Thư Viện Hoa Sen

Những người thầy tôn kính

22/11/20184:06 SA(Xem: 12110)
Những người thầy tôn kính

NHỮNG NGƯỜI THẦY TÔN KÍNH

Thích Trung Hữu

 

Đức Phật - vị thầy gần gũi - đã tự tay chăm học trò bệnh
Đức Phật - vị thầy gần gũi - đã tự tay chăm học trò bệnh

Tự cổ chí kim, bên cạnh tình yêu thiêng liêng với phụ mẫu, có rất nhiều câu chuyện cảm động về đạo sư đồ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi xin ghi lại một số câu chuyện, có lẽ nhiều người cũng đã biết qua, để cùng nhau ôn lại nhằm tri ân những bậc thầy vĩ đại, cũng như hòa mình vào suối nguồn ấm áp ngọt ngào của tình thầy trò thiêng liêng cao cả.

Thiền thoại Nhật Bản có ghi chuyện Thiền sư Bankei (1622-1693) nuôi dạy rất nhiều đệ tử. Trong số đó có một đệ tử hư đốn, vừa khờ khạo, ngu ngơ, đã vụng về mà lại còn có tính xấuăn cắp vặt đồ trong chúng, làm cho đại chúng hết sức phiền lòng. Nhiều lần vị này bị đem ra xét xử nhưng vẫn chứng nào tật nấy, không hề thay đổi. Một lần nọ, vị Tăng hư đốn ấy lại phạm tội ăn cắp. Chư Tăng trong tự viện chịu hết nổi bèn kéo nhau lên trình sự việc với thiền sư. Họ yêu cầu vị thiền sư hoặc là đuổi vị Tăng hư đốn ấy đi, hoặc là tất cả họ sẽ đi. 

Trước áp lực đó, vị thiền sư vẫn bình tĩnh nói với mọi người có mặt ở đó rằng, nếu họ muốn đi thì đi chứ ngài không đuổi vị Tăng hư đốn kia. Mọi người vừa bất bình vừa khó hiểu, hỏi tại sao Thiền sư chỉ vì một kẻ hư đốn vô tích sự mà cam tâm bỏ cả một đại chúng, vốn là những người tu học rất giỏi. Hơn nữa, nếu đại chúng mà bỏ đi hết thì danh tiếng của thiền sư cũng sẽ không còn. 

Thiền sư nhìn vị Tăng hư đốn đang quỳ rồi nhìn đại chúng ôn tồn giải thích rằng không phải là ngài không cần đại chúng nhưng những người có đạo hạnh như đại chúng thì dù đi tới đâu cũng có thể sống được, còn người khờ khạo và hư đốn như vị Tăng kia thì ngoài thiền sư ra, những người khác ở nơi khácthể không dung chứa. Chính vì vậy mà ngài phải bảo bọc thầy ấy. Đại chúng thấy được tấm lòng từ bi vô cùng quảng đại của thiền sư thì không còn đòi bỏ đi nữa. Còn vị Tăng phạm tội kia thì xúc động nghẹn ngào, đến quỳ trước thiền sư, phát nguyện sẽ làm một người tốt để không phiền đại chúng và để không phụ tình thương bao laThiền sư dành cho mình.

Hòa thượng Hư Vân (1846-1959) cũng là một bậc thầy vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa cận đại. Lúc bấy giờ Trung Quốc loạn lạc, bị nhiều nước chiếm đóng. Phật giáo do vậy cũng trở nên suy vi. Nhiều tà sư xuất hiện, mượn cửa chùa để mưu lợi cá nhân. Hòa thượng Hư Vân là một bậc chân tu, lời nóihành vi của ngài đều phù hợp với Chánh pháp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người mượn đạo tạo đời kia, nên tự nhiên họ rất ghét và tìm cách hãm hại Hòa thượng

Có một vị tà sư nọ sai đệ tử của mình công khai làm những việc sai trái với giới luật nhà Phật và pháp luật nhà nước, rồi tự xưng là đệ tử của Hòa thượng Hư Vân với mục đích hạ uy tín của ngài. Người đệ tử ấy bị chính quyền bắt và đem ra xét xử công khai, có sự hiện diện của cả Hòa thượng Hư Vân và vị tà sư kia. Khi hỏi anh ta là đệ tử của ai thì anh ta trả lờiđệ tử của Hòa thượng Hư Vân. Nghe vậy ngài vẫn im lặng và chịu sự lăng mạ của vị tà sư kia, rằng ngài không biết dạy đệ tử, hơn nữa cũng phải chịu tội liên đới. Không ngờ mức án mà người đệ tử kia phải chịu là quá nặng, làm cho anh ta vô cùng sửng sốtrun sợ

Trong cơn nguy nan đó, theo bản năng sinh tồn, anh ta lạy lục dưới chân sư phụ mình là vị tà sư kia xin cứu giúp. Thế nhưng vị tà sư làm ngơ không nhận anh ta là đệ tử. Lúc bấy giờ Hòa thượng Hư Vân mới bước tới đỡ anh ta dậy và nói với vị quan chức chủ án và mọi người ở đó rằng, đệ tử làm sai là do thầy không không biết dạy dỗ, cho nên ngài xin nhận lỗi về ngài. Ngài nói rằng con người ai không có lúc làm sai, nhưng làm sai mà biết ăn năn thì cũng nên cho người ta cơ hội làm lại. Ngài đã đứng ra bảo lãnh để xin được đem vị đệ tử về để dạy dỗ lại. Với nhân cách và sự giải thích hợp tình hợp lý của Hòa thượng, vị quan xét xử đó chấp nhận yêu cầu của ngài. Còn vị đệ tử thì vô cùng cảm kích tấm lòng từ bi và bao dung độ lượng của ngài nên đã từ bỏ vị tà sư kia mà thờ ngài làm thầy.

Nói đến những vị thầy khả kính thì ta không thể nào không nhắc đến Đức Phật. Chúng ta đừng thấy Đức Phật ngồi uy nghi trên bệ cao trên chánh điện các chùa, hay được diễn tả trong các kinh điển với hào quang rực rỡ phóng ra khắp mười phương mà nghĩ rằng Đức Phật như một vị thần trên cao, chỉ có thể chiêm ngưỡng mà không thể gần gũi. Thật ra Ngài là một vị thầy còn gần gũi hơn bất kỳ vị thầy nào ngày nay. 

Theo tôi được biết, trong những vị chư tôn đức Tăng Ni của chúng ta ngày nay, hiếm có vị nào tự tay mình may hay vá áo cho đệ tử, cũng ít thấy ai tắm rửa cho đệ tử khi họ bị bệnh. Nhưng Đức Phật đã làm những điều đó đối với các Tôn giả tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài.

Một số Tăng Ni, khi đọc hay nghe kể những việc làm này của Đức Phật đã vô cùng xúc động đến rơi nước mắt. Một Sư cô đã tâm sự rằng, cô là trẻ mồ côi được thầy đem về chùa nuôi từ nhỏ nên rất khao khát tình cảm gia đình. Cô coi sư phụ như cha mẹ nhưng mà sư phụ thì rất nghiêm nên chưa bao giờ cô dám “nhõng nhẽo” với sư phụ như những đứa bé khác bên cha bên mẹ. 

Khi cô bị bệnh, nhiều lắm là sư phụ cũng chỉ đến bên giường hỏi thăm, ngay cả đặt tay lên trán để coi cô có sốt không cũng không có. Tôi tò mò hỏi một số huynh đệđệ tử coi vấn đề này như thế nào thì được trả lời là “tu mà muốn có tình cảm như thế gian sao được”. Thật ra tôi nghĩ rằng sự quan tâm nhau thì đâu có phân biệt tu hay không tu. Sự quan tâm của người thầy đối với đệ tử không hề làm cho đệ tử thêm luyến ái mà ngược lại càng khuyến khích họ tinh tấn hơn trên đường đạo mà thôi, và trường hợp của Đức Phật là một ví dụ. 

Đức Phật A Di Đà cũng là một vị thầy đầy lòng từ bithương xót. Các kinh về Tịnh độ nói rằng dù người nào có phạm tội ngũ nghịch, thập ác nhưng chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, dù chỉ là một niệm thì Ngài cũng rước về cõi nước Tây phương của Ngài. Mà đã về đó rồi thì sẽ được bất thoái chuyển. Có thể có nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau về vấn đề này, nhưng đối với tôi, những lời dạy này của Đức Phật A Di Đà có nghĩa rằng: “Các con, dù cho các con có phạm tội nặng đến đâu nhưng nếu các con muốn tu thì Ta cũng sẽ cho các con cơ hội, ta sẽ tạo mọi điều kiện cho các con tu. Ta cũng không vì các con không ngoan mà đuổi các con đi. Các con hãy yên tâm mà ở đây tu học với Ta cho đến khi thành tựu đạo nghiệp”. 

Chỉ ba từ “bất thoái chuyển” thôi đã chứa trong đó không biết bao nhiêu đức tính cao đẹp của một người thầy, người cha. Ngài nhẫn nhục với những ngang bướng, bao dung với những thói hư, thương xót với những phiền não, tha thứ với những lỗi lầm, và tận tâm trong việc hướng dẫn chúng sinh tu học. Tôi cũng ước ao ở cõi Ta-bà này có một ngôi chùa nào đó mà vị thầy hay vị trụ trì cũng cam đoan với đại chúng rằng “ở đây sẽ được bất thoái chuyển” thì hạnh phúc biết bao.

Trong các mối quan hệ thì quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt nhất, vì chức năng giáo dục của nó. Nếu khônggiáo dục thì con người sẽ không có đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp, xã hội cũng sẽ không thể trở nên văn minh phát triển. Có thể nói rằng, giáo dục tốt đẹp thì con ngườixã hội tốt đẹp; còn giáo dục mà xuống cấp thì đừng mong con ngườixã hội tốt đẹp. Trong mối quan hệ thầy trò thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. 

Thời gian gần đây, ngoài xã hội thì ta thấy xảy ra nhiều trường hợp học trò phạm thượng không tôn trọng thầy cô, còn trong chùa thì cũng có hiện tượng Tăng Ni trẻ sống buông lung. Một phần ở đây là do xu hướng của thời đại thích hưởng thụ theo ngũ dục lạc trong khi đạo đức của con người không còn được xem trọng; nhưng tôi cho rằng phần lớn nguyên nhân là ở nơi người lớn, chịu trách nhiệm giáo dục. Tư cách của những người lớn không đủ tôn nghiêm để răn đe và làm tấm gương tốt lớp trẻ noi theo. Có những bậc thầy như Phật Thích Ca, Khổng Tử thì mới có những học trò như A-nan, Nhan Hồi. Nếu người lớn làm đúng thì lớp nhỏ sẽ không dám làm sai; ngược lại, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Bánh xe trước lệch rồi thì đừng mong bánh xe sau an toàn.

Thật ra thời nào cũng có những cá nhân xấu ác và ích kỷ chỉ muốn lợi ích cho bản thângia đình mình, còn người khác và xã hội có như thế nào thì không quan trọng. Rất may là ngoài những người đó ra còn có những người có lòng vị tha và tâm huyết với cộng đồng. Đâu đó trong cuộc sống ta vẫn tìm thấy những con người có nhân cách cao vời, nhất là tấm lòng từ bi, bao dung, độ lượng của họ đối với tha nhân. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi hồi tưởng lại những câu chuyện cảm động về người thầy và tin tưởng rằng những vị thầy đáng tôn kính như thế thời nào cũng có. Với họ, ta chỉ biết quỳ xuống đảnh lễ, vì như W. Goethe đã nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”.
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 8780)
08/09/2015(Xem: 20100)
05/10/2014(Xem: 23814)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: