Giải mã GMH (gross national happiness) – bài học thứ nhất từ Bhutan

20/03/20197:13 SA(Xem: 8143)
Giải mã GMH (gross national happiness) – bài học thứ nhất từ Bhutan

Hôm nay 20 tháng 3 là “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” Ngày lễ quốc tế này đã được ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cựcnỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất.  Nhân dịp kỷ niệm ngày này, chúng tôi xin giới thiệu một loạt các bài viết liên quan đến hạnh phúc.

GIẢI MÃ GNH (Gross National Happiness) –
BÀI HỌC THỨ NHẤT TỪ BHUTAN

Nguyên Cẩn

giai-ma-gnhLỜI NGƯỜI VIẾT:

Trong tạp chí VHPG số 36, có bài “Chỉ số về Hạnh phúc” do dịch giả Hồng Châu lược dịch theo Mandala đề cập đến GNH (Gross Nationgal Happiness) – Tổng hạnh phúc quốc gia, một khái niệm được Quốc vương của Bhutan , ngài Jigme Singye Wangchuk đưa ra, bắt nguồn từ quan điểm nhà Phật cho rằng mục đích tối hậu của con ngườihạnh phúc nội sinh…

Tại Thái Lan , trong hai ngày 18&19 -7-2007, các quan chức và học giả quốc tế nhóm họp tại Bangkok nhằm thảo luận liệu thành công về kinh tế có phải là thước đo hoàn chỉnh để đo lường hạnh phúc của người dân hay không? Dự kiến Hội nghị quốc tế GNH lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Thái Lan  vào tháng 11 tới sau khi đã diễn tại Bhutan và Canada.

Bằng cách nào mà người ta có thể nâng cao hạnh phúc của cả một đất nước?.

Và sự thịnh vượng kinh tế phải chăngtiêu chuẩn duy nhất đem lại chất lượng cho cuộc sống vật chấttinh thần của chúng ta? Đâu là những nhân tố chính để xây dựng hạnh phúc và trong trường hợp Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì để đẩy xa những trở ngại trong việc đi tìm hạnh phúc.

Quyền mưu cầu hạnh phúc

Jeferson và sau này Hồ Chủ tịch trong những tuyên ngôn của mình đã khẳng định quyền mưu cầu hạnh phúc (the right to pursue happiness) là quyền do tạo hóa ban cho tất cả mọi người và họ đều bình đẳng về cơ hội. Thế nhưng, quyền ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được xây dựng trên những định chế, những khuôn khổ  luật pháp công minh, trên nền tảng kinh tế xã hội phát triển, chứ không đơn thuần là những khẩu hiệu. Nó trở thành nhân tố chủ đạo trong những quyết định kinh tế chính trị chiến lược ở Bhutan cũng như những nước khác. Nói như Dasho Meghraj Gurung, “Quốc vương tin tưởng rằng mục tiêu cuối cùng  của chính quyền là vun đắp hạnh phúc cho toàn dân. Chính xuất phát từ niềm tin này mà ngài đã khẳng định rằng “Tổng hạnh phúc quốc gia còn quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc gia (GNP), do hạnh phúc luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trên cả sự phồn vinh kinh tế trong quá trình phát triển đất nước”.

Những yếu tố chính tạo nên hạnh phúc

Qua kinh nghiệm của Bhutan, người ta đã xác lập được 4 trụ cột tạo nên hạnh phúc: phát triển kinh tế hài hòa, quản trị hành chính hiệu quả, thúc đẩy văn hóa, bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng ta thử xem xét 2 yếu tố chính và cần thiết:

Quản trị hành chính và thúc đẩy văn hóa.

Bài học thứ nhất: Nền hành chính hữu hiệu

Quan niệm về Nghiệp (Kama) – con người phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành động của mình – từ lâu đã nằm sâu trong tâm thức người dân Bhutan, nhưng khái niệm trách nhiệm hành chính chỉ mới được đưa vào thực thi cùng với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào đầu thập niê 1960. Từ đó đến nay, người ta không ngừng xây dựng hoàn chỉnh khái niệm trên nhất là trong khu vực hành chính công – và thậm chí định chế hóa cả việc trút bỏ muộn phiền và bất mãn của nhân dân. Theo tinh thần này, bất cứ thần dân nào cũng có thể tấu trình lên Quốc vương những bất mãn của mình. Điều này không những mở ra cho họ một con đường tiếp cận người lãnh đạo cao nhất để nêu lên những bất công oan ức mà còn là cách để những kẻ quan liêu, chuyên quyền ngần ngại khi đưa ra những quyết định không hợp lòng dân.

Những cơ chế thực thi trách nhiệm hành chính và tài chính:

Ở Bhutan, tất cả những quan chức trong ngành tài chính đều xuất thân từ Tsgogdu – (Quốc hội), và phân bổ đến các ban ngành trong bộ máy của nhà nước. chính quyền lập ra Cơ quan Kiểm toán Hoàng gia(Royal Audit Authrority- RAA), một tổ chức tự trị , đứng đầu bởi ngài Tổng kiểm toán , người có quyền tuyệt đối xem xét, thâm nhập tất cả các hệ thống kiểm toàn và kiểm tra  mọi chứng từ liên quan. Cơ quan này ngăn chặn tất cả những khoản chi lãng phí, những dấu hiệu tham ô và vạch rõ trách nhiệm tài chính của từng bộ phận công chức. ngoài ra cón có Ủy ban Công cán Hoàng gia (Royal Civil Service Commission– RCSC), một tổ chức tự trị độc lập được giao phó trách nhiệm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách nhân sự, bổ nhiệm, thăng cấp, kỷ luật, khen thưởng, sự minh bạch trong hành vi đạo đức của công chức. Tất cả đều được minh định trong “Quy tắc Ứng xử đạo đức” dành cho tất cả cán bộ công chức.

Thường thì người ta có khuynh hướng xem xét các công chức  về mặt trách nhiệm và những vấn đề liên quan, ví dụ như tham nhũng và hối lộ. Nhưng sẽ là không công bằng nếu chỉ chú trọng đến phẩm chất trong sáng của cán bộ, mà không xét đến môi trường sống và làm việc của họ bởi lẽ mầm móng của hối lộ, mua chuộc còn tồn tại trong lòng những kẻ đang toan tính vận dụng luật pháp vì lợi ích cá nhân hay doanh nghiệp của mình. Thế nên, những giá trị mà nhà cầm quyền tôn vinh cũng sẽ phải là những giá trị  được cả xã hội đề cao trân trọng. Khái niệm “Hạnh phúc” và “Tổng”(Gross) phải được hiểu ở bình diện quốc giaHạnh phúc “là cứu cánh sau cùng của đời người. Tất cả mọi thứ khác đều chỉ là phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh ấy” (Ngài Kyonppo Jigmi Thinley).

Nhìn lại VN, chúng ta cũng vẫn nêu cao lá cờ “hạnh phúc” trong mọi dự án, trên mỗi trang văn bản …Nhưng nền hành chính của chúng ta, nói theo một số nhà quan sát, vẫn chỉ “hành là …chính”(!) Dù có nhiều công uộc vận động cải cách hành chính nhưng chúng ta vẫn đang gặp phải một số vấn đềTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng trong một bài nhận định của mình đã tóm tắt như sau:

1) Lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ: Ngay ở tầm hiến pháp, hành pháp và hành chính đã không được phân biệt rõ ràng: “Trong toàn bộ hệ thống, không có sự phân biệt rạch ròi đâu là quan chức hành pháp(chính trị) và đâu là quan chức hành chính (công chức)”. Và vì lẫn lộn chức năng nên các quan chức cấp cao cũng phải lao vào xử lý công việc sự vụ, tình thế, không tập trung xây dựng định chế quản lý vĩ mô.

Hệ quả của công việc bị ùn tắc. theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, mỗi năm cơ quan này phát hành 13,000 văn bản các loại. Chỉ xem xét và ký cũng mất rất nhiều thời gian (!). Tất cả những điều này dẫn đến khó khăn trong việc xây đội ngủ công chức hiệu năng, trung thực và khách quan.

2) Cơ chế giải quyết khiếu kiện kém hiệu quả

Các cơ quan nhà nước đang bị quá tải vì đơn thư tố cáo, khiếu nại tràn lan của người dân. Điều này cho thấy hoặc là các cơ quan hành chính có những quyết định gây thiệt hại cho người dân; hoặc là không giải quyết có hiệu quả những bức xúc của họ trong phạm vi địa phương hay cộng đồng mà họ đang sinh sống.

3) Vai trò hạn chế của người dân đối với cơ quan hành chính:

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng: “Một bộ máy không do dân thì khó có lòng dân. Thế nhưng trong hệ thống của chúng ta, ngoài khiếu nại và tố cáo, người dân có rất ít cách thức khác cũng tác động lên việc đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá công lao của các viên chức hành chính. Và điều này đã làm cho một số quan chức hành chính không sợ dân, thậm chí hống hách với dân”. (NSD- Thế sự – Một góc nhìn).

Trở lại với GNH, bài học không chỉ từ Bhutan mà ở một số nước như Singapore, sự minh bạch của hệ thốngý thức trách nhiệm của quan chức trước khi nói đền lương tâmchức nghiệp  là yếu tố tiên quyết để cởi bỏ bất công, cất đi gánh nặng muộn phiền trong cuộc sống. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước không sợ loạn, chỉ sợ lòng dân không yên. Nước không sợ nghèo, chỉ sợ chia không đều”. Muốn lòng dân yên, thì phải tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người cùng góp phần  xây nên hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả quan chức và nhân dân. Nói theo ngôn ngữ kinh văn thì: “Nội dung quốc độ ấy là thanh tịnh hay uế trược, tùy theo loại chúng sinh tồn tại trong đó…Vì lợi ích và sự an lạc của chúng sinh, Bồ tát cần làm sạch môi trường sống. Làm sạch môi trường sống là điều kiện tốt,  thuận duyên để chúng sinh tu tập và phát triển thiện căn như là gốc rễ của an lạc. Nhưng không thể làm sạch môi trường sống nếu không làm sạch tâm tư của chúng sinh (Tuệ Sỹ – Huyền thoại Duy-Ma-Cật).

Đấy cũng chính là nội dung cua phần kế tiếp hay chính là bài học thứ hai: Thúc đẩy văn hóa để kiến tạo hạnh phúc.

 

Nguyên Cẩn | Văn Hoá Phật Giáo số 39 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18410)
16/01/2016(Xem: 15164)
06/10/2016(Xem: 15213)
17/12/2016(Xem: 24563)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.