Trân trọng những gì mình đang có và chấp nhận những gì mình đã mất

15/03/20194:00 SA(Xem: 16066)
Trân trọng những gì mình đang có và chấp nhận những gì mình đã mất
TRÂN TRỌNG NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ VÀ
CHẤP NHẬN NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ MẤT

Drukpa Việt Nam

hoa sen dai senRất nhiều người sau khi gặp tôi cho rằng việc kiếm tiền và những công việc hàng ngày không còn quan trọng. Đây là một ngộ nhận sai lầm. Nền tảng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta là sự nỗ lực, phấn đấu hết mình, rèn luyện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Bản thân tôi và chư Tăng, Ni cũng phải rèn luyện, tu học rất nhiều. Tôi thậm chí còn không có thời gian để ngủ.

Cuộc sống là cơ hội để chúng ta nỗ lực rèn luyện bản thân để biết hài lòng, trân trọng những gì mình đang có để được hạnh phúc. Ví dụ chúng ta có đôi mắt để nhìn, đôi chân để đi, miệng để nói được với mọi người. Chúng ta cần trân trọng tất cả những điều đó. Để biết trân trọng tri ân, mỗi người cũng cần rèn luyện.

Hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà hạnh phúc do chính bạn tạo nên, từ những gì mình đang có. Hạnh phúc không đến từ việc tập trung hay than trách về những gì mình không có. Làm như vậy chỉ khiến chúng ta đau khổ. Tài sản và sự giàu có chân thật chính là đôi mắt, bàn tay, khả năng suy nghĩ, nói cười… tất cả đều không thể dùng tiền mua được. Chẳng hạn, bạn cần biết tri ân việc mình có đủ đôi mắt để nhìn. Nhưng nếu một ngày không may bạn đôi mắt bạn bị mù và không nhìn được nữa, bạn cần biết chấp nhận điều này và hài lòng vì còn vô số điều tốt đẹp khác mà cuộc sống dành tặng bạn như: đôi chân để đi, miệng để nói chuyện giao tiếp, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, đi vệ sinh bình thường. Những điều đó là kỳ diệu. Vì vậy, khi biết trân trọng thì bạn cũng sẽ biết chấp nhận. Điều này cần được song song rèn luyện, hay nói cách khác - trong việc thực hành tâm linh, bạn cần rèn luyện “trọn gói”: trân trọng những gì mình có và chấp nhận những gì mình mất đi.

Bởi vậy con đường thực hành tâm linh chính là rèn luyện bản thân để biết chấp nhận. Khi đã biết chấp nhận, chúng ta sẽ hài lòng và khi hài lòng ta sẽ đạt được hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau.

Đạo Phật không phải là tôn giáo

Nhiều người trong chúng ta bị kẹt mắc trong những nhãn mác tôn giáo. Điều này khiến mọi thứ trở nên khó khăn, khi người khác nhìn vào cũng sẽ mệt mỏicảm thấy không thể theo được.

Phật giáo thực chất không phải là tôn giáo mà là cách thức để trưởng dưỡng, phát triển cuộc sống của mỗi chúng ta trở nên tốt đẹphạnh phúc hơn. Đây là cốt tủy của đạo Phật, của những gì Đức Phật đã thuyết giảng. Đó là tâm linh chứ không phải tôn giáo, không phải sự thờ cúng hay nghi lễ.

Tôn giáo thường dựa trên những nền tảng văn hóa. Văn hóa thì có sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, vùng miền. Ví dụ như nơi cần đội mũ, nơi thì phải bỏ ra khi vào chùa, nơi thì mặc áo vàng, nơi mặc áo trắng… Chúng ta cần tôn trọng văn hóa nhưng không nên bị kẹt chấp, vướng mắc ở đây. Nếu không bám chấp, cuộc sống sẽ dễ dàng và hạnh phúc hơn. Là Phật tử, chúng ta cần hiểu đúng về cốt tủy của đạo Phậtthực hành theo.

(Trích khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tại Tọa đàm Sống hạnh phúc, Hà Nội, 03/2019)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18371)
28/06/2017(Xem: 10813)
24/04/2017(Xem: 9829)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?