Đi trong mù sương lâu dần ướt áo

21/01/20194:01 SA(Xem: 8666)
Đi trong mù sương lâu dần ướt áo

ĐI TRONG MÙ SƯƠNG LÂU DẦN ƯỚT ÁO
Quảng Tánh

 

Khi đông về, sáng sớm người ta thường quấn khăn để che gió sương. Sương vốn mỏng manh như có mà như không nên đi trong sương không ướt liền, chỉ có đi lâu thì mới thấm ướt và nhiễm lạnh, các bệnh thời khí cũng phát xuất từ đây.

khat_thuc_01
Trong mối quan hệ giữa hai chúng đệ tử xuất giatại gia,
tuy Đức Phật luôn kêu gọi đoàn kết và hòa hợp như nước
với sữa nhưng không có nghĩa là không có khoảng cách -
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Hình ảnh quen thuộc này lại được kinh lục Phật giáo sử dụng để minh họa cho sự tập nhiễm, nhất là thẩm thấu những điều xấu ác. Bởi điều tốt thấm đẫm chúng ta rất khó, rất lâu trong khi thói hư tật xấu thì hấp thu rất dễ dàng. Âu đó cũng là tập nghiệp của chúng sinh vốn phước mỏng mà nghiệp dày. 

Môi trường sống và hành đạo của chúng xuất gia chính là tụ lạc, thôn xóm, gia đình của hàng tại gia. Chúng Tăng khất thực hàng ngày là một phương thức lý tưởng để kết duyên cùng thế tục, tiếp xúc với xã hội. Nhờ khất thực mà mỗi ngày vị xuất gia phải ra đường, vào làng, gặp gỡ mọi người. Chư Tăng đi khất thực vừa nhận thực phẩm để nuôi sống thân mạng, vừa tận dụng cơ hội quý báu để thăm hỏi, chúc phúcthuyết pháp. Sau khi khất thực xong thì họ về lại trú xứ thọ thực, tọa thiền, kinh hành, nghe pháp v.v… Chính khoảng thời gian này lại biệt lập, cách ly với đời
sống tại gia, ở nơi lan nhã u tịch, xa lìa ồn náo của thế thường.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tôn giả Na-ca-đạt-đa ở nước Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Lúc ấy, có người tại giaxuất gia, thường gần gũi nhau. Thiên thần ở trong rừng kia tự nghĩ: “Đây không phải là pháp Tỳ-kheo ở trong rừng, người xuất giatại gia cùng nhau thân cận, nay ta phải đến dùng phương tiện cảnh tỉnh”. Thiên thần liền nói kệ:

Tỳ-kheo sớm ra đi
Gần tối trở về rừng
Đạo tục gần gũi nhau
Khổ vui cùng chia sẻ
E buông thói tục gia
Để cho ma lung lạc.

Khi Tỳ-kheo Na-ca-đạt-đa được Thiên thần kia nhắc nhở như vậy rồi, chuyên tinh tư duy như vậy như vậy, đoạn các phiền não, đắc A-la-hán”.

 (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1342)

Khi người xuất gia sống quá thân mật, gần gũi với người tại gia thì khuynh hướng tập nhiễm thế tục tăng thêm. Đơn giảnđời sống thế tục có nhiều vị ngọt, hấp dẫn các căn, khiến dễ dàng đánh mất chánh niệm. Người xuất gia, nhất là hàng sơ cơ tân học nhờ nương theo đại Tăngcảnh trí u tịch nơi nhàn xứnhiếp tâm. Xa rời thiện xứ ấy thì tự khắc sẽ rơi vào nạn xứ. Cho nên, hình ảnh bông sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” tuy rất đẹp nhưng đó là đại hùng lực của những bậc đã vào dòng hay vượt dòng, giới định tuệ vững chãi. Còn lại chúng ta đều cần nương vào oai đức của đại chúng, chùa viện để nhiếp tâm, giữ ý tu hành.

Trong mối quan hệ giữa hai chúng đệ tử xuất giatại gia, tuy Đức Phật luôn kêu gọi đoàn kết và hòa hợp như nước với sữa nhưng không có nghĩa là không có khoảng cách. Tất cả đều ngồi quanh Đức Phật nhưng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi giới lại rạch ròi, khác biệt nhau. Hàng xuất gianhiệm vụ trọng yếuhoằng pháp và hàng tại gia có bổn phận căn bảnhộ pháp. Tăng phải đáng Tăng, tục phải cho ra tục; thầy phải xứng thầy, trò hãy đáng là trò. Hòa nhập mà không hòa tan, để tan biến vào dòng đời chắc chắn người xuất gia sẽ thất bại, bị ma lung lạc, không thể thành tựu đạo quả giác ngộ giải thoát.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7176)
08/09/2015(Xem: 18095)
05/10/2014(Xem: 21380)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.