cựu giáo sư thỉnh giảng đại học Cần Thơ, đại học Đà Lạt, cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khảo công ty dầu khí TOTAL, và cũng là thành viên của Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale). Ông về hưu năm 1999, và hiện định cư tại Pháp quốc.

Trong những năm gần đây, ông đã dành toàn thời gian, công sức nghiên cứuchuyển ngữ kinh sách Phật giáo của các vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng, góp phần hoằng dương Phật pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Sách đã xuất bản:

Hơn 30 đầu sách  bao gồm sách chuyển ngữ và trước tác. Xem danh sách các sách đã xuất bản tại Thư Viện Hoa Sen.

 

pdf_download_2
Hay Lam Mot Cuoc Cach Mang - 5 x 8
 (Hoang Phong chuyển ngữ)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17917)
05/10/2014(Xem: 21158)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.