Thư Viện Hoa Sen

Bài 15- Bốn yếu tố của Vasubandhu

09/07/20204:43 SA(Xem: 6477)
Bài 15- Bốn yếu tố của Vasubandhu

LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI BỒ-TAT
The Bodhisattva Ideal

***
Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương II
Sự bừng tỉnh của con tim bồ-đề

 

Bài 15

Bốn yếu tố của Vasubandhu

 

Phương pháp phát huy bodhicitta của Vasubandhu mang nhiều khía cạnh triết học hơn so với phương pháp của Shantideva, và gồm có bốn thành phần.

 

1- Tưởng nhớ đến chư Phật

 

            Thành phần thứ nhất là "tưởng nhớ đến chư Phật". Chúng ta hồi tưởng đến chư Phật trong quá khứ, chẳng hạn như vị Phật lịch sử thuộc kỷ nguyên của chúng ta là Đức Thích Ca Mâu-ni (Shakyamuni) hoặc các vị Phật huyền thoại xuất hiện trước Ngài, như các vị Dipankara, Kondanna, v.v. (Dipankara/ Đề Hoàn Kiệt, là vị Phật đầu tiên trong danh sách gồm 18 vị Phật xuất hiện trước Đức Phật lịch sử Shakyamuni. Kondanna là vị thứ hai sau vị Dipankara. Phật giáo tin rằng trong quá khứ trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời cũng đã từng có các vị Phật khác, và sau Ngài trong tương lai cũng sẽ có các vị khác nữa, chẳng hạn như Maitreya/Phật Di lặc). Sau khi tưởng nhớ đến các vị Phật trên đây thì chúng ta tụng niệmsuy nghĩ như thế này:

 

            "Tất cả các vị Phật nơi mười phương không gian, trong quá khứ, trong tương lai và cả hiện tại, khi mới bắt đầu bước vào con đường đưa đến Giác ngộ thì các vị ấy vẫn chưa hoàn toàn được giải thoát khỏi mọi dục vọnglỗi lầm, chẳng khác gì như chúng ta hôm nay. Thế nhưng sau cùng thì các vị ấy cũng đã đạt được Giác ngộ tối thượngtrở thành các chúng sinh cao quý nhất".

 

            "Tất cả chư Phật, nhờ vào sức mạnh phát sinh từ một nghị lực tâm linh không hề lay chuyển, đã giúp các vị ấy đạt được Giác ngộ hoàn hảo. Nếu các vị ấy đã đạt được Giác ngộ thì tại sao chúng ta lại không làm được?".

 

            "Tất cả chư Phật, đưa cao ngọn đuốc của trí tuệ để thắp sáng đêm tối của vô minh, giữ gìn con tim tuyệt vời của mình luôn tỉnh giác, chấp nhận mọi đớn đau và cam khổ và đã được giải thoát khỏi sự trói buộc của cả ba thế giới (thế giới tham dục, thế giới hình tướngthế giới phi-hình-tướng). Nếu bước theo vết chân của các vị ấy thì chúng ta cũng sẽ được giải thoát như chính các vị ấy"

 

             "Tất cả chư Phật cao quý nhất của nhân loại đều vượt được đại dương mênh mông của sự sinh, cái chết, các thứ dục vọnglỗi lầm. Vậy thì tại sao chúng ta là những chúng sinh thông minh (ý nói chúng tacon người, khác hơn với các thể loại chúng sinh khác có trí thông minh kém hơn), lại không vượt qua được vùng biển của sự hoán sinh" (trong nguyên bản là chữ transmigration, tạm dịch là sự "hoán sinh", có nghĩa là sinh trở lại dưới thể dạng một "cá thể" khác, trong một môi trường và hoàn cảnh khác, phù hợpthích nghi với kết quả do chính mình tạo ra từ các kiếp sống trước của mình. Các chữ quen thuộc như "đầu thai", "luân hồi", "tái sinh, v.v. đều thiếu chính xác và dễ gây hiểu lầm vì có thể nghĩ rằng "cái tôi" của mình, "con người" của mình, sẽ "tái sinh" trở lại).

 

            "Tất cả chư Phật từng phát lộ được một sức mạnh tâm linh thật lớn, từng hy sinh những gì mình có, từ thân xác đến sự sống để đạt được sự hiểu biết. Đối với chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng đủ khả năng để bước theo tấm gương cao quý của các vị ấy".

 

            Nói một cách khác, tất cả chư Phật khi mới bắt đầu tu tập thì các vị ấy vẫn còn vô minhyếu đuối, không khác gì như chúng ta. Nếu các vị ấy đã chiến thắng được vô minh và các sự yếu đuối của mình, thì chúng ta, nếu cố gắng thì cũng sẽ làm được như các vị ấy. Cách luyện tập giúp phát động lòng tin tưởng và sự vững tâm trên đây, ngoài các lợi ích hiển nhiên còn mang lại cho chúng ta thật nhiều ảnh hưởng tích cực, chẳng qua vì tưởng nhớ đến Đức Phật sẽ tạo ra một cái gì đó thật tích cực tràn ngập tâm thức mình, tách rời dòng tư duy của mình ra khỏi các hành động (các tác ý và các sự suy nghĩ) bất thuận lợi. Nếu để tâm thức mình tưởng nhớ đến Đức Phật thì rất có thể nó sẽ chuyển hướng dòng tư duy bất thuận lợi tránh cho mình các hành động (tác ý và các hoạch định) bất thuận lợi. Nếu chúng ta giúp cho tâm thức tập trung vào sự suy tư về Đức Phật thì rất có thể là chúng ta sẽ không suy nghĩ bất lợi có thể khiến mình rơi vào các hành động tệ hại. Trái lại chúng ta sẽ cảm nhận được các xúc cảm tích cựcthuận lợi hơn, chẳng hạn như sự tin tưởng, niềm hân hoan, sự trong sángan bình (chúng ta chỉ có thể tạo ra trong tâm trí mình từng tư duy một: từ tư duy này đến tư duy khác, có nghĩa là chúng ta không thể suy nghĩ về hai chủ đề hay hai đối tượng khác nhau trong cùng một lúc. Đôi khi các chủ đề chuyển đổi và dồn dập quá nhanh, chúng níu kéo và xô đẩy nhau liên tục khiến chúng tacảm giác là mình có thể suy nghĩ nhiều thứ trong cùng một lúc. Thế nhưng thật ra tâm thức chỉ là một dòng luân lưu duy nhất, trên dòng luân lưu đó các tư duy tiếp nối nhau hiện lên và biến mất. Suy nghĩ về một đối tượng duy nhất và giữ thật thăng bằng được một lúc nào đó thì đấy là sự "chú tâm", nếu kéo dài thêm được một khoảng thời gian nào đó thì đấy là bước đầu của phép thiền định, còn gọi là "chánh niệm" hay mindfulness. Nếu suy tư về Đức Phật và giữ cho sự suy tư ấy được thăng bằng thì các ý nghĩ khác không thể chen vào).

 

2- Nhận thấy các khiếm khuyết của sự hiện hữu do điều kiện mà có

 

            Thánh phần thứ hai của phương pháp Vasubandhu là nhận biết các khiếm khuyết (tính cách không hoàn hảo) của sự "hiện hữu do điều kiện mà có" (conditional existence/tức là sự hiện hữu phát sinh từ sự liên kết của thật nhiều yếu tố. Thí dụ như sự hiện hữu của chính mình đang trong lúc này, là một sự "hiện hữu do điều kiện mà có", các điều kiện ấy thì rất nhiều, trùng trùng điệp điệp, chẳng hạn như mình sinh ra là nhờ vào cha mẹ mình, sỡ dĩ cha mẹ mình sinh ra là nhờ vào ông bà mình. Chúng ta lớn lên nhờ cơm áo, dưỡng khí, hơi nóng của mặt trời, giáo dục, và cả tình thương cha mẹ mình, v.v. và theo quan điểm Phật giáo, thì ngoài các thứ ấy ra còn có cả sự tham gia của nghiệp, tức là kết quả lưu lại  từ những gì mà mình làm trong quá khứ. Mở rộng hơn về khái niệm đó thì không phải chỉ là con người mà tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, dù vô hình hay hữu hình, tư duy hay vật chất, đều hiện hữu theo cung cách đó). "Sự hiện hữu do điều kiện mà có " là một sự hiện hữu mang tính cách hiện tượng (phenomenal existence) dù là dưới hình thức nào cũng vậy: vật chất, tâm thần và cả tâm linh. Tất cả những gì hiện ra đều phải tùy thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện. (kinh sách Hán ngữ gọi các "điều kiện" trên đây là "duyên"/). Vậy sự hiện hữu do điều kiện mà có mang các khiếm khuyết như thế nào? 

 

Sự hiện hữu do điều kiện mà có không trường tồn

 

            Khiếm khuyết thứ nhất là tất cả mọi sự hiện hữu do điều kiện mà có đều vô thường. Một ý nghĩ nhỏ nhoi hay một đế quốc to rộng, tất cả đều có thể biến mất trong nháy mắt hoặc kéo dài hàng tỉ năm, bất cứ một thứ gì hiển hiện đều phải chấm dứt, chỉ sớm hay muộn mà thôi.

                             

Sự hiện hữu do điều kiện mà có không phải là một sự toại nguyện

 

              Tất cả những gì phát sinh nhờ vào điều kiện đều phù du, do đó sự hiện hữu do điều kiện mà có không bao giờ là một sự toại nguyện thật sự. Đấy là khiếm khuyết thứ hai mà chúng ta phải suy nghiệm (con người, cuộc sống và cả sự vận hành của tâm thức mình không phản ảnh một niềm hạnh phúc thật sự nào cả. Không mấy người trong chúng ta cảm thấy hãnh diện về hình dạng và thân thể mình, ít nhất thì nó cũng là một ổ bệnh tật, một mảnh đất của sự già nua và cái chết. Tâm thần là một ổ hận thù, lo sợ, thèm khát, oán hờn, hy vọng, và cả những cơn ác mộng trong đêm. Các cảm nhận "hạnh phúc" quả hiếm hoi). Sớm hay muộn, cảnh tang thương của sự xa lìa, kèm theo với các thứ khổ đau, cũng sẽ xảy ra với mình.

 

Sự hiện hữu do điều kiện mà có không hàm chứa một thực thể nào cà

 

            Khiếm khuyết thứ ba là tất cả mọi sự vật, qua một cách suy nghĩ nào đó, đều là không thật (unreal/phi-thực-thể, không đúng với hiện thực). Đây cũng là "khiếm khuyết" tinh tế nhất và khó nắm bắt nhất của sự hiện hữu do điều kiện mà có. Điều đó không có nghĩa là các sự vật không hề hiện hữu. Rõ ràngchúng hiện hữu, thế nhưng thật ra chẳng có gì hiện hữu cả, ngoài các thành phần tạo ra chúng, và các thành phần đó đều vô thường và phải gánh chịu mọi sự đổi thay (mọi sự hiện hữu phải nhờ vào sự kết hợp của vô số điều kiện hay hiện tượng khác để có thể hiện hữu, và chỉ cần một trong số các hiện tượng hay điều kiện đó biến đổi thì sự hiện hữu do chúng tạo ra cũng sẽ biến thành một sự hiện hữu khác).  

 

            Chẳng hạn như quyển sách này, nếu xóa hết chữ, xé bỏ các trang giấy, cả bìa và cả gáy... thì thử hỏi quyển sách đang ở đâu. Không có một sự hiện hữu tự tại nào cả, không có một thứ gì ẩn chứa "bên dưới", cũng chẳng có một thực thể nào "bên trong". Tất cả chỉ là như vậy, trong  đó kể cả chúng ta. Không có "cái tôi" nào cả, ngoài các thành phần - skandha - tạo ra tôi. Đấy là giáo lý anatman (vô ngã), một giáo lý thật tuyệt vời (ba thứ "khiếm khuyết" của sự hiện hữu trên đây là một cách áp dụng rút tỉa từ một khái niệm bao quát hơn gọi là ba "dấu ấn" hay ba "đặc tính chủ yếu" - tiếng Phạn là lakshana - thuộc cấu trúc của hiện thực, đó là: duhkha/khổ đau, anitya/vô thường và anatman/vô ngã).

 

            Trên đây là các khiếm khuyết của toàn thể mọi sự hiện hữu do điều kiện mà có: đó là vô thường, đầy rẫy những điều bất toại nguyện, và ở một cấp bậc sâu xa hơn thì tất cả mọi sự hiện hữu do điều kiện mà có đều mang tính cách không thật. Suy nghiệm về các điều đó, tất chúng ta sẽ nhận thấy thật sâu kín từ bên trong chính mình chẳng có bất cứ một thứ gì do điều kiện mà có, lại có thể làm thỏa mãn các sự thèm khát sâu kín của con tim con người (nói một cách nôm na và cụ thể hơn là các sự thèm khát sâu kín của con tim con người là một thân thể xinh đẹp, khỏe mạnh, không gìà cũng không chết, luôn tìm được hạnh phúc, muốn gì được/ nấy . Thế nhưng hiện thực thì chỉ tạo ra những gì ngược lại: phù du, khổ đau và ảo giác. trái hẳn lại với những ước mơ của một con tim mang bản chất con người). Chúng ta mong cầu một cái gì đó trường tồn, một cái gì đó vượt lên trên làn sóng dồn dập của thời gian, một cái gì đó thật hạnh phúc, hoàn toàn thỏa mãn, một cái gì đó mà chúng ta không bao giờ chán, một cái gì đó hoàn toàn là thật (real/đúng thật một cách khách quan), lúc nào cũng đúng là như thế (true/đích thật và vững chắc). Thế nhưng "cái gì đó" mà chúng ta mong cầu không thể nào tìm thấy được qua các kinh nghiệm cảm nhận của mình trong thế giới trần tục. Sau khi suy nghiệm về các điều trên đây và trông thấy các khiếm khuyết của sự hiện hữu do điều kiện mà có, thì chúng ta sẽ gạt sang một bên những gì "phát sinh từ điều kiện" (the conditional) để tiến đến gần hơn với những gì "phi-điều-kiện" (the unconditional).

 

3- Nhìn vào khổ đau của chúng sinh

 

            Yếu thành phần thứ ba là "nhìn vào khổ đau của chúng sinh". Khổ đau đó quả là mênh mông! Chỉ cần cầm tờ báo lên thì cũng đủ thấy đủ những cảnh tử vong thật khủng khiếp. Ngay trong lúc này, không biết bao nhiêu người đang phải gánh chịu đủ mọi thứ khổ đau thật kinh hoàng. Không cần phải có một trí tưởng tượng thật phong phú thì mới có thể hình dung ra các thứ khổ đau đó: nào là núi lửa, động đất, tai nạn lưu thông, đấy là chưa nói đến chiến tranh đưa đến cái chết đột ngột, khiếp đảm và kinh hoàng.

 

            Thế nhưng thiết nghĩ cũng không cần thiết phải nghĩ đến các cảnh tượng quá đau thương như vậy, mà chỉ cần nhìn vào các cảnh vật lộn trong cuộc sống, chẳng hạn như phải gói gém trong từng ngày, hoặc phải khổ nhọc như thế nào để duy trì một cuộc sống tối thiểu của một con người. Chúng ta thường phải cận lực làm việc hầu giúp mình giữ sự ngay thẳng, đúng đắnlương thiện trong cuộc sống, thế nhưng đôi khi cũng chỉ đủ sức để ngoi đầu lên khỏi mặt sóng. Thế nhưng một làn sóng khổng lồ khác lại ập đến nhận chìm mình. Thế rồi chúng ta lại phải cố gắng lặn hụp và ngoi đầu lên, và cứ tiếp tục như thế. Cuộc sống của con người là như thế đó (cho đến một lúc mình không còn đủ sức để ngoi đầu lên được nữa !).

 

            Thú vật cũng khổ đau: nào là thú bị bẫy để lấy da làm áo lông, bị săn bắt hoặc bị đưa vào các lò sát sinh để xẻ thịt. Nếu nhìn vào các cảnh tượng đó một cách khách quan thì chúng ta tất sẽ phải nhận thấy sự sống thật hết sức phũ phàng, độc ác và phù du. Thế nhưng các khía cạnh đó cũng chỉ là một mặt của một đồng tiền, nhưng thói thường thì chúng ta lại mù tịt về bề mặt ấy, tiếc thay chúng ta phải luôn ghi khắc nó và nghĩ đến nó trong tâm trí mình (phải luôn ý thức và nhắc nhở mình về bản chất khổ đau của sự sống).    

 

            Tệ hơn nữa, dưới một góc nhìn nào đó, thì các thứ khổ đau ấy là do mình tạo ra cho mình qua các thể dạng tâm thần của mình. Khổ đau thì rất nhiều, nào phải chỉ có sự già nua và cái chết đâu. Thế nhưng chúng ta thì lại không làm gì cả để chủ động vận mạng của mình. Phần đông trong chúng ta sống trong lo âu, bất định hướng trên phương diện tâm linh, thiếu hẳn sự sáng suốt. Bodhicitta chỉ có thể hiện lên khi nào mình cảm thấy đang cùng lặn hụp với tất cả mọi người khác trong một hoàn cảnh hỗn loạn chung. Chúng ta không thể nào hé thấy được bodhicitta khi chính mình chưa tách ra khỏi - dù chỉ được một tí xíu - hoàn cảnh hỗn loạn đó. Và chỉ khi ấy thì mình mới bắt đầu hiểu được là con người khổ đau đến mức độ nào.    

 

            Mối hiểm nguy to lớn nhất là sau khi tạo được cho mình một chút giải thoát, thì mình lại nhìn vào kẻ khác từ trên cao với ít nhiều thương hại. "Các bạn quả thật đáng thương! Có bao giờ các bạn nghe nói đến Phật giáo hay chưa?". Thốt lên câu đó chẳng ích lợi gì. Trước cảnh tượng như vậy chúng ta phải ý thức được là phần đông mọi người [chung quanh chúng ta] cần phải trông thấy một con đường tâm linh để bước theo, về phần chúng ta thì chúng ta mong cầu giúp đỡ họ một cách thiết thựctriệt để hơn, có nghĩa là giúp họ nhận thấy một kích thước tâm linh hay một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của họ, sự giúp đỡ nào có phải chỉ là một sự ủy lạo tạm thời đâu.     

 

            Tennyson (Alfred Tennyson, 1809-1938, là một thi sĩ nổi tiếng của nước Anh, sống vào giai đoạn phát triển kỹ nghệ thật ào ạt của đế quốc này trong hậu bán thế kỷ XIX, dưới triều đại của nữ hoàng Victoria) từng gợi lên "một niềm thương cảm không đớn đau với một nỗi đau trong lòng " (in painless sympathy with pain / en sympathie indolore avec douleur), đấy chính là lòng thương cảm của một người bồ-tát. Người bồ-tát ý thức thật mạnh trước khổ đau của kẻ khác thế nhưng mình thì không hề khổ đau giống như họ. Nếu mình cũng thật sự khổ đau như kẻ khác thì mình cũng sẽ hoàn toàn bất lực như họ: đấy chỉ là cách vác thêm một gánh nặng trên vai. Nếu chúng ta gia nhập quá sâu với tư cách cá nhân vào cảnh huống của kẻ khác thì rất có thể đấy cũng chỉ là cách cùng khổ đau cái khổ đau của kẻ khác mà thôi (trong trường hợp đó người bồ-tát sẽ mất hết sáng suốt). Dù hoàn toàn ý thức được khổ đau của kẻ khác, thế nhưng chúng ta cũng cần phải dựa vào một nền tảng tích cực thật vững chắc hầu bảo toàn được khả năng làm vơi bớt khổ đau của họ, nhưng không để cho khổ đau ấy tràn ngập chính mình.  

 

4- Chiêm nghiệm đức hạnh của các đấng Như Lai

 

            Thành phần thứ tư và cũng là yếu tố sau cùng trong phép luyện tập của Vasubandhu là sự "chiêm nghiệm đức hạnh" (virtue/các phẩm tính đạo đức) của các vị Tathagata (kinh sách Hán ngữ dịch chữ Tathagata là Như Lai, nguyên nghĩa tiếng Phạn và Pali của chữ này là: "Chỉ là như thế". Chữ tathagata là một từ gộp chung hai vế mang hai ý nghĩa khác nhau:vế thứ nhất là tatha-gata/ "[một người] ra đi là như thế", vế thứ hai là tatha-agata/ "[một người] đến đây là như thế", cách gộp chung hai vế mang hai ý nghĩ tương phản nhau nói lên một sự vượt thoát cả hai thể dạng hay hai hành động đối nghịch là "đi" và "đến". Đức Phật sẽ chẳng đi về đâu cả, và cũng chẳng phải là từ một nơi nào khác đến đây, Ngài  "Chỉ là như thế".  Đấy là cách nói vượt lên trên mọi sự tưởng tượng chẳng hạn như niết bàn, cực lạc, vĩnh hằng, địa ngục,v.v., đồng thời cũng là cách gián tiếp phủ nhận "cái tôi" hay "cái ngã" của mình: không có cái tôi nào đến đây, cũng chẳng có cái tôi nào để mà đi nơi khác. Đức Phật tự xưng hô mình một cách thật tuyệt vời. Trong trường hợp trên đây chữ Tathagata được dùng để chỉ chung tất cả chư Phật)

 

            Dưới một góc nhìn nào đó, mỗi khi thực thi một puja (nghi lễ) thì đấy cũng là cách giúp chúng ta nói lên sự chiêm ngưỡng của mình đối với chư Phật. Chủ đích sâu xa và chủ yếu của nghi lễ là giúp mình nghĩ đến Đức Phật, thế nhưng đấy không phải là một sự suy nghĩ lạnh lùngtrí thức, mà là cách giúp cho lý tưởng của người bồ-tát có thể dâng lên và ngập tràn tri thức mình. Trong khi thực thi nghi lễ thì Đức Phật cũng sẽ hiện diện trước mặt mình dưới thể dạng rupa (hình tướng, thân xác) tức là pho tượng trên bàn thờ, hoặc một hình ảnh thật sinh động hiện lên bên trong tâm thức mình nhờ phép quán thấy hay sự tưởng tuợng. Puja và các cử chỉ biểu trưng cho sư sùng kính của mình (chẳng hạn như cúng dường lễ vật, vái lạy, tụng niệm, v.v.) sẽ giúp mình cởi mở hơn và cảm nhận dễ dàng hơn lý tưởng của Đức Phật, và đấy cũng là cách mà chúng ta chuẩn bị để xuyên thẳng vào cái kích thước tâm linh siêu việt đó, cái  bodhicitta của chính Ngài.

 

Phép quán thấy một vị Phật hay một vị Bồ-tát

 

            Ngoài ra cũng có một phương pháp khác giúp mình chiêm nghiệm về đức hạnh của các bậc Giác ngộ, đấy là cách tìm hiểu cuộc đời của các vị ấy, chẳng hạn như của chính Đức Phật Thích-ca hoặc của vị Milarepa (Mật-lặc Nhật-ba) một vị du-già trong Phật giáo Tây Tạng đã đạt được giác ngộ. Ngoài ra chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng các phẩm tính của toàn thể chư Phật bằng phép quán thấy (một phương pháp thiền định giúp mình "trở thành" vị Phật hay vị bồ-tát mà mình quán tưởng) rất phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đó là cách làm hiển hiện hình ảnh của một vị Phật hay một vị Bồ-tát như là một khuôn mẫu lý tưởng (archetype) bên trong tâm thức mình. Với phép luyện tập này chúng ta sẽ làm hiện lên trong tâm trí mình một hình ảnh thật sinh động, và sau đó sẽ làm cho hình ảnh ấy càng lúc càng rạng rỡ và rõ rệt hơn, tràn đầy uy lực, và sau cùng thì cảm thấy mình hòa nhập với hình ảnh đó, con tim mình hòa lẫn với con tim của vị Phật hay vị Bồ-tát đó, và con tim đó cũng chính là con tim của sự Giác ngộ. Phép quán thấy đó sẽ giúp mình chiêm nghiệm, hòa nhập và trở thành một với các phẩm tính đạo đức của các vị Tathagata (Như Lai).   

 

            Dù không đi sâu vào chi tiết của phương pháp luyện tập về bốn thành phần trên đây, thế nhưng những gì nêu lên thiết nghĩ cũng đủ giúp chúng ta hiểu được phải làm thế nào để bodhicitta có thể hiện lên với mình. Hồi tưởng đến chư Phật sẽ mang lại cho chúng ta sự vững tin Giác ngộthể đạt được. Chư Phật đã đạt được Giác ngộ, tại sao chúng ta lại không? Sự suy nghiệm đó sẽ khơi động quyết tâm làm bùng lên nghị lực bên trong chính mình. Tiếp theo đó và sau khi đã nhận thấy được các khiếm khuyết của sự hiện hữu do điều kiện mà có, tức là bản chất vô thường, bất toại nguyện và phi-hiện-thực tối hậu của sự hiện hữu, thì chúng ta sẽ tự mình tách ra khỏi thế giới. Dòng diễn tiến của sự hiện hữu của mình sẽ có xu hướng luân lưu hướng về thể dạng Phị-điều-kiên (tức là hướng vào sự Giải thoát). Và sau đó khi đã nhận thấy sự đau khổ mênh mông của chúng sinh thì lòng từ bi sẽ hiển hiện, hoặc bằng cách tưởng tượng hoặc là một sự thật. Chúng ta sẽ không ngớt nghĩ đến sự giải thoát cho riêng mình, nhưng cũng là một cách giúp đỡ tất cả chúng sinh.    

 

            Sau hết, trong khi chiêm nghiệm đức hạnh của chư Phật, tức là các phẩm tính tinh khiết, an bình, trí tuệ và lòng thương cảm của các vị ấy, thì chúng ta cũng sẽ dần dần hòa nhập với các vị ấy và giúp mình tiến gần hơn với sự Giác ngộ.

 

            Khi nào bốn thành phần đó (nghị lực, sự buông xả, lòng từ bi và sự kiện "trở thành một" với chư Phật) bắt đầu kết hợp bên trong con tim mình, thì bodhicitta cũng sẽ hiện lên với mình, và mình sẽ đạt được sự giác ngộ của con tim. Đấy là cách một vị bồ-tát được sinh ra.

 

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 08.07.20

                                                                                     Hoang phong chuyển nngữ

 

(hết chương II)

Tạo bài viết
03/03/2015(Xem: 14834)
23/06/2019(Xem: 14540)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.