Giữ Hơi Thở Trong Tâm Và Bài Học Trong Tam Muội - Định (song ngữ Việt Anh)

21/02/20204:05 CH(Xem: 12162)
Giữ Hơi Thở Trong Tâm Và Bài Học Trong Tam Muội - Định (song ngữ Việt Anh)

KEEPING THE BREATH IN MIND - GIỮ HƠI THỞ TRONG TÂM
AND LESSONS IN SAMADHI - VÀ BÀI HỌC TRONG TAM MUỘI - ĐỊNH
by Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya)
translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu
Việt dịch : Thủy Tú

Ajaan Lee Dhammadharo
Ajaan Lee Dhammadharo

 


PHẦN I

Contents

Mục Lục

  • Lời Nói Đầu Của Dịch giả
  • Giữ Hơi Thở Trong Tâm
    • Giới Thiệu
    • Dẫn Nhập̣
    • Phương Pháp 1
    • Phương Pháp 2
    • Thiền Định
  • Bài Học Trong Tam Muội - Định
    • Nền Tảng
    • Nghệ Thuật Của Sự Buông Xả
    • Ở Chóp Mũi Của Bạn
    • Việc Chăm Sóc & Nuôi Dưỡng Tâm
    • Sự Tập Trung "Vừa Phải"
  • Phần Bổ Sung
  • Phụ Lục
  • Kệ Hồi Hướng Công Đức

Translator's Foreword  

This is a "how to" book. It teaches the liberation of the mind, not as a mind-boggling theory, but as a very basic skill that starts with keeping the breath in mind.

The teachings here are drawn from the works of Ajaan Lee Dhammadharo (1906-61), one of Thailand's most renowned teachers of Buddhist meditation. Ajaan Lee was a forest monk — one who prefers to live in the seclusion of the forest and makes meditation the central theme of his practice — so his teachings grow out of personal, practical experience, although he also makes a point of relating them to standard Buddhist doctrine.

Lời Nói Đầu Của Dịch Giả

Đây là quyển sách nói về "làm thế nào". Nó dạy cho sự giải thoát của tâm, không nặng về lý thuyếṭ, nhưng chuyên về kỹ năng căn bản bắt đầu với việc giữ hơi thở trong tâm.

Những lời giảng dạy ở đây được trích ra từ các tác phẩm của Ajaan Lee Dhammadharo (1906-61), một trong những giảng sư của Thái Lan nổi tiếng nhất về thiền Phật giáo. Ngài Ajaan Lee là một sơn tăng — người thích sống ẩn dật trong rừng và chọn thiền định làm chủ đề chính trong việc tu hành của mình — vì vậy các bài giảng của ngài đến từ kinh nghiệm thực tế cá nhân, dù rằng sư cũng đề cập đến sự tương quan của chúng với giáo lý Phật giáo tiêu chuẩn.

The book is in two parts: The first is a basic guide to the techniques of breath meditation — Ajaan Lee's specialty — and gives two methods that he developed at separate points in his career. The second part consists of excerpts from five of his talks dealing with issues that tend to arise in the course of meditation.

If you want to begin your practice of meditation immediately and fill in the details later, turn to Method 2. Read over the seven basic steps until you have them firmly in mind and then start meditating. Take care, especially at the beginning, not to clutter your mind with extraneous ideas or information. Otherwise, you might spend too much time looking for things in your meditation and not see what is actually there. The rest of the book can wait until later, when you want help with a particular problem or — what is often the same thing — when you want an over-all perspective on what you are doing.

Quyển sách gồm có hai phần: Phần đầu là hướng dẫn căn bản về những kỹ thuật của thiền hơi thở — đặc trưng của sư Ajaan Lee — và đưa ra hai phương pháp mà sư đã phát triễn vào các thời điểm riêng rẽ trong sự nghiệp của ngài. Phần thứ nhì bao gồm những trích dẫn từ năm trong số những bài thuyết pháp của sư về việc đối phó với các vấn đềxu hướng phát sinh trong quá trình thiền định.

Nếu bạn muốn bắt đầu thực hành thiền định ngay lập tức và điền vào các chi tiết sau này thì hảy chuyển sang Phương pháp 2. Đọc kỹ bảy bước căn bản cho đến khi bạn nắm vững chúng trong tâm trí và sau đó bắt đầu hành thiền. Chú ý, đặc biệtlúc đầu, không để lộn xộn tâm trí của bạn với những ý tưởng hoặc thông tin không liên quan. Nếu không, bạn có thể dành quá nhiều thời gian tìm kiếm những gì trong thiền định và không nhìn thấy những gì là thật sự có. Phần còn lại của quyển sách có thể chờ cho đến sau này, khi bạn muốn được giúp đỡ với một vấn đề cụ thể hoặc — thường là điều tương tự — khi bạn muốn có một cái nhìn tổng quát về những gì bạn đang làm.

The purpose of this book is to suggest possibilities: to direct your attention to areas you may have overlooked, to suggest approaches that otherwise might not have occurred to you. What you actually see is purely an individual matter. Don't try to force things. Don't be worried if you have experiences that aren't covered in the book. Don't be disappointed if you don't have experiences that are.

Signs and visions, for example: Some people experience them, others don't. They are an individual matter, and not really essential to the meditation. If you experience them, learn how to use them wisely. If you don't, learn how to use what you do experience. The important point is to keep the basics in mind and to stay observant.

Mục đích của quyển sách này là đề nghị những điều có thể xảy ra: để hướng sự chú ý của bạn vào những chỗ mà bạn có thể đã bỏ qua, để gợi ý phương phápnếu không thì có thể đã không xảy ra với bạn. Những gì bạn thật sự nhìn thấy chỉ đơn giảnvấn đề cá nhân mà thôi. Đừng cố gắng ép buộc mọi thứ. Đừng lo lắng nếu bạn có kinh nghiệm mà không được nhắc đến trong sách. Đừng thất vọng nếu bạn không trải nghiệm những gì được bàn đến ở đó.

Ví dụ như các dấu hiệu và linh ảnh. Một số người gặp chúng, những người khác thì không. Đó là vấn đề cá nhân, và không thật sự cần thiết cho thiền. Nếu bạn kinh nghiệm chúng, tìm hiểu làm thế nào để sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Nếu bạn không gặp, tìm hiểu làm thế nào để sử dụng những gì mà bạn kinh nghiệm được. Điều quan trọng là hảy giữ những điều căn bản trong tâm và luôn quan sát.

Meditation, like carpentry, sailing, or any other skill, has its own vocabulary that to the beginner is bound to seem like a code. One of the challenges in using this book will be in breaking its code. Part of the difficulty is that some of the terms are literally foreign: They're in Pali, the language of the oldest extant Buddhist texts, colored by shades of meaning they've picked up from Thai. This problem, though, is relatively minor. Most of these terms are explained in the text; the glossary at the back of the book gives definitions for any that aren't, plus additional information on many that are.

A greater challenge lies in getting a feel for the author's point of view. In meditation, we are dealing with the body and mind as experienced from the inside. Ajaan Lee practiced meditation most of his adult life. He had long experience in viewing the body and mind from that perspective, and so it is only natural that his choice of terms should reflect it.

Thiền, như nghề mộc, chèo thuyền hay bất kỳ kỹ năng nào khác, có ngôn ngữ của riêng nó mà người mới bắt đầu học cảm thấy giống như mật mã. Một trong những thử thách khi sử dụng quyển sách này sẽ là việc phá vỡ mật mã của nó. Một phần của sự khó khăn là có một số thuật ngữ xa lạ: Đó là những từ vựng Pali, ngôn ngữ của các văn bản Phật giáo cổ nhất hiện có, đổi màu theo sắc thái của ý nghĩa được chọn từ Thái Lan. Tuy nhiên, vấn đề này thì tương đối nhỏ. Hầu hết những thuật ngữ này được giải thích trong sách; phần phụ lục ở cuối sách cung cấp định nghĩa cho những từ nào không được giảng giải, cộng thêm phụ chú cho nhiều từ đã được nhắc đến.

Một thử thách lớn hơn nằm ở việc cảm nhận được quan điểm của tác giả. Trong thiền, chúng ta đối diện với thân và tâm như kinh nghiệm từ bên trong. Ajaan Lee thực hành thiền định hầu hết cuộc đời mình. Sư đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc nhận diện thân và tâm từ quan điểm đó, và vì vậy đương nhiên là sự chọn lựa các thuật ngữ của sư phải phản ảnh điều này.

For example, when he refers to the breath or breath sensations, he is speaking not only of the air going in and out of the lungs, but also of the way breathing feels, from the inside, throughout the entire body. Similarly, the "elements" (dhatu) of the body are not the chemical elements. Instead, they are elementary feelings — energy, warmth, liquidity, solidity, emptiness, and consciousness — the way the body presents itself directly to inner awareness. The only way to get past the strangeness of this sort of terminology is to start exploring your own body and mind from the inside and to gain a sense of which terms apply to which of your own personal experiences. Only then will these terms fulfill their intended purpose — as tools for refining your inner sensitivities — for the truth of meditation lies, not in understanding the words, but in mastering the skill that leads to a direct understanding of awareness itself.

You might compare this book to a recipe. If you simply read the recipe, you can't — even if you understand all the terms — get any flavor or nourishment from it. If you follow the first few steps and then give up when it starts getting difficult, you've wasted your time. But if you follow it all the way, you can then set it aside and simply enjoy the results of your own cooking.

My hope is that this book will be helpful in your personal exploration into the benefits that come from keeping the breath in mind.

Ví dụ, khi sư đề cập đến hơi thở hay cảm giác thở, ngài không những nói về không khí đi vào và ra khỏi phổi, mà còn về cách thở cảm nhận, từ bên trong, qua suốt toàn bộ cơ thể. Tương tự như vậy, các "nguyên tố" (dhatu) của cơ thể không phải là nguyên tố hóa học. Thay vào đó, chúng là các nguyên tố cảm giácnăng lượng, lửa , nước, đất, hư không, và ý thức — cách mà thân tự nó trực tiếp thể hiện đếṇ nhận thức nột tại. Cách duy nhất để vượt qua sự lạ lẫm của loại ngôn từ này là hảy bắt đầu khám phá thân và tâm của bạn từ bên trong và cảm nhận xem thuật ngữ nào được áp dụng cho kinh nghiệm của riêng cá nhân bạn. Chỉ có như vậy thì các thuật ngữ này mới làm tròn phận sự của chúng — như là công cụ cho việc mài dủa nội tâm của bạn — vì sự thật của thiền định nằm, không phải trong việc hiểu các từ ngữ, mà trong việc nắm vững kỹ năng dẫn đến việc hiểu biếṭ trực tiếp về chính sự nhận thức.

Bạn có thể so sánh quyển sách này với một công thức nấu ăn. Nếu bạn chỉ đọc công thức, bạn không thể — thậm chí nếu bạn hiểu hết các từ ngữ — nhận được bất kỳ hương vị hoặc chất dinh dưỡng từ nó. Nếu bạn đi theo nó suốt chặng đường, thì sau đó bạn có thể để nó qua một bên và rồi đơn giản tận hưởng thành quả của việc nấu ăn của bạn.

Hy vọng của tôi là quyển sách này sẽ giúp ích trong việc khám phá của cá nhân bạn về những lợi ích từ việc giữ hơi thở trong tâm.

Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff)
Metta Forest Monastery
PO Box 1409
Valley Center, CA 92082

Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff)
Tu Viện Metta Forest
PO Box 1409
Valley Center, CA 92082

Keeping the Breath in Mind

Introduction  

This book is a guide to the practice of centering the mind. There are two sections: The first deals almost exclusively with the mind. But because the well-being of the mind depends to some extent on the body, I have included a second section [Method 2] that shows how to use the body to benefit the mind.

Giữ Hơi Thở Trong Tâm

Giới Thiệu

Quyển sách này là một hướng dẫn cho việc thực hành sự tập trung tâm. Nó gồm có hai phần: Phần đầu hầu như chỉ đề cập đến tâm. Nhưng vì sự lành mạnh của tâm phụ thuộc vào mức độ nào đó trên thân thể, tôi thêm vào phần thứ hai [Phương pháp 2] cho thấy làm thế nào để sử dụng thân có lợi cho tâm trí.

From what I've observed in my own practice, there is only one path that is short, easy, effective, and pleasant, and at the same time has hardly anything to lead you astray: the path of keeping the breath in mind, the same path the Lord Buddha himself used with such good results. I hope that you won't make things difficult for yourself by being hesitant or uncertain, by taking this or that teaching from here or there; and that, instead, you'll earnestly set your mind on getting in touch with your own breath and following it as far as it can take you. From there, you will enter the stage of liberating insight, leading to the mind itself. Ultimately, pure knowing — buddha — will stand out on its own. That's when you'll reach an attainment trustworthy and sure. In other words, if you let the breath follow its own nature, and the mind its own nature, the results of your practice will without a doubt be all that you hope for.

Từ những gì mà tôi quan sát được trong việc thực hành của tôi, chỉ có một con đường ngắn, dễ dàng, hiệu quả, và dễ chịu, và đồng thời khó mà̉ dẫn bạn đi lạc đường trong việc giữ hơi thở trong tâm, cùng một con đường mà chính Đức Phật đã sử dụng với kết quả tốt như vậy. Tôi hy vọng là bạn sẽ không làm cho mọi sự khó khăn cho ch́inh bạn bằng cách do dự hoặc không chắc chắn, bằng cách chọn kiểu giảng dạy này hay kiểu khác, từ chỗ này hay chỗ nọ, và rằng, thay vào đó, bạn sẽ tha thiết đặt tâm trí của mình vào việc để ý đến hơi thở của chính bạn và theo nó đến tận nơi mà nó có thể đưa bạn đến. Từ đó, bạn sẽ bước vào giai đoạn giải thoát tâm thức, dẫn đến tự tánh của tâm. Cuối cùng, sự hiểu biết thuần khiết — buddha, phật tánh — sẽ tự nổi bật trên chính nó. Đó là khi bạn đạt được sự chứng ngộ đáng tin cậy và chắc chắn. Nói cách khác, nếu bạn để cho hơi thở đi theo bản chất riêng của nó, và tâm theo bản tánh của chính nó, kết quả của sự thực hành của bạn đương nhiên sẽ là tất cả những gì mà bạn hy vọng.

Ordinarily, the nature of the heart, if it isn't trained and put into order, is to fall in with preoccupations that are stressful and bad. This is why we have to search for a principle — a Dhamma — with which to train ourselves if we hope for happiness that's stable and secure. If our hearts have no inner principle, no center in which to dwell, we're like a person without a home. Homeless people have nothing but hardship. The sun, wind, rain, and dirt are bound to leave them constantly soiled because they have nothing to act as shelter. To practice centering the mind is to build a home for yourself: Momentary concentration (khanika samadhi) is like a house roofed with thatch; threshold concentration (upacara samadhi), a house roofed with tile; and fixed penetration (appana samadhi), a house built out of brick. Once you have a home, you'll have a safe place to keep your valuables. You won't have to put up with the hardships of watching over them, the way a person who has no place to keep his valuables has to go sleeping in the open, exposed to the sun and rain, to guard those valuables — and even then his valuables aren't really safe.

Thông thường, bản chất của trái tim, nếu không được rèn luyệnđi vào nề nếp, sẽ nương theo những mối bận tâm căng thẳng và tệ hại. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tìm kiếm một nguyên tắc — Đạo Pháp — để rèn luyện bản thân nếu chúng ta mưu cầu một hạnh phúc bền vữngan toàn. Nếu trái tim của chúng ta không có nguyên tắc nội tại, không có trụ xứ, chúng ta giống như người không có nhà. Người vô gia cư không có gì cả ngoại trừ khó khăn. Nắng, gió, mưa, và bụi bậm làm cho họ luôn bị dơ bẩn bởi vì họ không có nơi để trú ẩn. Thực hành sự tập trung tư tưởngxây dựng một căn nhà cho chính mình: Tâm định nhứt thời (khanika samadhi) thì giống như căn nhà lợp bằng tranh; tâm cận định (upacara samadhi), căn nhà lợp bằng đất sét; và tâm nhập định trọn vẹn (appana samadhi), căn nhà lợp bằng gạch nung. Một khi bạn có căn nhà, bạn sẽ có một chỗ an toàn để cất giữ các đồ vật quý giá của mình. Bạn không phải chật vật trong việc canh chừng chúng, theo cách mà một người không có chỗ để cất giữ vật có giá trị của họ đã phải ra ngủ ngoài trời, dãi nắng dầm mưa, để canh chừng những báu vật đó — và thậm chí sau đó thì các báu vật của ông ta cũng không thật sự được an toàn.

So it is with the uncentered mind: It goes searching for good from other areas, letting its thoughts wander around in all kinds of concepts and preoccupations. Even if those thoughts are good, we still can't say that we're safe. We're like a woman with plenty of jewelry: If she dresses up in her jewels and goes wandering around, she's not safe at all. Her wealth might even lead to her own death. In the same way, if our hearts aren't trained through meditation to gain inner stillness, even the virtues we've been able to develop will deteriorate easily because they aren't yet securely stashed away in the heart. To train the mind to attain stillness and peace, though, is like keeping your valuables in a strongbox.

This is why most of us don't get any good from the good we do. We let the mind fall under the sway of its various preoccupations. These preoccupations are our enemies, because there are times when they can cause the virtues we've already developed to wither away. The mind is like a blooming flower: If wind and insects disturb the flower, it may never have a chance to give fruit. The flower here stands for the stillness of the mind on the path; the fruit, for the happiness of the path's fruition. If our stillness of mind and happiness are constant, we have a chance to attain the ultimate good we all hope for.

Vì vậy đó là tâm không tập trung: nó đi tìm kiếm điều tốt từ những nơi khác, để suy nghĩ của mình rong ruổi theo đủ loại khái niệm và mối bận tâm. Thậm chí nếu đó là những ý tưởng tốt, chúng ta vẫn không thể nói rằng chúng ta đang an toàn. Chúng ta giống như người đàn bà với nhiều đồ trang sức. Nếu cô đeo các nữ trang của mình và đi lang thang khắp nơi, cô ta chẳng an toàn chút nào. Sự giàu có của cô còn có thể dẫn đến cái chết của chính cô ấy. Tương tự như vậy, nếu trái tim của chúng ta không được rèn luyện qua thiền định để đạt được sự tĩnh lặng nội tâm, ngay cả các đức hạnhchúng ta đã có thể phát triễn cũng sẽ dễ dàng tan rã bởi vì chúng vãn chưa được an toàn cất dấu trong tâm. Tuy nhiên, việc huấn luyện tâm để đạt được sự tĩng lặng và bình an, giống như việc giữ các đồ vật quý giá của bạn trong một tủ sắt.

Đây là lý do tại sao đa số chúng ta không nhận được điều tốt nào từ những việc tốt mà chúng ta làm. Chúng ta để tâm trí dưới sự điều khiển của các mối bận tâm khác nhau của mình. Các mối bận tâm này là kẻ thù của chúng ta, bởi vì có những lúc chúng có thể làm cho những đức hạnhchúng ta đã phát triễn được bị suy yếu đi. Tâm như một đoá hoa đang nở. Nếu gió và côn trùng quấy rầy đoá hoa, nó có thể sẽ không bao giờ còn cơ hội kết trái. Hoa ở đây biểu hiệu cho sự tĩnh lặng của tâm trên đường đạo; trái, là hạnh phúc của đạo quả. Nếu sự tĩnh lặng của tâm và hạnh phúc của chúng ta được liên tục vững vàng, chúng ta có cơ hội đạt được điềụ tốt đẹp tối thượng mà tất cả chúng ta hy vọng.

The ultimate good is like the heartwood of a tree. Other "goods" are like the buds, branches, and leaves. If we haven't trained our hearts and minds, we'll meet with things that are good only on the external level. But if our hearts are pure and good within, everything external will follow in becoming good as a result. Just as our hand, if it's clean, won't soil what it touches, but if it's dirty, will spoil even the cleanest cloth; in the same way, if the heart is defiled, everything is defiled. Even the good we do will be defiled, for the highest power in the world — the sole power giving rise to all good and evil, pleasure and pain — is the heart. The heart is like a god. Good, evil, pleasure, and pain come entirely from the heart. We could even call the heart a creator of the world, because the peace and continued well-being of the world depend on the heart. If the world is to be destroyed, it will be because of the heart. So we should train this most important part of the world to be centered as a foundation for its wealth and well-being.

Điều tốt đẹp tối thượng thì giống như tâm gỗ của một cái cây. Những cái tốt khác giống như nụ, cành, và lá cây. Nếu chúng ta không rèn luyện trái tim và tâm trí của mình, chúng ta sẽ gặp những điều chỉ tốt ở bề ngoài. Nhưng nếu traí tim của chúng ta thanh tịnhtốt đẹp tự bên trong, tất cả mọi thứ bên ngoài sẽ làm theo để đưa đến kết quả tốt đẹp. Giống như tay chúng ta, nếu nó sạch, sẽ không làm bẩn những gì mà nó sờ vào, nhưng nếu nó dơ, sẽ làm dơ bẩn ngay cả vải sạch; tương tự như vậy, nếu trái tim bị ô nhiễm, tất cả mọi thứ bị ô nhiễm. Thậm chí điều thiện chúng ta làm sẽ bị ô uế, vì quyền lực cao nhất trên thế giớisức mạnh duy nhất dẫn đến tất cả mọi điều thiện và ác, vui sướngđau khổ — là trái tim. Trái tim giống như vị thần. Thiện, ác, vui sướng, đau khổ hoàn toàn đến từ trái tim. Chúng ta còn có thể gọi trái tim là bậc sáng tạo của thế gian, bởi vì hòa bình và hạnh phúc thường xuyên của thế giới phụ thuộc vào trái tim. Nếu thế giới bị phá hủy, đó là bởi vì trái tim. Vì vậy chúng ta nên huấn luyện cái phần quan trọng nhất này của thế gian để làm trung tâm như một nền tảng cho sự sung túclành mạnh của nó.

Centering the mind is a way of gathering together all its skillful potentials. When these potentials are gathered in the right proportions, they'll give you the strength you need to destroy your enemies: all your defilements and unwise mental states. You have discernment that you've trained and made wise in the ways of good and evil, of the world and the Dhamma. Your discernment is like gunpowder. But if you keep your gunpowder for long without putting it into bullets — a centered mind — it'll go damp and moldy. Or if you're careless and let the fires of greed, anger, or delusion overcome you, your gunpowder may flame up in your hands. So don't delay. Put your gunpowder into bullets so that whenever your enemies — your defilements — make an attack, you'll be able to shoot them right down.

Tập trung tâm là một cách tập hợp mọi tiềm năng khéo léo của mình. Khi những tiềm năng này được thu thập theo tỷ lệ thích hợp, chúng sẽ cho bạn sức mạnh bạn cần để tiêu diệt kẻ thù của mình: tất cả các phiền não ô trượctrạng thái tinh thần ngu muội. Bạn có nhận thức phân biệt đã được rèn luyện và có cái nhìn chín chắn về thiện và ác, về thế giớiĐạo Pháp. Phân biệt tưởng của bạn giống như thuốc súng. Nhưng nếu bạn cất giữ thuốc súng của mình quá lâu mà không đem ra xử dụng như những viên đạn — tâm tập trung — nó sẽ bị ẩm ướt và hư mốc. Hoặc là bạn không cẩn thận và để cho lửa tham, sân, hay si thống lĩnh, thuốc súng của bạn có thể bùng cháy trong tay bạn. Vì vậy đừng có chần chừ. Hảy làm thuốc súng của bạn thành những viên đạn để khi nào mà kẻ thù của bạn — phiền não ô trược của bạn — tấn công, bạn sẽ có thể bắn chúng ngã gục.

Whoever trains the mind to be centered gains a refuge. A centered mind is like a fortress. Discernment is like a weapon. To practice centering the mind is to secure yourself in a fortress, and so is something very worthwhile and important.

Virtue, the first part of the Path, and discernment, the last, aren't especially difficult. But keeping the mind centered, which is the middle part, takes some effort because it's a matter of forcing the mind into shape. Admittedly, centering the mind, like placing bridge pilings in the middle of a river, is something difficult to do. But once the mind is firmly in place, it can be very useful in developing virtue and discernment. Virtue is like placing pilings on the near shore of the river; discernment, like placing them on the far shore. But if the middle pilings — a centered mind — aren't firmly in place, how will you ever be able to bridge the flood of suffering?

Bất cứ ai rèn luyện cho tâm tập trung sẽ có được một chỗ trú ẩn. Tâm tập trung giống như pháo đài. Nhận thức phân biệt giống như vũ khí. Thực hành tập trung tâm giúp cho bạn được an toàn trong pháo đài, và do đó là một điều rất đáng giá và quan trọng.

Đức hạnh, phần đầu của Đạo, và phân biệt tưởng, phần cuối, không khó khăn cho lắm. Nhưng giữ tâm tập trung, phần giữa, cần một số nỗ lực bởi vì nó là một cái lực khiến cho tâm vào khuôn phép. Phải thừa nhận rằng, việc tập trung tâm, giống như việc đặt các cọc của chiếc cầu ở giữa dòng sông, là điều rất khó làm. Nhưng một khi tâm đã trụ vững, nó có thể rất hữu ích trong việc phát triễn đức hạnhnhận thức phân biệt. Đức hạnh giống như đặt cọc ở gần bờ sông; phân biệt tưởng, giống như đặt chúng ở bờ bên kia. Nhưng nếu các cọc giữa — tâm tập trung — mà không vững chắc, làm sao mà bạn có thể đi qua được chiếc cầu của lũ lụt đau khổ?

There is only one way we can properly reach the qualities of the Buddha, Dhamma, and Sangha, and that's through the practice of mental development (bhavana). When we develop the mind to be centered and still, discernment can arise. Discernment here refers not to ordinary discernment, but to the insight that comes solely from dealing directly with the mind. For example, the ability to remember past lives, to know where living beings are reborn after death, and to cleanse the heart of the fermentations (asava) of defilement: These three forms of intuition — termed ñana-cakkhu, the eye of the mind — can arise for people who train themselves in the area of the heart and mind. But if we go around searching for knowledge from sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations mixed together with concepts, it's as if we were studying with the Six Masters, and so we can't clearly see the truth — just as the Buddha, while he was studying with the Six Masters, wasn't able to gain Awakening. He then turned his attention to his own heart and mind, and went off to practice on his own, keeping track of his breath as his first step and going all the way to the ultimate goal. As long as you're still searching for knowledge from your six senses, you're studying with the Six Masters. But when you focus your attention on the breath — which exists in each of us — to the point where the mind settles down and is centered, you'll have the chance to meet with the real thing: buddha, pure knowing.

Chỉ có một cách mà chúng tathể đạt được đúng cách những phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng, và đó là thông qua sự tu tập phát triễn tinh thần (bhavana).. Khi chúng ta phát triễn tâm cho được tập trung và tĩnh lặng, nhận thức phân biệt có thể khởi sinh. Nhận thức phân biệt ở đây không phải đề cập tới sự phân biệt thông thường, mà tới cái nhìn sâu sắc chỉ đến từ việc đối diện trực tiếp với tâm. Ví dụ, khả năng nhớ lại những kiếp sống quá khứ, biết chúng sinh tái sanh ở đâu sau khi chết, và tẩy sạch những bợn nhơ (asava) của phiền não ô trược trong trái tim: Đây là ba hình trạng của trực giác — gọi là ñana-cakkhu - tuệ nhãncon mắt trí tuệ — có thể phát sinh cho những người tự rèn luyện tâm tánh. Nhưng nếu chúng ta đi lòng vòng tìm kiếm kiến thức từ cảnh, âm thanh, mùi, vị và xúc giác pha trộn với các khái niệm của thức giác, nó như thể chúng ta đang học với Sáu Vị Thầy, và vì vậy chúng ta không thể nhìn thấy rõ sự thật — giống như Đức Phật, khi ngài học tập với Sáu Vị Thầy, đã không thể đạt được Giác Ngộ. Sau đó ngài đã chuyển sự chú ý vào chính trái tim và tâm trí của mình, và ra đi để tự tu tập, theo dỏi hơi thở như là bước đầu tiên của ngài và tiếp tục cuộc hành trình đi đến mục tiêu cuối cùng. Hễ mà bạn còn tìm kiếm kiến thức từ sáu giác quan của mình, bạn vẫn còn đang học với Sáu Vị Thầy. Nhưng khi bạn đặt sự chú ý của mình vào hơi thởhiện diện trong mỗi chúng tacho đến khi tâm lắng đọng và tập trung, bạn sẽ có cơ hội gặp được sự thậṭ: buddha - phật tánh, sự hiểu biết chân chánh.

Some people believe that they don't have to practice centering the mind, that they can attain release through discernment (pañña-vimutti) by working at discernment alone. This simply isn't true. Both release through discernment and release through stillness of mind (ceto-vimutti) are based on centering the mind. They differ only in degree. Like walking: Ordinarily, a person doesn't walk on one leg alone. Whichever leg is heavier is simply a matter of personal habits and traits.

Release through discernment begins by pondering various events and aspects of the world until the mind slowly comes to rest and, once it's still, gives rise intuitively to liberating insight (vipassana-ñana): clear and true understanding in terms of the four Noble Truths (ariya sacca). In release through stillness of mind, though, there's not much pondering involved. The mind is simply forced to be quiet until it attains the stage of fixed penetration. That's where intuitive insight will arise, enabling it to see things for what they are. This is release through stillness of mind: Concentration comes first, discernment later.

Một số người tin rằng họ không cần phải thực hành tập trung tâm, rằng họ có thể đạt được sự giải thoát qua trí tuệ phân biệt (pañña-vimutti) bằng cách đơn thuần luyện tập nhận thức phân biệt. Điều này thật không đúng. Cả hai sự giải thoát thông qua trí tuệ phân biệt và qua sự tĩnh lặng của tâm (ceto-vimutti) đều dựa vào việc tập trung tâm. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ. Giống như đi bộ. Thông thường, người ta không thể chỉ đi trên một chân. Bước chân nào nặng hơn chỉ là vấn đề thói quenđặc tính của mỗi cá nhân.

Giải thoát qua nhận thức phân biệt bắt đầu bằng cách cân nhắc các dữ kiện và khía cạnh khác nhau của thế gian cho đến khi tâm dần dần được nghĩ ngơi và, một khi nó tĩng lặng, sẽ khởi sinh tự trực giác sự giái thoát tâm thức (vipassana-ñana - minh sát tuệ): hiểu biết rõ ràngđúng đắn về Tứ Diệu Đế (ariya sacca). Tuy nhiên, giải thoát qua sự tĩnh lặng của tâm thì không có nhiều suy nghĩ hay cân nhắc trong đó. Tâm chỉ bị buộc phải yên lặng cho đến khi nó thâm nhập giai đoạn tâm đại định. Đó là khi minh kiến trực giác sẽ phát sinh, cho phép nó nhìn thấy mọi vật như chúng thật sự là. Đây là giải thoát qua sự tĩnh lặng của tâm: Định đến trước, trí tuệ phân biệt đến sau.

A person with a wide-ranging knowledge of the texts — well-versed in their letter and meaning, capable of clearly and correctly explaining various points of doctrine — but with no inner center for the mind, is like a pilot flying about in an airplane with a clear view of the clouds and stars but no sense of where the landing strip is. He's headed for trouble. If he flies higher, he'll run out of air. All he can do is keep flying around until he runs out of fuel and comes crashing down in the savage wilds.

Some people, even though they are highly educated, are no better than savages in their behavior. This is because they've gotten carried away, up in the clouds. Some people — taken with what they feel to be the high level of their own learning, ideas, and opinions — won't practice centering the mind because they feel it beneath them. They think they deserve to go straight to release through discernment instead. Actually, they're heading straight to disaster, like the airplane pilot who has lost sight of the landing strip.

Một người có kiến thức kinh văn sâu rộng — thành thạo trong ngôn từ và ý nghiã, có khả năng giải thích rõ và đúng các điểm khác nhau của giáo lý — nhưng không có nơi để an trụ tâm, thì giống như một phi công lái máy bay với cái nhìn rõ ràng về những đám mây và các ngôi sao nhưng lại không biết bãi đáp ở đâu. Ông ta đem rắc rối đến cho mình. Nếu ông bay cao hơn, ông sẽ bị ngôp thở. Tất cả những gì mà ông ta có thể làm là tiếp tục bay quanh cho đến khi không còn nhiên liệu và máy bay bị rơi xuống rừng rậm hoang dã.

Một số người, mặc dù họ có học vấn cao, cũng không khá hơn so với người man rợ trong hành vi của họ. Đó là bởi vì họ mơ tưởng viễn vông, như đi trên mây. Vài người — cho rằng họ ở mức độ cao trong học vấn, ý tưởng, và quan niệm của họ — sẽ không thực hành tập trung tâm bởi vì họ cảm thấy là nó thấp đối với trình độ của họ. Thay vào đó, họ nghĩ rằng họ xứng đáng đi thẳng đến sự giải thoát qua tuệ phân biệt. Thật ra, họ đang hướng thẳng đến tai họa, giống như người phi công lái máy bay bị mất dấu vết của bãi đáp.

To practice centering the mind is to build a landing strip for yourself. Then, when discernment comes, you'll be able to attain release safely.

This is why we have to develop all three parts of the path — virtue, concentration, and discernment — if we want to be complete in our practice of the religion. Otherwise, how can we say that we know the four Noble Truths? — because the path, to qualify as the Noble Path, has to be composed of virtue, concentration, and discernment. If we don't develop it within ourselves, we can't know it. And if we don't know, how can we let go?

Most of us, by and large, like getting results but don't like laying the groundwork. We may want nothing but goodness and purity, but if we haven't completed the groundwork, we'll have to keep on being poor. Like people who are fond of money but not of work: How can they be good, solid citizens? When they feel the pinch of poverty, they'll turn to corruption and crime. In the same way, if we aim at results in the field of the religion but don't like doing the work, we'll have to continue being poor. And as long as our hearts are poor, we're bound to go searching for goodness in other areas — greed, gain, status, pleasure, and praise, the baits of the world — even though we know better. This is because we don't truly know, which means simply that we aren't true in what we do.

Thực hành tập trung tâm là xây một bãi đáp cho chính bạn. Sau đó, khi tuệ phân biệt đến, bạn sẽ có thể đạt được sự giải thóat một cách an toàn.

Đây là lý do tại sao chúng ta phải phát triễn cả ba phần của con đườngđức hạnh, tập trung tư tưởng, và nhận thức phân biệt — nếu chúng ta muốn hoàn thành trong việc tu hành tôn giáo của chúng ta. Nếu không, làm thế nào chúng ta có thể nói rằng chúng ta biết Tứ Diệu Đế? — bởi vì đường đạo, để đủ điều kiệnBát Chánh Đạo, phải bao gồm đức hạnh, tập trung tâmnhận thức phân biệt. Nếu chúng ta không phát triễn nó trong chính chúng ta, chúng ta không thể biết nó. Và nếu chúng ta không biết, làm thế nào chúng ta có thể buông bỏ?

Hầu hết chúng ta, thích nhận được kết quả nhưng không thích đặt nền móng. Chúng tathể không muốn gì ngoại trừ sự tốt đẹptinh khiết, nhưng nếu chúng ta chưa hoàn thành nền móng, chúng ta sẽ phải tiếp tục nghèo. Giống như những người thích tiền nhưng không thích làm việc: Làm thế nào họ có thể là công dân tốt, cột trụ của quốc gia? Khi họ cảm thấy sức ép của nghèo đói, họ sẽ dính dáng đến tham nhũng và tội phạm. Trong cùng một cách, nếu chúng ta nhắm vào kết quả trong lĩnh vực tôn giáo nhưng không thích làm việc, chúng ta sẽ phải tiếp tục nghèo. Và hễ mà trái tim của chúng ta còn nghèo, chúng ta có khuynh hướng đi tìm điều tốt đẹp trong các lĩnh vực khác — tham lam, lợi ích, địa vị, niềm vui, và ca tụng, mồi dẫn dụ của thế gian — mặc dù rằng chúng ta biết rõ hơn. Đây là bởi vì chúng ta không thật sự biết, có nghĩa là chúng ta không thành thật trong những gì chúng ta làm.

The truth of the path is always true: Virtue is something true, concentration is true, discernment is true, release is true. But if we aren't true, we won't meet with anything true. If we aren't true in practicing virtue, concentration, and discernment, we'll end up only with things that are fake and imitation. And when we make use of things fake and imitation, we're headed for trouble. So we have to be true in our hearts. When our hearts are true, we'll come to savor the taste of the Dhamma, a taste surpassing all the tastes of the world.

This is why I have put together the following two guides for keeping the breath in mind.

Sự thật của đạo thì luôn luôn chân thật. Đức hạnh la những gì chân thật, tập trung tư tưởngchân thật, nhận thức phân biệtchân thật, giải thoátchân thật. Nhưng nếu chúng ta không chân thật, chúng ta sẽ không gặp được bất kỳ sự chân thật nào. Nếu chúng ta không chân thật trong việc thực hành đức hạnh, tập trung tâm, và phân biệt tưởng, cuối cùng chúng ta sẽ chỉ gặp những thứ giả mạo và bắt chước. Và khi chúng ta xử dụng vật giả mạo, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Vì vậy chúng ta phải chân thật trong tâm hồn chúng ta. Khi trái tim chúng ta chân thật, chúng ta sẽ vui hưởng hương vị của Pháp, một hương vị vượt qua tất cả mọi hương vị của thế gian.

Đây là lý do tại sao tôi đã soạn thảo hai hướng dẫn sau đây về việc giữ hơi thở trong tâm.

Peace.
Phra Ajaan Lee Dhammadharo
Wat Boromnivas
Bangkok, 1953

Chúc bình an.
Phra Ajaan Lee Dhammadharo
Wat Boromnivas
Bangkok, 1953

Preliminaries  

Now I will explain how to go about the practice of centering the mind. Before starting out, kneel down, with your hands palm-to-palm in front of your heart, and sincerely pay respect to the Triple Gem, saying as follows:

Araham samma-sambuddho bhagava:
Buddham bhagavantam abhivademi.
 (bow down)

Svakkhato bhagavata dhammo:
Dhammam namassami.
 (bow down)

Supatipanno bhagavato savaka-sangho:
Sangham namami.
 (bow down)


Dẫn Nhập

Bây giờ tôi sẽ giải thích làm thế nào để thực hành tập trung tâm. Trước khi bắt đầu, hảy quỳ xuống, chắp hai tay lên ngực, và thành tâm đảnh lễ Tam Bảo, hảy tụng như sau:

Araham samma-sambuddho bhagava:
Buddham bhagavantam abhivademi.
 (cúi xuống)

Svakkhato bhagavata dhammo:
Dhammam namassami.
 (cúi xuống)

Supatipanno bhagavato savaka-sangho:
Sangham namami.
 (cúi xuống)

Then, showing respect with your thoughts, words, and deeds, pay homage to the Buddha:

Namo tassa bhagavato arahato samma-sambuddhasa. (three times)

And take refuge in the Triple Gem:

Buddham saranam gacchami.
Dhammam saranam gacchami.
Sangham saranam gacchami.

Dutiyampi buddham saranam gacchami.
Dutiyampi dhammam saranam gacchami.
Dutiyampi sangham saranam gacchami.

Tatiyampi buddham saranam gacchami.
Tatiyampi dhammam saranam gacchami.
Tatiyampi sangham saranam gacchami.

Sau đó, biểu lộ sự kính trọng trong ý nghĩ, lời nói, và hành động, tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật:

Namo tassa bhagavato arahato samma-sambuddhasa. (ba lần)

qui y Tam Bảo:

Buddham saranam gacchami.
Dhammam saranam gacchami.
Sangham saranam gacchami.

Dutiyampi buddham saranam gacchami.
Dutiyampi dhammam saranam gacchami.
Dutiyampi sangham saranam gacchami.

Tatiyampi buddham saranam gacchami.
Tatiyampi dhammam saranam gacchami.
Tatiyampi sangham saranam gacchami.

Then make the following resolution: "I take refuge in the Buddha — the Pure One, completely free from defilement; and in his Dhamma — doctrine, practice, and attainment; and in the Sangha — the four levels of his Noble Disciples — from now to the end of my life."

Buddham jivitam yava nibbanam saranam gacchami.
Dhammam jivitam yava nibbanam saranam gacchami.
Sangham jivitam yava nibbanam saranam gacchami.

Then formulate the intention to observe the five, eight, ten, or 227 precepts according to how many you are normally able to observe, expressing them in a single vow:

Imani pañca sikkhapadani samadiyami. (three times)

(This is for the observing the five precepts, and means, "I undertake the five training rules: to refrain from taking life, from stealing, from sexual misconduct, from lying, and from taking intoxicants.")

Imani attha sikkhapadani samadiyami. (three times)

Rồi hảy chú nguyện như sau: "Con xin qui y Phật — Bậc Vô Nhiễm, hoàn toàn giải thoát khỏi mọi ô nhiễm phiền não; và qui y Pháp của ngài — giáo lý, tu hành, và chứng ngộ; và qui y Tăng — bốn cấp độ Đại đệ tử Cao quý của ngài — kể từ bây giờ cho đến cuối cuộc đời của con."

Buddham jivitam yava nibbanam saranam gacchami.
Dhammam jivitam yava nibbanam saranam gacchami.
Sangham jivitam yava nibbanam saranam gacchami.

Sau đó hảy hứa tuân thủ năm, tám, mười, hay 227 giới luật tùy thuộc vào khả năng mà bạn thường có thể tuân thủ, thể hiện bằng một lời nguyện:

Imani pañca sikkhapadani samadiyami. (ba lần)

(Đây là lời hứa tuân thủ năm giới, và có nghĩa là, "Con xin thực hiện năm giới luật đào tạo: tránh không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và dùng các chất kích thích, say sưa.")

Imani attha sikkhapadani samadiyami. (ba lần)

(This is for those observing the eight precepts, and means, "I undertake the eight training rules: to refrain from taking life, from stealing, from sexual intercourse, from lying, from taking intoxicants, from eating food after noon and before dawn, from watching shows and from adorning the body for the purpose of beautifying it, and from using high and luxurious beds and seats.")

Imani dasa sikkhapadani samadiyami. (three times)

(This is for those observing the ten precepts, and means, "I undertake the ten training rules: to refrain from taking life, from stealing, from sexual intercourse, from lying, from taking intoxicants, from eating food after noon and before dawn, from watching shows, from adorning the body for the purpose of beautifying it, from using high and luxurious beds and seats, and from receiving money.")

Parisuddho aham bhante. Parisuddhoti mam buddho dhammo sangho dharetu.

(This is for those observing the 227 precepts.)

Now that you have professed the purity of your thoughts, words, and deeds toward the qualities of the Buddha, Dhamma, and Sangha, bow down three times. Sit down, place your hands palm-to-palm in front of your heart, steady your thoughts, and develop the four Sublime Attitudes: good will, compassion, appreciation, and equanimity. To spread these thoughts to all living beings without exception is called the immeasurable Sublime Attitude. A short Pali formula for those who have trouble memorizing is:

"Metta" (benevolence and love, hoping for your own welfare and that of all other living beings.)

"Karuna" (compassion for yourself and others.)

"Mudita" (appreciation, taking delight in your own goodness and that of others.)

"Upekkha" (equanimity in the face of those things that should be let be.)

(Đây là lời hứa cho những ai muốn tuân thủ tám giới, và có nghiã là "Con xin thực hiện tám giới luật đào tạo: tránh không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng các chất kích thích say sưa, ăn thực phẩm sau buổi trưa và trước khi bình minh, coi ca vũ nhạc, trang điểm thân thể với mụch đích làm đẹp nó, và sử dụng giường và ghế cao sang.")

Imani dasa sikkhapadani samadiyami. (ba lần)

(Đây là lời hứa cho những ai muốn tuân thủ mười giới, và có nghĩa là, "Con xin thực hiện mười giới luật đào tạo: tránh không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng các chất kích thích say sưa, ăn thực phẩm sau buổi trưa và trước khi bình minh, coi ca vũ nhạc, trang điểm thân thể với mụch đích làm đẹp nó, sử dụng giường và ghế cao sang, và nhận tiền.")

Parisuddho aham bhante. Parisuddhoti mam buddho dhammo sangho dharetu.

(Đây là lời hứa cho những ai muốn tuân thủ 227 giới.)

Bây giờ bạn đã thệ nguyện giữ sự̣ thanh tịnh trong tư tưởng, lời nóiviệc làm của bạn đối với những phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng, hảy cuối lạy ba lần. Ngồi xuống, chắp tay trước ngực, tĩng lặng tâm tư, và phát triễn bốn Hành vi Cao thượng: Từ, Bi, Hỷ, và Xã̉. Việc truyền bá những tư tưởng này đến tất cả mọi chúng sinh mà không có ngoại lệ thì được gọi là Hành vi Cao thượng vô lượng. Một công thức Pali ngắn cho những ai có trở ngại trong việc ghi nhớ được đề ra như sau:

"Metta" (Từ, tử tế và thương yêu, mong cho an vui đến với chính bạn và tất cả chúng sinh khác.)

"Karuna" (Bi, t̀inh thương yêu cảm thông đối với chính bạn và những người khác. )

"Mudita" (Hỷ, vui mừng cho sự tốt lành của riêng bạn và của những người khác.)

"Upekkha" (Xã, bình thản khi đối mặt với những sự việc và nên để cho nó là như thế)

Method 1  

Sit in a half-lotus position, right leg on top of the left leg, your hands placed palm-up on your lap, right hand on top of the left. Keep your body straight and your mind on the task before you. Raise your hands in respect, palm-to-palm in front of the heart, and think of the qualities of the Buddha, Dhamma, and Sangha: Buddho me natho — The Buddha is my mainstay. Dhammo me natho — The Dhamma is my mainstay. Sangho me natho — The Sangha is my mainstay. Then repeat in your mind, buddho, buddho; dhammo, dhammo; sangho, sangho. Return your hands to your lap and repeat one word, buddho, three times in your mind.

Phương pháp 1

Ngồi theo tư thế bán già, chân phải đặt trên chân trái, để tay trên đùi với lòng bàn tay mở, tay phải trên tay trái. Giữ thân bạn thẳng và chú tâm vào công việc của mình. Kính cẩn chắp hai tay trước ngực, và quán tưởng đến những phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng: Buddho me natho — Phật là trụ cột của con. Dhammo me natho — Pháp là trụ cột của con. Sangho me natho — Tăng là trụ cột của con. Rồi lập lại trong tâm, buddho, buddho; dhammo, dhammo; sangho, sangho. Để tay lại trên đùi và lập lại từ buddho, ba lần trong tâm bạn.


Then think of the in-and-out breath, counting the breaths in pairs. First think bud- with the in-breath, dho with the out, ten times. Then begin again, thinking buddho with the in-breath, buddho with the out, seven times. Then begin again: As the breath goes in and out once, think buddho once, five times. Then begin again: As the breath goes in and out once, think buddho three times. Do this for three in-and-out breaths.

Now you can stop counting the breaths, and simply think bud- with the in-breath and dho with the out. Let the breath be relaxed and natural. Keep your mind perfectly still, focused on the breath as it comes in and out of the nostrils. When the breath goes out, don't send the mind out after it. When the breath comes in, don't let the mind follow it in. Let your awareness be broad, cheerful, and open. Don't force the mind too much. Relax. Pretend that you're breathing out in the wide open air. Keep the mind still, like a post at the edge of the sea. When the water rises, the post doesn't rise with it; when the water ebbs, the post doesn't sink.

Sau đó nghĩ đến hơi thở vào-và-ra, đếm hơi thở theo cặp đôi. Đầu tiên niệm bud- với hơi thở vào, dho với hơi thở ra, mười lần. Rồi bắt đầu trở lại, niệm buddho với hơi thở vào, buddho với hơi thở ra, bảy lần. Rồi bắt đầu trở lại: Khi hơi thở đi vào và ra một lần, niệm buddho, năm lần. Rồi bắt đầu trở lại: Khi hơi thở đi vào và ra một lần, niệm buddho, ba lần. Làm như vậy cho ba hơi thở vào-và-ra.

Bây giờ bạn có thể ngừng đếm hơi thở, và chỉ cần niệm bud- với hơi thở vào và dho với hơi thở ra. Hảy để hơi thở được thỏai mái và tự nhiên. Giữ tâm của bạn hoàn toàn tĩnh lặng, chú ý đến hơi thở khi nó đi vào và ra lỗ mũi.. Khi hơi thở đi ra, đừng để tâm theo nó ra. Khi hơi thở đi vào, đừng để tâm theo nó vào. Hảy để nhận thức của bạn được mở rộng, vui tươi và cởi mở. Đừng cưỡng ép tâm nhiều quá. Thư giãn. Cứ cho rằng bạn đang thở ra trong bầu không khí thoáng mát. Giữ tâm đứng yên, như một cái cột ở mép biễn. Khi nước dâng lên, cột không dâng lên với nó, khi nước xuống, cột không chìm.

When you've reached this level of stillness, you can stop thinking buddho. Simply be aware of the feeling of the breath.

Then slowly bring your attention inward, focusing it on the various aspects of the breath — the important aspects that can give rise to intuitive powers of various kinds: clairvoyance, clairaudience, the ability to know the minds of others, the ability to remember previous lives, the ability to know where different people and animals are reborn after death, and knowledge of the various elements or potentials that are connected with, and can be of use to, the body. These elements come from the bases of the breath. The First Base: Center the mind on the tip of the nose and then slowly move it to the middle of the forehead, The Second Base. Keep your awareness broad. Let the mind rest for a moment at the forehead and then bring it back to the nose. Keep moving it back and forth between the nose and the forehead — like a person climbing up and down a mountain — seven times. Then let it settle at the forehead. Don't let it go back to the nose.

Khi bạn đạt đến trình độ tĩnh lặng này, bạn có thể ngừng niệm buddho. Chỉ cần nhận thức được cảm giác thở.

Sau đó từ từ đưa sự chú ý của bạn vào trong, để ý đến các khía cạnh khác nhau của hơi thở — khía cạnh quan trọng có thể làm khởi sinh một số loại quyền năng trực giác: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông - khả năng đọc được suy nghĩ của người khác, túc mạng thông - khả năng nhớ lại các kiếp sống trước, khả năng biết những người khác và thú vật sẽ tái sanh ở đâu sau khi chết, và kiến thức về một số loại nguyên tố hoặc tiềm năng được kết nối vơí, và có thể được sử dụng cho, cơ thể. Những nguyên tố này đến từ các cứ điểm của hơi thở. Cứ điểm thứ Nhất: Tập trung tâm trên chóp mũi và từ từ di chuyển nó vào giữa trán. Cứ điểm thứ Nhì. Giữ nhận thức của bạn rộng mở. Để tâm nghĩ ngơi ở trán một lúc và sau đó đem nó trở lại mũi. Tiếp tục di chuyễn qua lại giữa mũi và trán — nhu một người leo lên và xuống một ngọn núi — bảy lần. Rồi để cho nó lắng đọng ở trán. Đừng để nó đi trở lại mũi.

From here, let it move to The Third Base, the middle of the top of the head, and let it settle there for a moment. Keep your awareness broad. Inhale the breath at that spot, let it spread throughout the head for a moment, and then return the mind to the middle of the forehead. Move the mind back and forth between the forehead and the top of the head seven times, finally letting it rest on the top of the head.

Then bring it into The Fourth Base, the middle of the brain. Let it be still for a moment and then bring it back out to the top of the head. Keep moving it back and forth between these two spots, finally letting it settle in the middle of the brain. Keep your awareness broad. Let the refined breath in the brain spread to the lower parts of the body.

When you reach this point you may find that the breath starts giving rise to various signs (nimitta), such as seeing or feeling hot, cold, or tingling sensations in the head. You may see a pale, murky vapor or your own skull. Even so, don't let yourself be affected by whatever appears. If you don't want the nimitta to appear, breathe deep and long, down into the heart, and it will immediately go away.

Từ đây, hảy để nó di chuyển đến Cứ điểm thứ Ba, giữa đỉnh đầu, và để nó lắng đọng ở đó một lúc. Giữ nhận thức của bạn rộng mở. Hít thở vào ở điểm đó, để nó lan tỏa khắp đầu một lúc, và sau đó đem tâm trở lại giữa trán. Di chuyển tâm qua lại giữa trán và đỉnh đầu bảy lần, cuối cùng để nó nghĩ ngơi trên đỉnh đầu.

Rồi đem nó đi vào Cứ điểm thứ Tư, giưã nãọ. Để nó đứng yên ở đó một lúc rồi đem nó trở ra đỉnh đầu. Tiếp tục di chuyển qua lại giữa hai điểm này, cuối cùng để nó lắng đọng ở giữa não. Giữ nhận thức của bạn rộng mở. Hảy để hơi thở tinh khiết trong não lan tỏa ra những phần dưới của cơ thể.

Khi bạn đạt đến điểm này bạn có thể thấy rằng hơi thở bắt đầu phát sinh những dấu hiệu khác nhau (nimitta), chẳng hạn như nhìn hay cảm thấy cảm giác nóng, lạnh, hay ngứa ran trong đầu. Bạn có thể thấy một làn hơi mờ đục hoặc cái sọ của mình. Mặc dù vậy, đừng để mình bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì xuất hiện. Nếu bạn không muốn nimitta xuất hiện, thở một hơi sâu và dài, xuống tới trái tim, và nó sẽ biến mất ngay lập tức.

When you see that a nimitta has appeared, mindfully focus your awareness on it — but be sure to focus on only one at a time, choosing whichever one is most comfortable. Once you've got hold of it, expand it so that it's as large as your head. The bright white nimitta is useful to the body and mind: It's a pure breath that can cleanse the blood in the body, reducing or eliminating feelings of physical pain.

When you have this white light as large as the head, bring it down to The Fifth Base, the center of the chest. Once it's firmly settled, let it spread out to fill the chest. Make this breath as white and as bright as possible, and then let both the breath and the light spread throughout the body, out to every pore, until different parts of the body appear on their own as pictures. If you don't want the pictures, take two or three long breaths and they'll disappear. Keep your awareness still and expansive. Don't let it latch onto or be affected by any nimitta that may happen to pass into the brightness of the breath. Keep careful watch over the mind. Keep it one. Keep it intent on a single preoccupation, the refined breath, letting this refined breath suffuse the entire body.

Khi bạn nhìn thấy một dấu hiệu nimitta xuất hiện, hảy để hết nhận thức của bạn vào nó — nhưng phải chắc chắn là chỉ chú ý vào từng cái một, chọn cái nào mà bạn cảm thấy thỏai mái nhất. Một khi bạn nắm được nó, mở rộng nó để nó lớn như đầu của bạn. Nimitta trắng sáng rất hữu ích cho thân và tâm: Đó là một hơi thở tinh khiết có thể làm sạch máu trong cơ thể, giảm hoặc loại bỏ cảm giác đau đớn thể xác.

Khi bạn có ánh sáng trắng lớn như đầu này, đem nó xuống Cứ điểm thứ Năm, ở giữa ngực. Một khi nó được ổn định vững vàng, hảy để nó lan rộng ra khắp lồng ngực. Hảy làm cho hơi thở này trắng và sáng càng nhiều càng tốt, và sau đó để cho cả hơi thở và ánh sáng lan tỏa ra khắp cơ thể, ra từng lỗ chân lông, cho đến khi các bộ phận khác nhau của cơ thể tự xuất hiện như những hình ảnh. Nếu bạn không muốn thấy các hình ảnh, thở hai hay ba hơi dài và chúng sẽ biến mất. Hảy giữ nhận thức của bạn yên tĩnh và trải rộng. Đừng để nó bám vào hay bị ảnh hưởng bởi bất cứ nimitta nào có thể tình cờ đi vào vùng ánh sáng của hơi thở. Cẩn thận theo dõi tâm. Giữ cho nó là một. Giữ nó dõi theo một đề mục duy nhất, hơi thở tinh khiết, hảy để hơi thở tinh khiết này tràn ngập toàn bộ cơ thể.

When you've reached this point, knowledge will gradually begin to unfold. The body will be light, like fluff. The mind will be rested and refreshed — supple, solitary, and self-contained. There will be an extreme sense of physical pleasure and mental ease.

If you want to acquire knowledge and skill, practice these steps until you're adept at entering, leaving, and staying in place. When you've mastered them, you'll be able to give rise to the nimitta of the breath — the brilliantly white ball or lump of light — whenever you want. When you want knowledge, simply make the mind still and let go of all preoccupations, leaving just the brightness and emptiness. Think one or two times of whatever you want to know — of things inside or outside, concerning yourself or others — and the knowledge will arise or a mental picture will appear. To become thoroughly expert you should, if possible, study directly with someone who has practiced and is skilled in these matters, because knowledge of this sort can come only from the practice of centering the mind.

Khi bạn đạt đến điểm này, kiến thức sẽ bắt đầu từ từ mở ra. Cơ thể sẽ nhẹ như bông. Tâm sẽ yên tĩnh và mát mẽ — linh hoạt, tịch mịch, và tri túc. Thân sẽ có cảm giác cực kỳ an lạc và tâm thật khoan khoái dễ chịu.

Nếu bạn muốn có được kiến thức và kỹ năng, tập luyện các bước này cho đến khi bạn thành thạo trong việc vào, ra, và ở lại tại chỗ. Khi bạn đã nắm vững chúng, bạn sẽ có thể làm phát sinh nimitta của hơi thở — quả bóng trắng rực rỡ hay cụ̣m ánh sáng — bất cứ khi nào bạn muốn. Khi bạn muốn kiến thức, chỉ cần làm cho tâm tĩnh lặng và buông xả tất cả các mối bận tâm, chỉ đễ lại sự trong sángtánh không. Suy nghĩ một hoặc hai lần về bất cứ điều gì bạn muốn biết — những thứ ở bên trong hay bên ngoài, liên quan đến mình hay người khác — và kiến thức sẽ khởi sinh hoặc một linh ảnh sẽ xuất hiện. Để trở nên thật tinh thông bạn cần phải, nếu có thể, học trực tiếp với những người đã tu tập và lão luyện trong các vấn đề này, bởi vì loại kiến thức này chỉ có thể đến từ việc thực hành tập trung tâm.

The knowledge that comes from centering the mind falls into two classes: mundane (lokiya) and transcendent (lokuttara). With mundane knowledge, you're attached to your knowledge and views on the one hand, and to the things that appear and give rise to your knowledge on the other. Your knowledge and the things that give you knowledge through the power of your skill are composed of true and false mixed together — but the "true" here is true simply on the level of mental fabrication, and anything fabricated is by nature changeable, unstable, and inconstant.

So when you want to go on to the transcendent level, gather all the things you know and see into a single preoccupation — ekaggatarammana, the singleness of mental absorption — and see that they are all of the same nature. Take all your knowledge and awareness and gather it into the same point, until you can clearly see the truth: that all of these things, by their nature, simply arise and pass away. Don't try to latch onto the things you know — your preoccupations — as yours. Don't try to latch onto the knowledge that has come from within you as your own. Let these things be, in line with their own inherent nature. If you latch onto your pre-occupations, you're latching onto stress and pain. If you hold onto your knowledge, it will turn into the cause of stress.

So: A mind centered and still gives rise to knowledge. This knowledge is the path. All of the things that come passing by for you to know are stress. Don't let the mind fasten onto its knowledge. Don't let it fasten onto the preoccupations that appear for you to know. Let them be, in line with their nature. Put your mind at ease. Don't fasten onto the mind or suppose it to be this or that. As long as you suppose yourself, you're suffering from obscured awareness (avijja). When you can truly know this, the transcendent will arise within you — the noblest good, the most exalted happiness a human being can know.

Kiến thức đến từ việc tập trung tâm được xếp vào hai trình độ: thế gian (lokiya) và siêu việt (lokuttara). Với kiến thức thế gian, một mặt bạn gắn liền với kiến thứcquan điểm của bạn, và mặt kia thì là những gì xuất hiện và làm khởi sinh kiến thức của bạn. Kiến thức của bạn và những thứ cung cấp cho bạn kiến thức qua sức mạnh của kỹ nâng của bạn là tập hợp của đúng và sai pha trộn với nhau — nhưng cái "đúng" ở đây chỉ đúng ở mức độ cấu thành bởi tâm, bất cứ thứ gì được cấu tạo thi có tính chất thay đổi, không ổn định, và vô thường.

Vì vậy khi bạn muốn đi lên trình độ siêu việt, thu thập tất cả những điều bạn biết và nhìn vào một đề mục duy nhất — ekaggatarammana, sự nhất tâm của thiền định — và thấy rằng chúng đều có chung bản tánh. Lấy tất cả các kiến thứcnhận thức của bạn và tụ họp nó vào cùng một điểm, cho đến khi bạn có thể nhìn thấy rõ ràng sự thật: rằng tất cả mọi thứ này, do bản tánh của chúng, chỉ đơn giản phát sinh và hủy diệt. Đừng cố gắng bám vào những điều bạn biết — các mối bận tâm của bạn — như là của bạn. Đừng cố gắng bám vào kiến thức đến từ nội tâm của bạn như là của riêng mình. Hảy để những điều này được, phù hợp với bản chất vốn có của chúng. Nếu bạn bám vào các mối bận tâm của mình, bạn đang bám vào căng thẳngđau khổ. Nếu bạn giữ lấy kiến thức của mình, nó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra căng thẳng.

Vì thế: Tâm được tập trung và vẫn khởi sinh kiến thức. Kiến thức này là con đường. Tất cả mọi thứ đi ngang qua làm cho bạn để ý đến đều là căng thẳng. Đừng để tâm cột chặc vào kiến thức của nó. Đừng để nó cột vào các mối bận tâm hiện ra để gợi sự chú ý của bạn. Hảy để chúng, như là bản tánh của chúng. Để cho tâm của bạn thoải mái. Đừng cột vào tâm hay giả định nó là thế này hay thế nọ. Hễ mà bạn còn cho mình là như thế, bạn đang hứng lấy đau khổ từ cái biết mờ mịt (avijja - vô minh). Khi bạn có thể thật sự biết đều này, sự siêu việt sẽ phát sinh bên trong bạn — điều tốt đẹp cao thượng nhất, hạnh phúc trân quý nhất mà một người có thể biết.


To summarize, the basic steps to practice are as follows:

1. Eliminate all bad preoccupations from the mind.

2. Make the mind dwell on good preoccupations.

3. Gather all good preoccupations into one — the singleness of meditative absorption (jhana).

4. Consider this one preoccupation until you see how it is aniccam, inconstant; dukkham, stressful; and anatta, not yourself or anyone else — empty and void.

5. Let all good and bad preoccupations follow their own nature — because good and bad dwell together and are equal by nature. Let the mind follow its own nature. Let knowing follow its own nature. Knowing doesn't arise, and it doesn't fall away. This is santi-dhamma — the reality of peace. It knows goodness, but the knowing isn't goodness, and goodness isn't the knowing. It knows evil, but the knowing isn't evil, and evil isn't the knowing. In other words, knowing isn't attached to knowledge or to the things known. Its nature is truly elemental — flawless and pure, like a drop of water on a lotus leaf. This is why it's called asankhata-dhatu: the unfabricated property, a true element.


Tóm lại, các bước căn bản để tu tập được đề ra như sau:

1. Loại bỏ tất cả những đề mục hay ý tưởng xấu ra khỏi tâm.

2. Chú tâm vào những ý tưởng tốt.

3. Tụ họp tất cả những ý tưởng tốt vào làm một — sự nhất tâm của thiền định (jhana).

4. Hảy xem xét một đề mục này cho đến khi bạn nhìn thấy nó aniccam - vô thường, hay thay đổi; dukkham - khổ; and anatta - vô ngã, không phải là chính bạn hay một ai khác, như thế nào, — trống không và vô vi.

5. Hảy để tất cả những ý tưởng tốt và xấu đi theo bản chất riêng của chúng — bởi vì tốt và xấu lẫn lộn với nhau và bằng nhau về bản chất. Hảy để tâm đi theo bản tánh của nó. Hảy để tri giác đi theo bản tánh của nó. Tri giác không sinh và không diệt. Đây là santi-dhamma, pháp tịch diệt — thực chất của bình an. Nó biết điều thiện, nhưng tri giác không phải là thiện, và thiện không phải là tri giác. Nó biết điều ác, nhưng tri giác không phải là ác, và ác không phải là tri giác. Nói cách khác, tri giác không gắn liền với kiến thức hay những điều biết được. Bản chất của nó là nguyên tố thật sự — hoàn hảotinh khiết, giống như một giọt nước trên lá sen. Đây là lý do tại sao nó được gọi là asankhata-dhatu: đặc tính không pha chế, một nguyên tố thật sự.

When you can follow these five steps, you'll find marvels appearing in your heart, the skills and perfections that come from having practiced tranquillity and insight meditation. You'll obtain the two types of results already mentioned:

mundane, providing for your own physical well-being and that of others throughout the world; and

transcendent, providing for the well-being of your heart, bringing happiness that is calm, cool, and blooming, leading all the way to Liberation (nibbana) — free from birth, aging, illness, and death.

This has been a brief explanation of the main principles of breath meditation. If you have any questions or encounter any difficulties in putting these principles into practice, and you wish to study directly with someone who teaches along these lines, I will be happy to help you to the best of my ability so that we can all attain the peace and well-being taught by the religion.

Most people will find that Method 2, which follows, is easier and more relaxing than Method 1, outlined above.

Khi bạn có thể đi theo năm bước này, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xuất hiện trong trái tim bạn, kỹ năng và phẩm hạnh viên mãn đến từ việc tập luyện tĩnh lặng và thiền minh sát. Bạn sẽ có được hai loại kết quả đã được đề cập đến:

thế gian, đem đến an lành cho thân thể của riêng bạn và của những người khác trên toàn thế giới; và

siêu việt, đem đến an lành cho trái tim của bạn, mang lại hạnh phúc thật bình yên, tươi mát và trổ hoa, dẫn đến Giải thoát (niết bàn) — thoát khỏi sanh, lão, bệnh, và tử.

Đây là lời giải thích ngắn gọn về các nguyên tắc chính của thiền hơi thở. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay gặp phải bất cứ khó khăn nào trong việc đem các nguyên tắc này vào thực hành, và bạn muốn học hỏi trực tiếp với người dạy phương pháp̣ này, tôi sẽ vui lòng giúp bạn với hết khả năng của mình để cho tất cả chúng ta đều có thể đạt được bình anhạnh phúc đang được giảng dạy bởi tôn giáo.

Hầu hết mọi người sẽ thấy rằng Phương Pháp 2, dưới đây, dễ hơn và thư giãn hơn Phương Pháp 1, được nêu ở trên.

Method 2  

There are seven basic steps:

Phương Pháp 2

Có bảy bước căn bản:

1. Start out with three or seven long in-and-out breaths, thinking bud- with the in-breath, and dho with the out. Keep the meditation syllable as long as the breath.

2. Be clearly aware of each in-and-out breath.

3. Observe the breath as it goes in and out, noticing whether it's comfortable or uncomfortable, broad or narrow, obstructed or free-flowing, fast or slow, short or long, warm or cool. If the breath doesn't feel comfortable, adjust it until it does. For instance, if breathing in long and out long is uncomfortable, try breathing in short and out short.

As soon as you find that your breathing feels comfortable, let this comfortable breath sensation spread to the different parts of the body. To begin with, inhale the breath sensation at the base of the skull and let it flow all the way down the spine. Then, if you are male, let it spread down your right leg to the sole of your foot, to the ends of your toes, and out into the air. Inhale the breath sensation at the base of the skull again and let it spread down your spine, down your left leg to the ends of your toes, and out into the air. (If you are female, begin with the left side first, because the male and female nervous systems are different.)

Then let the breath from the base of the skull spread down over both shoulders, past your elbows and wrists, to the tips of your fingers, and out into the air.

Let the breath at the base of the throat spread down the central nerve at the front of the body, past the lungs and liver, all the way down to the bladder and colon.

Inhale the breath right at the middle of the chest and let it go all the way down to your intestines.

Let all these breath sensations spread so that they connect and flow together, and you'll feel a greatly improved sense of well-being.

4. Learn four ways of adjusting the breath:

a. in long and out long,
b. in long and out short,
c. in short and out long,
d. in short and out short.
1. Bắt đầu với ba hay bảy hơi thở vào-và-ra dài, niệm bud- với hơi thở vào, và dho với hơi thở ra. Giữ cho âm tiết thiền quán dài bằng hơi thở.

2. Nhận thức rõ ràng từng hơi thở vào-và-ra.

3. Quan sát hơi thở khi nó đi vào và ra, để ý coi nó có thoải mái hay không, rộng hay hẹp, bị ngưng trệ hay trôi chảy, nhanh hay chậm, ngắn hay dài, ấm hay mát. Nếu hơi thở không cảm thấy thoải mải, điều chỉnh cho đến khi nó cảm thấy thoải mái. Ví dụ, nếu hơi thở vào dài và ra dài không cảm thấy thoải mái, thử thở vào ngắn và ra ngắn.

Ngay khi bạn thấy rằng hơi thở của bạn cảm thấy thoải mái, hảy để cảm giác thở thoải mái này lan tỏa ra những phần khác của cơ thể. Để bắt đầu, hít hơi thở vào trong đầu đến nền sọ và để cho nó chảy xuống tận cột sống. Sau đó, nếu bạn là nam, để nó lan xuống chân phải đến lòng bàn chân, cho đến tận các ngón chân của bạn, và ra ngoài không khí. (Nếu bạn là nữ, bắt đầu với phần bên trái trước, bởi vì hệ thống thần kinh của nam và nữ khác nhau).

Sau đó để hơi thở từ nền sọ lan xuống cả hai vai, qua cùi chỏ và cổ tay, đến đầu các ngón tay của bạn, và ra ngoài không khí.

Để hơi thở ở đáy cuống họng lan xuống các dây thần kinh trung ương ở phía trước của cơ thể, đi qua phổi và gan, xuống tận bàng quang và đại tràng.

Hít hơi thở vào ngay giữu ngực và để cho nó đi xuống đến ruột của bạn.

Hảy để các cảm giác thở này lan tỏa để cho chúng kết nối và quyện vào nhau, và bạn sẽ cảm thấy một cảm giác hạnh phúc bình an tràn đầy.

4.Học bốn cách điều chỉnh hơi thở:

a. vào dài và ra dài,
b. vào dài và ra ngắn,
c. vào ngắn và ra dài,
d. vào ngắn và ra ngắn.

Breathe whichever way is most comfortable for you. Or, better yet, learn to breathe comfortably all four ways, because your physical condition and your breath are always changing.

5. Become acquainted with the bases or focal points for the mind — the resting spots of the breath — and center your awareness on whichever one seems most comfortable. A few of these bases are:

a. the tip of the nose,
b. the middle of the head,
c. the palate,
d. the base of the throat,
e. the breastbone (the tip of the sternum),
f. the navel (or a point just above it).

If you suffer from frequent headaches or nervous problems, don't focus on any spot above the base of the throat. And don't try to force the breath or put yourself into a trance. Breathe freely and naturally. Let the mind be at ease with the breath — but not to the point where it slips away.

6. Spread your awareness — your sense of conscious feeling — throughout the entire body.

7. Unite the breath sensations throughout the body, letting them flow together comfortably, keeping your awareness as broad as possible. Once you're fully aware of the aspects of the breath you already know in your body, you'll come to know all sorts of other aspects as well. The breath, by its nature, has many facets: breath sensations flowing in the nerves, those flowing around and about the nerves, those spreading from the nerves to every pore. Beneficial breath sensations and harmful ones are mixed together by their very nature.

Thở bất cứ cách nào thoải mái nhất cho bạn. Hay tốt hơn là học thở cho thoải mái với cả bốn cách, bởi vì tình trạng thể chấthơi thở của bạn luôn thay đổi.

5. Làm quen với các căn cứ hay tiêu điểm của tâm — những điểm nghĩ ngơi của hơi thở — và tập trung sự nhận thức của bạn vào bất cứ chỗ nào cảm thấy thoải mái nhất. Một vài trong số các cứ điểm này là:

a. chóp mũi,
b. giữa đầu,
c. vòm miệng,
d. đáy cuống họng,
e. xương ức (chóp xương ức),
f. lỗ rốn (hay một điểm ngay bên trên nó ).

Nếu bạn thường xuyên bị nhức đầu hoặc hồi hộp lo lắng, đừng chú ý vào bất cứ điểm nào phía trên đáy cuống họng. Và đừng cố gắng ép buộc hơi thở hay đặt mình vào trạng thái thôi miên. Thở nhẹ nhàng và tự nhiên. Hảy để tâm trí được dễ chịu với hơi thở nhưng đừng quá đà làm nó trượt đi.

6.Trải nhận thức của bạn — cảm giácý thức của bạn — ra khắp cơ thể.

7.Kết nối các cảm giác thở ở khắp cơ thể, hảy để chúng chảy quyện vào nhau một cách thoải mái, giữ nhận thức của bạn càng rộng càng tốt. Một khi bạn nhận thức đầy đủ các khía cạnh của hơi thở mà bạn đã biết trong cơ thể mình, bạn sẽ còn biết được đủ thứ về các khía cạnh khác nữa. Hơi thở, vì bản chất của nó: có nhiều khía cạnh: cảm giác thở chảy trong các dây thần kinh, có những cái luân lưu quanh và chảy về các dây thần kinh, có những cái lan trải từ các dây thần kinh đến mỗi lỗ chân lông. Các cảm giác thở có lợi và có hại pha trộn với nhau rất tự nhiên.

To summarize: (a) for the sake of improving the energy already existing in every part of your body, so that you can contend with such things as disease and pain; and (b) for the sake of clarifying the knowledge already within you, so that it can become a basis for the skills leading to release and purity of heart — you should always bear these seven steps in mind, because they are absolutely basic to every aspect of breath meditation. When you've mastered them, you will have cut a main road. As for the side roads — the incidentals of breath meditation — there are plenty of them, but they aren't really important. You'll be perfectly safe if you stick to these seven steps and practice them as much as possible.

Once you've learned to put your breath in order, it's as if you have everyone in your home in order. The incidentals of breath meditation are like people outside your home — in other words, guests. Once the people in your home are well-behaved, your guests will have to fall in line.

Tóm tắt lại: (a) vì lợi ích của việc cải thiện năng lượng có sẵn trong từng phần của cơ thể bạn, để bạn có thể chống cự với những thứ như bệnh tật và đau đớn; và (b) vì lợi ích của việc làmkiến thức có sẵn bên trong bạn, để nó có thể trở thành căn bản cho các kỹ năng dẫn đến giải thoátthanh tịnh trái tim — bạn nên luôn nhớ bảy bước này trong tâm, bởi vì chúng là căn bản tuyệt đối cho mọi khía cạnh của thiền hơi thở. Khi bạn đã nắm vững chúng, bạn sẽ cắt giảm được con đường chính. Còn về những con đường phụ — những phát hiện bên lề của thiền hơi thở — thì có rất nhiều, nhưng chúng không thật sự quan trọng. Bạn sẽ chắc chắṇ được an toàn nếu bạn đi theo bảy bước này và luyện tập chúng càng nhiều càng tốt.

Một khi bạn học được cách đem hơi thở vào khuôn phép, nó giống như bạn làm cho mọi người trong nhà mình vào khuôn phép. Những phát sinh bên lề của thiền hơi thở thì giống như những người ở bên ngoài nhà của bạn — nói cách khác, những người khách. Một khi người trong nhà cư xử đàng hoàng, khách của bạn sẽ theo lề lối.

The "guests" here are the signs (nimitta) and vagrant breaths that will tend to pass within the range of the breath you are dealing with: the various signs that arise from the breath and may appear as images — bright lights, people, animals, yourself, others; or as sounds — the voices of people, some you recognize and others you don't. In some cases the signs appear as smells — either fragrant or else foul like a corpse. Sometimes the in-breath can make you feel so full throughout the body that you have no sense of hunger or thirst. Sometimes the breath can send warm, hot, cold, or tingling sensations through the body. Sometimes it can cause things that never occurred to you before to spring suddenly to mind.

All of these things are classed as guests. Before you go receiving guests, you should put your breath and mind into good order, making them stable and secure. In receiving these guests, you first have to bring them under your control. If you can't control them, don't have anything to do with them. They might lead you astray. But if you can put them through their paces, they can be of use to you later on.

To put them through their paces means to change them at will, through the power of thought (patibhaga nimitta) — making them small, large, sending them far away, bringing them up close, making them appear and disappear, sending them outside, bringing them in. Only then will you be able to use them in training the mind.

"Khách" ở đây là những dấu hiệu (nimitta) và những hơi thở ở rải rác sẽ có khuynh hướng đi qua vùng hơi thở mà bạn đang đối phó: những dấu hiệu khác nhau phát sinh từ hơi thở và có thể xuất hiện như những hình ảnh — ánh sáng, người, thú vật, chính bạn, người khác; hoặc như âm thanh — tiếng người, vài âm thanh bạn nhận ra và có tiếng bạn không nhận ra. Trong vài trường hợp dấu hiệu xuất hiện như mùi hương — có thể là mùi hương thơm hay hôi thối như xác chết. Đôi khi hơi thở vào có thể làm bạn cảm thấy nó lấp đầy khắp cơ thể khiến bạn không cảm thấy đói hay khát. Đôi khi hơi thở có thể đem đến cảm giác ấm, nóng, lạnh, hay ngứa ran khắp người. Đôi khi nó có thể gây ra những chuyện mà chưa bao giờ xảy đến vơí bạn trước kia nay lại bật ra trong tâm trí.

Tất cả những thứ này được xem là khách. Trước khi bạn ra tiếp khách, bạn nên để hơi thởtâm trí đi vào khuôn phép, làm chúng ổn định và an toàn. Khi đón chào những người khách này, đầu tiên bạn phải đưa chúng vào tầm kiểm soát của mình. Nếu bạn không thể kiểm soát chúng̣, đừng có làm gì với chúng hết. Chúng có thể dẫn bạn đi lạc lối. Nhưng nếu bạn có thể thử khả năng của chúng, chúng có thể sử dụng được cho bạn sau này.

Thử khả năng của chúng có nghĩa là thay đổi chúng theo ý muốn, qua sức mạnh của tư tưởng (patibhaga nimitta) — làm chúng nhỏ, lớn, đuổi chúng đi xa, đem chúng lại gần, làm chúng xuất hiện và biến mất, đẩy chúng ra ngoài, đem chúng vào trong. Chí có như vậy thì bạn mới có thể sử dụng chúng trong việc rèn luyện tâm.

Once you've mastered these signs, they'll give rise to heightened sensory powers: the ability to see without opening your eyes; the ability to hear far-distant sounds or smell far-distant aromas; the ability to taste the various elements that exist in the air and can be of use to the body in overcoming feelings of hunger and desire; the ability to give rise to certain feelings at will — to feel cool when you want to feel cool, hot when you want to feel hot, warm when you want to feel warm, strong when you need strength — because the various elements in the world that can be physically useful to you will come and appear in your body.

The mind, too, will be heightened, and will have the power to develop the eye of intuition (ñana-cakkhu): the ability to remember previous lives, the ability to know where living beings are reborn after they die, and the ability to cleanse the heart of the fermentations of defilement. If you have your wits about you, you can receive these guests and put them to work in your home.

Một khi bạn làm chủ được những dấu hiệu (nimitta) này, chúng sẽ làm gia tăng sức mạnh của cảm giác: khả năng nhìn thấy mà không cần mở mắt; khả năng nghe được những âm thanh xa xôi hay ngửi được mùi hương xa xôi; khả năng nếm các nguyên tố khác nhau hiện hữu trong không khí và có thể sử dụng được cho cơ thể trong việc khắc phục cảm giác đói và lòng ham muốn; khả năng làm gia tăng một số cảm xúc theo ý muốncảm thấy mát khi bạn muốn được mát, nóng khi bạn muốn cảm giác nóng, ấm khi bạn muốn cảm giác ấm, mạnh khi bạn cần sức mạnh — bởi vì các nguyên tố khác nhau ở trong thế giới có thể có lợi cho thể chất sẽ đến và hiện hữu trong cơ thể bạn.

Tâm cũng sẽ được nâng cao, và sẽ có năng lực để phát triễn tuệ nhãn (ñana-cakkhu): khả năng nhớ các kiếp sống trước, khả năng biết được nơi chúng sanh tái sanh sau khi chết, và khả năng thanh lọc những bợn nhơ của phiền não ra khỏi trái tim. Nếu bạn có thể suy nghĩ rõ ràng sâu sắc, bạn có thể đón nhận những người khách này và điều động họ làm việc trong nhà của bạn.

These are a few of the incidentals of breath meditation. If you come across them in your practice, examine them thoroughly. Don't be pleased by what appears. Don't get upset or try to deny what appears. Keep your mind on an even keel. Stay neutral. Be circumspect. Consider carefully whatever appears, to see whether it's trustworthy or not. Otherwise, it might lead you to mistaken assumptions. Good and evil, right and wrong, high and low: All depend on whether your heart is shrewd or dull, and on how resourceful you are. If you're dull-witted, even high things can become low, and good things evil.

Once you know the various aspects of the breath and its incidentals, you can gain knowledge of the four Noble Truths. In addition, you can relieve physical pains as they arise in your body. Mindfulness is the active ingredient in the medicine; the in-and-out breath is the solvent. Mindfulness can cleanse and purify the breath. A pure breath can cleanse the blood throughout the body, and when the blood is cleansed, it can relieve many of the body's diseases and pains. If you suffer from nervous disorders, for instance, they'll completely disappear. What's more, you'll be able to strengthen the body so that you feel a greater sense of health and well-being.

Đây là một vài trong số các phát sinh bên lề của thiền hơi thở. Nếu bạn gặp chúng trong khi tập luyện, xem xét kỹ lưỡng. Đừng có hài lòng bởi những gì xuất hiện. Đừng có thất vọng hay cố gắng phủ nhận những gì xuất hiện. Giữ cho tâm trí của bạn ổn định. Giữ trung lập. Hảy thận trọng. Hảy xem xét cẩn thận bất cứ điều gì xuất hiện, để xem liệu nó có đáng tin cậy hay không. Nếu không, nó có thể dẫn bạn đến các giả định sai lầm. Tốt và xấu, đúng và sai, cao và thấp: Tất cả đều phụ thuộc vào việc tâm của bạn thông minh hay đần độn, và bạn tháo vát như thế nào. Nếu bạn ngu si đần độn, thì ngay cả những gì cao có thể trở thành thấp, và tốt thành xấu.

Một khi bạn biết những khía cạnh khác nhau của hơi thở và các phát sinh của nó, bạn có thể đạt được kiến thức về Tứ Diệu Đế. Bên cạnh đó, bạn có thể làm giảm cơn đau thể chất khi chúng nảy sinh trong cơ thể bạn. Chánh niệm là hoạt chất trong y dược; Hơi thở vào-và-ra là dung môi. Chánh niệm có thể làm sạch và thanh tịnh hơi thở. Một hơi thở tinh khiết có thể làm sạch máu trong cơ thể, và khi máu được sạch, nó có thể làm giảm nhiều bệnh tật và đau đớn của cơ thể. Nếu bạn bị chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn, nó sẽ hoàn toàn biến mất. Hơn nữa, bạn sẽ có thể tăng cường cơ thể để bạn cảm thấy thật mạnh khỏehạnh phúc.

When the body feels well, the mind can settle down and rest. And once the mind is rested, you gain strength: the ability to relieve all feelings of pain while sitting in meditation, so that you can go on sitting for hours. When the body is free from pain, the mind is free from Hindrances (nivarana). Body and mind are both strong. This is called samadhi-balam — the strength of concentration.

When your concentration is strong like this, it can give rise to discernment: the ability to see stress, its cause, its disbanding, and the path to its disbanding, all clearly within the breath. This can be explained as follows:

The in-and-out breath is stress — the in-breath, the stress of arising; the out-breath, the stress of passing away. Not being aware of the breath as it goes in and out, not knowing the characteristics of the breath, is the cause of stress. Knowing when the breath is coming in, knowing when it's going out, knowing its characteristics clearly — i.e., keeping your views in line with the truth of the breath — is Right View, part of the Noble Path.

Knowing which ways of breathing are uncomfortable, knowing how to vary the breath; knowing, "That way of breathing is uncomfortable; I'll have to breathe like this in order to feel at ease:" This is Right Resolve.

Khi cơ thể cảm thấy khỏe, tâm có thể lắng đọng và nghĩ ngơi. Và một khi tâm được nghĩ ngơi, bạn có được sức mạnh: khả năng giải tỏa mọi cảm giác đau khi ngồi thiền, do đó bạn có thể tiếp tục ngồi hàng giờ. Khi thân không còn đau, tâm thoát khỏi những Chướng ngại (nivarana). Cả thân và tâm đều mạnh. Đây gọi là samadhi-balam — định lực.

Khi sự tập trung của bạn mạnh mẽ như vậy, nó có thể làm phát sinh tuệ phân biệt: khả năng nhìn thấy căng thẳng, nguyên nhân của nó, sự tan rã của nó, và con đường dẫn đến sự tan rã của nó, tất cả rõ ràng trong hơi thở. Điều naỳ có thể giải thích như sau:

Hơi thở vào-và-ra là căng thẳngthở vào, căng thẳng khởi sinh, thở ra, căng thẳng biến mất. Không nhận thức hơi thở khi nó đi vào và ra, không biết những đặc tính của hơi thở, là nguyên nhân của căng thẳng. Biết khi hơi thở đi vào, biết khi nó đi ra, biết các đặc tính của nó rõ ràng — nghĩa là, giữ cách nhìn của bạn phù hợp với sự thật của hơi thở — là Chánh Kiến, một phần của Bát Chánh Đạo.

Biết cách thở nào không thoải mái, biết làm thế nào để thay đổi hơi thở; biết, "Cách thở đó không thoải mái; tôi sẽ phải thở như thế này để cảm thấy dễ chịu:" Đây là Chánh Tư Duy.

The mental factors that think about and correctly evaluate all aspects of the breath are Right Speech.

Knowing various ways of improving the breath; breathing, for example, in long and out long, in short and out short, in short and out long, in long and out short, until you come across the breath most comfortable for you: This is Right Action.

Knowing how to use the breath to purify the blood, how to let this purified blood nourish the heart muscles, how to adjust the breath so that it eases the body and soothes the mind, how to breathe so that you feel full and refreshed in body and mind: This is Right Livelihood.

Trying to adjust the breath until it soothes the body and mind, and to keep trying as long as you aren't fully at ease, is Right Effort.

Being mindful and alert to the in-and-out breath at all times, knowing the various aspects of the breath — the up-flowing breath, the down-flowing breath, the breath in the stomach, the breath in the intestines, the breath flowing along the muscles and out to every pore — keeping track of these things with every in-and-out breath: This is Right Mindfulness.

Thái độ suy nghĩđánh giá một cách chính xác tất cả mọi khía cạnh của hơi thở là Chánh Ngữ.

Biết nhiều cách khác nhau để cải thiện hơi thở; ví dụ, thở vào dài và ra dài, vào ngắn và ra ngắn, vào ngắn và ra dài, vào dài và ra ngắn, cho đến khi bạn chọn được hơi thở thoải mái nhất cho bạn: Đây là Chánh Nghiệp.

Biết làm thế nào để sử dụng hơi thở thanh lọc máu, làm thế nào để dòng máu tinh khiết này nuôi dưỡng cơ tim, làm thế nào để điều chỉnh hơi thở để nó giúp thư giãn cơ thể và làm ḍịu tâm trí, thở như thế nào để baṇ cảm thấy tươi mát tràn đầy thân và tâm. Đây là Chánh Mạng.

Cố gắng điều chỉnh hơi thở cho đến khi nó làm êm dịu thân và tâm, và cứ tiếp tục cố gắng khi mà bạn vẫn chưa thật sự dễ chịu, là Chánh Tinh Tấn.

Luôn chú ý và cảnh giác đến hơi thở vào-và-ra, biết các khía cạnh khác nhau của hơi thơ ̉— hơi thở đi lên, hơi thở đi xuống, hơi thở trong bao tử, hơi thở trong ruột, hơi thở chảy qua bắp thịt và ra từng lỗ chân lông — theo dõi những điều này với từng hơi thở vào-và-ra: Đây là Chánh Niệm.

A mind intent only on issues related to the breath, not pulling any other objects in to interfere, until the breath is refined, giving rise to fixed absorption and then liberating insight right there: This is Right Concentration.

To think of the breath is termed vitakka, directed thought. To adjust the breath and let it spread is called vicara, evaluation. When all aspects of the breath flow freely throughout the body, you feel full and refreshed in body and mind: This is piti, rapture. When body and mind are both at rest, you feel serene and at ease: This is sukha, pleasure. And once you feel pleasure, the mind is bound to stay snug with a single preoccupation and not go straying after any others: This is ekaggatarammana, singleness of preoccupation. These five factors form the beginning stage of Right Concentration.

When all these parts of the Noble Path — virtue, concentration, and discernment — are brought together fully mature in the heart, you gain insight into all aspects of the breath, knowing that "Breathing this way gives rise to skillful mental states. Breathing that way gives rise to unskillful mental states." You aren't caught up with the factors — the breath in all its aspects — that fabricate the body, the factors that fabricate speech, the factors that fabricate the mind, whether for good or for ill. You let them be, in line with their inherent nature: This is the disbanding of stress.

Tâm chỉ để ý đến các vấn đề liên quan đến hơi thở, không lôi kéo bất cứ đối tượng nào khác vào cuộc, cho đến khi hơi thở được tinh khiết, làm cho tâm nhập địnhgiác ngộ ngay sau đó: Đây là Chánh Định.

Nghĩ về hơi thở thì gọi là vitakka, tư duy hay quán niệm. Điều chỉnh hơi thở và để nó lan toả ra thì gọi là vicara, thẩm định. Khi tất cả các khía cạnh của hơi thở luân lưu trôi chảy khắp cơ thể, bạn cảm thấy lấp đầy và tươi mát trong thân và tâm. Đây là piti, vui sướng. Khi cả thân và tâm cùng tĩnh lặng, bạn cảm thấy thanh thảnthoải mái. Đây là sukha, an lạc. Và một khi bạn cảm thấy an lạc, tâm có xu hướng trụ lại với một đề mục duy nhất và không đi lạc lối theo bất kỳ điều gì khác: Đây là ekaggatarammana, sự nhất tâm của thiền quán. Năm yếu tố này tạo thành giai đoạn đầu tiên của Chánh Định.

Khi tất cả các phần của Chánh Đạo — phẩm hạnh, tập trung, và nhận thức phân biệt — được cùng mang vào trong tim một cách viên mãn, bạn có được cái nhiǹ sâu sắc về mọi khía cạnh của hơi thở, biết rằng "Thở cách này đưa đến những trạng thái tâm linh khôn khéo. Thở cách kia đưa đến những trạng thái tâm linh vụng về." Bạn không bị vướng mắc với những yếu tốhơi thở trong mọi khía cạnh của nó — cấu thành cơ thể, những yếu tố cấu thành ngôn ngữ, những yếu tố cấu thành tư tưởng, cho dù đó là tốt hay xấu. Bạn để chúng là, phù hợp với bản tánh cố hữu của chúng: Đây là sự tan rã của căng thẳng hay khổ.

Another, even briefer way to express the four Noble Truths is this: The in-and-out breath is the truth of stress. Not being aware of the in-breath, not being aware of the out-breath: This is the cause of stress — obscured, deluded awareness. Seeing into all aspects of the breath so clearly that you can let them go with no sense of attachment, is the disbanding of stress. Being constantly mindful and alert to all aspects of the breath, is the path to the disbanding of stress.

When you can do this, you can say that you're correctly following the path of breath meditation. You have cognitive skill, able to know all four Truths clearly. You can attain release. Release is a mind that doesn't cling to low causes and low effects — i.e., stress and its cause; or to high causes and high effects — the disbanding of stress and the path to its disbanding. It's a mind unattached to the things that cause it to know, unattached to knowledge, unattached to knowing. When you can separate these things, you've mastered the skill of release — in other words, when you know what forms the beginning, what forms the end and what lies in between, letting them be as they are on their own, in line with the phrase,

sabbe dhamma anatta
All phenomena are not-self.

Một cách khác, ngắn gọn hơn, để diễn tả Tứ Diệu Đế là thế này: Hơi thở vào-và-ra là sự thật của khổ. Không nhận biết hơi thở vào, không nhận biết hơi thở ra: Đây là nguyên nhân của khổ — nhận thức mờ mịt, sai lầm. Nhìn thấy mọi khía cạnh của hơi thở rõ ràng đến độ bạn có thể buông chúng ra không chút luyến tiếc, là sự tan rã của khổ. Luôn lưu tâmcảnh giác đến mọi khía cạnh của thở, là con đường dẫn đến sự tan rã của khổ.

Khi bạn có thể làm như vậy, bạn có thể nói rằng bạn đang theo con đường thiền định hơi thở một cách đúng đắn. Bạn có nhận thức bén nhậy, có khả năng hiểu biết tất cả bốn Chân Lý rõ ràng. Bạn có thể đạt được giác ngộ. Giác ngộ hay giải thoát là một tâm không bám vào những nhân thấp và quả thấp — nghĩa là, khổ và nguyên nhân của nó; hay vào những nhân cao và quả cao — sự tan rã của khổ và con đường dẫn đến sự tan rã của nó. Đó là một tâm không bám vào những điều làm cho nó biết, không bám vào kiến thức, không bám vào cái biết. Khi bạn có thể tách rời những điều này, bạn nắm vững được nghệ thuật giải thoát — nói cách khác, khi bạn biết những gì tạo ra sự bắt đầu, những gì tạo ra sự chấm dứt và những gì nằm ở giữa, để tự chúng là như thế, phù hợp với câu,

sabbe dhamma anatta
Tất cả các hiện tượng đều vô ngã.

To be attached to the things that cause us to know — the elements, khandhas, the senses and their objects — is termed clinging to sensuality (kamupadana). To be attached to knowledge is termed clinging to views (ditthupadana). To be unacquainted with pure knowing in and of itself (buddha) is termed clinging to precepts and procedures (silabbatupadana). And when we cling in this way, we are bound to be deluded by the factors that fabricate the body, speech, and the mind, all of which arise from obscured awareness.

The Buddha was a complete master of both cause and effect, without being attached either to low causes and low effects, or to high causes and high effects. He was above cause and beyond effect. Stress and ease were both at his disposal, but he was attached to neither of them. He fully knew both good and evil, was fully equipped with both self and not-self, but wasn't attached to any of these things. He had at his disposal the objects that can act as the basis for the cause of stress, but wasn't attached to them. The Path — discernment — was also at his disposal: He knew how to appear either ignorant or shrewd, and how to use both ignorance and shrewdness in his work of spreading the religion. And as for the disbanding of stress, he had it at his disposal but didn't cling to it, wasn't attached to it, which is why we can truly say that his mastery was complete.

Bám vào những điều làm cho chúng ta biết — các nguyên tố, các uẩn, xúc giác và đối tượng của chúng — gọi là bám víu cảm tính (kamupadana). Bám vào kiến thức gọi là chấp kiến (ditthupadana). Không chịu làm quen với sự hiểu biết thuần khiết ở trong và của chính nó (buddha - phật tánh) gọi là bám vào giới luậtthủ tục (silabbatupadana). Và khi chúng ta bám víu theo cách này, chúng ta bị vướng mắc vào việc bị lầm tưởng bởi những yếu tố cấu thành thân, khẩu, và ý, tất cả đến từ sự hiểu biết mơ hồ, vô minh.

Đức Phật là một bậc thầy quán triệt luật nhân quả, không bị vướng mắc vào cả hai, nhân thấp và quả thấp hay nhân cao và quả cao. Ngài đứng bên trên nhân và vượt ra ngoài quả. Đau khổdễ chịu đều nằm trong tay của ngài, nhưng ngài không bám vào cái nào cả. Ngài biết rõ về tốt và xấu, được trang bị đầy đủ với cả hai, ngã và vô ngã, nhưng không gắn bó với bất kỳ những điều này. Ngài có sẵn trong tay các đối tượng có thể hành động như là cơ sở cho nguyên nhân tạo đau khổ, nhưng không gắn bó với chúng. Đạo — tuệ phân biệt — cũng nằm trong tay của ngaì. Ngài biết làm thế nào để trông giống như ngu dốt hay khôn ngoan, vô minh hay sáng suốt, và làm thế nào để sử dụng cả vô minh lẫn sáng suốt trong việc truyền bá giáo pháp. Và đối với sự tan rã của khổ, ngài có nó trong tay nhưng không bám víu nó, không gắn bó với nó, đó là lý do tại sao chúng ta có thể thật sự nói rằng sự tinh thông quán triệt của ngài là hoàn hảo.

Before the Buddha was able to let go of these things in this way, he first had to work at giving rise to them in full measure. Only then could he put them aside. He let go from abundance, unlike ordinary people who "let go" out of poverty. Even though he let these things go, they were still at his disposal. He never dismissed the virtue, concentration, and discernment he had worked at perfecting up to the day of his Awakening. He continued using every aspect of virtue, concentration, and discernment to the day he entered total Liberation (parinibbana). Even the moment he was about to "nibbana," he was practicing his full command of concentration — in other words, his total Liberation occurred when he was between the jhanas of form and formlessness.

So we shouldn't dismiss virtue, concentration, and discernment. Some people won't observe the precepts because they're afraid of getting tied to them. Some people won't practice concentration because they're afraid of becoming ignorant or going insane. The truth of the matter is that normally we're already ignorant, already insane, and that to practice centering the mind is what will end our ignorance and cure our insanity. Once we've trained ourselves properly, we'll give rise to pure discernment, like a cut jewel that gives off light by its very nature. This is what qualifies as true discernment. It arises for us individually and is termed paccattam: We can give rise to it, and know it, only for ourselves.

Most of us, though, tend to misunderstand the nature of discernment. We take imitation discernment, adulterated with concepts, and use it to smother the real thing, like a man who coats a piece of glass with mercury so that he can see his reflection and that of others, thinking he's found an ingenious way of looking at the truth. Actually, he's nothing more than a monkey looking in a mirror: One monkey becomes two and will keep playing with its reflection until the mercury wears off, at which point it becomes crestfallen, not knowing what the reflection came from in the first place. So it is when we gain imitation discernment, unwittingly, by thinking and conjecturing in line with concepts and preoccupations: We're headed for sorrow when death meets us face-to-face.

Trước khi Đức Phật có thể buông xả những thứ đó bằng cách này, đầu tiên ngài phải làm cho chúng tăng trưởng hết mức. Chỉ đến khi đó ngài mới có thể để chúng qua một bên. Ngài buông xả từ sự sung túc, không giống như người bình thường "buông" thoát khỏi nghèo đói. Mặc dù ngài buông xả những thứ này, chúng vẫn nằm trong tầm tay của ngaì. Ngài không bao giờ từ bỏ đức hạnh, tập trung, và nhận thức phân biệt mà ngài đã nỗ lực để hoàn thiện cho đến ngày Giác Ngộ. Ngài tiếp tục sử dụng mọi khía cạnh của đức hạnh, tập trung, và nhận thức phân biệt cho đến ngày ngài nhập Niết bàn (parinibbana). Ngay đến giây phút ngài sắp bước vào "Niết bàn", ngài vẫn đang chuyên chú thiền định — nói cách khác, sự Giải thoát tối thượng của ngài xảy ra khi ngài đang ở giữa thiền sắc giớivô sắc giới.

Vì vậy chúng ta không nên từ bỏ đức hạnh, tập trung, và nhận thức phân biệt. Vài người không tuân thủ giới luật bởi vì họ sợ bị trói buộc vào chúng. Vài người không thực hành tập trung tư tưởng bởi vì họ sợ bị trở thành ngu dốt hay điên rồ. Sự thật của vấn đềbình thường chúng ta đã ngu dốt, đã điên rồ, và rằng việc thực hành tập trung tâm là những gì sẽ kết thúc sự ngu dốt và chữa bệnh điên rồ của chúng ta. Một khi chúng ta tự rèn luyện mình đúng mực, chúng ta sẽ làm phát sinh tuệ phân biệt thuần khiết, giống như một viên ngọc được gọt dũa sẽ tỏa sáng tự tánh của nó. Đây là những gì đủ điều kiện như là tuệ phân biệt thật sự. Nó trổi lên cho từng cá nhân chúng ta và được gọi là paccattam: Chúng ta có thể làm phát sinh nó, và biết nó, chỉ cho riêng chúng ta.

Tuy nhiên, đa số chúng ta, thường có xu hướng hiểu lầm bản chất của nhận thức phân biệt. Chúng ta lấy phân biệt tưởng ngụy tạo, pha trộn với khái niệm, và dùng nó để che mờ cái thật, như một người bôi thủy ngân lên một tấm kính để ông ta có thể nhìn thấy sự phản chiếu của mình và của người khác, nghĩ rằng ông đã tìm thấy một phương cách tinh xảo để nhìn vào sự thật. Thật ra, ông ta không là gì khác ngoài một con khỉ nhìn vào tấm gương. Con khỉ trở thành hai và sẽ tiếp tục chơi đùa với phản ảnh của nó cho đến khi thủy ngân phai nhạt, đến lúc đó nó trở nên chán nản, không biết sự phản ảnh đến từ cái gì lúc ban đầu. Vì vậy khi chúng taphân biệt tưởng giả mạo, mà không hay biết, bằng cách nghĩ và suy đoán phù hợp với các khái niệm và đề mục: Chúng ta đi đến phiền muộn khi cái chết đối mặt với chúng ta.

The crucial factor in natural discernment comes solely from training the mind to be like a diamond that gives off its own light — surrounded by radiance whether in dark places or bright. A mirror is useful only in places already well-lit. If you take it into the dark, you can't use it to see your reflection at all. But a cut jewel that gives off its own light is brilliant everywhere. This is what the Buddha meant when he taught that there are no closed or secret places in the world where discernment can't penetrate. This jewel of discernment is what will enable us to destroy craving, clinging, and obscured awareness, and to attain the highest excellence: Liberation — free from pain, death, annihilation, and extinction — existing naturally through the reality of deathlessness (amata-dhamma).

By and large, we tend to be interested only in discernment and release. At the drop of a hat, we want to start right in with the teachings on stress, inconstancy, and not-self — and when this is the case, we'll never get anywhere. Before the Buddha taught that things are inconstant, he had worked at knowing them until they revealed their constancy. Before teaching that things are stressful, he had turned that stress into pleasure and ease. And before teaching that things are not-self, he had turned what is not-self into a self, and so was able to see what is constant and true, lying hidden in what is inconstant, stressful, and not-self. He then gathered all of these qualities into one. He gathered all that is inconstant, stressful, and not-self into one and the same thing: fabrications (sankhara) viewed in terms of the world — a single class, equal everywhere throughout the world. As for what's constant, pleasant, and self, this was another class: fabrications viewed in terms of the Dhamma. And then he let go of both classes, without getting caught up on "constant" or "inconstant," "stress" or "ease," "self" or "not-self." This is why we can say he attained release, purity, and Liberation, for he had no need to latch onto fabrications — whether of the world or of the Dhamma — in any way at all.

Yếu tố quan trọng trong nhận thức phân biệt tự bản tánh chỉ đến từ việc rèn luyện tâm như một viên kim cương phát ra ánh sáng riêng của mình — bao quanh bởi ánh sáng rực rỡ dù ở những nơi tối hay sáng. Tấm gương chỉ có ích ở nơi đã có ánh sáng. Nếu bạn đem nó vào chỗ tối, bạn không thể dùng nó để thấy phản chiếu của mình chút nào. Nhưng một viên ngọc cắt khéo tỏa ra ánh sáng của riêng nó thì rực rỡ ở khắp mọi nơi. Đây là những gì Đức Phật muốn nói khi ngài dạy rằng không có một nơi đóng kín hay chỗ bí mật nào trên thế giớinhận thức phân biệt không thể soi thủng. Tuệ phân biệt trân quý này là cái sẽ giúp chúng ta tiêu diệt tham ái, chấp thủ, và vô minh, và để đạt được đạo quạ̉ tuyệt diệu nhất: Niết bànthoát khỏi đau khổ, chết, phân tán, và tiêu diệthiện hữu một cách tự nhiên qua chân tướng của pháp̣ vô sanh bất diệt (amata-dhamma).

Nhìn chung, chúng taxu hướng chỉ quan tâm đến nhận thức̣ phân biệtgiải thoát. Không chần chờ, chúng ta muốn bắt đầu ngay với những giáo lý về khổ, vô thườngvô ngã — và khi đây là lý do, chúng ta sẽ không bao giờ có tiến bộ. Trước khi Đức Phật dạy rằng mọi thứ là vô thường, hay thay đổi, ngài đã tìm hiểu chúng cho đến khi chúng hé lộ tính trung thànhđáng tin cậy của chúng. Trước khi dạy rằng mọi thự́ là đau khổ, căng thẳng, ngài đã biếṇ đau khổ đó thành niềm vui và bình yên. Và trước khi dạy rằng mọi thứ là vô ngã, ngài đã biến cái vô ngã thành tự ngã, và vì vậy đã có thể nhìn thấy cái gì là thường hằngchân thật, nằm sâu kín trong cái được cho là vô thường, khổ, và vô ngã. Sau đó ngài tập hợp tất cả những tính chất này thành một. Ngài tập hợp tất cả những gì là vô thường, khổ, và vô ngã vào một và cùng một thứ: sự cấu thành (sankhara - hành uẩn) được nhìn theo thế giới — một loại duy nhất, bình đẳng khắp mọi nơi trên thế giới. Còn đối với những gì là thường hằng, vui sướng, và tự ngã, đây là một loại khác: sự cấu thành được nhìn theo Pháp. Và sau đó ngài buông xả cả hai loại, mà không bị vướng mắc vào "thường hằng" hay "vô thường", "khổ" hay "bình yên", "tự ngã" hay "vô ngã". Đây là lý do tại sao chúng ta có thể nói ngài đạ̃ đạt được giải thoát, thanh tịnh, và Niết bàṇ, vì ngài không cần bám vào những sự cấu thành — dù đó là của thế giới hay của Pháp theo bất cứ cách nào hết cả.

This was the nature of the Lord Buddha's practice. But as for our own practice, most of us act as if we have everything figured out beforehand and have succeeded even before we start. In other words, we want simply to let go and attain peace and release. But if we haven't laid the full groundwork, our letting-go is bound to be lacking: Our peace is bound to be piece-meal, our release is bound to be wrong. Those of us who sincerely mean well and want only the highest good should ask ourselves: Have we laid the proper foundation? If we don't lay the proper foundation for release and letting go, how will we ever be free?

The Buddha taught that virtue can overcome common defilements, the gross faults in our words and deeds; that concentration can overcome such intermediate defilements as sensual desires, ill will, torpor, restlessness, and uncertainty; and that discernment can overcome such subtle defilements as craving, clinging, and obscured awareness. Yet some people whose discernment is sharp, who can clearly explain subtle points of doctrine, can't seem to shake off the more common defilements that even virtue can overcome. This shows that something must be lacking in their virtue, concentration, and discernment. Their virtues are probably all on the surface, their concentration splotchy and stained, their discernment a smeared-on gloss — like the glass coated with mercury — which is why they can't attain the goal. Their actions fall under the old saying: Keeping a sword outside the scabbard — having a way with words and theories, but no center for the mind; laying an egg outside the nest — looking for goodness only outside, without training the mind to be centered; resting a foundation on the sand — trying to find security in things of no substance. All of this is bound to bring disappointment. Such people have yet to find a worthwhile refuge.

So we should lay the groundwork and put the causes into good working order, because all the attainments we hope for come springing from causes.

attana codayattanam
patimanse tamattana

Rouse yourself. Train your own heart.
Start judging your own in-and-out breath.

Đây là bản chất của sự luyện tập của Đức Phật Thế tôn. Nhưng đối với sự luyện tập của riêng chúng ta, đa số chúng ta hành động như thể chúng ta có sẳn mọi thứ đã tìm ra trước và đã thành công ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu. Nói cách khác, chúng ta chỉ muốn buông xảđạt được bình angiải thoát. Nhưng nếu chúng ta không đặt nền tảng đầy đủ, sự buông xả của chúng ta sẽ không trọn vẹn. Sự bình an của chúng ta chỉ là từng chút một, sự giải thoát của chúng ta bị hạn chế bởi sai sót. Những ai trong chúng ta chân thành có ý tốt và chỉ muốn điều tốt đẹp nhất nên tự hỏi: Chúng ta đã đặt nền móng thích hợp chưa? Nếu chúng ta không đặt nền móng thích hợp cho sự giải thoátbuông xả, làm thế nào mà chúng ta sẽ được thong dong tự tại?

Đức Phật dạy rằng đức hạnh có thể vượt qua những ô trược thông thường, những sai lầm thô sơ trong lời nói và hành động của chúng ta; rằng tập trung tâm có thể vượt qua những ô trược cấp trung như tham dục, ý xấu, hôn trầm, bồn chồn, và không chắc chắṇ; và rằng nhận thức phân biệt có thể vượt qua những ô trược tinh tế như khao khát, bám víu, và hiểu biết mờ mịt, vô minh. Nhưng một số người có nhận thức phân biệt sắc bén, có thể giải thích rõ những điểm tinh tế của giáo lý, dường như không thể rũ bỏ những ô trược thông thường mà ngay cả đức hạnh có thể vượt qua. Điều này cho thấy có gì thiếu sót trong đức hạnh, tập trung, và nhận thức phân biệt của họ. Đức hạnh của họ có lẽ nằm hết ở bề mặt, sự tập trung của họ bị lem luốc và vấy bẩṇ, nhận thức phân biệt của họ chỉ là một lớp bôi bóng — như kính tráng thủy ngân — đó là lý do tại sao họ không thể đạt được mục đícḥ. Hành động của họ giống như trong ngạn ngữ xưa: Giữ thanh kiếm bên ngoài bao kiếm — biết ngôn từlý thuyết, nhưng không có trụ xứ cho tâm; đặt trứng bên ngoài tổ — chỉ tìm điều tốt đẹp ở bên ngoài, mà không rèn luyện tâm trí cho được tập trung; đặt nền tảng trên cát — thử tìm sự an toàn trong những thứ không có thực chất. Tất cả điều này chỉ mang lại thất vọng. Những người như thế vẫn chưa tìm thấy một nơi trú ẩn đáng giá.

Vì vậy chúng ta nên đặt nền tảng và đưa niềm tin vào để làm việc cho tốt, bởi vì tất cả những thành tựuchúng ta hy vọng đến từ sự bừng nở của niềm tin.

attana codayattanam
patimanse tamattana

Thức tỉnh chính bản thân. Rèn luyện trái tim bạn.
Bắt đầu phán xét hơi thở vào-và-ra của riêng bạn.

Jhana  

Now we will summarize the methods of breath meditation under the headings of jhana.

Jhana means to be absorbed or focused in a single object or preoccupation, as when we deal with the breath.

1. The first jhana has five factors. (a) Directed thought (vitakka): Think of the breath until you can keep it in mind without getting distracted. (b) Singleness of preoccupation (ekaggatarammana): Keep the mind with the breath. Don't let it stray after other concepts or preoccupations. Watch over your thoughts so that they deal only with the breath to the point where the breath becomes comfortable. (The mind becomes one, at rest with the breath.) (c) Evaluation (vicara): Gain a sense of how to let this comfortable breath sensation spread and connect with the other breath sensations in the body. Let these breath sensations spread until they're interconnected all over the body. Once the body has been soothed by the breath, feelings of pain will grow calm. The body will be filled with good breath energy. (The mind is focused exclusively on issues connected with the breath.)

These three qualities must be brought together to bear on the same stream of breathing for the first jhana to arise. This stream of breathing can then take you all the way to the fourth jhana.

Directed thought, singleness of preoccupation, and evaluation act as the causes. When the causes are fully ripe, results will appear — (d) rapture (piti), a compelling sense of fullness and refreshment for body and mind, going straight to the heart, independent of all else; (e) pleasure (sukha), physical ease arising from the body's being still and unperturbed (kaya-passaddhi); mental contentment arising from the mind's being at ease on its own, undistracted, unperturbed, serene, and exultant (citta-passaddhi).

Thiền Định

Bây giờ chúng ta sẽ tóm tắt các phương pháp của thiền hơi thở dưới các tiêu đề thiền định.

Thiền định có nghiã là chú tâm hay tập trung trong một đối tượng hay đề mục duy nhất, như khi chúng ta đối đầu với hơi thở.

1. Sơ thiền hay tầng thiền thứ nhất có năm yếu tố(a) Tư duy hay quán niệm (vitakka): Nghĩ về hơi thở cho đến khi bạn có thể giữ nó trong tâm không bị lơ đễnh. (b) Đề mục duy nhất (ekaggatarammana): Giữ tâm vào hơi thở. Đừng để nó đuổi theo các ý tưởng hay mối bận tâm khác. Canh chừng tư tưởng của bạn để cho chúng chỉ đối đầu với hơi thở cho đến khi hơi thở trở nên thoải mái. (Tâm trở thành một, hoà nhập với hơi thở.) (c) Thẩm định (vicara): Có cảm giác làm thế nào để hơi thở thoải mái này lan toả và kết hợp với các cảm giác thở khác trong cơ thể. Để những cảm giác thở này lan tỏa cho đến khi chúng kết nối với nhau trên khắp cơ thể. Một khi cơ thể được xoa dịu bởi hơi thở, cảm giác đau sẽ giảm xuống. Cơ thể sẽ được lấp đầy với năng lượng thở tốt. (Tâm tập trung hoàn toàn vào các vấn đề liên quan với hơi thở.)

Ba phẩm chất này phải được mang vào với nhau để làm ảnh hưởng đến cùng dòng chảy của hơi thở dẫn đến sự phát sinh của sơ thiền. Dòng thở này sau đó có thể dẫn bạn lên đến tầng thiền thứ tư.

Quán niệm, đề mục duy nhất, và thẩm định hành động như là nguyên nhân. Khi nhân chín mùi, quả sẽ xuất hiện — (d) sung sướng (piti), một cảm giác cực kỳ tràn đâỳ và tươi mát cho thân và tâm, đi thẳng vào trái tim, độc lập với tất cả những cái khác;(e) an lạc (sukha), cảm giác dễ chịu đến từ cơ thể được yên tĩnh và không xáo trộn (kaya-passaddhi); tinh thần an vui phát sinh do tâm được thoải mái một mình, không lơ đễnh, không hổn loạn, thanh thản, và hoan hỉ (citta-passaddhi).

Rapture and pleasure are the results. The factors of the first jhana thus come down simply to two sorts: causes and results.

As rapture and pleasure grow stronger, the breath becomes more subtle. The longer you stay focused and absorbed, the more powerful the results become. This enables you to set directed thought and evaluation (the preliminary ground-clearing) aside, and — relying completely on a single factor, singleness of preoccupation — you enter the second jhana (magga-citta, phala-citta).

2. The second jhana has three factors: rapture, pleasure, and singleness of preoccupation (magga-citta). This refers to the state of mind that has tasted the results coming from the first jhana. Once you have entered the second level, rapture and pleasure become stronger because they rely on a single cause, singleness of preoccupation, which looks after the work from here on in: focusing on the breath so that it becomes more and more refined, keeping steady and still with a sense of refreshment and ease for both body and mind. The mind is even more stable and intent than before. As you continue focusing, rapture and pleasure grow stronger and begin to expand and contract. Continue focusing on the breath, moving the mind deeper to a more subtle level to escape the motions of rapture and pleasure, and you enter the third jhana.

Sung sướngan lạc là kết quả. Các yếu tố của sơ thiền do đó chỉ còn lại hai loại: nguyên nhân và kết quả.

Khi sung sướngan lạc lớn mạnh hơn, hơi thở trở nên tinh tế hơn. Hễ bạn càng giữ tập trung và nhập định lâu hơn, thì kết quả lại càng trở nên mạnh hơn. Điều này giúp bạn đặt quán niệmthẩm định (việc san bằng nền móng sơ bộ) ̣qua một bên , và — hoàn toàn dựa vào chỉ một yếu tố, đề mục duy nhất — bạn bước vào nhị thiền (magga-citta, phala-citta).

2. Nhị thiền có ba yếu tố: sung sướng, an lạc, và đề mục duy nhất (magga-citta). Điều này đề cập đến trạng thái tâm đã nếm được những quả vị của sơ thiền. Một khi bạn bước vào tầng thiền thứ nhì, sung sướngan lạc trở nên mạnh hơn bởi vì chúng dựa vào chỉ một nguyên nhân, đề mục duy nhất, đó là dõi theo công việc kể từ đây: tập trung vào hơi thở để cho nó ngày càng trở nên tinh khiết hơn, giữ vững vàng và tĩnh lặng với cảm giác tươi mát và dễ chịu cho cả thân và tâm. Tâm được ổn định và quyết liệt hơn cả khi trước. Khi bạn tiếp tục tập trung, sung sướngan lạc lớn mạnh hơn và bắt đầu dản ra và co lại. Tiếp tục tập trung vào hơi thở, đem tâm đi sâu thêm vào mức độ vi tế hơn để thóat khỏi những tác động của sung sướngan lạc, và bạn bước vào tam thiền.

3. The third jhana has two factors: pleasure and singleness of preoccupation. The body is quiet, motionless, and solitary. No feelings of pain arise to disturb it. The mind is solitary and still. The breath is refined, free-flowing, and broad. A radiance — white like cotton wool — pervades the entire body, stilling all feelings of physical and mental discomfort. Keep focused on looking after nothing but the broad, refined breath. The mind is free: No thoughts of past or future disturb it. The mind stands out on its own. The four properties — earth, water, fire, and wind — are in harmony throughout the body. You could almost say that they're pure throughout the entire body, because the breath has the strength to control and take good care of the other properties, keeping them harmonious and coordinated. Mindfulness is coupled with singleness of preoccupation, which acts as the cause. The breath fills the body. Mindfulness fills the body.

Focus on in: The mind is bright and powerful, the body is light. Feelings of pleasure are still. Your sense of the body feels steady and even, with no slips or gaps in your awareness, so you can let go of your sense of pleasure. The manifestations of pleasure grow still because the four properties are balanced and free from motion. Singleness of preoccupation, the cause, has the strength to focus more heavily down, taking you to the fourth jhana.

3. Tam thiền có hai yếu tố: an lạcđề mục duy nhất. Thân yên tĩnh, bất động, và đơn độc. Không có cảm giác đau đớn phát sinh làm phiền nó. Tâm tịch mịch và tĩnh lặng. Hơi thở tinh khiết, luân lưu trôi chảy và rộng mở. Một ánh sáng — trắng như bông len — lan toả khắp toàn bộ cơ thể, làm yên lặng tất cả các cảm giác khó chịu về thể chấttinh thần. Tiếp tục tậ̣p trung vào việc dỏi theo không gì khác ngoại trừ hơi thở thông thoáng và tinh khiết. Tâm được tự do: Không một tư tưởng nào của quá khứ hay tương lai quấy rầy no.́ Tâm độc lập. Bốn nguyên tố — đất, nước, lửa, và gió — hài hòa với nhau trong cơ thể. Bạn hầu như có thể nói rằng chúng tinh khiết khắp toàn bộ cơ thể, bởi vì hơi thởsức mạnh để kiểm soát và chăm sóc tốt các nguyên tố khác, giữ cho chúng hài hòa và phối hợp. Chánh niệm cùng với đề mục duy nhất, hành động như là nguyên nhân. Hơi thở lấp đầy cơ thể. Chánh niệm lấp đầy cơ thể.

Sự tập trung đi sâu vào: Tâm tươi sáng và mạnh mẽ, thân nhẹ nhàng. Cảm giác an lạc lắng đọng. Cảm giác về cơ thể của bạn được nhịp nhàng và đều đặn, không có sai sót hay gián đoạn trong nhận thức của bạn, vì vậy bạn có thể buông xả cảm giác an lạc của mình. Biểu hiện của an lạc trở nên êm ả lắng đọng bởi vì bốn nguyên tố được quân bình và không còn xáo tṛộn. Đề mục duy nhất, nguyên nhân, có sức mạnh để tập trung thâm sâu hơn, đưa bạn đến tứ thiền.

4. The fourth jhana has two factors: equanimity (upekkha) and singleness of preoccupation, or mindfulness. Equanimity and singleness of preoccupation on the fourth jhana are powerfully focused — solid, stable, and sure. The breath property is absolutely quiet, free from ripples, crosscurrents, and gaps. The mind, neutral and still, is free of all preoccupations with past and future. The breath, which forms the present, is still, like the ocean or air when they are free from currents or waves. You can know distant sights and sounds because the breath is even and unwavering, acting like a movie screen that gives a clear reflection of whatever is projected onto it. Knowledge arises in the mind: You know but stay neutral and still. The mind is neutral and still; the breath, neutral and still; past, present, and future are all neutral and still. This is true singleness of preoccupation, focused on the unperturbed stillness of the breath. All parts of the breath in the body connect so that you can breathe through every pore. You don't have to breathe through the nostrils, because the in-and-out breath and the other aspects of the breath in the body form a single, unified whole. All aspects of the breath energy are even and full. The four properties all have the same characteristics. The mind is completely still.

The focus is strong; the light, aglow.
This is to know the great frame of reference.
The mind is beaming & bright —
like the light of the sun
that, unobstructed by clouds or haze,
illumines the earth with its rays.

4. Tứ thiền có hai yếu tố: xả (upekkha) và đề mục duy nhất, hay chánh niệm. Xả và đề mục duy nhất trong tứ thiền tập trung một cách mạnh mẽ — vững vàng, ổn định và chắc chắn. Đặc tính hơi thở thì hoàn toàn yên lặng, không gợn sóng, tán loạn, và gián đoạn. Tâm, trung lập và tĩnh lặng, thoát khỏi mọi mối bận tâm về quá khứ và tương lai. Hơi thở, tạo thành hiện tại, thì yên tĩnh, giống như biển cả hay bầu trời khi không sóng gió. Bạn có thể nhận biết những hình ảnhâm thanh xa bởi vì hơi thở đều đận và không gợn sóng, thể hiện như một màn ảnh phản chiếu rõ ràng bất cứ cái gì chiếu lên nó. Kiến thức khởi sinh trong tâm. Bạn biết nhưng giữ trung lập và tĩnh lặng. Tâm trung lập và tĩnh lặng; hơi thở, trung lập và tĩnh lặng; tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều trung lập và tĩnh lặng. Đây là đề mục duy nhất thật sự, tập trung vào sự tĩnh lặng không xáo trộn của hơi thở. Tất cả các phần của hơi thở trong cơ thể kết nối để bạn có thể thở qua từng lỗ chân lông. Bạn không phaỉ thở qua lỗ mũi, bởi vì hơi thở vào-và-ra và các khía cạnh khác của hơi thở trong cơ thể tạo thành một tổng thể kết hợp duy nhất. Tất cả mọi khía cạnh của năng lượng thở được đều đặntrọn vẹn. Tất cả bốn nguyên tố đều có chung đặc tính. Tâm hoàn toàn tĩnh lặng.

Sự tập trung mạnh mẽ; ánh sáng, rực rỡ.
Đây là biết được khung tham khảo tuyệt vời.
Tâm rạng rỡ & tươi sáng —
giống như ánh sáng của mặt trời
không bị cản trở bởi mây hay sương mù,
soi sáng trái đất với những tia sáng của nó.

The mind sheds light in all directions. The breath is radiant, the mind fully radiant, due to the focusing of mindfulness.

The focus is strong; the light, aglow... The mind has power and authority. All four of the frames of reference are gathered into one. There is no sense that, "That's the body... That's a feeling... That's the mind... That's a mental quality." There's no sense that they're four. This is thus called the great frame of reference, because none of the four are in any way separate.

The mind is firmly intent, centered & true, due to the strength of its focus.

Mindfulness and alertness converge into one: This is what is meant by the one path (ekayana-magga) — the concord among the properties and frames of reference, four in one, giving rise to great energy and wakefulness, the purifying inner fire (tapas) that can thoroughly dispel all obscuring darkness.

Tâm toả sáng khắp mọi hướng. Hơi thở rạng rỡ, tâm hoàn toàn rạng rỡ, do sự tập trung của chánh niệm.

Sự tập trung mạnh mẽ; ánh sáng, rực rỡ... Tâm có sức mạnhuy quyền. Tất cả bốn khung tham khảo tập hợp thành một. Không có nghĩa lý gì khi cho rằng, "Đó là thân... Đó là cảm giác... Đó là tâm... Đó là phẩm chất tinh thần." Không có nghĩa lý gì khi cho rằng chúng là bốn. Do đó đây được gọi là khung tham khảo tuyệt vời, bởi vì không cách nào một trong bốn bị tách rời.

Tâm có ý định vững vàng, tập trung & chân thật, do sức mạnh của sự tập trung.

Chánh niệmtỉnh táo hội tụ thành một: Đây là ý nghĩa của nhất thừa (ekayana-magga) — sự hòa hợp giữa các tính chất và khung tham khảo, bốn trong một, tạo ra năng lượng tuyệt vời và sự tỉnh giác, ngọn lửa tinh khiết bên trong (tapas) có thể triệt để xua tan mọi bóng tối che khuất.

As you focus more strongly on the radiance of the mind, power comes from letting go of all preoccupations. The mind stands alone, like a person who has climbed to the top of a mountain and so has the right to see in all directions. The mind's dwelling — the breath, which supports the mind's prominence and freedom — is in a heightened state, so the mind is able to see clearly the locations of all Dhamma fabrications (sankhara) — i.e., elements, khandhas, and sense media (ayatana). Just as a person who has taken a camera up in an airplane can take pictures of practically everything below, so a person who has reached this stage (lokavidu) can see the world and the Dhamma as they truly are.

In addition, awareness of another sort, in the area of the mind — called liberating insight, or the skill of release — also appears. The elements or properties of the body acquire potency (kaya-siddhi); the mind, resilient power. When you want knowledge of the world or the Dhamma, focus the mind heavily and forcefully on the breath. As the concentrated power of the mind strikes the pure element, intuitive knowledge will spring up in that element, just as the needle of a record player, as it strikes a record, will give rise to sounds. Once your mindfulness is focused on a pure object, then if you want images, images will appear; if sounds, sounds will arise, whether near or far, matters of the world or the Dhamma, concerning yourself or others, past, present, or future — whatever you want to know. As you focus down, think of what you want to know, and it will appear. This is ñana — intuitive sensitivity capable of knowing past, present, and future — an important level of awareness that you can know only for yourself. The elements are like radio waves going through the air. If your mind and mindfulness are strong, and your skills highly developed, you can use those elements to put yourself in touch with the entire world so that knowledge can arise within you.

Khi bạn tập trung nhiều hơn vào sự tỏa sáng của tâm, sức mạnh sẽ đến từ việc buông xả mọi mối bận tâm. Tâm đứng một mình, như một người đã leo lên đỉnh ngọn núi và vì vậy có quyền nhìn thấy tất cả các hướng. Nơi trú ngụ của tâm — hơi thở, nó hỗ trợ sự nôỉ bật và tự do của tâm — ở trong một trạng thái cao, vì vậy tâm có thể nhìn thấy rõ ràng vị trí của tất cả các Pháp cấu thành (sankhara - hành uẩn) — nghĩa là, các nguyên tố, uẩn, và lục căn & lục trần hay cảm giác thọ nhận (ayatana). Như một người đem theo máy chụp hình lên trên một chiếc máy bay có thể chụp hình mọi thứ bên dưới, thì cũng vậy một người đã đạt đến giai đoạn này (lokavidu - thế gian giải) có thể nhìn thấy thế giớiPháp như chúng thật sự là.

Ngoài ra, một loại nhận thức khác, trong khu vực của tâm — gọi là giác ngộ, hay năng lực giải thoát — cũng xuất hiện. Các nguyên tố hay tính chất của cơ thể có được tiềm năng (kaya-siddhi); tâm, sức mạnh đàn hồi. Khi bạn muốn hiểu biết về thế giới hay Pháp, dồn mọi nỗ lực chú tâm vào hơi thở. Khi sức mạnh tập trung của tâm đập vào nguyên tố thuần túy, sự hiểu biết trực giác sẽ nảy lên trong nguyên tố đó, giống như cây kim của một máy hát, khi nó đập vào một đĩa nhạc, sẽ làm phát ra âm thanh. Một khi chánh niệm của bạn tập trung vào một đối tượng thuần túy, thì nếu bạn muốn có hình ảnh, hình ảnh sẽ xuất hiện, muốn âm thanh, âm thanh sẽ phát ra, cho dù là gần hay xa, các vấn đề của thế giới hay Pháp, quan hệ đến chính bạn hay người khác, quá khứ, hiện tại, tương lai — bất cứ điều gì bạn muốn biết. Khi bạn tập trung xuống, nghĩ về điều gì bạn muốn biết, và nó sẽ xuất hiện. Đây là ñana — trí tuệ trực giác có khả năng biết quá khứ, hiện tại, và tương lai — một cấp độ quan trọng của nhận thức mà bạn chỉ có thể biết cho chính bạn. Các nguyên tố giống như làn sóng vô tuyến đi qua không khí. Nếu tâm và chánh niệm của bạn mạnh, và kỹ năng của bạn phát triễn cao, bạn có thể sử dụng những nguyên tố này để đem mình liên lạc với thế giới làm cho kiến thức có thể khởi sinh trong bạn.


When you have mastered the fourth jhana, it can act as the basis for eight skills:

1. Vipassana-ñana: clear intuitive insight into mental and physical phenomena as they arise, remain, and disband. This is a special sort of insight, coming solely from training the mind. It can occur in two ways: (a) knowing without ever having thought of the matter; and (b) knowing from having thought of the matter — but not after a great deal of thought, as in the case of ordinary knowledge. Think for an instant and it immediately becomes clear — just as a piece of cotton wool soaked in gasoline, when you hold a match to it, bursts immediately into flame. The intuition and insight here are that fast, and so differ from ordinary discernment.

2. Manomayiddhi: psychic powers — the ability to use thoughts to influence events.

3. Iddhividhi: the ability to display supra-normal powers, e.g., creating images in certain instances that certain groups of people will be able to see.

4. Dibbasota: the ability to hear distant sounds.

5. Cetopariya-ñana: the ability to know the level — good or evil, high or low — of other people's minds.

6. Pubbenivasanussati-ñana: the ability to remember previous lifetimes. (If you attain this skill, you'll no longer have to wonder as to whether death is followed by annihilation or rebirth.)

7. Dibbacakkhu: the ability to see gross and subtle images, both near and far.

8. Asavakkhaya-ñana: the ability to reduce and eliminate the effluents of defilement in the heart.

These eight skills come exclusively from the centering the mind, which is why I have written this condensed guide to concentration and jhana, based on the technique of keeping the breath in mind. If you aspire to the good that can come from these things, you should turn your attention to training your own heart and mind.


Khi bạn nắm vững tứ thiền, nó có thể hành động như là căn bản cho tám kỹ năng:

1. Vipassana-ñana: Minh Sát Tuệ, sự hiểu biết trực giác sáng suốt vào các hiện tượng tinh thầnthể chất khi chúng phát sinh, hiện hữu và giải tán. Đây là một loại quán sát đặc biệt, chỉ đến từ việc rèn luyện tâm. Nó có thể xảy ra trong hai cách: (a) biết mà không hề suy nghĩ về vấn đề đó; và (b) biết từ việc suy nghĩ về vấn đề đó — nhưng phải đến sau khi suy nghĩ rất nhiều, như trong trường hợp của kiến thức thông thường. Nghĩ trong giây lát và nó ngay lập tức trở nên rõ ràng — như một miếng bông gòn tẩm xăng, khi bạn quẹt lửa vô, nó bật cháy ngay lập tức. Trực giác và cái nhìn sáng suốt ở đây thì nhanh như thế, và vì vậy khác biệt với nhận thức phân biệt thông thường.

2. Manomayiddhi: sức mạnh tâm linh — khả năng sử dụng ý nghĩ để ảnh hưởng đến các sự kiện.

3. Iddhividhi: Thần Túc Thông, khả năng hiển thị các quyền hạn siêu nhiên, ví dụ, tạo các hình ảnh trong một số trường hợp mà một số nhóm người sẽ có thể nhìn thấy.

4. Dibbasota: Thiên Nhĩ Thông, khả năng nghe được những âm thanh ở xa.

5. Cetopariya-ñana: Tha Tâm Thông, khả năng biết mức độ — tốt hay xấu, cao hay thấp — tâm trí của người khác.

6. Pubbenivasanussati-ñana: Túc Mạng Thông, khả năng nhớ lại các kiếp sống trước. (Nếu bạn đạt được kỹ năng này, bạn sẽ không còn phải băn khoăn về việc liệu chết được tiếp nối bởi sự hủy diệt hay tái sanh.)

7. Dibbacakkhu: Thiên Nhãn Thông, khả năng nhìn thấy những hình ảnh thô sơ hay tinh tế, cả gần lẫn xa.

8. Asavakkhaya-ñana: Lậu Tận Thông, khả năng làm giảm hay loại bỏ những bợn nhơ của ô trược phiền não trong trái tim.

Tám kỹ năng này tuyệt đối chỉ đến từ việc tập trung tâm, đó là lý do tại sao tôi viết bài hướng dẫn cô đọng về tập trung và thiền định này, dựa vào kỹ thuật giữ hơi thở trong tâm. Nếu bạn mong muốn điều tốt đẹp có thể đến từ những thứ này, bạn nên chuyễn sự chú ý của mình vào việc rèn luyện trái tim và tâm trí của riêng bạn.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.
  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 11-11-2015
Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Nguồn: Pháp Luân

PHẦN II 

Mục Lục

  • Bài Học Trong Tam Muội - Định
    • Nền Tảng
    • Nghệ Thuật Của Sự Buông Xả
    • Ở Chóp Mũi Của Bạn
    • Việc Chăm Sóc & Nuôi Dưỡng Tâm
    • Sự Tập Trung "Vừa Phải"
  • Phần Bổ Sung
  • Phụ Lục
  • Kệ Hồi Hướng Công Đức

Lessons in Samadhi

Groundwork  

July 30, 1956

If, when you're sitting, you aren't yet able to observe the breath, tell yourself, "Now I'm going to breathe in. Now I'm going to breathe out." In other words, at this stage you're the one doing the breathing. You're not letting the breath come in and out as it naturally would. If you can keep this in mind each time you breathe, you'll soon be able to catch hold of the breath.

Bài Học Trong Tam Muội - Định

Nền Tảng

Ngày 30 tháng 7, 1956

Nếu, khi bạn đang ngồi mà vẫn chưa có thể quan sát hơi thở, hảy tự nhủ, "Bây giờ tôi sẽ thở vào. Bây giờ tôi sẽ thở ra." Nói cách khác, ở giai đoạn này bạn là người đang làm cái việc thở. Bạn không để hơi thở đi vào-và-ra một cách tự nhiên như nó muốn. Nếu bạn có thể giữ điều này trong tâm mỗi lần bạn thở, bạn sẽ chóng có thể kiểm soát được hơi thở.

In keeping your awareness inside your body, don't try to imprison it there. In other words, don't try to force the mind into a trance, don't try to force the breath or hold it to the point where you feel uncomfortable or confined. You have to let the mind have its freedom. Simply keep watch over it to make sure that it stays separate from its thoughts. If you try to force the breath and pin the mind down, your body is going to feel restricted and you won't feel at ease in your work. You'll start hurting here and aching there, and your legs may fall asleep. So just let the mind be its natural self, keeping watch to make sure that it doesn't slip out after external thoughts.

When we keep the mind from slipping out after its concepts, and concepts from slipping into the mind, it's like closing our windows and doors to keep dogs, cats, and thieves from slipping into our house. What this means is that we close off our sense doors and don't pay any attention to the sights that come in by way of the eyes, the sounds that come in by way of the ears, the smells that come in by way of the nose, the tastes that come in by way of the tongue, the tactile sensations that come in by way of the body, and the preoccupations that come in by way of the mind. We have to cut off all the perceptions and concepts — good or bad, old or new — that come in by way of these doors.

Khi giữ nhận thức của bạn trong thân, đừng cố gắng nhốt nó trong đó. Nói cách khác, đừng cố gắng cưởng ép tâm vào trạng thái hôn trầm, đừng cố gắng cưởng ép hơi thở hay giữ nó vào một nơi mà bạn cảm thấy không thoải mái hay bị quản thúc. Bạn phải để tâm được tự do. Chỉ cần coi chừng để biết chắc rằng nó đứng riêng biệt với những ý tưởng của nó. Nếu bạn cố gắng cưởng ép hơi thở và ghim tâm xuống, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy bị hạn chế và bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu trong công việc của bạn. Bạn sẽ bắt đầu bị đau chỗ này và nhức chỗ nọ, và chân của bạn có thể bị tê cứng. Vì vậy chỉ cần để cho tâm được tự nhiên, tiếp tục coi chừng để biết chắc rằng nó không rong ruổi theo những suy nghĩ bên ngoài.

Khi chúng ta không để cho tâm rong ruổi theo những ý tưởng của nó, và không để cho ý tưởng lẻn vào trong tâm, nó giống nhu việc đóng các cửa sổ và cửa ra vào để không cho chó, mèo, và kẻ trộm lẻn vào nhà chúng ta. Có nghĩa là chúng ta đóng cửa các cảm giác và không để ý đến bất cứ hình ảnh nào đi vào qua mắt, âm thanh nào đi vào qua tai, mùi vị đi nào vào qua mũi, hương vị nào đi vào qua lưởi, cảm giác xúc giác nào đi vào qua cơ thể, và mối bận tâm nào đi vào qua tâm. Chúng ta phải cắt bỏ tất cả các nhận thức và khái niệm — tốt hay xấu, cũ hay mới — đi vào qua các cửa ngõ đó.

Cutting off concepts like this doesn't mean that we stop thinking. It simply means that we bring our thinking inside to put it to good use by observing and evaluating the theme of our meditation. If we put our mind to work in this way, we won't be doing any harm to ourself or to our mind. Actually, our mind tends to be working all the time, but the work it gets involved in is usually a lot of nonsense, a lot of fuss and bother without any real substance. So we have to find work of real value for it to do — something that won't harm it, something really worth doing. This is why we're doing breath meditation, focusing on our breathing, focusing on our mind. Put aside all your other work and be intent on doing just this and nothing else. This is the sort of attitude you need when you meditate.

The Hindrances that come from our concepts of past and future are like weeds growing in our field. They steal all the nutrients from the soil so that our crops won't have anything to feed on and they make the place look like a mess. They're of no use at all except as food for the cows and other animals that come wandering through. If you let your field get filled with weeds this way, your crops won't be able to grow. In the same way, if you don't clear your mind of its preoccupation with concepts, you won't be able to make your heart pure. Concepts are food only for the ignorant people who think they're delicious, but sages don't eat them at all.

Cắt bỏ các ý tưởng như thế không có nghĩa là chúng ta ngừng suy nghĩ. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta đem suy nghĩ của mình vào bên trong để sử dụngtốt hơn bằng cách quan sátthẩm định đề mục thiền định của chúng ta. Nếu chúng ta đem tâm trí của mình làm việc theo cách này, chúng ta sẽ không làm hại cho bản thân hay tâm trí của chúng ta. Thật ra, tâm của chúng taxu hướng làm việc khắp mọi thời, nhưng công việc mà nó tham dự vào thường là rất vô nghĩa, rất phiền phức và bận tâm mà không có thực chất gì cả. Vì vậy chúng ta phải tìm việc có giá trị thật sự cho nó làm — cái gì không làm hại nó, cái gì thật đáng giá để làm. Đây là lý do tại sao chúng ta hành thiền hơi thở, tập trung vào hơi thở của chúng ta, tập trung vào tâm của chúng ta. Hảy để tất cả những việc khác của bạn sang một bên và chỉ để ý đến việc làm này và không gì khác. Đây là thái độ bạn cần khi bạn thiền.

Các Chướng ngại đến từ những ý tưởng của chúng ta về quá khứ và tương lai thì giống như cỏ dại mọc trong đồng ruộng của chúng ta. Chúng cướp đoạt hết các chất dinh dưỡng của đất đến độ mùa màng của chúng ta không có gì để sinh sống và chúng làm cho đồng ruộng trông như bãi cỏ hoang. Chúng không sử dụng được gì ngoại trừ là thức ăn cho bò và các con thú hoang khác. Nếu bạn để đồng ruộng của mình đầy cỏ dại như vậy, mùa màng của bạn sẽ không thể sanh sôi nảy nở được. Tương tự như vậy, nếu bạn không dọn sạch tâm trí khỏi những mối bận tâm trừu tượng, bạn sẽ không thể làm cho trái tim của bạn được thanh tịnh. Ý tưởng hay khái niệm chỉ là thức ăn cho người ngu dốt vì họ nghĩ rằng chúng thơm ngon, nhưng thánh nhân không ăn chúng chút nào

The five Hindrances — sensual desire, ill will, torpor & lethargy, restlessness & anxiety, and uncertainty — are like different kinds of weeds. Restlessness & anxiety is probably the most poisonous of the lot, because it makes us distracted, unsettled, and anxious all at the same time. It's the kind of weed with thorns and sharp-edged leaves. If you run into it, you're going to end up with a stinging rash all over your body. So if you come across it, destroy it. Don't let it grow in your field at all.

Breath meditation — keeping the breath steadily in mind — is the best method the Buddha taught for wiping out these Hindrances. We use directed thought to focus on the breath, and evaluation to adjust it. Directed thought is like a plow; evaluation, like a harrow. If we keep plowing and harrowing our field, weeds won't have a chance to grow, and our crops are sure to prosper and bear abundant fruit.

The field here is our body. If we put a lot of thought and evaluation into our breathing, the four properties of the body will be balanced and at peace. The body will be healthy and strong, the mind relaxed and wide open, free from Hindrances.

Năm Chướng ngạitham dục, ý xấu, hôn trầm & dã dượi, bồn chồn & lo lắng, và không chắc chắn — thì giống như các loại cỏ dại. Bồn chồn & lo lắng có lẽ là độc nhất trong đám này, bởi vì nó làm chúng ta bị phân tâm, bất anlo lắng cùng một lúc. Nó là loại cỏ dại có gai và lá có cạnh nhọn. Nếu bạn chạm phải nó, bạn sẽ bị nổi ngưá mẫn đỏ khắp người. Vì vậy nếu bạn gặp nó, trừ khử nó. Đừng để nó mọc trong đồng ruộng của bạn hết cả.

Thiền hơi thở — giữ hơi thở đều đặn trong tâm — là phương pháp tốt nhất Đức Phật dạy để quét sạch những Chướng ngại này. Chúng ta dùng quán niệm để chú tâm vào hơi thở, và thẩm định để điều chỉnh nó. Quán niệm giống như cái cày; thẩm định, như cái bừa. Nếu chúng ta luôn cày bừa đồng ruộng của chúng ta, cỏ dại sẽ không có cơ hội mọc, và mùa màng của chúng ta chắc chắn sẽ trù phú và trổ hoa quả xum xuê.

Đồng ruộng ở đây là thân thể chúng ta. Nếu chúng ta nỗ lực quán niệmthẩm định hơi thở của mình, bốn đặc tính của thân sẽ quân bìnhhòa hợp. Thân sẽ khỏe mạnh, tâm thư giãn và rộng mở, thoát khỏi các Chướng ngại.

When you've got your field cleared and leveled like this, the crops of your mind — the qualities of the Buddha, Dhamma, and Sangha — are sure to prosper. As soon as you bring the mind to the breath, you'll feel a sense of rapture and refreshment. The four bases of attainment (iddhipada) — the desire to practice, persistence in the practice, intentness, and circumspection in your practice — will develop step by step. These four qualities are like the four legs of a table that keep it stable and upright. They're a form of power that supports our strength and our progress to higher levels.

To make another comparison, these four qualities are like the ingredients in a health tonic. Whoever takes this tonic will have a long life. If you want to die, you don't have to take it, but if you don't want to die, you have to take a lot. The more you take it, the faster the diseases in your mind will disappear. In other words, your defilements will die. So if you know that your mind has a lot of diseases, this is the tonic for you.

Khi bạn làm cánh đồng của bạn được sạch sẽ và bằng phẳng như thế này, mùa màng trong tâm bạn — những phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng — chắc chắn sẽ trù phú. Ngay khi bạn mang tâm vào hơi thở, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác sung sướng và tươi mát. Bốn cơ sở của sự chứng ngộ (iddhipada - tứ pháp thần túc) — mong muốn được tập luyện, kiên trì trong việc tập luyện, ý định, và sự cẩn thận trong việc tập luyện của bạn — sẽ phát triễn từng bước một. Bốn phẩm chất này giống như bốn chân bàn để giữ cho nó vững vàng và thẳng đứng. Chúng là một dạng năng lực để hỗ trợ cho sức mạnh và sự tiến triễn của chúng ta đi lên những cấp độ cao hơn.

Một cách so sánh khác, bốn phẩm chất này giống như các thành phần trong một liều thuốc bổ cho sức khỏe. Bất cứ ai uống thuốc này sẽ sống thọ. Nếu bạn muốn chết, bạn không cần phải dùng nó, nhưng nếu bạn không muốn chết, bạn phải dùng thật nhiều. Hễ bạn dùng càng nhiều thì căn bệnh trong tâm bạn sẽ càng biến mất nhanh hơn. Nói cách khác, những ô trược phiền não của bạn sẽ chết. Vì vậy nếu bạn biết tâm mình có nhiều bệnh tật, đây là liều thuốc bổ cho bạn.

The Art of Letting Go  

August 17, 1956

When you sit and meditate, even if you don't gain any intuitive insights, make sure at least that you know this much: When the breath comes in, you know. When it goes out, you know. When it's long, you know. When it's short, you know. Whether it's comfortable or uncomfortable, you know. If you can know this much, you're doing fine. As for the various thoughts and concepts (sañña) that come into the mind, brush them away — whether they're good or bad, whether they deal with the past or the future. Don't let them interfere with what you're doing — and don't go chasing after them to straighten them out. When a thought of this sort comes passing in, simply let it go passing on. Keep your awareness, unperturbed, in the present.

Nghệ Thuật Của Sự Buông Xả

Ngày 17 tháng 8, 1956

Khi bạn ngồi thiền, cho dù bạn không đạt được bất kỳ minh kiến trực giác nào, ít nhất hảy chắc chắn rằng bạn biết rõ điều này: Khi hơi thở đi vào, bạn biết. Khi nó đi ra, bạn biết. Khi nó ngắn, bạn biết. Nó có thoải mái hay không, bạn biết. Nếu bạn có thể biết đến mức này, bạn làm được việc rồi. Đối với những ý tưởng và khái niệm khác nhau (sañña - tưởng uẩn) đi vào trong tâm, hảy quét chúng đi — cho dù chúng tốt hay xấu, dù chúng có liên hệ với quá khứ hay tương lai. Đừng để chúng xen vào những gì bạn đang làm — và đừng đuổi theo chúng để chỉnh sửa chúng. Khi loại ý nghĩ như vậy đi ngang qua, chỉ cần để nó đi qua luôn. Giữ nhận thức của bạn, không lo lắng bồn chồn, ở hiện tại.

When we say that the mind goes here or there, it's not really the mind that goes. Only concepts go. Concepts are like shadows of the mind. If the body is still, how will its shadow move? The movement of the body is what causes the shadow to move, and when the shadow moves, how will you catch hold of it? Shadows are hard to catch, hard to shake off, hard to set still. The awareness that forms the present: That's the true mind. The awareness that goes chasing after concepts is just a shadow. Real awareness — "knowing" — stays in place. It doesn't stand, walk, come, or go. As for the mind — the awareness that doesn't act in any way coming or going, forward or back — it's quiet and unperturbed. And when the mind is thus its normal, even, undistracted self — i.e., when it doesn't have any shadows — we can rest peacefully. But if the mind is unstable, uncertain, and wavering, concepts arise and go flashing out — and we go chasing after them, hoping to drag them back in. The chasing after them is where we go wrong. This is what we have to correct. Tell yourself: Nothing is wrong with your mind. Just watch out for the shadows.

You can't improve your shadow. Say your shadow is black. You can scrub it with soap till your dying day, and it'll still be black — because there's no substance to it. So it is with your concepts. You can't straighten them out, because they're just images, deceiving you.

Khi chúng ta nói rằng tâm đi đến chỗ này hay chỗ nọ, thật ra thì không phải là tâm đi. Chỉ có ý tưởng đi. Ý tưởng giống như bóng của tâm. Nếu thân đứng yên, làm thế nào mà chiếc bóng của nó di chuyển được? Sự chuyển động của thân làm cho bóng di chuyển, và khi bóng di chuyển, làm thế nào bạn giữ nó lại? Bóng khó nắm bắt được, khó hất bỏ, khó giữ yên. Nhận thức cấu thành hiện tại: Đó là tâm thật sự. Nhận thức đuổi theo ý tưởng thì chỉ là chiếc bóng. Nhận thức thật — "tri giác" — ở tại chỗ. Nó không đứng, đi, đến, hay rời đi. Đối với tâm — nhận thức không hành động trong bất kỳ cách đến hay đi, tới hay lui — nó yên tĩnh và không xáo trộn. Và khi tâm tự nó là̀ bình thường, đều đặn, không xao lãng như thế — có nghĩa là khi nó không có bất kỳ chiếc bóng nào — chúng ta có thể yên tĩnh nghĩ ngơi. Nhưng nếu tâm không ổn định, không chắc chắn, và dao động, ý tưởng khởi sinh và lập lòe chớp sáng — và chúng ta đuổi theo sau chúng, mong là kéo được chúng trở lại. Việc đuổi theo chúng là chỗ mà chúng ta đi sai. Đây là việc chúng ta phải sửa đổi. Hảy tự nhủ: Không có gì sai với tâm của bạn. Chỉ cần xem chừng những chiếc bóng.

Bạn không thể cải thiện bóng của bạn. Cho là bóng của bạn đen. Bạn có thể chà nó với xà phòng cho đến ngày bạn chết, và nó vẫn sẽ còn đen — bởi vì nó không có bản chất. Khái niệm hay ý tưởng của bạn cũng vậy. Bạn không thể chỉnh sửa chúng, bởi vì chúng chỉ là ảnh tượng, đang lừa dối bạn.

The Buddha thus taught that whoever isn't acquainted with the self, the body, the mind, and its shadows, is suffering from avijja — darkness, deluded knowledge. Whoever thinks the mind is the self, the self is the mind, the mind is its concepts — whoever has things all mixed up like this — is deluded and lost, like a person lost in the jungle. To be lost in the jungle brings countless hardships. There are wild beasts to worry about, problems in finding food to eat and a place to sleep. No matter which way you look, there's no way out. But if we're lost in the world, it's many times worse than being lost in the jungle, because we can't tell night from day. We have no chance to find any brightness because our minds are dark with avijja.

The purpose of training the mind to be still is to simplify things. When things are simplified, the mind can settle down and rest. And when the mind has rested, it'll gradually become bright, in and of itself, and give rise to knowledge. But if we let things get complicated — if we let the mind get mixed up with sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and ideas — that's darkness. Knowledge won't have a chance to arise.

Vì thế Đức Phật đã dạy rằng bất cứ ai không làm quen với cái tôi, thân, tâm, và bóng của chúng, đang hứng chịu đau khổ từ avijja - vô minh — bóng tối, kiến thức giả dối. Bất cứ ai nghĩ rằng tâm là cái tôi, cái tôi là tâm, tâm là ý tưởng của nó — bất cứ ai có những thứ lộn xộn như vậy — là lầm tưởng và lạc lối, như một người đi lạc trong rừng. Bị lạc trong rừng sẽ gặp phải vô số khó khăn. Nào là lo sợ thú hoang, khó khăn trong việc kiếm thức ăn và nơi để ngũ. Bất kể là bạn tìm kiếm cách nào, vẫn không có đường ra. Nhưng nếu chúng ta bị lạc lối trong thế giới, nó còn tệ hại gấp nhiều lần hơn lạc trong rừng, bởi vì chúng ta không thể phân biệt được ngày và đêm. Chúng ta không có cơ hội để tìm thấy bất cứ ánh sáng nào bởi vì tâm của chúng ta bị che phủ bởi avijja - vô minh .

Mục đích của việc rèn luyện cho tâm được tĩnh lặng là để đơn giản hóa mọi thứ. Khi mọi thứ được đơn giản, tâm có thể lắng đọng và nghĩ ngơi. Và khi tâm nghĩ ngơi, nó sẽ dần dần trở nên sáng tỏ, ở trong và của chính nó, và làm phát sinh kiến thức. Nhưng nếu chúng ta để mọi thứ trở nên phức tạp — nếu chúng ta để tâm bị xáo trộn với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, xúc giác, và ý tưởng — đó là bóng tối. Kiến thức sẽ không bao giờ có cơ hội phát sinh.

When intuitive knowledge does arise, it can — if you know how to use it — lead to liberating insight. But if you let yourself get carried away by knowledge of the past or future, you won't get beyond the mundane level. In other words, if you dabble too much in knowledge of physical things, without gaining wisdom with regard to the workings of the mind, it can leave you spiritually immature.

Say, for example, that a vision arises and you get hooked: You gain knowledge of your past lives and get all excited. Things you never knew before, now you can know. Things you never saw before, now you see — and they can make you overly pleased or upset. Why? Because you take them all too seriously. You may see a vision of yourself prospering as a lord or master, a great emperor or king, wealthy and influential. If you let yourself feel pleased, that's indulgence in pleasure. You've strayed from the Middle Path. Or you may see yourself as something you wouldn't care to be: a pig or a dog, a bird or a rat, crippled or deformed. If you let yourself get upset, that's indulgence in self-affliction — and again, you've strayed from the path. Some people really let themselves get carried away: As soon as they start seeing things, they begin to think that they're special, somehow better than other people. They let themselves become proud and conceited — and the right path has disappeared without their even knowing it. If you're not careful, this is where mundane knowledge can lead you.

Khi trí tuệ trực giác khởi sinh, nó có thể — nếu bạn biết cách sử dụng nó — dẫn đến giác ngộ. nhưng nếu bạn để mình bị lôi kéo bởi kiến thức của quá khứ hay tương lai, bạn sẽ không thể vượt qua mức trần tục. Nói cách khác, nếu bạn xen vào các kiến thức vật chất quá nhiều, mà không làm gia tăng trí tuệ liên quan đến các hoạt động của tâm, nó có thể làm cho bạn không trưởng thành tâm linh.

Nói ví dụ là một linh ảnh khởi sinh và bạn bị vướng mắc với nó: Bạn đạt được sự hiểu biết về những kiếp sống trước của bạn và trở nên phấn khởi. Những thứ bạn chưa từng biết đến trước kia, bây giờ bạn có thể biết. Những thứ bạn chưa từng thấy trước kia, bây giờ bạn thấy — và chúng có thể làm bạn vui sướng quá mức hay bực bội. Tại sao? Bởi vì bạn quá nghiêm túc chấp nhận chúng. Bạn có thể thấy một linh ảnh của chính bạn đang rực rỡ huy hoàng như một lảnh chúa hay một sư phụ, một hoàng đế hay ông̣ vua vĩ đại, giàu có và nhiều quyền thế. Nếu bạn để mình cảm thấy hài lòng, đó là đắm mình trong niềm vui. Bạn đã đi lạc khỏi Trung Đạo. Hoặc là bạn có thể nhìn thấy mình là cái gì đó mà bạn chẳng màng tới: con heo hay con chó, con chim hay con chuột, què quặt hay dị dạng. Nếu bạn để cho mình buồn bực, đó là đắm chìm trong việc tự gây tai ách cho mình — và một lần nữa, bạn đã đi lạc đường. Vài người tḥât sự đã để cho mình bị lôi cuốn đi: Ngay khi họ bắt đầu thấy thứ gì đó, họ khởi sinh ý nghĩ rằng họ đặc biệt, có lẻ tốt hơn người khác. Họ để cho mình trở nên tự hào và kiêu ngạo — và con đường đúng đã biến mất từ khi nào mà họ không hay biết. Nếu bạn không cẩn thận, đây là nơi mà kiến thức thế gian có thể dẫn bạn đến

But if you keep one principle firmly in mind, you can stay right on the path: Whatever appears, good or bad, true or false, don't let yourself feel pleased, don't let yourself get upset. Keep the mind balanced and neutral, and discernment will arise. You'll see that the vision or sign displays the truth of stress: it arises (is born), fades (ages), and disappears (dies).

If you get hooked on your intuitions, you're asking for trouble. Knowledge that proves false can hurt you. Knowledge that proves true can really hurt you. If what you know is true, and you go telling other people, you're bragging. If it turns out to be false, it can backfire on you. This is why those who truly know say that knowledge is the essence of stress: It can hurt you. Knowledge is part of the flood of views and opinions (ditthi-ogha) over which we have to cross. If you hang onto knowledge, you've gone wrong. If you know, simply know, and let it go at that. You don't have to be excited or pleased. You don't have to go telling other people.

Nhưng nếu bạn giữ chắc một nguyên tắc trong tâm, bạn có thể vẫn đi đúng đường: Bất cứ điều gì xảy ra, tốt hay xấu, đúng hay sai, đừng để mình cảm thấy hài lòng, đừng để mình bị buồn bực. Giữ tâm quân bìnhtrung lập, và nhận thức phân biệt sẽ phát sinh. Bạn sẽ thấy rằng linh ảnh hay dấu hiệu hiển thị sự thật của đau khổ: nó phát sinh (sinh), mờ dần (lão), và biến mất (tử).

Nếu bạn bị vướng mắc trong trực giác của mình, bạn đang trông chờ rắc rối. Kiến thức được chứng minh là sai có thể làm tổn thương bạn. Kiến thức được chứng minh là đúng có thể thật sự làm tổn thương bạn. Nếu những gì bạn biết là thật, và bạn đi nói với người khác, bạn đang khoe khoang. Nếu nó thật ra là sai, nó có thể tác dụng ngược lại với bạn. Đây là lý do tại sao những ai thật sự biết nói rằng kiến thứcbản chất của đau khổ: Nó có thể hại bạn. Kiến thức là một phần của cơn lũ quan điểmý kiến (ditthi-ogha) mà chúng ta phải vượt qua. Nếu bạn bám vào kiến thức, bạn đã đi sai. Nếu bạn biết, chỉ cần biết, và để cho nó đi ngay lúc đó. Bạn không cần phải phấn khởi hay hài lòng. Bạn không cần phải đi nói cho người khác biết.

People who've studied abroad, when they come back to the rice fields, don't tell what they've learned to the folks at home. They talk about ordinary things in an ordinary way. The reason they don't talk about the things they've studied is because (1) no one would understand them; (2) it wouldn't serve any purpose. Even with people who would understand them, they don't display their learning. So it should be when you practice meditation. No matter how much you know, you have to act as if you know nothing, because this is the way people with good manners normally act. If you go bragging to other people, it's bad enough. If they don't believe you, it can get even worse.

So whatever you know, simply be aware of it and let it go. Don't let there be the assumption that "I know." When you can do this, your mind can attain the transcendent, free from attachment.

Những người đi du học nước ngoài, khi họ trở về lại với những cánh đồng lúa, không nói những gì họ đã học cho bà conquê nhà. Họ nói về những việc bình thường một cách bình thường. lý do họ không nói về những điều họ học được là vì (1) không ai có thể hiểu được chúng; (2) nó có thể không phục vụ được cho mục đích nào. Thậm chí đối với những người có thể hiểu chúng, họ không biểu lộ những gì họ học. Vì vậy đó là điều nên làm khi bạn hành thiền. Bất kể là bạn biết được bao nhiêu, bạn phải hành động như thể bạn không biết gì, bởi vì đây là cách mà người biết cư xử tốt thường làm. Nếu bạn đi khoe khoang với người khác, đó là tệ rồi. Nếu người ta không tin bạn, nó thậm chí còn tồi tệ hơn.

Vì vậy bất cứ điều gì bạn biết, chỉ cần biết và để cho nó đi. Đừng để có giả định rằng "tôi biết." Khi bạn có thể làm như vậy, tâm bạn có thể đạt được siêu việt, thoát khỏi chấp thủ, luyến ái.

Everything in the world has its truth. Even things that aren't true are true — i.e., their truth is that they're false. This is why we have to let go of both what's true and what's false. Once we know the truth and can let it go, we can be at our ease. We won't be poor, because the truth — the Dhamma — will still be there with us. We won't be left empty-handed. It's like having a lot of money: Instead of lugging it around with us, we keep it piled up at home. We may not have anything in our pockets, but we're still not poor.

The same is true with people who really know. Even when they let go of their knowledge, it's still there. This is why the minds of the Noble Ones aren't left adrift. They let things go, but not in a wasteful or irresponsible way. They let go like rich people: Even though they let go, they've still got piles of wealth.

Tất cả mọi thứ trên thế giớisự thật của nó. Ngay cả những thứ không thật cũng là thật — nghĩa là, sự thật của chúng là chúng là sai. Đây là lý do tại sao chúng ta phải buông xả cả hai, những gì đúng và những gì sai. Một khi chúng ta biết sự thật và có thể để nó đi, chúng ta có thể cảm thấy dễ chịu. Chúng ta sẽ không nghèo, bởi vì sự thật hay chân lý — Pháp — sẽ vẫn ở đó với chúng ta. Chúng ta sẽ không bị bỏ lại với hai bàn tay trắng. Nó giống như có rất nhiều tiền: Thay vì kéo nó theo, chúng ta giữ nó chất đống ở nhà. Chúng tathể không có đồng nào trong túi, nhưng chúng ta vẫn không nghèo.

Điều này cũng đúng với những người thật sự biết. Ngay cả khi họ buông xả kiến thức của họ, nó vẫn còn đó. Đây là lý do tại sao tâm của các Bậc Thánh không bị trôi dạt. Họ để mọi thứ đi, nhưng không phải theo một cách lãng phí hay vô trách nhiệm. Họ buông xả giống như người giàu: Mặc dù họ cho đi, họ vẫn còn hàng cọc của cải.

As for people who let things go like paupers, they don't know what's worthwhile and what's not. When they throw away the things that are worthwhile, they're simply heading for disaster. For instance, they may see that there's no truth to anything — no truth to the khandhas, no truth to the body, no truth to stress, its cause, its disbanding, or the path to its disbanding, no truth to Liberation. They don't use their brains at all. They're too lazy to do anything, so they let go of everything, throw it all away. This is called letting go like a pauper. Like a lot of modern-day sages: When they come back after they die, they're going to be poor all over again.

As for the Buddha, he let go only of the true and false things that appeared in his body and mind — but he didn't abandon his body and mind, which is why he ended up rich, with plenty of wealth to hand down to his descendants. This is why his descendants never have to worry about being poor.

Đối với những người để mọi thứ ra đi như những người bần cùng, họ không biết cái nào đáng giá và cái nào không. Khi họ liệng bỏ những thứ đáng giá, họ chỉ đi tìm lấy tai họa. Ví dụ như, họ có thể thấy rằng không thật có bất cứ điều gì — không thật có các uẩn, không thật có thân, không thậtđau khổ, nguyên nhân của nó, sự tan rã của nó, hay con đường dẫn tới sự tan rã của nó, không thậtNiết bàn. Họ không sử dụng bộ não của họ chút nào. Họ quá lười để làm bất cứ điều gì, vì vậy họ buông bỏ tất cả mọi thứ, liệng hết đi. Đây được gọi là buông xả như một người bần cùng. Giống như rất nhiều nhà hiền triết hiện đại: Khi họ trở lại sau khi chết, họ sẽ lại nghèo thêm một lần nữa.

Đối với Đức Phật, ngài chỉ buông xả những thứ đúng và sai xuất hiện trong thân và tâm của ngài — nhưng ngài không từ bỏ thân và tâm của mình, đó là lý do tại sao ngài cuối cùng lại giàu, với nhiều của cải để lại cho các đệ tử của ngài. Đây là lý do tại sao các đệ tử của ngài không bao giờ phải lo sợ bị nghèo.

So we should look to the Buddha as our model. If we see that the khandhas are worthless — inconstant, stressful, not-self, and all that — and simply let go of them by neglecting them, we're sure to end up poor. Like a stupid person who feels so repulsed by a festering sore on his body that he won't touch it and so lets it go without taking care of it: There's no way the sore is going to heal. As for intelligent people, they know how to wash their sores, put medicine and bandages on them, so that eventually they're sure to recover.

In the same way, when people see only the drawbacks to the khandhas, without seeing their good side, and so let them go without putting them to any worthwhile or skillful use, nothing good will come of it. But if we're intelligent enough to see that the khandhas have their good side as well as their bad, and then put them to good use by meditating to gain discernment into physical and mental phenomena, we're going to be rich. Once we have the truth — the Dhamma — as our wealth, we won't suffer if we have money, and won't suffer if we don't, for our minds will be transcendent. The various forms of rust — greed, anger, and delusion — that have been obscuring our senses will all fall away. Our eyes, ears, nose, tongue, and body will be entirely clean, clear, and bright, for as the Buddha said, the Dhamma — discernment — is like a lamp. Our mind, far distant from all forms of trouble and suffering, will stay in the current flowing on to Liberation.

Vì vậy chúng ta nên xem Đức Phật như mô hình của chúng ta. Nếu chúng ta thấy rằng các uẩn là vô giá trị — vô thường, khổ, vô ngã, và tất cả những thứ đó — và chỉ đơn giản buông xả chúng bằng cách bỏ mặc chúng, chúng ta chắc chắn đi đến cái nghèo. Giống như một người ngu cảm thấy đau vì một mụt nhọt trên cơ thể đến độ ông ta sẽ không đụng vào nó và để mặc nó mà không chữa trị: Không có cách nào mà mụn nhọt đó sẽ lành lại. Đối với người khôn, họ biết cách rửa sạch những mụn nhọt của họ, bôi thuốc và dán băng lên, để cuối cùng chúng chắc chắn sẽ lành lại.

Tương tự như vậy, khi người ta chỉ nhìn thấy những mặt hạn chế của các uẩn, mà không nhìn thấy mặt tốt của chúng, và vì vậy để cho chúng đi mà không đặt chúng vào bất kỳ sử dụng đáng giá hay khéo léo, sẽ không có gì tốt đẹp đến từ nó. Nhưng nếu chúng ta đủ thông minh để thấy rằng các uẩn có mặt tốt lẫn mặt xấu của chúng, và sau đó đem chúng ra sử dụng tốt bằng cách thiền định để đạt được nhận thức phân biệt vào các hiện tượng vật lýtinh thần, chúng ta sẽ được giàu có. Một khi chúng tasự thật hay chân lý — Pháp — là tài sản của chúng ta, chúng ta sẽ không bị trở ngại nếu chúng ta có tiền, và sẽ không bị đau khổ nếu chúng ta không, vì tâm của chúng ta sẽ siêu việt. Các hình thức khác nhau của hoen rỉ — tham, sân, và si — đã làm che khuất các giác quan của chúng ta sẽ rơi rụng hết. Mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân của chúng ta sẽ được hoàn toàn sạch sẽ, rỏ ràng, và tươi sáng, vì như Đức Phật đã nói, Pháp — nhận thức phân biệt — giống như một ngọn đèn. Tâm của chúng ta, xa rời khỏi mọi hình thức rắc rốiđau khổ, sẽ ở lại trong dòng chảy dẫn đến Niết Bàn.

At the Tip of Your Nose  

August 26, 1957

When feelings of pain or discomfort arise while you're sitting in meditation, examine them to see what they come from. Don't let yourself be pained or upset by them. If there are parts of the body that won't go as you'd like them to, don't worry about them. Let them be — because your body is the same as every other body, human or animal, throughout the world: It's inconstant, stressful, and can't be forced. So stay with whatever part does go as you'd like it to, and keep it comfortable. This is called dhamma-vicaya: being selective in what's good.

Ở Chóp Mũi Của Bạn

Ngày 26 tháng 8, 1957

Khi cảm giác đau hay không thoải mái phát sinh trong lúc bạn đang ngồi thiền, xem xét chúng để coi chúng đến từ cái gì. Đừng để cho bạn bị đau hay bực bội vì chúng. Nếu cơn đau ở phần nào của cơ thể không ra đi như bạn muốn, đừng lo lắng về chúng. Hảy để chúng như vậy — bởi vì cơ thể bạn cũng giống như mọi cơ thể khác, người hay thú, trên toàn thế giới: Nó hay thay đổi, căng thẳng, và không thể bị ép buộc. Vì vậy hảy chấp nhận cơn đau ở chỗ mà bạn muốn nó đi, và giữ cho nó thoải mái. Điều này được gọi là dhamma-vicaya: biết chọn lựa những gì là tốt.

The body is like a tree: No tree is entirely perfect. At any one time it'll have new leaves and old leaves, green leaves and yellow, fresh leaves and dry. The dry leaves will fall away first, while those that are fresh will slowly dry out and fall away later. Some of the branches are long, some thick, and some small. The fruits aren't evenly distributed. The human body isn't really much different from this. Pleasure and pain aren't evenly distributed. The parts that ache and those that are comfortable are randomly mixed. You can't rely on it. So do your best to keep the comfortable parts comfortable. Don't worry about the parts that you can't make comfortable.

It's like going into a house where the floorboards are beginning to rot: If you want to sit down, don't choose a rotten spot. Choose a spot where the boards are still sound. In other words, the heart needn't concern itself with things that can't be controlled.

Or you can compare the body to a mango: If a mango has a rotten or a wormy spot, take a knife and cut it out. Eat just the good part remaining. If you're foolish enough to eat the wormy part, you're in for trouble. Your body is the same, and not just the body — the mind, too, doesn't always go as you'd like it to. Sometimes it's in a good mood, sometimes it's not. This is where you have to use as much thought and evaluation as possible.

Directed thought and evaluation are like doing a job. The job here is concentration: centering the mind in stillness. Focus the mind on a single object and then use your mindfulness and alertness to examine and reflect on it. If you use a meager amount of thought and evaluation, your concentration will give meager results. If you do a crude job, you'll get crude results. If you do a fine job, you'll get fine results. Crude results aren't worth much. Fine results are of high quality and are useful in all sorts of ways — like atomic radiation, which is so fine that it can penetrate even mountains. Crude things are of low quality and hard to use. Sometimes you can soak them in water all day long and they still don't soften up. But as for fine things, all they need is a little dampness in the air and they dissolve.

Cơ thể giống như cái cây. Không có cây nào luôn hoàn hảo. Bất cứ lúc nào nó cũng sẽ có lá mới và lá cũ, lá xanh và úa vàng, lá tươi và khô. Lá khô sẽ rụng truớc, trong khi những lá xanh tươi sẽ từ từ héo úa và rơi rụng trễ hơn. Có vài cành dài, vài cành dày, và vài cành nhỏ. Trái cây không được phân phát đồng đều. Cơ thể con người cũng không khác mấy. Thoải máiđau đớn không được phân phát đồng đều. Phần bị đau nhức và phần được thoải mái thì trộn lẫn một cách ngẩu nhiên. Bạn không thể dựa dẫm vào nó. Vì vậy tốt hơn hết là giữ cho những phần thoải mái được thoải mái. Đừng lo lắng về những chỗ mà bạn không thể làm cho thoải mái.

Nó giống như đi vào một căn nhà có những tấm ván lót sàn bắt đầu bị mục nát. Nếu bạn muốn ngồi xuống, đừng chọn chỗ mục nát. Chọn chỗ có những tấm ván còn chắc. Nói cách khác, trái tim không cần quan tâm đến những thứ không thể kiểm soát được.

Hay bạn có thể so sánh cơ thể với trái xoài. Nếu trái xoài có chỗ bị hư nát hay sâu ăn, dùng con dao và cắt bỏ nó đi. Chỉ ăn phần còn tốt. Nếu bạn ngu xuẩn đến độ ăn phần có sân, bạn làm khó mình đó. Thân thể của bạn cũng vậy, và không chỉ cái thân — tâm cũng vậy, không luôn luôn làm như bạn muốn. Đôi khi nó vui, đôi khi nó không. Đây là nơi mà bạn phải sử dụng càng nhiều suy nghĩthẩm định càng tốt.

Quán niệmthẩm định thì giống như đang làm một công việc. Công việc ở đây là tập trung: tập trung tâm vào sự tĩnh lặng. Chú tâm vào một đối tượng duy nhất và sau đó dùng chánh niệm và sự tỉnh táo của bạn để xem xétquán chiếu nó. Nếu bạn sử dụng quán niệmthẩm định một cách sơ sài, sự tập trung của bạn sẽ cho kết quả sơ sài. Nếu bạn làm việc một cách vụng về, bạn sẽ có kết quả thô kệch. Nếu bạn làm việc một cách khéo léo, bạn sẽ có kết quả tốt đẹp. Kết quả thô kệch thì không đáng giá. Kết quả tốt đẹp thì có phẩm chất cao và hữu ích trong đủ mọi cách — giống như tia phóng xạ nguyên tử, tinh vi đến độ nó có thể xuyên qua cả ngọn núi. Những thứ thô kệch có phẩm chất thấp và khó sử dụng. Đôi khi bạn có thể ngâm chúng trong nước cả ngày mà chúng vẫn không mềm mại hơn. Nhưng đối với những thú tốt đẹp, chúng chỉ cần một chút ẩm ướt trong không khí và chúng hòa tan ngay.

So it is with the quality of your concentration. If your thinking and evaluation are subtle, thorough, and circumspect, your "concentration work" will result in more and more stillness of mind. If your thinking and evaluation are slipshod and crude, you won't get much stillness. Your body will ache, and you'll feel restless and irritable. Once the mind can become very still, though, the body will be comfortable and at ease. Your heart will feel open and clear. Pains will disappear. The elements of the body will feel normal: The warmth in your body will be just right, neither too hot nor too cold. As soon as your work is finished, it'll result in the highest form of happiness and ease: nibbana — Liberation. But as long as you still have work to do, your heart won't get its full measure of peace. Wherever you go, there will always be something nagging at the back of your mind. Once your work is done, though, you can be carefree wherever you go.

If you haven't finished your job, it's because (1) you haven't set your mind on it and (2) you haven't actually done the work. You've shirked your duties and played truant. But if you really set your mind on doing the job, there's no doubt but that you'll finish it.

Vì vậy đó là phẩm chất của sự tập trung của bạn. Nếu quán niệmthẩm định của bạn tinh tế, kỹ lưỡng và thận trọng, "công việc tập trung" của bạn sẽ dẫn đến sự tĩnh lặng của tâm càng nhiều hơn nữa. Nếu quán niệmthẩm định của bạn cẩu thả và thô sơ, bạn sẽ không nhận được nhiều sự tĩnh lặng. Thân của bạn sẽ đau nhức, và bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và cáu kỉnh. Nhưng một khi tâm có thể trở nên thật tĩnh lặng, thân sẽ thoải máian lạc. Trái tim bạn sẽ cảm thấy rộng mở và trong sáng. Đau đớn sẽ biến mất. Các nguyên tố của thân sẽ cảm thấy bình thường: Độ ấm trong cơ thể bạn sẽ vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh. Ngay khi công việc của bạn hoàn tất, nó sẽ dẫn đến kết quả trong trạng thái cao nhất của hạnh phúcan lạc: nibana — Niết Bàn. Nhưng hễ mà bạn vẫn còn việc phải làm, trái tim của bạn sẽ không có được sự bình an hết mức của nó. Bất cứ nơi nào bạn đi, sẽ luôn có cái gì đó dai dẵng ở lại trong tâm trí của bạn. Một khi công việc của bạn được thực hiện xong, bạn không cần phải lo lắng gì ở bất cứ nơi nào bạn đi.

Nếu bạn chưa hoàn tất công việc của bạn, đó là bởi vì (1) bạn chưa đặt tâm trí vào nó và (2) bạn chưa thật sự làm việc. Bạn trốn tránh nhiệm vụ của mình và bày trò trốn học. Nhưng nếu bạn thật sự quyết tâm làm việc, chắc chắn là bạn sẽ hoàn thành nó.

Once you've realized that the body is inconstant, stressful, and can't be forced, you should keep your mind on an even keel with regard to it. "Inconstant" means that it changes. "Stressful" doesn't refer solely to aches and pains. It refers to pleasure as well — because pleasure is inconstant and undependable, too. A little pleasure can turn into a lot of pleasure, or into pain. Pain can turn back into pleasure, and so on. (If we had nothing but pain we would die.) So we shouldn't be all that concerned about pleasure and pain. Think of the body as having two parts, like the mango. If you focus your attention on the comfortable part, your mind can be at peace. Let the pains be in the other part. Once you have an object of meditation, you have a comfortable place for your mind to stay. You don't have to dwell on your pains. You have a comfortable house to live in: Why go sleep in the dirt?

We all want nothing but goodness, but if you can't tell what's good from what's defiled, you can sit and meditate till your dying day and never find nibbana at all. But if you're knowledgeable and intent on what you're doing, it's not all that hard. Nibbana is really a simple matter because it's always there. It never changes. The affairs of the world are what's hard because they're always changing and uncertain. Today they're one way, tomorrow another. Once you've done something, you have to keep looking after it. But you don't have to look after nibbana at all. Once you've realized it, you can let it go. Keep on realizing, keep on letting go — like a person eating rice who, after he's put the rice in his mouth, keeps spitting it out rather than letting it become feces in his intestines.

Một khi bạn nhận ra rằng thân là vô thường, khổ và không thể ép buộc, bạn nên giữ tâm của bạn bình tĩnh và không giao động đối với nó. "Vô thường" nghĩa là nó hay thay đổi. "Khổ" không chỉ đề cập đến nhức mỏi và đau đớn. Nó còn đề cập đến niềm vui nữa — bởi vì niềm vui thì cũng hay thay đổi và không đáng tin cậy. Một chút vui sướng có thể trở thành nhiều vui sướng, hay là đau khổ. Đau khổ có thể lại trở thành vui sướng, và cứ như thế. (Nếu chúng ta không có gì ngoại trừ đau khổ chúng ta sẽ chết.) Vì vậy chúng ta không nên quá quan tâm đến vui sướngđau khổ. Nghĩ về thân thể như là có hai phần, giống như trái xoài. Nếu bạn để ý đến phần thoải mái, tâm của bạn có thể được bình an. Hảy để đau khổ là phần kia. Một khi bạn có một đề mục thiền định, bạn có một nơi thoải mái để cho tâm bạn trú ngụ. Bạn không phải nương náu vào những đau khổ của mình. Bạn có một căn nhà thoải mái để ở. Tại sao phải ngủ nơi đất bụi?

Tất cả chúng ta không muốn gì ngoại trừ điều tốt đẹp, nhưng nếu bạn không thể chỉ ra được những gì tốt đẹp từ những gì ô uế, bạn có thể ngồi thiền cho đến ngày bạn chết và không bao giờ tìm thấy niết bàn hết cả. Nhưng nếu bạn có kiến thứckiên định vào những gì bạn đang làm, nó không đến độ khó lắm. Niết bàn thật ra là một vấn đề đơn giản bởi vì nó luôn ở đó. Nó không bao giờ thay đổi. Các vấn đề của thế giới là những gì khó bởi vì chúng luôn thay đổi và không chắc chắn. Hôm nay chúng như thế này, ngày mai cách khác. Một khi bạn làm xong một điều gì, bạn phải tiếp tục coi chừng nó. Nhưng bạn không cần phải coi chừng niết bàn chút nào cả. Một khi bạn nhận ra nọ́, bạn có thể để cho nó đi. Tiếp tục nhận ra, tiếp tục cho đi — giống như một người ăn cơm, sau khi ông đưa cơm vào miệng, liền nhổ ra hơn là̀ để cho nó trở thành phân trong ruột của mình.

What this means is that you keep on doing good but don't claim it as your own. Do good and then spit it out. This is viraga-dhamma: disengagement. Most people in the world, once they've done something, latch onto it as theirs — and so they have to keep looking after it. If they're not careful, it'll either get stolen or else wear out on its own. They're headed for disappointment. Like a person who swallows his rice: After he's eaten, he'll have to defecate. After he's defecated he'll be hungry again, so he'll have to eat again and defecate again. The day will never come when he's had enough. But with nibbana you don't have to swallow. You can eat your rice and then spit it out. You can do good and let it go. It's like plowing a field: The dirt falls off the plow on its own. You don't need to scoop it up and put it in a bag tied to your water buffalo's leg. Whoever is stupid enough to scoop up the dirt as it falls off the plow and stick it in a bag will never get anywhere. Either his buffalo will get bogged down, or else he'll trip over the bag and fall flat on his face right there in the middle of the field. The field will never get plowed, the rice will never get sown, the crop will never get gathered. He'll have to go hungry.

Buddho, our meditation word, is the name of the Buddha after his Awakening. It means someone who has blossomed, who is awake, who has suddenly come to his senses. For six long years before his Awakening, the Buddha traveled about, searching for the truth from various teachers, all without success. So he went off on his own and on a full-moon evening in May sat down under the Bodhi tree, vowing not to get up until he had attained the truth. Finally, toward dawn, as he was meditating on his breath, he gained Awakening. He found what he was looking for — right at the tip of his nose.

Điều này có nghĩa là bạn tiếp tục làm việc tốt nhưng không nhận nó là của riêng bạn. Làm cho tốt và bỏ nó đi. Đây là viraga-dhamma: ly tham hay cởi bỏ. Hầu hết mọi người trên thế giới, một khi họ làm xong một điều gì, bèṇ nắm lấy nó như là của họ và vì vậy họ phải tiếp tục canh chừng nó. Nếu họ không cẩn thận, nó sẽ bị đánh cắp hoặc tự hao mòn đi. Họ tìm đến thất vọng. Giống như một người nuốt cơm vô bụng: Sau khi ăn, ông phải tiêu hóa nó. Sau khi thải ra ông sẽ đói bụng nữa, vì vậy ông phải ăn nữa và thải ra nữa. Sẽ không có cái ngày mà ông cảm thấy đủ. Nhưng với niết bàn, bạn không phải nuốt vào. Bạn có thể ăn cơm và nhổ nó ra. Bạn có thể làm việc tốt và để nó đi. Giống như cày ruộng: Đất tự rơi ra khỏi cái cày. Bạn không phải xúc nó lên và bỏ vào trong bao cột trên chân của con trâu nước của bạn. Bất cứ ai ngu ngốc đến độ xúc đất lên khi nó rơi khỏi cái cày và nhét vào trong bao thị̀ sẽ không đi đến đâu cả. Hoặc là con trâu của ông ta sẽ bị lún xuống, hoặc là ông ta sẽ vấp phải cái bao và ngã dập mặt xuống ngay giữa cánh đồng. Cánh đồng sẽ không bao giờ được cày bừa, lúa sẽ không bao giờ được gieo trồng, mùa màng sẽ không bao giờ được gặt hái. Ông ta sẽ phải đói.

Buddho, danh từ thiền định của chúng ta, là tên của Đức Phật sau khi ngài Giác Ngộ. Nó có nghĩa là một người đã nở rộ, người tỉnh thức, người đã đốn ngộ - đột nhiên có cái nhìn thấu suốt ngay tự tâm thức. Trong sáu năm trường trước khi ngài Giác Ngộ, Đức Phật đã du hành khắp nơi, tìm kiếm chân lý từ các vị thầy, nhưng không thành công. Vì vậy ngài tự ra đi và vào một đêm trăng tròn tháng Năm ngồi dưới cây Bồ Đề, thề rằng sẽ không đứng lên cho đến khi ngài đạt được chân lý. Cuối cùng, vào lúc rạng sáng, khi ngài đang thiền định về hơi thở, ngài đã đạt được Giác Ngộ. Ngài tìm thấy những gì mà ngài đang tìm kiếm — ngay ở chóp mũi của ngài.

Nibbana doesn't lie far away. It's right at our lips, right at the tip of our nose. But we keep groping around and never find it. If you're really serious about finding purity, set your mind on meditation and nothing else. As for whatever else may come your way, you can say, "No thanks." Pleasure? "No thanks." Pain? "No thanks." Goodness? "No thanks." Evil? "No thanks." Paths and fruitions? "No thanks." Nibbana? "No thanks." If it's "no thanks" to everything, what will you have left? You won't need to have anything left. That's nibbana. Like a person without any money: How will thieves be able to rob him? If you get money and try to hold onto it, you're going to get killed. This you want to take. That you want to take. Carry "what's yours" around till you're completely weighed down. You'll never get away.

In this world we have to live with both good and evil. People who have developed disengagement are filled with goodness, and know evil fully, but don't hold onto either, don't claim either as their own. They put them aside, let them go, and so can travel light and easy. Nibbana isn't all that difficult a matter. In the Buddha's time, some people became arahants while going on their almsround, some while urinating, some while watching farmers plowing a field. What's difficult about the highest good lies in the beginning, in laying the groundwork — being constantly mindful and alert, examining and evaluating your breath at all times. But if you can keep at it, you're bound to succeed in the end.

Niết Bàn không nằm đâu xa xôi. Nó ở ngay môi chúng ta, ngay chóp mũi chúng ta. Nhưng chúng ta cứ mò mẫm xung quanh và không bao giờ tìm thấy nó. Nếu bạn thật sự nghiêm túc trong việc tìm kiếm sự thanh tịnh, hảy để tâm bạn vào thiền định và không gì khác. Đối với những gì khác có thể đi ngang qua con đường của bạn, bạn có thể nói, "Không, cám ơn." Vui sướng? "Không, cám ơn." Đau khổ? "Không, cám ơn." Thiện? "Không, cám ơn." Ác? "Không, cám ơn." Đạo và quả? "Không, cám ơn." Niết bàn? "Không, cám ơn." Nếu nói "không, cám ơn" với mọi thứ, thì bạn sẽ còn lại gì? Bạn không cần còn lại bất cứ thứ gì hết. Đó là niết bàn. Giống như một người không có đồng tiền nào: Làm thế nào kẻ cướp có thể cướp anh ta? Nếu bạn có tiền và cố gắng nắm giữ nó, bạn sẽ bị giết. Bạn muốn lấy cái này. Bạn muốn lấy cái kia. Mang theo "những gì là của bạn" đi lòng vòng cho đến khi bạn hoàn toàn ngã quy. Bạn sẽ không bao giờ tránh khỏị

Trong thế giới này chúng ta phải sống với cả thiện và ác. Những người đã phát triễn sự cởi bỏ thì được lấp đầy với điều thiện, và biết rỏ điều ác, nhưng không nắm giữ cái nào, không nhận cái nào là của họ. Họ để chúng sang một bên, buông xả chúng, và vì vậy có thể ra đi nhẹ nhàng và thoải mái. Niết bàn không phải là vấn đề khó khăn gì cả. Vào thời Đức Phật, vài người đã trở thành A La Hán khi đang đi khất thực, có người khi đang đi tiểu, có người khi đang nhìn nông dân cày bừa cánh đồng. Cái khó khăn về điều tốt đẹp nhất nằm ở lúc bắt đầu, trong việc đặt nền tảng — luôn chánh niệmtỉnh táo, xem xétthẩm định hơi thở của bạn khắp mọi thời. Nhưng nếu bạn có thể giữ được như vậy, bạn cuối cùng cũng đi đến thành công.

The Care & Feeding of the Mind  

May 7, 1959

The breath is a mirror for the mind. If the mirror is abnormal, it gives abnormal reflections. Say you look into a convex mirror: Your reflection will be taller than you are. If you look in a concave mirror, your reflection will be abnormally short. But if you look into a mirror that's flat, smooth, and normal, it'll give you a true reflection of yourself. If you polish the mirror so that it's clean and bright — in other words, if you use evaluation to adjust and expand the breath so that it's comfortable — your reflection will be sharp and clear.

Việc Chăm Sóc & Nuôi Dưỡng Tâm

Ngày 7 tháng 5, 1959

Hơi thở là tấm gương cho tâm. Nếu gương không bình thường, nó tạo ra những phản chiếu không bình thường. Nói ví dụ như khi bạn nhìn vào tấm gương lồi: ảnh phản chiếu của bạn sẽ cao hơn bạn. Khi bạn nhìn vào tấm gương lõm, ảnh phản chiếu của bạn sẽ ngắn lạ thường. Nhưng nếu bạn nhìn vào tấm gương bằng phẳng, trơn tru, và bình thường, nó sẽ cho bạn phản chiếu thật của chính bạn. Nếu bạn đánh bóng tấm gương cho sạch và trong sáng — nói cách khác, nếu bạn sử dụng thẩm định để điều chỉnhmở rộng hơi thở cho thỏai mái — phản chiếu của bạn sẽ sâu sắc và rõ ràng.

Knowing how to adjust the breath, putting it in good order, is tantamount to putting the mind in good order as well and can give all kinds of benefits — like a good cook who knows how to vary the foods she serves, sometimes changing the color, sometimes the flavor, sometimes the shape, so that her employer will never grow tired of her cooking. If she fixes the same thing all year around — porridge today, porridge tomorrow, porridge the next day — her employer is bound to go looking for a new cook. But if she knows how to vary her offerings so that her employer is always satisfied, she's sure to get a raise in her salary, or maybe a special bonus.

So it is with the breath. If you know how to adjust and vary the breath — if you're always thinking about and evaluating the breath — you'll become thoroughly mindful and expert in all matters dealing with the breath and the other elements of the body. You'll always know how things are going with the body. Rapture, ease, and singleness of preoccupation will come on their own. The body will be refreshed, the mind content. Both body and mind will be at peace. All the elements will be at peace, free from unrest and disturbances.

It's like knowing how to look after a small child. If the child starts crying, you know when to give it milk or candy, when to give it a bath, when to take it out for some air, when to put it in a playpen and give it a doll to play with. In no time at all, the child will stop crying, stop whining, and leave you free to finish whatever work you have to do. The mind is like a small, innocent child. If you're skilled at looking after it, it'll be obedient, happy, and contented, and will grow day by day.

Biết cách điều chỉnh hơi thở, đem nó vào trật tự tốt, là̀ cũng tương đương với việc đem tâm vào trật tự tốt và có thể tạo ra đủ mọi thứ lợi ích — như một người nấu ăn giỏi biết cách thay đổi thức ăn, đôi khi đổi màu sắc, đôi khi mùi vị, đôi khi hình dáng, để cho chủ của cô sẽ không bao giờ chán món cô nấu. Nếu cô làm món giống nhau quanh năm — cháo hôm nay, cháo ngày mai, cháo ngày mốt — chủ của cô sẽ đi tìm một người nấu ăn mới. Nhưng nếu cô biết cách thay đổi món ăn để cho chủ mình luôn hài lòng, chắc chắn là cô sẽ được tăng lương, hoặc có thể được một phần thưởng đặc biệt.

Hơi thở cũng vậy. Nếu bạn biết cách điều chỉnh và thay đổi hơi thở — nếu bạn luôn quán niệmthẩm định hơi thở — bạn sẽ trở nên hoàn toàn chánh niệmquán triệt trong mọi vấn đề liên quan đến hơi thở và các nguyên tố khác của cơ thể. Bạn luôn biết mọi thứ phối hợp với thân như thế nào. Sung sướng, an lạc, và đề mục duy nhất sẽ tự đến. Thân sẽ được tươi mát, tâm hài lòng. Cả thân và tâm sẽ được bình an. Tất cả các nguyên tố sẽ hòa hợp, thoát khỏi bất ổn và xáo trộn.

Nó giống như biết cách trông chừng một đứa bé. Nếu em bé bắt đầu khóc, bạn biết khi nào cho nó sữa hoặc kẹo, khi nào cho nó tắm, khi nào cho nó ra ngoài chơi, khi nào cho nó vào giường và cho nó một con búp bê để chơi. Chỉ trong chốc lát, em bé sẽ ngừng khóc, ngừng mè nheo, và để bạn rảnh mà hoàn tất bất cứ việc gì bạn cần phải làm. Tâm giống như một đứa bé ngây thơ. Nếu bạn khéo léo trong việc trông chừng no, nó sẽ vâng lời, vui vẻhài lòng, và sẽ lớn mạnh từng ngày.

When the body and mind are full and content, they won't feel hungry. They won't have to go opening up the pots and pans on the stove or pace around looking out the windows and doors. They can sleep in peace without any disturbances. Ghosts and demons — the pains of the khandhas — won't come and possess them. This way we can be at our ease, because when we sit, we sit with people. When we lie down, we lie down with people. When we eat, we eat with people. When people live with people, there's no problem; but when they live with ghosts and demons, they're sure to squabble and never find any peace. If we don't know how to evaluate and adjust our breathing, there's no way our meditation will give any results. Even if we sit till we die, we won't gain any knowledge or understanding at all.

There was once an old monk — 70 years old, 30 years in the monkhood — who had heard good things about how I teach meditation and so came to study with me. The first thing he asked was, "What method do you teach?"

"Breath meditation," I told him. "You know — bud-dho, bud-dho."

As soon as he heard that, he said, "I've been practicing that method ever since the time of Ajaan Mun — buddho, buddho ever since I was young — and I've never seen anything good come of it. All it does is buddho, buddho without ever getting anywhere at all. And now you're going to teach me to buddho some more. What for? You want me to buddho till I die?"

This is what happens when people have no sense of how to adjust and evaluate their breathing: They'll never find what they're looking for — which is why adjusting and spreading the breath is a very important part of doing breath meditation.

Khi thân và tâm được no đủ và hài lòng, chúng sẽ không thấy đói. Chúng sẽ không cần phải lục lọi nồi chảo trên bếp hay đi lòng vòng nhìn ra cửa sổ và cửa ra vào. Chúng có thể ngũ yên không bị quấy rầy. Ma quỷ — những đau khổ của uẩn — sẽ không đến và sở hữu chúng. Chúng ta có thể được bình an bằng cách này, bởi vì khi chúng ta ngồi, chúng ta ngồi với người. Khi chúng ta nằm, chúng ta nằm với người. Khi chúng ta ăn, chúng ta ăn với người. Khi người sống với người thì không có vấn đề gì, nhưng khi họ sống với ma quỷ, họ chắc chắn sẽ cải nhau và không bao giờ tìm thấy hòa bình. Nếu chúng ta không biết cách thẩm địnhđiều chỉnh hơi thở, sẽ không cách nào mà thiền định của chúng ta có được kết quả. Thậm chí nếu chúng ta ngồi thiền cho đến chết, chúng ta sẽ không đạt được bất kỳ kiến thức hoặc hiểu biết nào hết cả.

Có một tu sĩ già — 70 tuổi, 30 năm tu hành — được nghe những điều tốt về cách tôi dạy thiền và vì thế đã đến học với tôi. Điều đầu tiên ông hỏi là, "Ông dạy phương pháp nào?"

"Thiền hơi thở," tôi nói với ông. "Ông biết mà — bud-dho, bud-dho."

Ngay khi nghe như thế, ông nói. "Tôi đã thực hành phương pháp đó từ thời Ajaan Mun — buddho, buddho kể từ khi tôi còn trẻ — và tôi chưa bao giờ thấy kết quả tốt đẹp nào đến từ nó cả. Tất cả nó làm chỉ là buddho, buddho mà không đi đến đâu cả. Và bây giờ ông sẽ dạy tôi niệm buddho thêm nữa. Để làm gì? Ông muốn tôi niệm buddho cho đến khi tôi chết?"

Đây là những gì xảy ra khi người ta không có khái niệm về cách điều chỉnhthẩm định hơi thở của họ. Họ sẽ không bao giờ tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm — đó là lý do tại sao việc điều chỉnh và trải rộng hơi thở là phần rất quan trọng của việc hành thiền hơi thở.

Getting to know yourself — becoming acquainted with your body, your mind, the elements (earth, water, fire, wind, space, and consciousness), knowing what they come from, how they arise, how they disband, how they're inconstant, stressful, and not-self: All of this you have to find out by exploring on your own. If your knowledge simply follows what's in books or what other people tell you, it's knowledge that comes from labels and concepts, not from your own discernment. It's not really knowledge. If you know only what other people tell you, you're following them down a road — and what could be good about that? They might lead you down the wrong road. And if the road is dusty, they might kick dust into your ears and eyes. So in your search for the truth, don't simply believe what other people say. Don't believe labels. Practice centering the mind until you gain knowledge on your own. Only then will it be insight. Only then will it be trustworthy.

Nhận biết chính bạn — làm quen với cơ thể của bạn, tâm trí của bạn, các nguyên tố (đất, nước, lửa, gió, không, và thức), biết chúng đến từ cái gì, chúng khởi sinh như thế nào, chúng tan rã ra làm sao, chúng vô thường, khổ và vô ngã như thế nào: Tất cả những điều này bạn phải tìm ra bằng cách tự mình khám phá. Nếu kiến thức của bạn chỉ là học theo những gì trong sách hay những gì người khác nói với bạn, đó là kiến thức đến từ nhãn hiệu và khái niệm, chứ không phải từ nhận định của riêng bạn. Nó không thật sự là kiến thức. Nếu bạn chỉ biết những gì người khác nói cho bạn, bạn đang theo họ trên một con đường — và những gì có thể tốt về́ điều đó? Họ có thể dẫn bạn đi sai đường. Và nếu con đường có bụi bặm, họ có thể làm bụi tung bay vào tai và mắt bạn. Vì vậy khi bạn đi tìm kiếm sự thật, đừng chỉ tin vào những gì người khác nói. Đừng tin nhãn hiệu. Thực hành tập trung tâm cho đến khi bạn có được kiến thức của riêng bạn. Chỉ đến lúc đó nó mới là trí tuệ, Chỉ đến lúc đó nó mới là đáng tin tưởng.

"Just Right" Concentration  

October 4, 1960

When you meditate, you have to think. If you don't think, you can't meditate, because thinking forms a necessary part of meditation. Take jhana, for instance. Use your powers of directed thought to bring the mind to the object, and your powers of evaluation to be discriminating in your choice of an object. Examine the object of your meditation until you see that it's just right for you. You can choose slow breathing, fast breathing, short breathing, long breathing, narrow breathing, broad breathing; hot, cool, or warm breathing; a breath that goes only as far as the nose, a breath that goes only as far as the base of the throat, a breath that goes all the way down to the heart. When you've found an object that suits your taste, catch hold of it and make the mind one, focused on a single object. Once you've done this, evaluate your object. Direct your thoughts to making it stand out. Don't let the mind leave the object. Don't let the object leave the mind. Tell yourself that it's like eating: Put the food in line with your mouth, put your mouth in line with the food. Don't miss. If you miss and go sticking the food in your ear, under your chin, in your eye, or on your forehead, you'll never get anywhere in your eating.

Sự Tập Trung "Vừa Phải"

Ngày 4 tháng 10, 1960

Khi ngồi thiền, bạn phải suy nghĩ. Nếu bạn không suy nghĩ, bạn không thể thiền, bởi vì suy nghĩ là một phần cần thiết của thiền. Ví dụ như jhana - thiền định. Sử dụng sức mạnh quán niệm của bạn để đem tâm vào đề mục, và sức mạnh thẩm định để phân tích sự lựa chọn đề mục của bạn. Xem xét đề mục thiền của bạn cho đến khi bạn thấy nó thích hợp với bạn. Bạn có thể chọn thở chậm, thở nhanh, thở ngắn, thở dài, thở hẹp, thở rộng; hơi thở nóng, lạnh, hay ấm; hơi thở chỉ đi xa đến mũi, hơi thở chỉ đi xa đến đáy cổ họng, hơi thở đi xuống đến tận trái tim. Khi bạn tìm thấy một đề mục mà bạn ưng ý, hảy giữ nó và làm cho tâm trở thành một, tập trung vào một đề mục duy nhất. Một khi bạn làm được điều này, hảy thẩm định đối tượng của bạn. Điều khiển tư tưởng của bạn để cho nó được ổn định. Đừng để tâm rời đối tượng, đừng để đối tượng rời tâm. Hảy tự nhủ rằng nó giống như ăn. Để thức ăn vào miệng, dùng miệng nhai thức ăn. Đừng bỏ lỡ. Nếu bạn bỏ lỡ và để thức ăn vào tai, dưới cằm, vào mắt, hay lên trán, bạn sẽ không bao giờ đi tới đâu trong việc ăn uống của bạn.

So it is with your meditation. Sometimes the "one" object of your mind takes a sudden sharp turn into the past, back hundreds of years. Sometimes it takes off into the future and comes back with all sorts of things to clutter your mind. This is like taking your food, sticking it up over your head, and letting it fall down behind you — the dogs are sure to get it; or like bringing the food to your mouth and then tossing it out in front of you. When you find this happening, it's a sign that your mind hasn't been made snug with its object. Your powers of directed thought aren't firm enough. You have to bring the mind to the object and then keep after it to make sure it stays put. Like eating: Make sure the food is in line with the mouth and stick it right in. This is directed thought: The food is in line with the mouth, the mouth is in line with the food. You're sure it's food and you know what kind it is — main course or dessert, coarse or refined.

Once you know what's what, and it's in your mouth, chew it right up. This is evaluation: examining, reviewing your meditation. Sometimes this comes under threshold concentration — examining a coarse object to make it more and more refined. If you find that the breath is long, examine long breathing. If it's short, examine short breathing. If it's slow, examine slow breathing — to see if the mind will stay with that kind of breathing, to see if that kind of breathing will stay with the mind, to see whether the breath is smooth and unhindered. This is evaluation.

Thiền định của bạn cũng vậy. Đôi khi đối tượng "duy nhất" trong tâm bạn đột ngột quay hẵn về quá khứ, đi trở ngược hàng trăm năm. Đôi khi nó đi vào tương lai và trở lại với đủ mọi thứ làm rối trí bạn. Điều này giống như đem thức ăn đặt lên đầu của bạn, và để nó đổ xuống sau lưng bạn — những con chó chắc chắn sẽ ngoạm lấy nó; hoặc giống như đem thức ăn đến trước miệng và rồi hất đổ nó trước mặt bạn. Khi bạn thấy điều này xảy ra, đó là dấu hiệu tâm bạn đã không được thoải mái với đối tượng của nó. Sức mạnh quán niệm của bạn không đủ vững chắc. Bạn phải đem tâm đến với đối tượng và sau đó canh chừng nó để biết chắc là nó ở đó. Giống như ăn: Biết chắc là thức ăn được đưa tới miệng và đút nó hẵn vào. Đây là quán niệm: Để thức ăn vào miệng, dùng miệng nhai thức ăn. Bạn biết chắc nó là thức ăn và bạn biết nó là loại nào — phần ăn chính hay tráng miệng, thô sơ hay tinh khiết.

Một khi bạn biết nó là cái gì, và nó ở trong miệng của bạn, hảy nhai nó liền. Đây là thẩm định: xem xét, quán chiếu thiền định của bạn. Đôi khi điều này xảy ra trong tâm cận định — xem xét một đối tượng thô sơ để làm cho nó tinh khiết hơn nữa. Nếu bạn thấy hơi thở dài, xem xét hơi thở dài. Nếu nó ngắn, xem xét hơi thở ngắn. Nếu nó chậm, xem xét hơi thở chậm — để xem tâm có ở lại với loại thở đó không, để xem coi loại thở đó có ở lại với tâm không, để xem liệu hơi thởđều đặn và không bị ngưng trệ không. Đây là thẩm định.

When the mind gives rise to directed thought and evaluation, you have both concentration and discernment. Directed thought and singleness of preoccupation fall under the heading of concentration; evaluation, under the heading of discernment. When you have both concentration and discernment, the mind is still and knowledge can arise. But if there's too much evaluation, it can destroy your stillness of mind. If there's too much stillness, it can snuff out thought. You have to watch over the stillness of your mind to make sure you have things in the right proportions. If you don't have a sense of "just right," you're in for trouble. If the mind is too still, your progress will be slow. If you think too much, it'll run away with your concentration.

So observe things carefully. Again, it's like eating. If you go shoveling food into your mouth, you might end up choking to death. You have to ask yourself: Is it good for me? Can I handle it? Are my teeth strong enough? Some people have nothing but empty gums and yet they want to eat sugar cane: It's not normal. Some people, even though their teeth are aching and falling out, still want to eat crunchy foods. So it is with the mind: As soon as it's just a little bit still, we want to see this, know that — we want to take on more than we can handle. You first have to make sure that your concentration is solidly based, that your discernment and concentration are properly balanced. This point is very important. Your powers of evaluation have to be ripe, your directed thought firm.

Khi tâm khởi sinh quán niệm và thẩm định, bạn có cả sự tập trung và nhận thức phân biệt. Quán niệmđề mục duy nhất nằm dưới tiêu đề tập trung; thẩm định, dưới tiêu đề nhận thức phân biệt. Khi bạn có cả sự tập trung và nhận thức phân biệt, tâm lắng đọng và trí tuệ có thể phát sinh. Nhưng nếu có quá nhiều thẩm định, nó có thể phá hủy sự tĩnh lặng của tâm bạn. Nếu có quá nhiều tĩnh lặng, nó có thể dập tắt ý nghĩ. Bạn phải canh chừng sự tĩnh lặng của tâm để biết chắc rằng bạn có mọi thứ ở tỷ lệ thích hợp. Nếu bạn không có cảm giác "vừa phải," bạn sẽ gặp trở ngại. Nếu tâm quá tĩnh lặng, sự tiến bộ của bạn sẽ chậm. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, nó sẽ chạy đi với sự tập trung của bạn.

Vì vậy nên quan sát kỹ lưỡng. Lần nữa, nó giống như ăn uống. Nếu bạn nhồi nhét thức ăn vào miệng, bạn có thể bị nghẹt thở đến chết. Bạn phải tự hỏi: Nó có tốt cho tôi không? Tôi có thể dùng nó được chứ? Răng của tôi đủ mạnh không? Vài người không có gì cả ngoại trừ cái lợi và họ vẫn muốn ăn mía: Thật không bình thường. Vài người, mặc dù răng họ đau và rụng mất, vẫn muốn ăn thức ăn dòn. Tâm cũng vậy: Ngay khi nó chỉ tĩnh lặng một tí, chúng ta muốn thấy cái này, biết cái nọ — chúng ta muốn lấy nhiều hơn là chúng ta có thể sử dụng. Trước hết bạn phải chắc chắn rằng sự tập trung của bạn được kiên cố, rằng nhận thức phân biệt và sự tập trung được cân bằng đúng mức. Điểm này rất quan trọng. Sức mạnh thẩm định của bạn phải chín muồi, quán niệm của bạn vững chắc.

Say you have a water buffalo, tie it to a stake, and pound the stake deep into the ground. If your buffalo is strong, it just might walk or run away with the stake. You have to know your buffalo's strength. If it's really strong, pound the stake so that it's firmly in the ground and keep watch over it. In other words, if you find that the obsessiveness of your thinking is getting out of hand, going beyond the bounds of mental stillness, then fix the mind in place and make it extra still — but not so still that you lose track of things. If the mind is too quiet, it's like being in a daze. You don't know what's going on at all. Everything is dark, blotted out. Or else you have good and bad spells, sinking out of sight and then popping up again. This is concentration without directed thought or evaluation, with no sense of judgment: Wrong Concentration.

So you have to be observant. Use your judgment — but don't let the mind get carried away by its thoughts. Your thinking is something separate. The mind stays with the meditation object. Wherever your thoughts may go spinning, your mind is still firmly based — like holding onto a post and spinning around and around. You can keep on spinning, and yet it doesn't wear you out. But if you let go of the post and spin around three times, you get dizzy and — Bang! — fall flat on your face. So it is with the mind: If it stays with the singleness of its preoccupation, it can keep thinking and not get tired, not get harmed, because your thinking and stillness are right there together. The more you think, the more solid your mind gets. The more you sit and meditate, the more you think. The mind becomes more and more firm until all the Hindrances (nivarana) fall away. The mind no longer goes looking for concepts. Now it can give rise to knowledge.

The knowledge here isn't ordinary knowledge. It washes away your old knowledge. You don't want the knowledge that comes from ordinary thinking and reasoning: Let go of it. You don't want the knowledge that comes from directed thought and evaluation: Stop. Make the mind quiet. Still. When the mind is still and unhindered, this is the essence of all that's skillful and good. When your mind is on this level, it isn't attached to any concepts at all. All the concepts you've known — dealing with the world or the Dhamma, however many or few — are washed away. Only when they're washed away can new knowledge arise.

Cho là bạn có một con trâu nước, cột nó vào một cái cọc, và cắm cọc sâu xuống đất. Nếu con trâu của bạn mạnh, nó chỉ có thể đi hoặc bỏ chạ̣y với cái cọc. Bạn phải biết sức mạnh của con trâu của bạn. Nếu nó thật sự mạnh, đóng cọc thật sâu chắc xuống đất và luôn để ý đến nó. Nói cách khác, nếu bạn thấy rằng sự bận tâm quá mức của bạn đã ra khỏi tầm tay, vượt qua ranh giới của sự tĩnh lặng, thì hảy giữ tâm lại và làm cho nó yên tĩnh thêm — nhưng không vì thế mà bạn bị mất dấu vết của sự vật. Nếu tâm quá yên, nó giống như đang ở trong tình trạng choáng váng. Bạn không biết chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ bị tối đen, xóa nhòa. Hay như là bạn có pháp thuật tốt và xấu, chìm khuất khỏi tầm mắt và vụt hiện trở lại. Đây là sự tập trung không có quán niệm hay thẩm định, không có cảm giác của sự phán xét: Định Sai Lầm.

Vì vậy bạn phải quan sát. Sử dụng sự phán xét của bạn — nhưng không để cho tâm đuổi theo những suy nghĩ của nó. Suy nghĩ của bạn là một cái gì đó riêng biệt. Tâm ở lại với đối tượng thiền định. Bất kể những ý tưởng của bạn quay lòng vòng nơi đâu, tâm của bạn vẫn đứng vững tại chỗ — giống như nắm chặc vào cái cột và quay vòng vòng. Bạn có thể tiếp tục quay, và nó vẫn không làm bạn mệt. Nhưng nếu bạn buông tay ra khỏi cột và quay ba vòng, bạn sẽ bị chóng mặt và — Bang! — té vập mặt. Tâm cũng vậy: Nếu nó ở lại với đề mục duy nhất của nó, nó có thể tiếp tục suy nghĩ và không bị mệt, không bị tổn hại, bởi vì suy nghĩ của bạn và sự tĩnh lặng cùng ở với nhau ngay đó. Bạn càng suy nghĩ thì tâm bạn càng vững chắc. Bạn càng ngồi thiền, bạn càng suy nghĩ. Tâm trở nên kiên định hơn cho đến khi tất cả các Chướng ngại (nivarana) sụp đổ. Tâm không còn đi tìm ý tưởng hay khái niệm. Bây giờ nó có thể phát sinh kiến thức.

Kiến thức ở đây không phải là kiến thức thông thường. Nó rửa sạch kiến thức cũ của bạn. Bạn không muốn kiến thức đến từ suy nghĩlý luận thông thường. Hảy buông nó ra. Bạn không muốn kiến thức đến từ quán niệm và thẩm định: Ngưng lại. Để cho tâm yên tĩnh. Lắng đọng. Khi tâm lắng đọng và không bị cản trở, đây là bản chất của tất cả những gì là tinh thôngtốt đẹp. Khi tâm của bạn ở cấp độ này, nó không bám vào bất kỳ khái niệm nào hết. Tất cả mọi khái niệm mà bạn biết — liên hệ đến thế giới hay Pháp, dù nhiều hay ít — bị rửa sạch. Chỉ khi nào chúng bị quét sạch thì kiến thức mới mới có thể phát sinh.

This is why you should let go of concepts — all the labels and names you have for things. You have to let yourself be poor. It's when people are poor that they become ingenious and resourceful. If you don't let yourself be poor, you'll never gain discernment. In other words, you don't have to be afraid of being stupid or of missing out on things. You don't have to be afraid that you've hit a dead end. You don't want any of the insights you've gained from listening to others or from reading books, because they're concepts and therefore inconstant. You don't want any of the insights you've gained by reasoning and thinking, because they're concepts and therefore not-self. Let all these insights disappear, leaving just the mind, firmly intent, leaning neither to the left, toward being displeased; nor to the right, toward being pleased. Keep the mind still, quiet, neutral, impassive — set tall. And there you are: Right Concentration.

When Right Concentration arises in the mind, it has a shadow. When you can catch sight of the shadow appearing, that's vipassana: liberating insight.

The knowledge you gain from Right Concentration doesn't come in the form of thoughts or ideas. It comes as Right Views. What looks wrong to you is really wrong. What looks right is really right. If what looks right is really wrong, that's Wrong View. If what looks wrong is really right, again — Wrong View. With Right View, though, right looks right and wrong looks wrong.

To put it in terms of cause and effect, you see the four Noble Truths. You see stress, and it really is stressful. You see the cause of stress arising, and that it's really causing stress. These are Noble Truths: absolutely, undeniably, indisputably true. You see that stress has a cause. Once the cause arises, there has to be stress. As for the way to the disbanding of stress, you see that the path you're following will, without a doubt, lead to Liberation. Whether or not you go all the way, what you see is correct. This is Right View. And as for the disbanding of stress, you see that there really is such a thing. You see that as long as you're on the path, stress does in fact fall away. When you come to realize the truth of these things in your heart, that's vipassana-ñana.

Đây là lý do tại sao bạn nên buông bỏ khái niệm — tất cả mọi nhãn hiệu và danh tánh bạn đặt cho sự vật. Bạn phải để cho mình nghèo. Đó là vì khi người ta nghèo thì họ trở nên khôn khéo và tháo vát. Nếu bạn không để cho mình nghèo, bạn sẽ không bao giờ có được nhận thức phân biệt. Nói cách khác, bạn không cần phải sợ là mình ngu hay bỏ lỡ điều gì. Bạn không cần phải sợ là bạn đã gặp ngõ cụt. Bạn không muốn bất kỳ sự hiểu biết nào mà bạn có được từ việc lắng nghe người khác nói hay từ việc đọc sách, bởi vì chúng là khái niệm và do đó vô thường, hay thay đổi. Bạn không muốn bất kỳ sự hiểu biết nào mà bạn có được từ việc lý luậnsuy nghĩ, bởi vì chúng là khái niệm, và do đó vô ngã. Hảy để tất cả những hiểu biết này biến mất, chỉ để lại tâm, kiên định, không nghiêng qua trái, về phía không hài lòng, hay qua phải, về phía hài lòng. Giữ tâm lắng đọng, yên tĩnh, trung lập, bình thản — nhắm cho cao. Và ở đó bạn có́: Chánh Định.

Khi Chánh Định phát sinh trong tâm, nó có cái bóng. Khi bạn có thể nhìn thấy cái bóng xuất hiện, đó là vipassana - Minh Sát Tuệ: giải thóat tâm thức.

Kiến thức bạn có được từ Chánh Định không đến dưới hình thức suy nghĩ hay ý tưởng. Nó đến như là Chánh Kiến. Cái gì bạn thấy sai thì thật sự là sai. Cái gì bạn thấy đúng thì thật sự là đúng. Nếu cái gì thấy đúng nhưng thật sự là sai, đó là Lầm tưởng Kiến. Nếu cái gì thấy sai nhưng thật sự là đúng, cũng vậy — Lầm tưởng Kiến. Đối với Chánh Kiến, đúng thì thấy là đúng và sai thì thấy là sai.

Đặt nó vào trường hợp nhân quả, bạn nhìn thấy Tứ Diệu Đế. Bạn thấy khổ, và nó thật sự là khổ. Bạn thấy nguyên nhân của khổ phát sinh, và rằng nó thật sự gây ra khổ. Đây là Diệu Đế: sự thật tuyệt đối, không thể phủ nhận, không thể tranh cải. Bạn thấy rằng khổ có nguyên nhân. Một khi nguyên nhân phát sinh, thì phải có khổ. Còn về con đường dẫn đến sự tan rã của khổ, bạn thấy rằng con đường bạn đang theo sẽ, không chút nghi ngờ, dẫn đến Niết Bàn. Cho dù bạn có đi hết con đường hay không, những gì bạn thấy là đúng. Đây là Chánh Kiến. Và đối với sự tan rã của khổ, bạn thấy rằng thật sự có điều như vậy. Bạn thấy rằng hễ mà bạn còn ở trên con đường, khổ quả thật là tan biến. Khi bạn nhận ra sự thật về những điều này trong trái tim của bạn, đó là vipassana-ñana - Minh Sát Tuệ.

To put it even more simply: You see that all things, inside as well as out, are undependable. The body is undependable, aging is undependable, death is undependable. They're slippery characters, constantly changing on you. To see this is to see inconstancy. Don't let yourself be pleased by inconstancy. Don't let yourself be upset. Keep the mind neutral, on an even keel. That's what's meant by vipassana.

As for stress: Say we hear that an enemy is suffering. "Glad to hear it," we think. "Hope they hurry up and die." The heart has tilted. Say we hear that a friend has become wealthy, and we become happy; or a son or daughter is ill, and we become sad. Our mind has fallen in with suffering and stress. Why? Because we're unskilled. The mind isn't centered — i.e., it's not in Right Concentration. We have to look after the mind. Don't let it fall in with stress. Whatever suffers, let it suffer, but don't let the mind suffer with it. The body may be in pain, but the mind isn't pained. Let the body go ahead and suffer, but the mind doesn't suffer. Keep the mind neutral. Don't be pleased by pleasure — pleasure is a form of stress, you know. How so? It can change. It can rise and fall. It can be high and low. It can't last. That's stress. Pain is also stress: double stress. When you gain this sort of insight into stress — when you really see stress — vipassana has arisen in the mind.

As for anatta, not-self: Once we've examined things and seen them for what they really are, we don't make claims, we don't display influence, we don't try to show that we have the right or the power to bring things that are not-self under our control. No matter how hard we try, we can't prevent birth, aging, illness, and death. If the body is going to be old, let it be old. If it's going to hurt, let it hurt. If it has to die, let it die. Don't be pleased by death, either your own or that of others. Don't be upset by death, your own or that of others. Keep the mind neutral. Unruffled. Unfazed. This is sankharupekkha-ñana: letting sankharas — all things fashioned and fabricated — follow their own inherent nature.

Để cho nó đơn giản hơn: Bạn thấy rằng mọi thứ, bên trong cũng như bên ngoài, đều không tin cậy được. Cơ thể không tin cậy được, lão hóa không tin cậy được, cái chết không tin cậy được. Chúng là những đặc tính trơn trượt, liên tục thay đối nơi bạn. Thấy điều này là thấy vô thường. Đừng để cho bạn phải lo lắng. Giữ tâm trung lập, vững vàng. Đó là ý nghĩa của Minh sát tuệ.

Đối với khổ: Nói ví dụ chúng ta nghe là kẻ thù đang bị khổ sở. Chúng ta nghĩ: "Hay quá hả, mong là chúng nó chết sớm." Trái tim đã bị nghiên. Nói ví dụ chúng ta nghe là một người bạn được giàu có, và chúng ta trở nên vui, hay một đứa con trai hay con gái bị bệnh, chúng ta trở nên buồn. Tâm chúng ta đã bị rơi vào chịu đựngđau khổ. Tại sao? Bởi vì chúng ta không quán triệt. Tâm không tập trung — nghĩa là nó không có Chánh Định. Chúng ta phải xem chừng tâm. Đừng để nó rơi vào bể khổ. Bất cứ cái gì bị khốn khổ, hảy để nó chịu đựng, nhưng không để tâm phải chịu đựng với nó. Thân có thể bị đau, nhưng tâm không đau. Hảy để cho thân chịu đau khổ đi, nhưng tâm không đau khổ. Giữ tâm trung lập, Đừng có hài lòng bởi hài lònghài lòng là một hình thức của khổ, bạn biết đó. Sao vậy? Nó có thể thay đổi. Nó có thể trổi lên và rơi xuống. Nó có thể là cao và thấp. Nó không đứng yênĐó là khổ. Đau buồn cũng là khổ: khổ gấp đôi. Khi bạn có được cái nhìn sâu sắc như thế này về khổ — khi bạn thật sự thấy khổ — Minh sát tuệ đã phát sinh trong tâm.

Đối với anatta, vô ngã: Một khi chúng ta xem xét mọi thứ và thấy chúng như chúng thật sự là, chúng ta không nhận nó là của mình, chúng ta không gây ảnh hưởng, chúng ta không cố gắng biểu lộchúng ta có quyền hay sức mạnh để đem những thứ vô ngã vào trong sự kiểm soát của chúng ta. Bất kể là chúng ta cố gắng đến mức nào,chúng ta không thể ngăn cản sinh, lão, bệnh, và tử. Nếu cơ thể trở nên già, hảy để nó già. Nếu nó bị đau, hảy để nó đau. Nếu nó phải chết, hảy để nó chết. Đừng có hài lòng vì cái chết, dù là của bạn hay của người khác. Đừng lo lắng vì cái chết, dù là của bạn hay của người khác. Giữ tâm trung lập. Không xáo trộn, không bối rối. Đây là sankharupekkha-ñana: hảy để hành uẩn — tất cả những thứ được làm cho thích hợp và cấu thành — đi theo bản chất cố hữu của chúng.

This, briefly, is vipassana: You see that all fabrications are inconstant, stressful, and not-self. You can disentangle them from your grasp. You can let go. This is where it gets good. How so? You don't have to wear yourself out, lugging sankharas around.

To be attached means to carry a load, and there are five heaps (khandhas) we carry: attachment to physical phenomena, to feelings, to concepts and labels, to mental fabrications, and to sensory consciousness. We grab hold and hang onto these things, thinking that they're the self. Go ahead: Carry them around. Hang one load from your left leg and one from your right. Put one on your left shoulder and one on your right. Put the last load on your head. And now: Carry them wherever you go — clumsy, encumbered, and comical.

bhara have pañcakkhandha
Go ahead and carry them.
The five khandhas are a heavy load,

bharaharo ca puggalo
and as individuals we burden ourselves with them.

bharadanam dukkham loke
Carry them everywhere you go, and you waste your time
suffering in the world.

Tóm lại đây là Minh sát tuệ: Bạn thấy rằng tất cả những thứ cấu thành là vô thường, khổ, và vô ngã. Bạn có thể tháo gỡ chúng khỏi nắm tay của bạn. Bạn có thể buông xả. Đây là nơi nó trở nên tốt. Sao vậy? Bạn không phải làm cho mình bị mệt mỏi vì lôi các hành uẩn đi quanh.

Bám giữ có nghĩa là mang một gánh nặng, và có năm gánh nặng (khandhas - uẩn) chúng ta mang vào: bám víu vào các hiện tượng vật lý, vào cảm giác, vào khái niệm và nhãn hiệu, vào trí tưởng tượng, và vào thức giác. Chúng ta níu lấy và giữ chặc những thứ này, nghĩ rằng chúng là tự ngã. Cứ làm đi: Mang chúng theo. Cột một gánh bên chân trái và một bên chân phải của bạn. Để một cái lên vai trái và một bên vai phải bạn. Để cái cuối cùng lên đầu bạn. Và bây giờ: Mang chúng theo bất cứ nơi nào bạn đi — trông vụng về, vướng víu và hài hước.

bhara have pañcakkhandha
Cứ mang chúng theo đi.
Năm uẩn là một gánh nặng,

bharaharo ca puggalo
v̀a mỗi cá nhân chúng ta tự gánh vác lấy chúng.

bharadanam dukkham loke
Mang chúng theo bất cứ nơi nào bạn đi, và bạn lãng phí thời giờ của bạn
hứng chịu đau khổ trong thế gian.

The Buddha taught that whoever lacks discernment, whoever is unskilled, whoever doesn't practice concentration leading to liberating insight, will have to be burdened with stress, will always be loaded down. It's a pity. It's a shame. They'll never get away. Their legs are burdened, their shoulders burdened — and where are they going? Three steps forward and two steps back. Soon they'll get discouraged and then, after a while, they'll pick themselves up and get going again.

Now, when we see inconstancy — that all fabrications, whether within us or without, are undependable; when we see that they're stressful; when we see that they're not our self, that they simply whirl around in and of themselves: When we gain these insights, we can put down our burdens, i.e., let go of our attachments. We can put down the past — i.e., stop dwelling in it. We can let go of the future — i.e., stop yearning for it. We can let go of the present — i.e., stop claiming it as the self. Once these three big baskets have fallen from our shoulders, we can walk with a light step. We can even dance. We're beautiful. Wherever we go, people will be glad to know us. Why? Because we're not encumbered. Whatever we do, we can do with ease. We can walk, run, dance, and sing — all with a light heart. We're Buddhism's beauty, a sight for sore eyes, graceful wherever we go. No longer burdened, no longer encumbered, we can be at our ease. This is vipassana-ñana.

Đức Phật dạy rằng bất cứ ai thiếu sáng suốt, bất cứ ai không có khả năng, bất cứ ai không thực hành thiền định hướng tới giải thoát tâm thức, sẽ phải gánh chịu đau khổ, sẽ luôn bị trĩu nặng. Thật đáng tiếc. Thật xấu hổ. Họ sẽ không bao giờ thoát khỏi. Chân họ đang chịu gánh nặng, vai họ chịu gánh nặng — và họ sẽ đi về đâu? Ba bước tới và hai bước lui. Chẳng mấy chốc họ sẽ chán nản và rồi, sau một lúc, họ sẽ lại đứng lên và tiếp tục đi nữa.

Bây giờ, khi chúng ta thấy vô thường — rằng mọi sự cấu thành, cho dù có ở trong chúng ta hay không, đều không đáng tin cậy; khi chúng ta thấy rằng chúng là đau khổ; khi chúng ta thấy rằng chúng không phải là tự chúng ta, rằng chúng chỉ quay cuồng xung quanh ở trong và tự chúng nó: Khi chúng ta có được cái nhìn sâu sắc này, chúng ta có thể bỏ gánh nặng của mình xuống, nghĩa là buông bỏ chấp trước. Chúng ta có thể bỏ quá khứ xuống — nghĩa là, ngừng trú ẩn trong nó. Chúng ta có thể buông xả tương lai — nghĩa là, ngưng mong mỏi nó. Chúng ta có thể buông xả hiện tại — nghĩa là, ngưng nhận nó như là cái tôi. Một khi ba gánh cồng kềnh này rơi khỏi vai, chúng ta có thể bước đi nhẹ nhàng. Chúng ta thậm chí có thể̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉ nhảy nữa. Chúng ta đẹp. Bất cứ nơi nào chúng ta đi, mọi người sẽ rất vui khi biết chúng ta. Tại sao? Bởi vì chúng ta không vướng bận. Bất cứ điều gì chúng ta làm, chúng ta có thể làm dễ dàng. Chúng ta có thể đi, chạy, nhảy, và hát — tất cả với một trái tim nhẹ nhàng. Chúng ta là vẻ đẹp của Phật giáo, một thưởng ngoạn cho đôi mắt ưu buồn, khoan thai tao nhã ở bất cứ nơi nào chúng ta đi. Không coǹ gánh nặng, không còn vướng bận, chúng ta có thể được thoải mái. Đây là vipassana-ñana - Minh sát tuệ.

Appendix  

The earliest editions of Keeping the Breath in Mind contain a version of Step 3 in Method 2 that Ajaan Lee later shortened and revised to its present form. Some people, though, find the original version helpful, so here it is:

3. Observe the breath as it goes in and out, noticing whether it's comfortable or uncomfortable, broad or constricted, obstructed or free-flowing, fast or slow, short or long, warm or cool. If the breath doesn't feel comfortable, adjust it until it does. For instance, if breathing in long and out long is uncomfortable, try breathing in short and out short. As soon as you find that your breath feels comfortable, let this comfortable breath sensation spread to the different parts of your body. For example, each time you breathe in and out once, think of an important part of the body, as follows:

As you let the breath pass into the bronchial tubes, think of it as going all the way down the right side of your abdomen to the bladder.

As you take another in-and-out breath, think of the breath as going from the main arteries to the liver and heart on down through your left side to the stomach and intestines.

As you take another in-and-out breath, think of the breath as going from the base of the throat all the way down the internal (front) side of the spine.

As you take another in-and-out breath, think of letting the breath go from the base of the throat down the front of your chest through to the tip of the breastbone, to the navel, and out into the air.

As you take another in-and-out breath, inhale the breath into the palate down to the base of the throat, on through the middle of the chest to the large intestine, the rectum, and out into the air.

Once you've completed these five turns inside the body, let the breath flow along the outside of the body:

As you take an in-and-out breath, think of inhaling the breath at the base of the skull and letting it go all the way down the external (back) side of the spine.

Now, if you're male, think first of your right side, both with the legs and with the arms. As you take an in-and-out breath, think of the right buttock and of letting the breath run all the way down the right leg to the tips of your toes.

As you take another in-and-out breath, think of the left buttock and of letting the breath run all the way down the left leg to the tips of your toes.

As you take another in-and-out breath, think of the base of the skull and of letting the breath run down your right shoulder, along your right arm to the tips of your fingers.

As you take another in-and-out breath, inhale the breath into the base of the skull and let it run down your left shoulder, along your arm to the tips of your fingers.

As you take another in-and-out breath, inhale the breath into the area inside your skull, thinking of your ears — eyes — nose — mouth. (Men should think of the right side first, with each part of the body: the right eye, right ear, right nostril, right arm, right leg, etc.; women: the left eye, left ear, left nostril, left arm, left leg, etc.)

Once you've finished, keep careful watch over your breath. Make the breath refined, light, and free-flowing. Keep the mind steady and still in this breath. Make your mindfulness and alertness thorough and circumspect. Let the various breath sensations join and permeate throughout the body. Let the mind be neutral, impassive, and well-composed.

Phần Bổ Xung

Ấn bản đầu tiên của Giữ Hơi Thở Trong Tâm có phần diễn tả về Bước thứ 3 trong Phuươg pháp 2 mà sau đó Ajaan Lee đã rút ngắnsửa đổi thành hình thức hiện tại. Tuy nhiên, có vài người thấy rằng ấn bản gốc hữu ích, vì vậy nó được trích ra ở đây:

3. Quan sát hơi thở khi nó đi vào và ra, để ý coi nó thoải maí hay không, rộng hay hẹp, bị ngưng trệ hay trôi chảy, nhanh hay chậm, ngắn hay dài, ấm hay lạnh. Nếu hơi thở không cảm thấy thoải mái, điều chỉnhcho đến khi nó được thoải mái. Ví dụ, nếu thở vào dài và ra dài không thoải mái, thử thở vào ngắn và ra ngắn. Ngay khi bạn thấy rằng hơi thở của bạn cảm thấy thoải mái, hảy để cảm giác thở thoải mái này lan tỏa ra những phần khác của cơ thể bạn. Ví dụ, mỗi khi bạn thở vào và ra một lần, nghĩ đến một bộ phận quan trọng của cơ thể, như sau:

Khi bạn để hơi thở đi vào các ống phế quản, nghĩ về hơi thở như là nó đang đi xuống phía bên phải của bụng đến tận bàng quang.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, nghĩ về hơi thở như đi từ động mạch chính đến gan và tim rồi đi xuống qua bên trái đến bao tử và ruột.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, nghĩ về hơi thở như đi từ đáy cổ họng xuống đến tận (phía trước) phía bên trong của xương sống.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, nghĩ rằng để hơi thở đi từ đáy cổ họng xuống phía trước ngực thông qua chóp xương ức, đến rốn, và ra ngoài không khí.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, hít thở vào vòm miệng xuống đến đáy cổ họng, tiếp tục đi qua giữa ngực đến ruột già, trực tràng, và ra ngoài không khí.

Một khi bạn hoàn tất năm lần thở này bên trong cơ thể, hảy để cho hơi thở chảy dọc theo bên ngoài của cơ thể:

Khi bạn thở vào-và-ra, nghĩ là hít thở ở nền sọ và để nó đi xuống phía bên ngoài (đằng sau) xương sống.

Bây giờ, nếu bạn là nam, nghĩ đến phía bên phải của bạn trước, với cả chân và tay. Khi bạn thở vào-và-ra, nghĩ đến mông bên phải và để hơi thở chạy xuống chân phải đến tận đầu các ngón chân của bạn.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, nghĩ đến mông bên trái và để hơi thở chạy xuống chân trái đến tận đầu các ngón chân của bạn.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, nghĩ đến nền sọ và để hơi thở chạy xuống vai phải, dọc theo tay phải đến đầu các ngón tay của bạn.

Khi bạn thở một hơi thở khác, hít thở vào nền sọ̣ và để nó chạy xuống vai trái, dọc theo tay trái đến đầu các ngón tay của bạn.

Khi bạn thở một hơi thở vào-và-ra khác, hít thở vào vùng bên trong sọ, nghĩ đến tai — mắt — mũi — miệng của bạn (Nam nên nghĩ đến bên phải trước, với từng bộ phận của cơ thể: mắt ph̉ai, tai phải, lỗ mũi bên phải, tay phải, chân phải, v.v.; nữ: mắt trái, tai trái, lỗ mũi bên trái, tay trái, chân trái, v.v.)

Một khi bạn hoàn tất, tiếp tục xem chừng hơi thở của bạn cẩn thận. Hảy làm cho hơi thở tinh tế, nhẹ, và trôi chảy. Giữ tâm ổn định và lắng đọng trong việc thở này. Giữ chánh niệm và sự tỉnh táo của bạn kỹ lưỡng và thận trọng. Hảy để các cảm giác thở khác nhau kết hợpthâm nhập khắp cơ thể. Hảy để tâm trung lập, không giao động, và thật bình tĩnh.

Glossary  

arahant:
A Worthy One or Pure One — i.e., a person whose heart is freed from the fermentations of defilement and is thus not destined for further rebirth. An epithet for the Buddha and the highest level of his Noble Disciples.
ariya sacca:
Noble Truth. The word Noble (ariya) here can also mean ideal or standard, and in this phrase carries the meaning of objective or universal truth. There are four: stress, its cause, its disbanding, and the path of practice leading to its disbanding.
asava:
Fermentation; effluent — mental defilements (sensuality, states of being, views, and unawareness) in their role as causes of the flood of rebirth.
avijja:
Unawareness, ignorance, obscured awareness, counterfeit knowledge.
ayatana:
Sense medium. The inner sense media are the eyes, ears, nose, tongue, body, and intellect. The outer sense media are their corresponding objects.
buddha (buddho):
The mind's innate quality of pure knowingness, as distinct from the themes with which it is preoccupied and its knowledge about those preoccupations.


Phụ Lục

arahant - A La Hán:
Bậc Ứng Cúng hay Bậc Vô Nhiễm — nghĩa là, người có trái tim không còn nhiễm bợn nhơ của phiền não ô trược và do đó không phải tái sanh nữa. Một danh hiệu cho Đức Phật và cấp bậc cao nhất của các Đệ Tử Cao quý của ngài.
ariya sacca:
Chân Lý Cao quý. Từ Cao quý (ariya) ở đây cũng có thể có nghĩa là lý tưởng hay tiêu chuẩn, và trong cụm từ này nó mang ý nghĩa của sự thật khách quan hay phổ quát. Nó gồm có bốn điều: khổ, nguyên nhân của nó, sự tan rã của nó, và con đường tu tập để dẫn đến sự tan rã của nó.
asava:
Hữu lậu, bợn nhơ — phiền não ô trược (tham dục, trạng thái sống, quan điểm, và vô minh) đóng vai trò như là nguyên nhân của cơn lũ tái sinh.
avijja:
Vô minh, sự thiếu hiểu biết, nhận thức mờ mịt, kiến thức giả tạo.
ayatana:
Lục cănlục trần, cảm giác thọ nhận. Lục căn hay là các giác quan gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức. Lục trần hay cảm giác thọ nhận bên ngoài là các đối tượng tương ứng của chúng.
buddha (buddho):
Phật tánh. Bản chất bẩm sinh của tâm về sự hiểu biết thuần khiết, đứng riêng biệt ra khỏi những chủ đề mà nó đang bận tâm và kiến thức của nó về những mối bận tâm đó.
dhamma:Event; phenomenon; the way things are in and of themselves; their inherent qualities; the basic principles that underlie their behavior. Also, principles of behavior that human beings ought to follow so as to fit in with the right natural order of things; qualities of mind they should develop so as to realize the inherent quality of the mind in and of itself. By extension, Dhamma refers also to any doctrine that teaches such matters. To view things — mental or physical — in terms of the Dhamma means to view them simply as events or phenomena, as they are directly perceived in and of themselves, seeing the regularity of the principles underlying their behavior. To view them in terms of the world means to view them with regard to their meaning, role, or emotional coloring — i.e., in terms of how they fit into our view of life and the world.dhatu:Element; potential; property; the elementary properties that make up the inner sense of the body and mind: earth (solidity), water (liquidity), fire (heat), wind (energy or motion), space, and consciousness. The breath is regarded as an aspect of the wind property, and all feelings of energy in the body are classed as breath sensations. According to ancient Indian and Thai physiology, diseases come from an aggravation or imbalance in any of the first four of these properties. Well-being is defined as a state in which none of them is dominant: All are quiet, unaroused, balanced, and still.ekaggatarammana:Singleness of object or preoccupation.jhana:Meditative absorption in a single notion or sensation.khandha:The component parts of sensory perception; physical and mental phenomena as they are directly experienced: rupa (sensations, sense data), vedana (feelings of pleasure, pain, or indifference), sañña (labels, names, concepts, allusions), sankhara (mental fabrications, thought formations), viññana (sensory consciousness).lokavidu:An expert with regard to the cosmos — an epithet normally used for the Buddha.

dhamma:Pháp; biến cố; hiện tượng; Sự vận hành của mọi vật ở trong và của chính chúng nó; những đặc tánh cố hữu của chúng; những nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho hành vi của chúng. Cũng là, nguyên tắc hành xử mà nhân loại phải tuân theo để phù hợp với trật tự đúng tự nhiên của mọi vật; những phẩm chất của tâm cần phát triễn để nhận ra bản tánh vốn có của tâm ở trong và của chính nó. Nói rộng ra, Pháp cũng đề cập đến bất kỳ học thuyết nào dạy về những vấn đề như vậy. Nhìn sự vật — tinh thần hay vật chất — theo Pháp có nghĩa là nhìn chúng đơn giản như là biến cố hay hiện tượng, như chúng được cảm nhận ở trong và của chính chúng nó, nhìn thấy sự bình thường của các nguyên tắc làm nền tảng cho hành vi của chúng. Nhìn chúng theo thế giới có nghĩa là nhìn chúng theo ý nghĩa, vai trò, hay màu sắc tình cảm của chúng — nghĩa là, về cách chúng phù hợp vào quan điểm của chúng ta về cuộc sống và thế giới.dhatu:Nguyên tố; tiềm năng; đặc tính; các tính chất cơ bản tạo nên cảm giác bên trong của thân và tâm: đất (thể đặc), nước (thể lỏng), lửa (thể nhiệt), gió (năng lượng hay chuyển động), không gian, và ý thức. Hơi thở được xem là một khía cạnh của đặc tính gió, và tất cả những cảm gíac của năng lượng trong thân được phân loại như là cảm giác thở. Theo sinh lý học cổ đại của Ấn Độ và Thái Lan, bệnh tật đến từ sự quá độ hay mất cân bằng trong bất cứ thứ nào trong bốn yếu tố đầu của những đặc tính này. Mạnh khỏe được xem là một trạng thái mà trong đó không có một chất nào trong các nguyên tố đó chiếm ưu thế: Tất cả đều yên tĩnh, không khuấy động, cân bằng, và tĩnh lặng.ekaggatarammana:Sự nhất tâm vào một đối tượng hay đề mục.jhana:Thiền định, chú tâm vào một ý tưởng hay cảm giác duy nhất.khandha:Uẩn. Các thành phần của nhận thức giác quan; các hiện tượng vật lýtinh thần như chúng đang trực tiếp trải nghiệm: rupa - sắc uẩn (cảm giác của các giác quan, dữ liệu cảm giác), vedana - thọ uẩṇ (cảm giác hài lòng, đau khổ, hay không khác biệt), sañña - tưởng uẩn (nhãn hiệu, tên gọi, khái niệm, ám chỉ), sankhara - hành uẩn (cấu tạo tinh thần, hình thành tư tưởng), viññana - thức uẩn (thức giác).lokavidu:Thế Gian Giải; một bậc thầy về vũ trụ — một danh hiệu thường được dùng cho Phật.
magga-citta:The state of mind that forms the path leading to the transcendent qualities culminating in Liberation. Phala-citta refers to the mental state that follows immediately on magga-citta and experiences its fruit.nibbana (nirvana):Liberation; the unbinding of the mind from greed, anger, and delusion, from physical sensations and mental acts. As this term is used to refer also to the extinguishing of fire, it carries connotations of stilling, cooling, and peace. (According to the physics taught at the time of the Buddha, the property of fire in a latent state exists to a greater or lesser extent in all objects. When activated, it seizes and gets stuck to its fuel. When extinguished, it is unbound.)nimitta:Mental sign, theme, or image.nivarana:Hindrance. The mental qualities that hinder the mind from becoming centered are five: sensual desire, ill will, torpor & lethargy, restlessness & anxiety, and uncertainty.pali:The name of the most ancient recension of the Buddhist canon now extant and — by extension — of the language in which it was composed.

magga-citta:Tâm ý tạo lập con đường dẫn đến những phẩm chất siêu việt mà đỉnh cao là Niết BànPhala-citta đề cập đến trạng thái tâm theo ngay sau magga-citta và trải nghiệm quả của nó.nibbana (nirvana):Niết Bàn; tháo gỡ tâm ra khỏi tham, sân, và si, ra khỏi những cảm giác vật lýhoạt động trí óc. Vì từ này cũng dùng để ám chỉ việc dập tắt lửa, nó mang ý nghĩa lắng đọng, mát dịu, và bình an. (Theo vật lý học vào thời Đức Phật, đặc tính của lửa trong trạng thái tiềm ẩn hiện hữu ở mức độ nhiều hay ít trong tất cả mọi vật. Khi được kích hoạt, nó nắm bắt và bị mắc kẹt vào nhiên liệu của nó. Khi tắt, nó được tháo gỡ.)nimitta:Dấu hiệ̣u tâm linh, đề mục, linh ảnh.nivarana:Chướng ngại. Các đặc tính tinh thần làm cản trở tâm trong việc tập trung, gồm có năm thứ: tham dục, ý xấu, hôn trầm & dã dượi, bồn chồn & lo lắng, và không chắc chắn.pali:Tên của ấn phẩm chỉnh sửa cổ xưa nhất của kinh tạng Phật giáo mà hiệm nay còn tồn tại và — qua sự mở rộngngôn ngữ mà nó đã dùng đễ biên soạn.
samadhi:Concentration; the act of keeping the mind centered or intent on a single preoccupation. The three levels of concentration — momentary, threshold, and fixed penetration — can be understood in terms of the first three steps in the section on jhana: Momentary concentration goes no further than step (a); threshold concentration combines steps (a) and (c); fixed penetration combines steps (a), (b), and (c) and goes on to include all higher levels of jhana.sangha:The community of the Buddha's followers. On the conventional level, this refers to the Buddhist monkhood. On the ideal (ariya) level, it refers to those of the Buddha's followers — whether lay or ordained — who have practiced to the point of gaining at least the first of the transcendent qualities culminating in Liberation.sankhara:Fabrication — the forces and factors that fabricate things, the process of fabrication, and the fabricated things that result. As the fourth khandha, this refers to the act of fabricating thoughts, urges, etc., within the mind. As a blanket term for all five khandhas, it refers to all things fabricated, compounded, or fashioned by nature. 'Sankharupekkha-ñana' refers to a stage of liberating insight in which all sankharas are viewed with a sense of equanimity.vipassana (-ñana):Liberating insight — clear, intuitive discernment into physical and mental phenomena as they arise and disappear, seeing them for what they are in terms of the four Noble Truths and the characteristics of inconstancy, stress, and "not-selfness."

samadhi:Định; hành vi giữ tâm tập trung hay kiên định vào một đề mục duy nhất. Có ba mức độ định — tâm định nhất thời, tâm cận định, và tâm nhập định trọn vẹn — có thể được hiểu theo ba bước đầu tiên trong phần nói về jhana - thiền: Định nhất thời không đi xa hơn bước (a); tâm cận định bao gồm hai bước (a) và (c); tâm nhập định trọn vẹn bao gồm các bước (a), (b), và (c) và tiếp tục đi lên để bao gồm tất cả các tầng thiền cao hơn.sangha:Tăng già. Cộng đồng của những đệ tử của Đức Phật. Ở cấp độ qui ước, điều này đề cập đến các tăng sĩ xuất gia tu hành trong Phật giáo. Ở cấp độ lý tưởng (ariya - thánh hiền), nó đề cập đến các đệ tử của Đức Phật — cho dù là tại gia hay đã truyền giới — những ai đã tu tập đến mức độ đạt được ít nhấtquả vị đầu tiên của những phẩm chất siêu việt mà đỉnh cao là Giác Ngộ, Niết Bàn.sankhara:Hành uẩn, sự cấu thành — các lực và yếu tố cấu thành mọi sự, quá trình cấu tạo, và những thứ cấu thành là kết quả. Là uẩn thứ tư, điều này đề cập đến hành vi cấu thành suy nghĩ, thúc giục, v.v., bên trong tâm. Là một thuật ngữ khái quát cho tất cả năm uẩn, nó đề cập đến mọi thứ cấu thành, điều chế, hay làm cho thích hợp bởi thiên nhiên'Sankharupekkha-ñana' đề cập đến một giai đoạn của giác ngộ mà trong đó tất cả mọi uẩn được nhìn với cảm giác bình thản.vipassana (-ñana):Minh Sát Tuệtrực giác nhận thức phân biệt rõ ràng vào mọi hiện tượng vật lýtinh thần khi chúng phát sinh và biến mất, nhìn chúng như những gì chúng là, điều này được đề cập đến trong Tứ Diệu Đế và các đặc tính của vô thường, khổ, và "vô ngã."

If anything in this translation is inaccurate or misleading, I ask forgiveness of the author and reader for having unwittingly stood in their way. As for whatever may be accurate, I hope the reader will make the best use of it, translating it a few steps further, into the heart, so as to attain the truth to which it points.

— The translator

Chant for the Dedication of Merit

Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino
katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

May all beings always live happily,
free from animosity.
May all share in the blessings
springing from the good I have done.


Nếu bất cứ điều gì trong bản dịch này không được chính xác hoặc gây hiểu lầm, tôi cầu xin sự tha thứ của tác giả và người đọc vì đã vô tình làm cản trở họ. Đối với bất cứ điều gì mà có thể chính xác, tôi hy vọng rằng người đọc sẽ sử dụng được nó hiệu quả nhất, dịch nó thêm vài bước nữa, vào trong trái tim, để có thể đạt được sự thật mà nó chỉ điểm.

— Dịch giả

Kệ Hồi Hướng Công Đức

Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino
katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

Mong cho tất cả chúng sinh luôn sống hạnh phúc,
thoát khỏi tình trạng thù địch.
Mong tất cả được chia sẻ các phước lành
nảy sinh từ điều tốt tôi đã làm.

©1995, 2000 Metta Forest Monastery.
The text of this page ("Keeping the Breath in Mind: and Lessons in Samadhi", by Metta Forest Monastery) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the author. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.

©1995, 2000 Metta Forest Monastery.
Bài viết của trang này ("Keeping the Breath in Mind: and Lessons in Samadhi - Giữ Hơi Thở Trong Tâm và Bài Học về Tam Muội - Định", bởi Metta Forest Monastery) được cấp giấy phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ một tập tài liệu được cung cấp bởi tác giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.

How to cite this document (a suggested style): "Keeping the Breath in Mind: and Lessons in Samadhi", by Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/kee/condensed.html .
Alternate format: PDF
Editor's note: Inquiries concerning this book may be addressed to: The Abbot, Metta Forest Monastery, PO Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA.

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Keeping the Breath in Mind: and Lessons in Samadhi - Giữ Hơi Thở Trong Tâm và Bài Học về Tam Muội - Định", bởi Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), dịch từ Thái ngữ bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013,
http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/kee/condensed.html .
Ấn bản phát hành theo dạng khác: PDF
Chú thích của Biên tập viên: Thắc mắc liên quan đến quyển sách này có thể được gởi đến: The Abbot, Metta Forest Monastery, PO Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.
  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Bảy 11-14-2015
Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Nguồn: Pháp Luân

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17923)
05/10/2014(Xem: 21165)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.