Kinh Pháp cú - Phẩm Hoa

17/12/20201:00 SA(Xem: 10827)
Kinh Pháp cú - Phẩm Hoa
kinh phap cu

Kệ Ngôn 54-55

Hương hoa không ngược gió,
Gỗ trầmmộc hương,
Hoa lài cũng không thể
Chỉ có hương đức hạnh
Mới bay ngược chiều gió.
Bậc hiền nhân tỏa khắp
Vang danh bốn phương trời.

Gỗ trầm hay mộc hương,
Hoa sen hoặc hoa lài
Trong các thứ hương đó,
Giới hươngtối thượng

(Việt dịch Tỳ Khưu Trí Siêu)

Chánh Hạnh chuyển biên

TT Trí Siêu:
Câu kệ ngôn Pháp cú số 54 -55 cùng một duyên khởi. Đức Thế Tôn thuyết tại Savatthi khi Tôn giả A-nan-đa đã bạch hỏi Đức Thế Tôn về những loài hương bay ngược chiều gió.

Hương các loại hoa thơm
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời

Na pupphagandho paṭivātameti,
na candanaṃ tagaramallikā‚
satañca gandho paṭivātameti,
sabbā disā sappuriso pavāyati

Câu số 55

Hoa chiên đàn, già la,
Hoa sen, hoa vũ quý.
Giữa những hương hoa ấy,
Giới hươngvô thượng

Candanaṃ tagaraṃ vāpi,
uppalaṃ atha vassikī;
etesaṃ gandhajātānaṃ,
sīlagandho anuttaro

Trong hai bài kệ Đức Thế Tôn tuyên thuyết để giải tỏa sự thắc mắc cho Tôn giả A-nan, tán thán người có giới hạnh. Trong cả hai bài kệ có nói đến một loại hương bay ngược chiều gió, đó là giới hương hay nói một cách khác tức là hương của bậc có đức hạnh. Trong câu kệ ngôn số 54 satañca gandho tức là hương bậc đức hạnh.Chữ satañ tức là chữ santañ được chia theo sở thuộc cách nên là satañ. Chữ santa có nghĩa là bậc tịnh giả, bậc thanh tịnhsatañca gandho là hương thơm của các bậc giới hạnh, các bậc tịnh giả. paṭivātameti là bay ngược chiều gió. Còn những loại puppha gandho là hương của các bông hoa, na paṭivātameti là không bay ngược chiều gió. Kết luận điều này Đức Thế Tôn dạy rằng, sappuriso pavāyati sabbā disā đối với bậc chân nhân, bậc thiện trí trong đời luôn luôn tỏa khắp bốn phương. Những vị có đức hạnh, có đức tánh cao đẹp, có giới trang nghiêm, dầu cho vị đó ở chân trời gốc bể hay bất cứ nơi nào, người ta cũng biết đến vì danh tiếng của vị đó đã lừng lẫyđồn đãi khắp nơi. “Hữu xạ tự nhiên hương”, đời sống các vị thanh tịnh, tốt đẹp đưa đến tâm hồn cao thượng. Chẳng những vị đó an vui, tự tại cho giới đức của mình mà chính do giới đức này cảm hóa được chúng sanh. Vì vậy được gọi là bậc có giới hạnh, tỏa khắp các phương trời. Chỉ có hương thơm của bậc có đức hạnh mới bay ngược gió.

Trước tiên chúng tôi xin đặt nặng giảng về câu kệ ngôn số 54. Kệ ngôn này không đề cập đến hương giới hạnh mà là hương của bậc đức hạnh. Chữ satañ chỉ chung cho cả những hạnh đức như giới hương, định hương và tuệ hương (sila gandho, samadhi gandho, pañña gandho). Trong bốn loại hương Đức Phật trình bày là sila gandho giới hươngsamadhi gandho định hương,  pañña gandho tuệ hương và ayatana gandho xứ hương. Xứ hương là hương thơm mà tỷ căn bắt được gọi là ghānāyatana tức là tỷ xứ. Đối tượng của tỷ xứ tức là đối tượng của mũi ngửi gọi là ayatana gandhoAyatana được chỉ cho ghānāyatana là tỷ xứ hay mũi. Những hương thơm thông thường, đối tượng của mũi là luồng gió mang theo hơi mùi, cho nên gió thổi ở đâu hơi mùi sẽ theo đó, xuôi theo chiều gió. Đó là những hương thơm của các loài hoa người đời tán thán, ca ngợi dùng làm mỹ phẩm, dầu thơm thoa xức trên thân. Những hương thơm độc đáo này không thể nào bay ngược chiều gió bởi vì nó là vật chất

Còn đối với giới hương, định hương, tuệ hương của bậc có đức hạnh, những vị viên mãn về giới, về định, về tuệ, có trí tuệ thâm sâutâm kiên định, có phẩm hạnh thanh cao. Khi các vị ở nơi nào người ta sẽ hoan hỷ ca tụng, một đồn mười, mười đồn một trăm, đồn đãi cùng khắp bốn phương nên nói hương thơm đức hạnh bay ngược gió paṭivātameti. Đừng nói chi trong cõi người, ngay cả Chư Thiên, Phạm Thiên trên cõi trời dục giới hay cõi trời sắc giới hữu tưởng cũng rất hoan hỷ. Khi biết ở cõi người có những bậc có đức hạnh,  cho dù các vị  tu tập ở tận chân trời góc bể hay ẩn dật nơi rừng sâu các vị chư Thiên hằng đảnh lễ, tôn trọng, cúng dường, hộ trì. Bậc chân  nhân  sabbā disā chỉ cho bậc trí tuệ, do vây chữ sappuriso đồng nghĩa với santañ. Cả hai danh từ này chỉ cho bậc thiện trí thức là những bậc tịnh giả, bậc có trí tuệ cao siêu và có đức tu đặc biệt thuần thục trong thiện pháp.

Trong vài kệ số 55, Đức Phật đặc biệt nói về giới hương
Hoa chiên đàn, già la,
Hoa sen, hoa vũ quý.
Giữa những hương hoa ấy,
Giới hươngvô thượng
Có những từ được sử dụng Candana, hoa chiên đàn, thật ra không gọi là chiên đàn mà đúng nghĩa chữ Candana là trầm hương đỏ. Chữ tagara, trong bài kệ âm là già la, chữ này chỉ cho loài thảo mộc trong rừng vô danh nhưng rất thơm. Chữ uppalaṃ chỉ cho hoa sen, vassikī chỉ cho hoa lài. Danh từ sử dụng trong bài kệ khó nhất quán giữa những bản dịch, tuy nhiên đối với chúng ta là người nghe pháp, thuyết pháp không đặt trọng tâmtừ ngữ, chỉ cần nắm nhu thế nào gọi là những loài hoa có hương thơm ngào ngạt. Đức Phật tuyên bố giữa những loài hương  giới hươngvô thượng.

Giới là những điều răn cấm được Đức Phật chế định, khi thọ trì giới sẽ làm giảm những ác nghiệp của thân khẩu và ý. Chữ sila là giới, không phải bất cứ trường hợp nào cũng gọi là giới bởi vì có những người không có điều kiện để sát sanh hay trộm cắp v.v…nên họ không bao giờ sát sanh hoặc trộm cắp nhưng với những người đó không có tác ýhoan hỷ trong việc giữ giới nên mặc dầu hành động của họ xem nhưgiữ giới nhưng thật ra không phải là giữ giới. Khi Phật tửsự cố ý giữ giới, dù rằng mỗi mỗi ngày có đôi lúc chúng ta không có cơ hội để sát sanh nhưng khi nhớ được giới của mình thì chúng ta hoan hỷ, lại tác ý giữ giới gọi là sila cetana hay cetana silaṃ tức là giới do tác ý từ bỏ. Điều gọi là sammādāna sila  giới bằng cách thọ trì, tức là có sự tuyên bố trước chư Tăng và được chư Tăng hướng dẫn chúng ta đọc theo. Thọ trì giới như vậy nhưng nếu không có sự tác ý chúng ta vẫn không thể nào thành tựu phước báu của giới. Bởi vì cho dù rằng có thọ trì giới suốt cả ngày nhưng không có sự tác ý, do vậy không khởi lên tâm thiện hoan hỷ trong giới, hoặc tâm thiện trong đó có chánh ngữ chánh nghiệp chánh mạng ngăn ngừa thân ác hạnh ,khẩu ác hạnhác hạnh hay ngăn ngừa sự nuôi mạng bất chánh. Do vậy giới thành tựu được do nhờ cetana. Điều đó rất quan trọng.

Một loại giới nữa tức là visuddhi sīla, tức là giới thanh tịnh. Ở đây không còn đặt vấn đề tác ý chừa bỏ hay sự thọ trì mà là sự thanh tịnh phiền não. Chẳng hạn giới hạnh của các vị A-la-hán, những vị này đã đoạn trừ phiền não cho nên các Ngài không còn làm những điều ác, không có những khuyết điểm, lỗi lầm. Khi đề cập đến giới hạnh, chúng ta hiểu rằng người giữ giới ví như có hàng rào che chắn những ác bất thiện pháp không cho thâm nhập vào nội tâm, không để cho ác bất thiện pháp xui khiến thân hành động quấy, khẩu nói lời quấy. Đời sống của người có giới luôn có sự thận  trọng chuyên cần, nhất là có chánh niệm. Vì  nếu như giữ giới mà không có sự ức niệm, ghi nhớ biết mình sẽ dễ dàng phạm giới. Khi đề cập đến quả báo của sự giữ giới, Đức thế Tôn đã dạy,


-“ Người giữ giới do họ không có sự dễ duôi phóng dật nên tài sản của họ được bảo tồn. Người giữ giới được các bậc thiện trí thức tán dương, tiếng tốt được đồn xa, trong giờ phút lâm chung tâm không bị bấn loạn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh về cõi trời”.Khi hiểu được quả báo của giới, người Phật tử sẽ hoan hỷ trong việc giữ giới.

Thật ra bài kệ này không khó hiểu, nhưng chúng tôi đặt nặng giảng giải một vài vấn đề. Khi đề cập đến giới hương, chúng tôi trình bày về giới, các loại giới, cũng như trạng thái của giới. Có hai trường hợp cần chú ý về giữ giới, giới nào liên hệ đến pháp và luật của bậc Thánh, liên hệ đến mục đích giải thoát, đó là giới chân chánh, là những giới do Đức Thế Tôn chế định, đem đến cho chúng ta một sự an vui hạnh phúc. Còn nếu như giữ giới do cuồng tín, mê tín chúng ta sắp đặt bày vẽ các nghi thức để mà giữ. Chúng ta cũng tuyên bố giữ giới nhưng những giới này gọi là giới cấm thủ sīlabbatupādāna. Các bậc trí không hoan hỷ tán dương giới cấm thủ . Những giới nào liên hệ đến mục đích mới được xem như giới của bậc Thánh, còn những giới khi thực hành chỉ đem đến sự khổ hạnh ép xác, hoặc những giới rườm rà không phát sanh trí tuệ, làm tăng trưởng phiền não, hoặc làm cho những người xung quanh phiền toái, đó không phải là sự giữ giới đúng đắn.

Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật dạy, người giữ giới có ba hạng, có hạng người giữ giới như kẻ chăn bò, có hạng người giới như kẻ ngoại đạo và hạng người giữ giới như bậc Thánh.
-Giữ giới như kẻ chăn bò, có nghĩa là thọ trì bao nhiêu học giới, một giới hai giới hoặc 227 giới, họ nghĩ rằng ta đã nguyện giữ bao nhiêu giới đó trước mặt Đức Thế Tôn, trước mặt chư Tăng vì vậy ta phải cố gắng giữ những giới này. Khi giữ giới như vậy họ hoàn toàn không tác ý, không suy quán đến cuộc đờiđau khổ nên phải giữ giới như thế nào. Họ giữ giới như người chăn bò đếm số bò ra đồng cỏ buổi sáng và số bò lùa về vào buổi chiều, không để mất mát, không để chủ rầy la quở phạt là được. Họ không cần biết con bò có lợi ích ra sao, mập hay ốm. Người giữ giới như vậy chỉ thọ trì với tâm lý nguyện giữ điều gì thì giữ điều đó chứ tâm lý không sâu sắc.

-Giữ giới như kẻ ngoại đạo. Nói chung ngoại đạo là những giáo phái ngoài Phật giáo. Thời Đức Phật có những ngoại đạo như Bà-la-môn hay Ni-Kiền-Tử Nigandha. Những đạo giáo đó có chủ trương khác vì các giáo chủ có thể thông suốt Tam-vệ-đà, thông suốt các nghi thức, họ cũng có trí tuệ trong cuộc sống, nhưng không thấu rõ pháp giải thoát, không thấu rõ chân lý tứ đế, không thấu triệt được trạng thái tịch tịnh của niết bàn. Do đó khi họ giữ giới, tuyên bố về điều giới nào thì điều đó hoàn toàn không liên hệ đến mục đích giải thoát. Những điều giới họ đưa ra do sự thiển cận tri kiến nên có thể rơi vào giới cấm thủ, khổ hạnh ép xác. Khi một người đệ tử Đức Phật giữ giới với tánh cách tự mình làm khổ mình hay làm nóng nảy cho người khác, hoàn toàn không ý thức được sự giữ giớicố tình vẽ vời và làm cho nặng nề thêm, xem giới như một gômg cùm phải mang vào cổ. Như vậy  mặc dầuđệ tử Phật nhưng giữ giới như thế được xem nhưgiữ giới như kẻ ngoại đạo.

-Giữ giới như bậc Thánh. Bậc Thánh là những vị đã giác ngộ niết-bàn hay đang trên đường giác ngộ niết bàn, là bậc hữu học. Giải thích ý nghĩa bậc Thánh là như vậy, nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng, chữ ariya còn có nghĩa là cao thượng. Tâm lý giữ giới rất quan trọng, khi người giữ giới đúng theo tâm lý giữ giới sẽ đem đến điều tốt đẹp. Ví dụ người Phật tử thay vì chỉ nguyện không sát sanh, chúng ta cũng cần biết những gì thuộc về sân sanh khởi, về hiềm hận oan trái, tâm ganh tỵ tật đố, những phiền não này sẽ khiến cho thân hành động sát sanh, trộm cắp, tà dâm hoặc đánh đập chúng sanh khác v.v…Như vậy chúng ta sẽ cố gắng loại trừ.

Người giữ giới như bậc Thánh không phải giữ giới bằng hình thức mà phải giữ bằng nội tâm, thấy chúng sanh khác không nở đánh đập, làm hại gây thương tích chứ đừng nói chi sát sanh. Thấy tài sản của người không những không trộm cắp mà cũng không dùng những cách này cách kia để người đó dâng cúng đến cho mình. Người giữ giới cao thượng, giữ giới như bậc Thánh phải có liên hệ đến mục đích giải thoáttâm lý giữ giới. Người này trước hết an trú tâm từ bi, sau đó giữ giới dựa trên tâm từ bi. Thứ hai tu tập chánh mạng, luôn cố gắng giữ mình trong việc nuôi mạng, không giết chúng sanh, không trộm cắp, hay nói dối lừa chúng sanh khác để nuôi mạng. Chánh mạng  hổ trợ cho giới thứ hai là giới trộm cắp được một cách hoàn hảo. Với giới tà dâm, người cư sĩ vẫn chung thủy với người vợ hay người chồng của mình nhưng đối với tư tưởng của bậc Thánh là thiểu dục, tri túc tức là ít có sự tham đắm ái luyếntri túc với vợ nhà hay chồng nhà của mình. Không những không nói lời sai sự thật mà ngay cả những lời nóitính cách gây hại cho mình và cho người khác như nói những lời độc ác, những lời vô ích cũng không nói. Đối với một người hoan hỷ tu tập chánh niệm tỉnh giác, rượu là chất say làm mất đi sự tỉnh giác của tâm, làm cho tâm  bị mê mờ bị điên đảo. Như vậy người giữ giới như bậc Thánh xem uống rượu như sự trở ngại thiền định đạo quả, trở ngại cho tâm lý giải thoát. Đối với đệ tử Đức Phật khi giữ giới, an trú năm điều như trên thời sự giữ giới của chúng ta tốt đẹp, cao thượng.

Ở đây chúng ta cần phân biệt như thế nào là giới hương bay ngược chiều gió và tỏa mùi hương khắp bốn phương, đó là giữ giới như bậc Thánh. Nếu giữ giới như giới cấm thủ, như kẻ chăn bò, như kẻ ngoại đạo thì hương thơm của giới hạnh sẽ không có. Những người giữ giới như bậc Thánh mới đem đến sự lợi ích, an vui. Giới đó là giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương. Những hương đó sẽ bay ngược chiều gió và tỏa cùng khắp các chân trời.
Có ba pháp môn tu căn bản.
- Bố thí xả tài. Tâm chúng ta không bỏn xẻn, chấp thủ tài vật.
-Giữ giới, thọ trì giới tùy theo sức của mình ngũ giới, bát giới hay thập giới, Vì rằng có những trường hợp, những sinh thái chỗ người đó ở hoặc làm việc hay hoàn cảnh không giữ trọn được năm giới hoặc tám giới , cũng có thể giữ một hay hai giới trong những giới đó. Giới Đức Phật chế định gọi là Patimokkha, biệt biệt giải thoát giới, giữ được một giới thì giải thoát được một phần.
-Tu thiền bhāvanā. Người Phật tử tu tập không những bố thí trì giới mà còn phải rèn tâm tánh. Khi tâm sanh khởi những điều ác, phải dùng thiền định chế ngự. Khi nào thân nghiệp ác khẩu nghiệp ác dáy khởi thì chúng ta mới dùng giới để chế ngự còn tâm tham ác, thân tham ác sanh khởi phải dùng thiền định thuộc về ý nghiệp dể chế ngự. Người Phật tử thuần thành chân chánh phải tu tập ba pháp môn đó theo trình tự tức là giới năng sanh định, định năng sanh tuệ. Giới là nền tảng đầu tiên trong các thiện pháp nâng đỡ cho tâm địnhtrí tuệ. Do vậy giới rất quan trọng. Chúng ta giữ giới thanh tịnh trong sạch để đem lại sự lợi ích cho chính mình chứ không phải giữ giới để chỉ trích người khác. Đó là điều chúng tôi muốn trình bày với quý vị.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2013(Xem: 18690)
19/08/2010(Xem: 65909)
27/12/2010(Xem: 58063)
10/05/2018(Xem: 11948)
02/08/2017(Xem: 16297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.