Phật Cười Dưới Trăng…

06/07/20201:00 SA(Xem: 8445)
Phật Cười Dưới Trăng…
PHẬT CƯỜI DƯỚI TRĂNG…
ĐỖ HỒNG NGỌC

Phat-cuoi-2Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…” giữa đêm trăng Lăng Già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ tát.

Giữa đỉnh núi ở trên đảo Lăng Già đêm trăng đó khi nhìn những ánh vàng bập bềnh trên sóng nước, vỡ tan, vỡ tan theo từng con sóng, Phật đã cất tiếng cười to. Ánh trăng vỡ tan rồi gom tụ lại. Rồi vỡ tan, rồi gom tụ lại. Thế giới muôn hồng ngàn tía cũng chỉ do Thức tâm tạo ra. Nó như huyễn, nó như mộng, như bào ảnh, như sương mai, như ánh chớp… Bên dưới đó, là Như Lai tạng, là A-lại-da vẫn im ả, “như như bất động”. Chỉ có cái thức tâm phân biệt của ta quậy phá chính ta. Cái tâm thanh tịnh bổn nhiên kia thì vẫn im ắng. Không lay động. Vẫn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Vì thức khởi mà sự sinh. Thế giới chỉ là tâm thức của chính mình. Chúng sanh là ảo vật do ảo thuật gia là ta vẽ bày để rồi tự mình phan duyên, dính mắc, khổ đau…

Bồ tát thấy biết như vậy, thấy biết nhứt thiết duy tâm tạo, thấy chúng sanh là ảo vật do chính mình tạo ra rồi thức tâm phân biệt, chấp trước mà khổ đau bèn nói thẳng cho mọi người cùng biết. Nói thẳng ra như thế mới là “lòng Từ chân thật”, không giấu giếm, che đậy, không hù dọa, gạt gẫm nhau chi! “Trí chẳng đắc có không/ Mà hưng tâm đại bi”.

“Sao gọi là Từ? Bồ-tát nhờ hành Từ phương tiện nên thị hiện tất cả. Nhờ hành Từ không uẩn khúc nên lòng dạ trong sạch. Nhờ hành Từ không dối trá nên không có việc hư giả. Nhờ hành Từ an lạc nên được cái vui…

Sao gọi là Bi? Có được bao nhiêu công đức đều chia sẻ hết cho chúng sinh.

Sao gọi là Hỷ? Làm lợi ích cho chúng sinh thì vui vẻ không hối tiếc.

Sao gọi là Xả? Làm những việc phước đức mà không hề mong nhận được phước báo”. (Duy-ma-cật).

Tâm bất sinh thì vô sinh. Vô sinh thì vô sự.  Dứt mọi phân biệt của thức tâm thì không bị quậy phá nữa. Ở đó là Như Lai tạng. Nhất thiết chủng trí. Đại viên cảnh trí. Bởi cái thế giới đối tượng bên ngoài kia không gì khác hơn là chính cái Tâm.

Thấy biết Như Lai, thì sống với Như Lai, sống trong Như Lai, sống cùng Như lai. Cho nên Phật cười thật sảng khoái!

Đỗ Hồng Ngọc

(Đặc san Liễu Quán, Huế. Xuân Canh Tý 2020) 





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24356)
30/05/2014(Xem: 22150)
02/12/2018(Xem: 14782)
26/08/2016(Xem: 12196)
26/08/2013(Xem: 41873)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.