3. Hiểu Biết Về Duyên KhởiNhân Quả Của Vạn Pháp

15/07/20204:55 SA(Xem: 4417)
3. Hiểu Biết Về Duyên Khởi Và Nhân Quả Của Vạn Pháp
THỰC HÀNH "TÂM VÔ ÚY, HẠNH TỪ BI"
ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH 
Drukpa Viet Nam 

HIỂU BIẾT VỀ DUYÊN KHỞI
NHÂN QUẢ CỦA VẠN PHÁP


Đức Phật đã chỉ rõ quan hệ duyên khởi của vạn pháp: mọi sự vật và hiện tượng đều không tự nhiên sinh ra hay mất đi, vạn pháp sinh diệt đều có các nhân duyên. Đại dịch hiện tại là khoảnh khắc chúng ta thấy rõ hơn về quan hệ duyên khởi này: dịch bệnh là kết quả tất yếu của nhiều yếu tố tiêu cực: sống ích kỷ, hủy hoại môi trường, sát hại các loài khác nhằm thỏa mãn dục vọng của bản thân… Ngược lại, nếu chúng ta biết dừng các ác nghiệp, trưởng dưỡng thiện nghiệp, biết sống vì lợi ích của muôn người, muôn loài, bảo vệ môi trường… thì có thể đảo ngược tình hình hiện tại.  

Tất cả chúng ta đều mong cầu sống trường thọ, hạnh phúcthành công. Vậy chúng ta cần phải hiểu quy luật của nhân quả:

- Muốn sống lâu, chúng ta phải tôn trọng mạng sống của các loài khác. 
- Muốn hạnh phúc, chúng ta cần đem lại hạnh phúc cho các loài khác.
- Muốn thành công, chúng ta cần trợ giúp người khác thành công.
- Hành động của chúng ta phải thuận với nhân quả, ít nhất phải tránh được việc giết hại và việc ăn thịt chúng sinh mới có thể tránh được cái nhân dẫn đến việc yểu thọ, chết non.

Sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào sự tồn tại của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Đối với quy luật nhân quả, không bao giờ quá muộn. Chúng ta vẫn có thể hành động để loại trừ bớt khổ đau trong kiếp sống hiện tại bằng cách sống tốt hơn, hòa bình hơn, chia sẻ tương thân tương ái với mọi người hơn.

Covid-19 dưới góc nhìn Lý duyên khởi

Dịch bệnh đang hoành hành khiến mọi người thấy vô cùng hoang mang, lo lắng. Tâm lý bất an khiến người dân ở nhiều nơi lo tích trữ lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm… để đề phòng dịch bệnh. Đương nhiên chúng ta cần làm tất cả mọi việc trong khả năng để duy trì sự tồn tại của mình, nhưng nếu suy ngẫm kỹ thì điều đó cũng không hoàn toàn đảm bảo. Trên thực tế, chúng ta mới chỉ quan tâm đến các biện pháp phòng chống bên ngoài, dù rất cần thiết, mà chưa quan tâm đúng mức đến các biện pháp phòng chống từ bên trong tâm mình. 

Khi phải đối diện với biến cố là lúc chúng ta cần sự bình tĩnh, tỉnh táo hơn bao giờ hết. Vì vậy, chúng ta cần có sự tĩnh tâm để suy ngẫm, thấy rõ thực tại. Dưới ánh sáng Phật pháp, đại dịch hiện tại có thể là khoảnh khắc giúp chúng ta thấm nhuần lời Đức Phật dạy về nghiệp và lý duyên khởi: Mọi sự vật và hiện tượng đều không tự nhiên sinh ra hay mất đi, vạn pháp sinh diệt đều do các nhân duyên. Tất cả những gì xảy ra trên đời này đều có nhân duyên sâu xa của nó, chẳng có gì là tình cờ hay ngẫu nhiên

Vạn pháp trong vũ trụ trùng trùng duyên khởi, không có một thực thể nào tách biệt và tồn tại hoàn toàn độc lập. Quả thật, chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối và tất cả mọi người, mọi loài đều có mối liên hệ tương hỗ mật thiết, từng hành động nhỏ của mỗi người đều có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng xã hội, dù bạn có nhận ra hay không. Đừng nghĩ rằng cuộc sống của mình độc lập và chẳng hề liên quan đến những người xa lạ. Một cái hắt hơi vô ý từ một đất nước xa xôi nào đó đôi khi là nguyên nhân khiến ai đó ở một nơi khác mất đi người thân. Và khi khủng hoảng nổ ra, tất cả đều phải gánh chịu hậu quả. Chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của lối sống ích kỷ, bàng quan của chính mình. 

Con người đang lạm dụng, tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường, giết hại vô số động vật yếu thế để thỏa mãn ham muốn cá nhân, và khi biến cố xảy ra, chúng ta thường phản ứng như những kẻ vô can. Đại dịch bùng phát có thể là một cái giá mà mỗi chúng ta đều có một phần trách nhiệm trong đó. 

Đức Pháp Vương Gyawang Drukpa từng nói “Thật là oan cho thiên nhiên khi chúng ta dùng từ “thiên” tai để mô tả những thảm họa bắt nguồn từ chính hành vi tàn bạo của con người đối với thiên nhiên và muôn loài”.

Không ai khác, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Thấu hiểu quy luật nghiệp và nhân quả, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể đảo ngược được tình thế nếu biết dừng các ác nghiệp, trưởng dưỡng thiện nghiệp, biết sống vô ngã vị tha, tôn trọng thiên nhiên và sự sống của muôn loài. 

Những biện pháp kỹ thuật dù tối tân đến mấy cũng chưa thể ngăn chặn triệt để sự lây lan Covid-19. Chỉ có tình đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi người mới giúp chúng ta đẩy lùi dịch bệnh.

Vạn pháp có mặt trong nhau, trong bản thân ta cũng luôn có một phần của cha mẹ, thầy cô, anh em, bạn bè… Đạo Phật cho rằng mỗi chúng sinh đều đã từng là cha mẹ ta từ vô số kiếp. Hạnh phúc của mình luôn gắn liền với hạnh phúc của người khác. Ngược lại, hại người chính là hại bản thân mình. 

Tương lai nằm trong tay chúng ta. Đối với quy luật nhân quả, không bao giờ là quá muộn


Sự hòa hợp vũ trụ

Thế giới đang phải trải qua một biến cố chưa từng có. Đại dịch Covid -19, với sức hủy diệt khủng khiếp - gần 4 triệu người nhiễm bệnh và 300.000 người chết trong vòng chưa đầy 3 tháng, có thể được coi là một trong những thảm họa y tế lớn nhất trong lịch sử loài người. Những gì đang diễn ra dưới góc nhìn của Đạo Phật chính là cộng nghiệp mà nhân loại đang phải gánh chịu. Gốc rễ của nó chính là lòng tham và sự ích kỷ của con người.

Để tránh những thảm hoạ tương tự xảy ra trong tương lai, bài học về nhân quả và sống hòa hợp với thiên nhiên, môi trường vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm về những lời khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa về sự hoà hợp của vũ trụ:

Trong thời đại ngày nay, thành công thường được đo bằng tiền tài hoặc quyền lực. Điều này phổ biến đến nỗi xã hội bây giờ dường như chẳng còn chỗ cho tình yêu thương đích thực. Nếu dùng trí tuệ quán chiếu cách thế giới này đang vận hành, bạn sẽ không thể vui mừng. Những việc tồi tệ như đoạt mạng chúng sinh, hãm hại hoặc chà đạp lên người khác vì lợi ích bản thân, chiếm hữu tài vật không thuộc về mình diễn ra suốt ngày mà chẳng hề khiến nhiều người bận tâm. Hạnh phúc thành đạt được gói gọn trong hai chữ giàu cóquyền lực, những vấn đề khác dường như không có nhiều ý nghĩa.

Tôi nghĩ thực ra việc đạt được các thành tựu vật chất chẳng có gì sai trái, miễn là chúng đừng khiến chúng ta trở nên mê lầm và mất cân bằng. Vấn đề là, chừng nào còn trôi lăn trong luân hồi sinh tử, chúng ta còn bị chi phối bởi xúc tình tham ái, bị những ham muốn thúc đẩy quá xa so với những nhu cầu thực tế của bản thânđồng thời xa rời luôn hạnh phúc chân thật. Mỗi khi đạt được một chút thành tựu vật chất, bạn sẽ đều muốn có được nhiều hơn nữa. Càng ngày, chúng ta càng có xu hướng sẵn sàng bất chấp mọi người, gạt bỏ mọi chướng ngại trên con đường hướng tới mục đích của mình. Chúng ta viện ra muôn vàn lý do để biện hộ cho lòng tham vô đáy.

 

Thí dụ, có nhất thiết phải ăn thịt thì chúng ta mới sống được không? Lẽ đương nhiên là không phải. Thế nhưng chúng ta lại đang giết hại quá nhiều chúng sinh khác, cho dù để làm thức ăn, hoặc để thỏa mãn những thú vui xa xỉ, thỏa mãn những ham muốn điên đảo khác, chỉ bởi vì chúng ta không biết hài lòng với những gì mình đang có được. Lúc nào chúng ta cũng ham muốn nhiều hơn.

Chúng ta buộc phải tước đoạt những gì thuộc về người khác hoặc chúng sinh khác, bao gồm cả nơi cư ngụ, sinh mạng, nguồn sống… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, thảm hoạ. Mọi bất hòa đều bắt nguồn từ đây. Chúng ta chẳng hề có chút ý niệm gì về “thế giới đại đồng”, bởi chúng ta chỉ hiểu được ham muốn cá nhân, chỉ hiểu được đau khổhạnh phúc của bản thân. Thậm chí chúng ta còn chẳng thể cảm nhận hay tin rằng những chúng sinh khác cũng có thể cảm nhận được giống như mình.

Hiểu biết về “sự hòa hợp vũ trụ” là điều vô cùng quan trọng để có được hạnh phúc không chỉ cho riêng mình mà còn vì sự an bìnhhòa hợp của cả thế giới. Tốt hơn hết là đưa được nhận thức này vào cuộc sống thường ngày, bằng những hành động thiết thực lợi lạc cho chúng sinh, đồng thời kiềm chế mình gây tổn hại cho người khác. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và phát triển dần lên.

Bạn có thể cố gắng ngăn mình không giết hại một sinh vật nhỏ bé, chẳng hạn như kiến hoặc côn trùng, thậm chí đến cả những con vật khiến bạn khó chịu như ruồi hoặc gián. Điều này sẽ giúp bạn tăng trưởng phẩm hạnh nhẫn nhục, kiên nhẫn bỏ qua những “khó chịu” nhỏ nhặt, trưởng dưỡng tình yêu thương của bạn hướng tới cả những chúng sinh nhỏ bé nhất. Khi con người chúng ta đã quen với việc giết hại chúng sinh loài khác, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ tiến dần đến không còn ghê sợ nếu phải giết hại một mạng người. Đến khi giết người cũng không còn chùn tay thì hành động tàn sát của chúng ta sẽ ngày càng trở nên ghê gớm và quy mô hơn. Một thói quen xấu bị chi phối bởi tham ái, nếu không được kiểm soátkiềm chế, sẽ ngày càng trở nên một tập khí nghiêm trọng. Nếu như một người hôm nay có thể ăn trộm một đô la, rồi một ngày người ấy sẽ dám có hành động của kẻ cướp. Cũng như vậy, những thói quen tốt cũng cần được trưởng dưỡng từ những việc nhỏ nhất. Dần dần, chúng ta sẽ hành xử hướng thiện và mang lại lợi ích nhiều hơn cho bản thânthế giới xung quanh.

Có rất nhiều người bàn luận về tình yêu thương hay lòng bi mẫn và tiến hành nhiều hoạt động để giúp đỡ cộng đồng. Thế nhưng những chúng sinh khác còn phải chịu đau khổ gấp trăm lần, ngàn lần thì lại đến giờ hầu như chỉ nhận được sự nâng đỡ vô cùng ít ỏi. Tôi luôn cảm thấy đau đớn mỗi khi nhìn thấy các con vật bị hành hạ. Lẽ đương nhiên, tôi đã nói rất nhiều về điều này và tôi cũng cố làm một vài việc nhỏ để làm gương, song những thành quả có được còn rất hạn chế. Tôi đoán chắc hẳn chúng ta sẽ phải nỗ lực để giúp thêm nhiều người hiểu ra rằng mọi sinh vật sống trên thế gian này đều bình đẳng như tôi và bạn. Chúng đều muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ. Từ cây cối, hoa cỏ, nguồn nước, núi, gió cũng đều như vậy. Các loài động vật, tôm cá, chim chóc, bò sát, côn trùng, cũng đều có cảm nhận giống như chúng ta. Nếu không hiểu được điều này, có thể nói chúng ta sẽ không bao giờ có được một thế giới thực sự hạnh phúc. Nếu những người ngồi cùng trong một căn phòng với bạn đang đau khổ, liệu bạn có thể hạnh phúc một mình được không? Có thể bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng chắc chắn sẽ không thể kéo dài. 

Con người chúng ta có một tiềm năng rất lớn để trưởng dưỡng tâm từ bi quảng đại. Nếu tự cho mình là loài thống trị thế giới, chúng ta lại càng có trách nhiệm làm lợi lạcnâng đỡ chúng sinh khác, bởi chúng ta cần hiểu mỗi người và mỗi chúng sinh đều là một phần không thể tách rời của vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác, mỗi chúng sinh đều ở chung trên một con thuyền và đều cùng cảnh ngộ như nhau


Thực hành thiện nghiệp để thay đổi hoàn cảnh

Theo lý nhân duyên, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà đều phải nương nhờ nhau để hình thành. Triết lý nhân duyên của Đạo Phật bao quát toàn bộ vũ trụ và được cụ thể hóa bằng quy luật nhân quả, hay quy luật nghiệp. 
Vạn pháp vận hành theo Nhân quả

Theo quy luật nghiệp, vạn pháp vận hành trong mối quan hệ nhân – duyên – quả. Mọi sự vật hiện tượng diễn ra trên thế gian này đều do nhân duyên. Cuộc sống của con người cũng vậy, những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân chúng ta từng tạo ra. 

Nghiệp có nghĩa là “hành động”, bao gồm ba khía cạnh thân, khẩu và ý. Mọi lời nói, suy nghĩ và hành động chúng ta đã tạo tác với một động cơ nào đó, đều tạo ra năng lượng và gieo một hạt giống vào trong “kho tâm thức” của mình. Đó chính là nghiệp. Nguồn năng lượng tiềm tàng ấy không hề mất đi, trở thành nghiệp lựcsức mạnh ghê gớm dẫn dắt chúng ta trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành động.  

Thành công hay hạnh phúc bạn đang được tận hưởng không chỉ là kết quả của nỗ lực của bản thân trong đời sống hiện tại, mà còn bắt nguồn từ những nhân lành bạn đã gieo từ nhiều đời. 

Mặt khác, từ vô lượng kiếp tới nay, do vô minh, chúng ta đã gieo vô số nghiệp nhân bất thiện. Đó chính là gốc rễ của những khổ đau mà chúng ta phải gánh chịu. Mặc dù mỗi người đều có nghiệp của riêng mình, còn gọi là ‘biệt nghiệp’, tất cả chúng ta đều chia sẻ ‘cộng nghiệp’ chung của toàn xã hội hay cộng đồng

Dịch bệnh là kết quả tất yếu của nhiều yếu tố tiêu cực: lối sống ích kỷ, hủy hoại môi trường, sát hại các loài khác nhằm thỏa mãn dục vọng của bản thân… Tuy vậy, chúng ta chớ nên hiểu lầm rằng những gì đang trải qua là sự trừng phạt đối với những ác nghiệp chúng ta đã phạm phải trong quá khứ, và mình không thể làm gì khác.

Chúng ta làm chủ cuộc đời mình

Hiểu về Nghiệp giúp chúng ta biết chấp nhận những gì không thể thay đổi và tập trung cải thiện những gì có thể thay đổi - đó chính là bản thân mình. Chúng ta tự tin vì hiểu rằng ta là chủ nhân của đời mình, chứ không bị lệ thuộc vào một đấng thần linh hay một đối tượng bên ngoài.

Tất cả chúng ta đều mong cầu sống trường thọ, hạnh phúcthành công. Vậy chúng ta cần phải tin sâu quy luật của nhân quả

-  Muốn sống lâu, chúng ta phải tôn trọng mạng sống của các loài khác. 

-  Muốn sống hạnh phúc, chúng ta phải đem hạnh phúc đến cho các loài khác.

-  Muốn thành công, chúng ta phải trợ giúp cho người khác thành công.

Chỉ cần chúng ta khéo sử dụng trí tuệ của mình hướng đạo cho các hành động của thân, khẩu, ý một cách đúng đắn, thì mọi khổ đau, chướng ngại, bệnh tật sẽ được tiêu trừ.

Hãy thực hành thiện nghiệp để thay đổi hoàn cảnh

Thiện nghiệp là làm mọi việc với trí tuệ, tâm từ bi và tình yêu thương. Chúng ta cần trưởng dưỡng tình yêu thương bình đẳng không phân biệt đối với tất cả chúng sinh, thành tâm mong nguyện tất cả đều được hạnh phúcthoát khỏi mọi khổ đau. 

Theo quan kiến Đạo Phật, mọi chúng sinh đều có mối nhân duyên lẫn nhau, đều từng là thân bằng quyến thuộc: cha, mẹ, chồng, vợ, con cái, anh, chị em của nhau từ vô thủy kiếp. Bởi vậy, hãy hướng về hạnh phúc của hết thảy chúng sinh trong tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của mình. Với động cơ này, chắc chắn những lo lắng vị kỷ cá nhân, những chán chường, bế tắc trong cuộc sống sẽ tan biến. Khi biết quan tâm, sẻ chia với mọi người, mọi loài và nỗ lực hết sức mình để đem lại lợi ích cho chúng sinh, chúng ta có thể trải nghiệm ngay niềm hạnh phúc với tâm rộng mở vô ngã vị tha.

Khó khăn hay nghịch cảnh, dưới trí tuệ của Đức Phật, chính là bài học cảnh tỉnh đối với mỗi người, để chúng ta trở về soi rọi tâm mình, điều chỉnh 3 nghiệp thân khẩu ý của mình thuận theo Nhân quả. Vì vậy, bây giờ là lúc chúng ta cần thực hành thiện nghiệp hơn bao giờ hết.

Tích lũy thiện nghiệp cũng giống như chúng ta "gửi tiết kiệm" vào "tài khoản công đức" của mình. Công đức ấy là tấm áo giáp bảo hộ chúng ta trước mọi chướng ngại trong cuộc sống. 

Thực hành thiện nghiệp bắt đầu từ việc hướng tâm mình đến những điều thiện lành, giảm bớt tham sân si. Nếu trước đây, khi làm việc gì, chúng ta đều nghĩ đến bản thân mình đầu tiên, bất kể nó có thể gây tổn hại cho người khác, loài khác như thế nào, thì bây giờ, chúng ta cần dẹp bớt tâm vị kỷ nhỏ hẹp của mình và nghĩ đến mọi người, mọi loài. Tất cả mọi chúng sinh đều cùng chung một con thuyền, đều muốn hạnh phúc và xa rời khổ đau. Các loài động vật, tôm cá, chim chóc, bò sát, côn trùng, cũng đều có cảm nhận giống như chúng ta. Đừng vì hạnh phúc cá nhânchà đạp lên hạnh phúc của kẻ khác. 

Hãy dùng tâm rộng lượng, thực hành bố thí, cho đi để đối trị tâm keo kẹt bủn xỉn. Thay vì giết hại chúng sinh vô tội, chúng ta dang tay cứu giúp, thực hành phóng sinh. Một con kiến nhỏ bò trên bàn làm việc, thường thì bạn sẽ thấy ngứa mắt và dùng ngón tay miết chết không thương tiếc. Với một chút lòng từ, bạn dừng lại một giây và nhẹ nhàng thổi nó ra chỗ khác. Khi hành động có chính niệm, trên nền tảng của tâm từ bi hỷ xả, chắc chắn chúng ta sẽ thấy an lạc hơn.

Lời nóisức mạnh rất lớn. Một lời thêu dệt, dối trá có thể hủy hoại một mối quan hệ tốt đẹp, cũng như một lời từ ái động viên đúng lúc có thể cứu một mạng người. Chúng ta hãy cẩn trọng trong ngôn từ và chọn những lời yêu thương, chân thật.

Nếu bạn đang ở nhà, hãy quan tâm chăm sóc những người thân gần gũi bên mình, đối xử với nhau bằng sự kiên nhẫncảm thông, dành thời gian trưởng dưỡng tâm linh, đồng thời, hãy chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh bằng việc đóng góp, chia sẻ những điều tích cực, dù là vật chất, sức lực hay tinh thần

Thực hành thiện nghiệp chính là cách hữu hiệu để chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau và gieo trồng hạt giống của hạnh phúc bền lâu







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18408)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24558)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.