Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

25/06/202012:59 CH(Xem: 8040)
Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
TAM VÔ LẬU HỌC QUA KINH TẠNG PALI

Thích Trung định

          tam-vo-lau-hocTrong suốt những năm du học tại Ấn Độ tôi mới có cơ hội tiếp xúc nhiều với kinh tạng Pāli. Một bộ kinh được xem là ghi lại khá nguyên bản và trọn vẹn nhất về lời Phật dạy trong suốt bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sinh của Ngài. Dựa vào năm bộ Nikāya, nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về các giá trị nội dung, tư tưởng. Nhiều công trình dịch thuật, chú giải của các nhà nghiên cứu Phật học đã làm phong phú, sâu sắc thêm trong kho tàng giáo lý của Đức Phật.

Tam vô lậu học trong kinh tạng Pāli là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản được chúng tôi tuần tự trình bày trong từng chương của tác phẩm. Tam vô lậu họcgiáo lý căn bản của tất cả các truyền thống Phật giáo. Nội dung này là chủ đề chính của hai tác phẩm trứ danh, Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) của ngài Phật ÂmGiải thoát đạo (Vimuttimagga) của ngài Upatissa. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi đã chọn một hướng đi riêng biệt, thu lượm khá trọn vẹn về nghĩa lý được mô tả trong năm bộ Nikāya để trình bày một cách súc tích, chi tiết làm cho người đọc dễ dàng nắm bắt những khái niệm, triết lý, nội dung một cách cụ thể. Mặc khác trong chương đầu tiên chúng tôi đã khéo léo trình bày về khái niệm của lậu hoặc và chương cuối đề cập đến mối quan hệ và phương pháp giáo dục qua Tam vô lậu làm cho cấu trúc của tác phẩm trở nên trọn vẹn hơn và ý nghĩa hơn.

Trong những năm trở lại đây, phong trào tìm hiểu nghiên cứu về kinh tạng Pāli được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu là người có công lao rất lớn trong việc chuyển dịch và truyền bá tạng kinh này. So với các tuyển bộ khác, năm bộ Nikāya được cho là bản kinh ghi lại khá nguyên vẹn với lời Phật dạy nhất. Tìm hiểu kỷ về tạng kinh này, chúng ta mới thấy được một bức tranh khá toàn diện về đời sống chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, triết học của Ấn Độ thời Đức Phật. Đồng thời, toàn bộ các nội dung giáo lý của Đức Phật được Ngài tuyên thuyết trong suốt 45 năm đều được đề cập một cách đầy đủ. Tam vô lậu học giới, định, tuệ là một nội dung xuyên suốt và chủ đạo của kinh tạng Nguyên thủy này.

Đức Phật khẳng định: “Do không hiểu, không thấu triệt về Tam vô lậu họcchúng sinh mãi cứ trầm luân trong sinh tử luân hồi.” Do đó, nghiên cứu sâu sắc về nội dung này không chỉ mở rộng thêm kiến thức Phật học mà còn làm sáng tỏ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, đưa đến hạnh phúc an lạc đích thực.

          Bằng lối viết đơn giản, gọn nhẹ, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày các nội dung một cách sâu sát, các khái niệm khúc chiết rõ ràng, đưa người đọc đến một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng và dễ tiếp nhận được nguồn tri thức Phật học một cách tự nhiên, khoa học. Chúng tôi đã cố gắng giải thích các khái niệm Phật học theo hướng hiện đại, nhưng không xa rời khái niệm gốc. Với mục đích là làm sao để cho mọi người thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi có thể đón nhận một cách hoan hỷ. Qua đó, giới thiệu các triết lý Phật học từ phổ thông đến chuyên sâu đến với người đọc một cách hiệu quả.

          Hoàn thành tác phẩm này, trước hết chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Anan Singh, Trưởng khoa Phật học và Văn minh-Đại học Gautam Buddha. Phó giáo sư, Tiến sĩ Avin Kuma Singh, Trưởng phòng sinh viên quốc tế Đại học Gautam Buddha, người đã có công kết nối giữa sinh viên từ Phân khoa Phật học, Đại học Delhi với Trường Phật học - Đại học Gautam Buddha. Đặc biệt, chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Ventala Sivasai –Giáo sư hướng dẫn đề tài, đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, trợ giúp cho tôi hoàn thành công trình này. Xin thành kính đảnh lễ niệm ân Hòa thượng Bổn sư, người đã tác nên giới thân huệ mạng, khuyến khích, động viên cũng như trợ duyên cho con trên bước đường tu học, nhất là trong suốt bảy năm du học tại Ấn Độ. Thành kính tri ân song thân phụ mẫu-người đã cho con hình hài này. Chân thành cảm tạ tri ân những ân nhân, mạnh thường quân, đã yểm trợ, hộ trì trong suốt thời gian tu học tại đất Phật, cũng như trong những tháng năm dài học đạohành đạo. Tri ân quý vị thiện hữu tri thức, bạn bè pháp lữ, huynh đệ đồng tu, đồng học. Tri ân những tác giả có những tác phẩm mà người viết sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, trích dẫn trong tác phẩm này. Thành kính tri ân đến tất cả mọi người hữu duyên, trực tiếp hay gián tiếp trợ duyên, hộ trì. Kính chúc mọi người luôn an lành, mạnh khỏe, vạn sự cát tường như ý.
file nội dung, bìa, và mục lục thầy gởi trong email, BBT đăng bài nguyên vẹn giúp cho trân trọng cám ơn
Thích Trung Định

Thích Trung Định

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17919)
05/10/2014(Xem: 21158)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.