- Những Kẻ tật nguyền và những người chăm sóc họ

28/11/20183:50 SA(Xem: 8558)
- Những Kẻ tật nguyền và những người chăm sóc họ
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


II

SUY TƯ VỀ CÁC BỐI CẢNH TRONG CUỘC SỐNG

 
Suy tư về những Kẻ tật nguyền và
những người chăm sóc họ

 

102

 

            Nếu chẳng may thân xác bị tật nguyền thì các bạn cứ hãy tự nhủ rằng từ bên trong chính mình thì mình vẫn là một con người như tất cả mọi người khác. Mặc dù không còn sử dụng được một vài cơ quan cảm giác nào đó, thế nhưng tâm thức mình vẫn vận hành bình thường như tất cả mọi người. Không nên tuyệt vọng, hãy phát động sự tự tin nơi chính mình. Là con người, đương nhiên các bạn sẽ có đủ khả năng làm được một cái gì đó cho đời mình.

 

            Một hôm tôi đến viếng một trường câm điếc. Thoạt nhìn thì các đứa trẻ ấy không sao đàm thoại được như chúng ta. Thế nhưng chúng biết sử dụng các phương tiện khác để học hỏi không khác gì như các người khác. Ngày nay người mù có thể đọc và viết nhờ vào một chiếc máy. Một số đã trở thành văn sĩ. Tôi có dịp trông thấy trên truyền hình Ấn-độ một người cụt cả hai tay nhưng có thể viết được bằng chân. Tuy không viết nhanh được nhưng chữ viết rất rõ.

 

Người chuyển ngữ các dòng này có dịp viếng một trường mù và trông thấy các em chơi bóng đá. Bên trong quả bóng có cát hạt sỏi (?) gây ra tiếng sột soạt khi quả bóng lăn trên mặt đất. Căn cứ vào tiếng động đó các em ước tính khoảng cách, tốc độ, hướng lăn của quả bóng để chạy theo và tranh nhau đá vào quả bóng. Các em vừa chơi vừa vui cười, hò hét để biết vị trí của nhau, tạo ra một bầu không khí thật hăng say và vui vẻ - gccncntV)

 

103

 

            Dầu bất cứ chuyện gì xảy ra thì các bạn cũng không bao giờ tuyệt vọng. Một người luôn tự nhủ: "Tôi sẽ thành công", sẽ đạt được mục đích. Nếu các bạn nghĩ rằng : "Chuyện đó thật khó thực hiện, tôi không còn đủ khả năng như trước đây nữa, tôi sẽ chẳng bao giờ làm được việc đó", thì thật hiển nhiên là các bạn sẽ thất bại. Có một câu tục ngữ Tây Tạng như sau: "Không sao thoát được sự nghèo đói bằng cách buông tay".

 

104

 

            Khi một đứa bé chào đời với khuyết tật bẩm sinh thì không cần phải nóí, cha mẹ và các người khác trong gia đình, không một ai tránh khỏi những giây phút đau buồn, lo âutuyệt vọng. Thế nhưng dưới một góc nhìn khác thì việc chăm lo cho kẻ khác là cả một cội nguồn mang lại hạnh phúc và sự toại nguyện cho mình. Kinh sách Phật giáo khuyên chúng ta nên yêu thương nhiều hơn những ai đang khổ đau, không còn tự chăm lo cho mình được nữa. Càng xả thân vì những người trong hoàn cảnh đó thì mình sẽ càng cảm nhận được một sự toại nguyện sâu xanhận thấy mình là một con người hữu ích.

 

105

 

            Nói chung thì việc trợ giúp kẻ khác là hành động cao quý nhất. Nếu trong gia đình, ngay bên cạnh mình có một người hoàn toàn cô đơn, không ai ngó ngàng, hoặc mang khuyết tật không phương chữa lành, thì hãy nghĩ rằng đây là một dịp may hiếm có giúp mình chăm lo cho người ấy với một niềm hân hoan tràn ngập trong lòng. Đó là dịp giúp mình làm được một việc thật tuyệt vời.

 

            Nếu xem đấy là một bổn phận mà mình buộc lòng phải gánh vác, thì việc làm đó sẽ không được trọn vẹn (không còn mang ý nghĩa cao đẹp của một sự hy sinh nữa), đấy chỉ là cách mà mình tự tạo ra cho mình một cách phi lý các khó khăn thật ra không hề có (cáu kỉnh, thốt ra những lời không đẹp, tạo ra một bầu không khí căng thẳng, chỉ là cách khiến người được giúp đỡ thêm đớn đau và chua xót trong lòng, trong khi đó thì mình cũng phải đảm đang công việc của mình. Yêu thươngnhẫn nhục là cả một sự thử thách đối với chính mình).



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/03/2013(Xem: 28773)
04/12/2017(Xem: 18602)
12/03/2022(Xem: 4235)
23/03/2020(Xem: 12803)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.