Thư Viện Hoa Sen

Chương 3: Sống Trong Đạo Pháp

16/10/20194:01 CH(Xem: 7539)
Chương 3: Sống Trong Đạo Pháp
SUỐI NGUỒN TÂM LINH
Nguyên tác: Ajahn Chah
Việt dịch: Minh Vi
Giọng đọc: Kiều Hạnh-Kiều Phương
Nhà xuất bản Hồng Đức

CHƯƠNG 3:
SỐNG TRONG ĐẠO PHÁP


Khi cả ba pháp: giới, định, huệ, đều được phát triển, chúng ta gọi sự tu hành này là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất để thoát khổ.
Bát Chánh Đạo là pháp môn tối thượng bởi vì, nếu được thực hành đúng đắn, nó sẽ dẫn đến Niết Bàn, đến sự bình an rốt ráo.

Chúng ta tiếp cận với giáo lý nhà Phật qua nhiều nguồn - những vị thầy hay tăng sĩ khác nhau, chẳng hạn. Có những lúc Phật pháp chỉ được giảng dạy một cách rất đại cương và mơ hồ, khiến cho việc áp dụng nó vào đời sống thực tiễn trở nên khó khăn.

Có những lúc Phật pháp được giải thích bằng một ngôn ngữ cao thâm và trừu tượng khiến cho người ta khó hiểu, nhất là khi nó dựa hoàn toàn vào mặt chữ trên kinh điển. Có một lối giảng giải khác, đó là khi Phật pháp được trình bày một cách trung dung, không quá trừu tượng, không quá cao thâm, không quá đại cương mà cũng không quá bí truyền - chỉ vừa đúng để người nghe có thể lãnh hội và thực hành. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một ít giáo lý mà tôi thường dùng để chỉ dạy các đệ tử của tôi.

NGƯỜI MUỐN ĐẮC ĐẠO

Những ai muốn đắc đạo (giác ngộ Phật Pháp) phải là người có đức tin và sự tự tin làm nền tảng. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của Phật Pháp như sau:
Phật: “người biết”, người có được sự thuần khiết, sự chiếu sáng, và sự bình an trong tâm.
Pháp: những tính chất thuần khiết, chiếu sáng, và bình an, phát sinh từ giới, định, huệ. Thế nên người đắc đạo là người trau dồi và phát triển giới, định, huệ.
Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 49359)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: