- Dấn thân vì kẻ khác

21/12/20183:26 CH(Xem: 8789)
- Dấn thân vì kẻ khác
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


III

SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TẬP THỂ TRONG XÃ HỘI
(câu 133 đến 181)

 

Suy tư về sự dấn thân vì kẻ khác

 

176

           

            Hình ảnh những người dấn thân vì kẻ khác trong các lãnh vực y tế, giáo dục, tâm linh, gia đình, xã hội hay trong bất cứ một lãnh vực nào khác cũng vậy, tất cả đều mang lại một niềm vui sướng sưởi ấm tim tôi. Bất cứ một xã hội con người nào cũng vậy, đều tự tạo ra cho mình đủ mọi thứ khó khăn và khổ đau. Mọi cố gắng làm vơi bớt các khó khăn và khổ đau đó đều là những điều đáng khích lệ.

            Theo quan điểm Phật giáo thì thật hết sức quan trọng là không nên chỉ biết đơn giản xem việc chăm sóc một người nào đó như là một thứ bổn phận phải gánh vác hay một hình thức tiêu khiển - chẳng hạn như thú vui chăm sóc vườn tược. Nếu sự giúp đỡ đó được thực hiện với tình thương yêu, lòng từ bi, kèm thêm những lời êm ái và một nụ cười trên môi, thì nhất định mình sẽ mang lại cho người được giúp đỡ một niềm hạnh phúc đích thật. Trên phương diện cụ thể thì sự chăm sóc với tất cả tình thương đó không có gì khác với sự giúp đỡ chỉ vì bổn phận, thế nhưng sự lợi ích thì vô cùng khác biệt giữa hai cung cách hành xử đó.

177

            Nếu bạn là một bác sĩ thì không nên chỉ biết chăm sóc bệnh nhân một cách máy móc hoặc chỉ vì bổn phận. Người bệnh có thể nghĩ rằng mình không được chẩn bệnh và chăm sóc đúng mức, hoặc chỉ là một con vật thí nghiệm. Một số bác sĩ giải phẫu vì làm việc quá nhiều đến độ xem người bệnh chẳng khác gì một chiếc máy để sửa chữa, không còn ý thức được bệnh nhân là một con người. Một khi đã đánh mất sự thương cảm và lòng từ bi, không còn ý thức được đối tượng của sự chăm sóc của mình là một con người, thì người bác sĩ giải phẫu cũng chỉ biết cắt mổ, khâu vá hoặc thay đổi các bộ phận trong cơ thể, tương tự như thay đổi phụ tùng của một chiếc xe, hay lắp ráp các thanh gỗ.

178

            Mỗi khi chăm sóc một người nào đó thì thật hết sức quan trọng là phải phát động lòng vị tha. Thái độ đó không những mang lại ích lợi cho người được chăm sóc mà cả cho người người đứng ra chăm sóc.

179

            Càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác thì thật ra cũng là cách càng tạo ra thêm hạnh phúc cho chính mình. Tuy nhiên không bao giờ được phép nghĩ đến điều đó trong khi hy sinh cho kẻ khác. Không nên chờ đợi một sự hồi đáp nào mà chỉ một lòng quan tâm đến sự an lành của họ. 

180

 

            Không bao giờ được phép xem mình cao hơn những người mà mình giúp đỡ. Dù những người ấy có dơ bẩn, nghèo nàn, đần độn, quần áo tả tơi, và dù mình phải hy sinh tiền bạc, thời giờ, và cả sinh lực, thì cũng cứ hy sinh với tất cả sự khiêm tốn của mình. Đối với riêng cá nhân tôi thì mỗi khi gặp một người ăn xin thì tôi luôn cố gắng không xem người ấy thấp hơn mình, mà chỉ xem người là một con người, không khác gì như chính tôi.

 

181

            Khi phải giúp đỡ một người nào đó thì không nên chỉ biết giải quyết các khó khăn cấp bách của người ấy, chẳng hạn như cho họ một ít tiền, mà phải tạo ra các điều kiện giúp họ tự giải quyết các khó khăn của họ. (ngoài những sự giúp đỡ cụ thể còn phải đặt vào tay họ cả tình thương yêu xuất phát từ con tim của mình).

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 09.01.19

                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/01/2014(Xem: 16676)
18/05/2017(Xem: 20716)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.