NÓI CHUYỆN VỀ VẤN ĐỀ ĐÓNG GÓP I

Ước muốn của tôi khi viết bài này là được hầu chuyện với các bạn đọc, nhất là với các bạn đọc không phải là Phật tử, về vấn đề Đạo Phật có thể đóng góp được gì trong công cuộc khai mở con đường thoát cho hiện trạng. Tôi có nhiều điều muốn nói nhưng lại cảm thấy không tin tưởng mấy nơi khả năng diễn đạt của tôi và cả nơi chữ nghĩa mà tôi phải dùng như là công cụ duy nhất để thiết lập cảm thông. Nói như thế không phải là để lập lại lời của người xưa về giá trị tương đối của văn tự ngôn ngữ, mà chỉ là để diễn tả một tâm trạng rất thực và rất thành thực. Chữ nghĩa của chúng ta bị ốm đau cả rồi và hễ mở miệng là tức khắc ta bị hiểu lầm. Tôi đã ngồi hơn một giờ đồng hồ trước tờ giấy trắng để suy nghĩ về cái đề của bài nầy. Trước tiên tôi định lấy cái đề: Sự cần thiết của một ý thức hệ Phật giáo. Nhưng lập tức sau khi viết câu đó lên giấy, tôi thấy nó phản lại điều tôi muốn nói. Chữ “sự cần thiết” thì dễ gây hiểu lầm, chữ “ý thức hệ” không thể nói được cái tôi muốn nói, còn chữ “một” lại càng nguy hiểm hơn, tôi rất nghi ngờ về giá trị cảm thông mà chữ “ý thức hệ” có thể đóng góp. Sẵn cuốn tự điển trên bàn, tôi tìm chữ ideology, và tôi thấy: the system of beliefs characteristic of a person or of a school of thought. Nếu chữ ý thức hệ mà có nghĩa ấy thì quả thực tôi không dám dùng. Chúng ta không cần có thêm một ý thức hệ nào nữa, dù là ý thức hệ Phật giáo. Xin các bạn kiên nhẫn, tôi chưa nói được hết ý tôi. Tôi muốn nói rằng có thêm một hệ thống tư kiến nữa thì cũng chỉ gây thêm động chạm và khổ đau dù những tư kiến đó được tin là chính kiến (vues justes).

Tôi đi tìm chữ khác. Tôi ưa chữ nền đạo lý, và sau khi xóa bỏ câu trên, tôi viết: Suy tư về nền đạo lý của thời đại. Nhưng mà vừa viết xong câu ấy, tôi biết ngay là nó cũng lại phản tôi. “Nền đạo lý” thế nào cũng sẽ được hiểu theo nghĩa một nền tôn giáo, một nền luân lý v.v…

Mà tôi thì tôi không thích nói về tôn giáo và về luân lý bởi vì tôi cũng ghét tôn giáoluân lý, cũng có thành kiến về tôn giáoluân lý như phần lớn các bạn. Nói một cách khác hơn, những chữ tôn giáoluân lý cũng bị ốm đau cả rồi và chúng không chuyên chở được ý nghĩa nguyên thỉ của chúng, vì vậy chúng ta không còn tin nơi chúng.

Tôi lại đi tìm những chữ khác nữa, nhưng tìm không ra. Tôi muốn tìm một chữ để mà diễn tả cái ý: những nguyên lý linh động sáng tỏ có thể nhận thức được bằng trí tuệ và bằng thực nghiệm tâm linh, những nguyên lý ấy chỉ là những công cụ hướng dẫn mọi thực hiện; chúng không phải là những giáo điều, cũng không phải những mô tả về thực tại, chúng không phải là chân lý muôn đời mà chỉ là nguyên lý linh động, chúng không thể không biến hình và khô chết nếu được nhận thức bằng khái niệm và diễn tả bằng danh ngôn; chúng chỉ có thể nhìn thấy trong thực tại thời giankhông gian mà không thể nhận thức suông qua giáo chỉ của những bậc thánh triết.

Cái mớ từ ngữ trên cũng chỉ là một số từ ngữ ít nhiều đã bị ốm đau nên tôi cũng xin bạn đọc đừng để ý tới chúng một cách quá đáng. Chỉ xin bạn đọc biết cho rằng cái mà tôi vừa cố diễn tả không phải là một khái niệm triết họctính cách siêu hình viễn vông không dính dáng gì đến thực tế, nghĩa là đến con đường thoát cấp bách của chúng ta. Tôi tin rằng nó là thực tế nhất. Nó không phải là gần thực tại mà là bản thân của thực tại. Tôi sẽ xin cố gắng sử dụng mớ danh từ ốm yếu của tôi để mong giải thích thêm về những điều tôi muốn được bạn nghe.

Thời đại của chúng tathời đại tranh chấp giữa các thế lực chính trị, kinh tế, và nhất là giữa các ý thức hệ, tức là những hệ thống nhận thức về thực tại và về đường lối xây dựng cải biến thực tại. Hai thứ đó, 1) nhận thức về thực tại và 2) nhận thức về đường lối xây dựng và cải biến thực tại, đều được coi như là chân lý, bất cứ ở trong ý thức hệ nào. Mà đã là chân lý thì ai cũng phải tuân theo, ai cũng phải tin vào, ai cũng phải tôn thờ. Nhưng sự thực thì ta thấy có nhiều ý thức hệ quá, nghĩa là nhiều chân lý quá. Ta biết theo ý thức hệ nào ? Thường thường ta chỉ chấp nhận một ý thức hệ, chấp nhận trên căn bản sở thích bây giờ của ta, trên căn bản những nhận thức bây giờ của ta và trên căn bản những nhu cầu bây giờ của ta. Không những bây giờ mà còn là ở đây, nghĩa là trên cả không gian lẫn thời gian. Chấp nhận một ý thức hệ rồi thì ta phải phủ nhận những ý thức hệ khác, bởi vì chân lý, như mọi người thường tin, chỉ có một. Thế rồi tin tưởng vào “chân lý” ấy với một tâm trạng của một kẻ đã có tín ngưỡng, ta bênh vực và thực hiện nó. Và trong khi bênh vực và thực hiện nó ta có thể (và thường thường) đóng cửa lý trí của ta lại và từ chối mọi hiến dâng của cuộc đời về những sự thực giản dị hiển nhiênlinh động của nó. Ta có thể cuồng tín nơi “chân lý tuyệt đối” của ta để gây khổ đau cho muôn ngàn kẻ khác. May mắn lắm ta mới có dịp phá được thành trì kiến chấp (kiến chấp: ghì chặt lấy tư kiến) của ta và hé thấy được sự sai lầm thiếu sót và ngây thơ của “chân lý” ta. Có kẻ đã suốt đời tiêu xài máu xương của đồng loại một cách hoang phí (cho đến nỗi xương chất thành núi máu chảy thành sông) để thực hiện ý thức hệ mình và mãi đến gần phút lâm chung mới thấy là mình chưa hề “nắm” được chân lý. “Thấy” như thế thì đã quá muộn rồi, hối hận cũng vô ích mà thôi. Sự va chạm của các ý thức hệ, của các niềm cuồng tín đã là nguyên do lớn nhất cho những đổ vỡ và khổ đau của thế kỷ ta. Chứng bịnh là ở đó, tại sao tôi còn dám nghĩ về vấn đề có thêm một ý thức hệ nữa ? Có thêm để mà đau khổ thêm hay sao ?

Nhưng mà nói như thế không phải là ta nên dẹp bỏ hết mọi ý thức hệ đi. Dẹp đi để mà chỉ sống theo nhu cầu và theo bản năng như là thú vật sao ? Không. Giá trị con người là ở chỗ biết dùng lý trí hướng dẫn cho hành động. Vấn đề của chúng ta là phải nhận thức các ý thức hệ như những cố gắng diễn tả sở đắc nội tâm về sự quan sát thực tại mà không phải là những chân lý cần phải tuân theothực hành theo một cách tuyệt đối.

Những diễn tả về sở đắc nội tâm trong khi quan sát và sống với thực tại, những diễn tả ấy không phải là bản thân của chân lý. Đó là những phương tiện hướng dẫn thực nghiệm chân lý linh động. Nói chân lý linh động nghĩa là chân lý với muôn ngàn hình thái không nhất định. Sự sai lạc của con người, theo đạo Phật, là ghì chặt lấy một vài hình thái diễn tả của tâm linh về chân lý và cho đó là bản thân của chân lý. “Những gì ta nói chỉ là để hướng dẫn người tìm chân lý. Đừng lầm điều ta nói là chân lý. Cũng như đừng lầm ngón tay chỉ mặt trăng là chính mặt trăng.” Ghì chặt lấy ngón tay cho đó là một mặt trăng thì sẽ mất mặt trăng, nhưng bỏ ngón tay đi thì không có cách gì để trông thấy mặt trăng. Cái ngón tay hướng dẫn ấy, những diễn tả nội tâm ấy, được gọi là những giả thiết (prajnapti) – phương tiện chỉ bày chân lý, những hướng dẫn thực nghiệm và thực hiện chân lý, mà không phải là chân lý.

Vậy thì chỉ cần nhận thức các ý thức hệ là những prajnapti thôi, thì chúng ta đã có thể tránh cho nhau biết bao nhiêu khổ đau do cuồng tíncố chấp gây ra rồi.

Bởi vì có muôn vạn lối diễn tả về sở đắc nội tâm, có muôn vạn hình thức hướng dẫn thực ngiệm chân lý, cho nên mỗi prajnapti chỉ có giá trị trong một thời gian, ở một phương sở, và chính prajnapti cũng phải được chuyển biến, bổ túc (hay đôi khi phải được hủy bỏ nữa) đề còn có thể diễn tả và hướng dẫn. Bởi vì prajnapti chỉ là phương tiện. Ví dụ cái prajnapti Duy vật sử quan chẳng hạn, nếu thấy không còn đúng nữa, nghĩa là không phù hợp với nhận thức bây giờ về thực tại xã hội nữa, thì nên hoặc chữa lại, hoặc bỏ đi. Cái prajnapti nào cũng vậy, dù là cái prajnapti Duy thức hay Bát nhã. Lịch sử Phật giáolịch sử của những sinh thành, tồn tại và biến diệt kế tiếp nhau của rất nhiều các prajnapti, tất cả đều bắt nguồn từ thực nghiệm tâm linh của đức Phật trong lịch sử.

Thực tai luôn luôn chuyển biến (vô thường, antiya), các cơ cấu kinh tế, văn hóa, chính trị v.v… của xã hội luôn luôn chuyển biến cho nên các prajnapti, hình thái diễn tả chânlinh động của thực tại trong thời giankhông gian, cũng phải biến chuyển để còn có thể tiếp tục làm công việc diễn tả và hướng dẫn ấy. Không những chuyển biến mà đôi khi còn phải tự hủy diệt để nhường chỗ cho những prajnapti khác, như ta đã thấy.

Vì một prajnapti phải chuyển biến để nhận chịu ảnh hưởng các prajnapti khác để được bổ túc, nên prajnapti đó cũng đồng thờivô ngã (anatman) nghĩa là không có tính cách đồng nhất trong không gian và trong thời gian. Cho nên ghì chặt lấy một prajnapti thường hằng bất biến tức là một chuyện làm dại dột nhất, sai lầm nhất, theo nhận thức quan đạo Phật.

Prajnapti bao giờ cũng phải được hiểu là prajnapti cho ai, và trong những trường hợp nào. Không có thể có một prajnapti chung cho muôn thời, muốn xứ và muôn người, bởi vì nếu thực tại linh động thì chân lý về thực tại cũng linh động và hình thái diễn tả, hướng dẫn công việc thực nghiệm và thực hiện chân lý linh động ấy cũng có muôn ngàn lối khác nhau.

Tôi xin kể một câu chuyện về Thiền để chứng minh điều đó. Có một tăng sinh lên hầu một thiền sư và hỏi: “Bạch Ngài, con chó có Phật tính không ?.” Thiền sư trả lời “có.”

Hôm sau có một tăng sinh khác lên cầu thiền sư và cũng hỏi câu hỏi ấy: “Bạch Ngài, con chó có Phật tính không ?.” Thiền sư trả lời “không.”

Câu chuyện chỉ có thể hiểu được khi ta nhận thức hai chữ có và không như những prajnapti đặc biệt để đối trị với hai căn cơ (trường hợp trí tuệbản chất của con người) khác nhau.

Để hướng dẫn sự chứng nghiệm giác ngộ của người tăng sinh thứ nhất, Thiền sư dùng prajnapti “có.” Với trường hợp người tăng sinh thứ hai, chữ “có” sẽ bị tiếp nhận như một giáo điều, một chân lý tuyệt đối, nên không còn hiệu lực là một prajnapti nữa. Cho nên, để kích động và xô ngã khuynh hướng muốn giáo điều hóa và chân lý hóa câu nói “tất cả chúng sinh đều có Phật tính” nơi người thứ hai – (khuynh hướng đó không có nơi người thứ nhất), Thiền sư đã tàn nhẫn dùng chữ “không.” Chữ “không” này sẽ gây bất an đau đớn làm động lực phá chấp nơi người tăng sinh thứ hai. Xô được kiến chấp thì nó hoàn thành được sứ mạng hướng dẫn cho nên nó cũng có giá trị prajnapti của nó như chữ “có” trong trường hợp người tăng sinh thứ nhất.

Cho nên thái độ khôn khéo nhất của người đi học đạo là không ghì chặt lấy prajnapti mà chỉ đón nhận prajnapti với tất cả thao thức của một người muốn thấy chứ không phải với tất cả ước ao của một người muốn tin. Thái độ ấy khiến người theo đạo biết sử dụng prajnapti, biết ngồi, (thừa = cưỡi) trên xe prajnapti để đi đến chân lý. Khả năng để có thể đừng bị nô lệ cho prajnapti được gọi là khả năng xả, hay là upeksa. Xả nghĩa là đừng ghì chặt, nghĩa là biết bỏ đi. “Hãy bỏ tất cả để mà được tất cả” không hẳn là một lời dạy luân lý; đó là một phương châm nhận thức.

Làm một chiếc bè là để dùng chiếc bè ấy mà sang sông chớ không phải là để mang chiếc bè ấy trên vai cho thêm nặng. “Qua sông rồi thì phải bỏ chiếc bè” đó là giáo lý kinh Kim Cương.

Chưa biết xả thì còn chưa biết nắm. Trong những cuốn kinh hướng dẫn thực nghiệm tâm linh để đạo đạt giác ngộ, đức Phật thường tỏ ra rất cẩn thận bằng cách nhắc đi nhắc lại hoài rằng lời Ngài chỉ là prajnapti thôi mà không nên ghì chặt lấy làm chân lý. Ví dụ trong kinh Bát Nhã chẳng hạn, mỗi khi nói một điều gì quan trọng, đức Phật lập lại như sau :

“na punar yathocyate.”

Câu đó có nghĩa là: (tuy nói thế) nhưng mà không phải nói thế đâu. Có hàng trăm đoạn kinh mang theo câu nói ấy vào khúc chót. Trong kinh Kim Cang cũng vậy. Ta thấy lối diễn tả này được lập lại nhiều lần: “Cái mà Như Lai gọi là Pháp tướng thì không phải là Pháp tướng cho nên mới là Pháp tướng.”

Vậy thì khi đặt bút viết chữ “ý thức hệ” hay chữ “nền đạo lý” chúng ta có thể ngại ngùng, bởi vì nếu chữ ấy không được nhận như là prajnapti thì quả thực ta sẽ bị hiểu lầm ngay.

Tất cả những danh từ của ta dùng không có danh từ nào mà không là Prajnapti. Mỗi danh từ chứa đựng một nội dung luôn luôn chuyển biến. Chuyển biến đến nỗi có lúc danh từ ấy mang một nội dung khác hẳn nội dung đầu tiên nó mang. Thì tại sao ta không giết những danh từ ấy đi, khi chúng đã không còn đủ sức chuyên chở nội dung nguyên thỉ của nó và không tạo ra danh từ mới để chuyên chở những nội dung mới ?

Công cụ diễn đạt lộn xộnnghèo nàn như thế trách sao ta chẳng thiếu đức tin ở khả năng của nó khi chính ta đã không tin mấy ở khả năng nhận thức theo lối khái niệm ?

Cho tôi đừng dùng chữ “ý thức hệ” nữa hay chữ “nền đạo lý” nữa, mà được dùng ngay chữ prajnapti. Tuy nhiên với chữ prajnapti ta cũng nên cẩn thận bởi vì chính nó cũng có thể bị ốm đau như bất cứ một chữ nào khác. Vậy tôi xin bắt chước đức Phật để căn dặn bạn đọc của tôi: “Cái mà tôi gọi là prajnapti thì không phải được chấp là prajnapti thì mới là prajnapti.”

Có như thế rồi, tôi mới dám đặt đầu đề cho cái bài này của tôi. Đầu đề ấy là: “Để đặt nền móng cho một prajnapti của thời đại.”

 

NÓI CHUYỆN VỀ VẤN ĐỀ ĐÓNG GÓP II

Để đặt nền móng cho một prajnapti của thời đại, đạo Phật, theo chỗ chúng tôi hiểu, có thể cống hiến những viên đá sau đây :

1. – Thái độ không cố chấp rất cần có của nhận thức: Điều nầy chúng ta có thể thấy trong phần trên của bài. Một khi đã nhận thức rằng mọi prajnapti đều chỉ là phương tiện thì người ta sẽ không có thái độ sùng kính đến cuồng tín một lý thuyết nào. Thực hiện được thái độ vô trước (không bị dính chặt vào một giáo điều nào, không bị nô lệ cho prajnapti nào), con người có nhiều tự dosáng suốt, luôn luôn ý thức rằng mình đang đi trên con đường tìm chân lý. Phải luôn luôn có tâm trạng thao thức của kẻ đi tìm, của người cầu tiến mà không nên có tâm trạng cầu an và tự mãn của kẻ tự cho mình đã nắm được chân lý tuyệt đối. Như thế một mặt con người không giáo điều hóa các prajnapti để trở thành chật hẹp, cuồng tín, một mặt con người mở rộng được hai tay đón tiếp những hiến dâng của kinh nghiệm của những trao đổi và đối thoại với đồng loại. Chấp nhận một điều gì làm chân lý tuyệt đối tức là chấm dứt ngay công cuộc tìm kiếm về điều ấy và do đó, mất hết xúc tiếp với dòng thực tại linh động, tự giam mình trong một vỏ cứng ngàn đời. Một người trên nấc thang cao nhất rồi thì không còn hy vọng có thể bước lên nấc thang thứ tư thứ năm được nữa. Chất chứa những kiến thức để rồi kẹt trên bước đường thực nghiệm chân lý tức là rơi vào tình trạng bế tắc của nhận thức. Những “kiến thức” ấy, những “chân lý” mà ta bị dính chặt vào ấy, được gọi là những chướng ngại vật của tri thức. Chướng ngại vật của tri thức ở đây chính là tri thức vậy (sở tri chướng).

2. – Thái độ tôn trọng thực nghiệm: Đức Phật, trên phương diện nhận thức luận, có thái độ rất dứt khoát về những vấn đề siêu hình. Giả thiết, suy tư và luận đàm về các vấn đề siêu hình được đạo Phật xem như là những việc làm vô bổ, tốn ”thì giờ. Không những thế đạo Phật còn xem những việc đó là có hại – có hại ở chỗ vọng tưởng ra những điều không ai có thể chứng nghiệm được, rồi dùng những vọng tưởng ấy để chống phá nhau, chia rẽ nhau và gây khổ đau cho nhau.

Phật Thích Ca không muốn môn đệ của Ngài để tri thức phiêu lưu trong thế giới vọng tưởng siêu hình.

Ngài luôn luôn từ chối những câu hỏi thuộc phạm vi siêu hình. Một hôm để trả lời cho một vị đệ tử hỏi những câu hỏi như thế Ngài nói: “Này các vị, đừng nên thắc mắc về vấn đề vũ trụ này là hữu hạn vô hạn, hữu cùng hay vô cùng. Dù nó hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng thì chúng ta cũng vẫn phải chấp nhận sự thực này trước tiên: đó là sự hiện hữu của đau khổ trên cuộc đời.”

Như thế đức Phật muốn đưa con người trở về những vấn đề thực tại của cuộc sống. Trở về như thế không phải là để chỉ khư khư đặt vấn đề cơm áo mà là để bắt đầu mọi tìm kiếmthực hiện nơi một nền tảng xác thực và có thể kiểm soát. Tứ diệu đế, giáo lý căn bản của đạo Phật, không hẳn là một quan niệm nhân sinh. Đó là một quan niệm về nhận thức – bởi vì đạo Phật là đạo nhận thức, chữ buddha có nghĩa là người đạt được nhận thức viên mãn. Tứ diệu đế là bốn sự thực có tính cách thực nghiệm. Sự thực thứ nhất là sự hiện hữu của khổ đau, của u tối. Sự thực thứ hai là sự hiện hữu của những nguyên do gây nên khổ đau u tối này. Sự thực thứ ba là nếu có những nguyên do ấy cũng có thể tiêu diệt được. Sự thực thứ tư là vì u tối có thể tiêu diệt được cho nên phải có những phương pháp và đường lối để thực hiện sự tiêu diệt đó. Cả bốn sự thực đều là những điều cần thiết, rút ra từ kinh nghiệm trên thực tại. Bất cứ ai có khả năng suy tư đều phải công nhận bốn sự thực ấy. Một sinh viên y khoa, dù muốn dù không, cũng phải công nhận bốn sự thực ấy. Bệnh tật, nguyên do bệnh tật, sự lành bệnh, và phương pháp trị liệu: đó là những sự thực Y học mà cũng là những sự thực Phật học vậy.

Bây giờ nếu ta cứ xây prajnapti của ta trên những thiết tưởng và huyền đàm siêu hình thì ta còn bất đồng ý kiến với nhau đến muôn đời. Đừng xây prajnapti trên huyền tưởng, cũng đừng xây prajnapti trên tín ngưỡng. Chỉ khi nào ta nắm tay nhau trở về đứng trên miếng đất thực nghiệm thì chúng ta mới thực không bị những cuồng tín bắt gốc từ thế giới siêu hình đe dọa. Thực nghiệm đây không có nghĩa là vật chất. Thực nghiệm đây chỉ có nghĩa là thực tại. Mà dụng cụ thực nghiệm không phải chỉ là khoa học: dụng cụ thực nghiệm là khả năng tâm linh rộng lớn và sâu sắc của chúng ta khi tiếp xúc với thực tại huyền diệulinh động.

Trở về miếng đất thực nghiệm, ta dễ thiết lập thông cảm, dễ phá trừ tư kiến, không tiêu phí thời gian để hý luận (biện lý vô ích) và không tiêu phí xương máu tài sản đồng loại để bảo vệ cái vỏ cứng của tư kiến.

Một prajnapti mà được xây dựng trên căn bản thực nghiệm thì sẽ sát với thực tại và do đó có nhiều khả năng hướng dẫn và thực hiện hơn.

3. – Thái độ nhập thế để chuyển hóa cuộc đời: Chân lý bao giờ cũng là chân lý của một cái gì. Chỉ có một chân lýliên hệ đến ta, ấy là chân lý của thực tại, của cuộc đời. Chân lý vì vậy không thể được xem như một cái gì từ trời cao đưa xuống mà phải được nhận thức qua thực tại. Mà thực tại thì phong phú vô cùng, linh hoạt vô cùng, mầu nhiệm vô cùng, cho nên chân lý cũng phải vô cùng linh động. Chân lý không thể là một cái gì khô cứng, kết tạo bằng nhận thức khái niệm. Nhận thức hiện tại bằng khái niệm thì chỉ có thể thấy thực tại như những thực thể khô cứng, chỉ có thể cắt xén thực tại thành những miếng đất nhỏ khô cứng. Chân lý không hé màn cho khái niệm, mà chỉ hé màn cho thực nghiệm tâm linh sâu sắc. Khi đã xúc tiếp được với dòng thực tại linh động thì chân lý tự thân hiển hiện. Khái niệm và danh ngôn có thể, trong trường hợp này, và chỉ trong trường hợp này thôi, giúp ta sáng tạo những prajnapti để hướng dẫn thể nghiệm và thực hiện. Những prajnapti đó cố nhiên là phải thích ứng với điều kiện thời giankhông gian của thực tại.

Trong đạo Phật có danh từ Pháp môn, có nghĩa là cửa để đi vào chân lý. Có vô lượng pháp môn khác nhau, nghĩa là có nhiều prajnapti khác nhau. Nhưng chỉ có thể gọi là pháp môn (hay Phật pháp) những gì khế hợp với chân lý và với thực tại. Khế có nghĩa là phù hợp và không trái chống. Để được nhận là một prajnapti hữu hiệu, pháp môn phải có đủ hai điều kiện :

  1. – Khế lý
  2. Khế cơ

Khế lý là phù hợp và không trái chống với những nguyên lý linh động của thực tại. Khế cơphù hợp với thực trạng và nhu cầu của thực tại. Thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không thể gọi là Phật pháp, là pháp môn, là prajnapti. Thực ra, không khế cơ thì tức đã không khế ly鍊 rồi (bởi vì lý chỉ có thể nhận thức qua cơ) và không khế lý thì cũng không thế nào mà khế cơ cho được.

chân lý không khô cứng cho nên prajnapti luôn luôn chuyển biến theo dòng thực tại linh động Prajnapti chỉ phục vụ được cho thực tại khi được rút ra từ thực tại. Chúng ta không thể nào tinh luyện nên prajnapti cho thời đại được nếu chúng ta không ở trong thời đại để cảm thôngđau khổ những vấn đề của thời đạixã hội ta. Nhưng chỉ có mặt trong lòng của cuộc đời không thôi thì cũng chưa đủ. Phải đem ý thức prajnapti soi rọi trong cuộc đời thì mới tiếp nhậntinh luyện được pháp môn, được con đường. Cho nên prajnapti của thời đại không thể chỉ do kết quả của suy tư mà thành.

Prajnapti của thời đại phải do khổ đau, thao thức và thực nghiệm. Công cuộc thực nghiệm có thể được hướng dẫn bởi kho tàng kinh nghiệm của văn hóa nhân loại, nhất là kinh nghiệm tâm linh. Phải luôn luôn nhớ rằng prajnapti chỉ khế cơ khi nào khế lý và chỉ khế lý khi nào có thể khế cơ.

Đặt những nguyên lý như vậy rồi, chúng ta mới đem châu ngọc kinh nghiệm về xây dựng cho prajnapti của thời đại. Cố nhiên đạo Phật, về phần đó, có thể đem cống hiến những gì tốt đẹp nhất của dòng kinh nghiệm hai nghìn năm trăm năm lịch sử để đóng góp cho công cuộc tinh luyện nên ý thức hệ (tôi có thể dùng chữ này bây giờ mà khỏi sợ bị hiểu lầm như trước) mới. Nhưng nếu quan niệm prajnapti mà có thể chấp nhận là nguyên lý cho công cuộc tinh luyện ấy thì tôi nghĩ đạo Phật cũng đã đóng góp quá nhiều rồi.