3. Pháp thiền thứ ba: Thiền tọa cơ bân tính luyện

24/12/20202:59 CH(Xem: 4866)
3. Pháp thiền thứ ba: Thiền tọa cơ bân tính luyện

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức



3. PHÁP THIỀN THỨ BA
THIỀN TỌA CƠ BẢN
TINH LUYỆN
Đạt đến sự thấu suốt

Mỗi pháp thiền trong bảy pháp thiền đều khai mở cho chúng ta đến một tầng bậc thâm sâu hơn. Giống như phép quán Thân là bước chuẩn bị cho thiền chỉ, phép thiền toạ tinh luyện - chủ đề hiện tại của chúng ta - là bước chuẩn bị cho thiền quán, pháp thiền sẽ được giới thiệu trong chương sau. Với phép tọa thiền tinh luyện, sự thấu suốt nhiều hơn cho phép sự tập trung chú ý mang tính thư giãn của chúng ta trở nên vững chắc vằ chính xác hơn.

Trong tiếng Tây Tạng, phong cách thiền định này được gọi là jog-gom.  Jog có nghĩa là “bình ổn”, còn gom có nghĩa là thiền định. Có thể minh họa điều này bằng ví dụ người chăn cừu và đàn cừú, qua đó bản thân bầy cừu (các suy nghĩ thông thường của chúng ta) đang trong trạng thái tĩnh lặng và không thích chạy lăng xăng nữa, nhưng người chăn cừu vẫn phải quan sát để bảo vệ chúng tránh khỏi những con sói (các suy nghĩ ngấm ngầm gây nên sự phân tâm). Như vậy, ở đây - để làm dịu bớt những suy nghĩ ngấm ngầm tinh tế - có sự thư giãn nhiều hơn và ít bồn chồn lo lắng hơn so với trước đó, và từ những hỗ trợ của trạng thái thư giãn mà sự ổn định xuất hiện. Chúng ta trở nên có cảm hứng để an trụ lâu dài hơn trong trạng thái thiền định.

 

Sự thấu suốt xuất hiện

Tôi gọi pháp thiền thứ ba này là pháp tọa thiền cơ bản tinh luyện bởi nó bao hàm mức độ nhạy cảm lớn hơn nhiều so với hai pháp thiền trước. Chúng ta bắt đầu bằng sự cảm nhận và thư giãn thân, rồi chuyển sang thiền chỉ, qua đó chúng ta học được cách tập trung sự chú ý vào một đối tượng. Bây giờ, sau khi đạt được một số kinh nghiệm với việc cảm nhận và tập trung chú ý, trong pháp thiền thứ ba này, chúng ta sẽ tập trung vào một thứ có tính chọn lọc hơn - điều mà chúng ta đã có nói đến ở chương trước. Chúng ta sẽ tập trung vào sự tĩnh lặng đã phát triển trong khi thực hành thiền chỉ, và cho phép điều đó hòa nhập lại thành cảm giác thấu suốt, đầy năng lượngcảm hứng, sẽ xuất hiện khi chúng ta cho phép tâm thức của mình thư giãn và an định. Một cách diễn tả khác về điều này là, có năng lượng để thư thái nhiều hơn. Trước đây, một số nỗ lựccần thiết để thu được năng lượng an định, nhưng bầy giờ bạn đang trải nghiệm năng lượng đó theo một cách thế tự nhiên và ổn định. Đó là một bước thay đổi tế vi mà cuộc trải nghiệm với việc an trụ trong tĩnh lặng cho phép chúng ta nhận ra.

Đôi lúc, trong thiền định, chúng ta an định, sự tập trung chú ý diễn ra rất tốt, nhưng cảm hứng thì không nhất thiết quá rõ ràng đến vậy. Cảm hứng ở đây có nghĩa là phẩm chất chúng ta trải nghiệm được khi năng lượng của sự thấu suốt trở thành sức chú ý của thiền định. Chúng ta đã đạt đến tĩnh lặng thông qua sự chú ý khi thực hành thiền chỉ,- bầy giờ chúng ta trải nghiệm, triệt đểliên tục hơn, ngay chính sự tĩnh lặng đỏ, đồng thời cho phép sự thấu suốt xuất hiện. Không có tính chất sinh động của trạng thái thấu suốt, chúng ta có thể rơi vào tình trạng uể oải, lờ đờ và thậm chí Ịà buồn ngủ. Sự thấu suốt giúp tạo ra quần bình - một hiểu biết tỉnh thức, liên tục.

Khi tĩnh lặng nảy sinh trong cuộc thiền định, nó giống như bằng chứng cho việc trải nghiệm sự chú ý. Khi được phát triển xa hơn nữa, tĩnh lặng dẫn đến tâm thanh tịnh - một tâm thức không còn các suy nghĩ và cực kỳ tập trung vào sự mở rộng cốt yếu. Khi ấy, toàn bộ bầu không khí trở nên trong suốt và tràn đầy năng lượng. Không chỉ có sự tĩnh lặng, mà độ sáng còn mạnh hơn nữa - tâm trí thanh tịnh. Như vậy, pháp thiền thứ ba này, giống như tất cả các pháp thiền khác, có tiềm năng mang đến cho chúng ta sự thấu suốt tối thượng, bản chất cốt lõi của tâm thức.

 

Đạt được sự an định

Ở đây, chúng ta cũng sẽ bắt đầu đạt được một số ổn định. Sự ổn định không chỉ đơn thuần là tập trung vào một đối tượng. Người ta đạt được nó là từ phẩm chất tự nhiên của sự tinh tế và sự an trụ vào đối tượng - chúng ta trải nghiệm sự an định, chứ không chỉ sự tập trung. Lúc bắt đầu, chúng ta phát triển sức tập trung bằng cách hướng sự chú ý vào các đối tượng (chẳng hạn như các hình ảnh...) một cách chú tâm. Nhưng ở đây, chúng ta nhấn mạnh đến sự an tĩnh bằng chính sự chuyên chú nhất điểm, bằng sự hợp nhất giữa tâm với vật. Sự khác biệt rất tinh tế, nhưng nó có và bạn sẽ cảm nhận được nó.

Một lần nữa, do cách mà thông thường chúng ta vẫn hành động trong các tình huống hàng ngày, cho nên chúng ta dễ có khuynh hướng cố sức thực hiện khi bắt đầu thiền định. Chúng ta có thể nhắc nhở mình, hết lân này đến lần khác, là “hãy ở ngay đây” hoặc “hãy hiện hữu”, nhưng sự nhắc nhở không ngừng đang trở thành thái quá. Chúng ta muốn buông bỏ sự căng  thăng. Điều ấy có thể hơi nan giải một chút, bởi nêu buông lỏng hoàn toàn sự tập trung, chúng ta sẽ rơi trở lại trạng thái tâm thức mông lung và vô tổ chức - một tâm trí lang thang trôi dạt khắp mọi hướng. Nhưng, thay vì thúc ép phải tập trung, hãy cho phép tâm trí được thư giãn và hòa mình vào trạng thái tĩnh lặng mà không cần phải cố sức thái quá.

Một lần nữa, hãy nghĩ đến hình ảnh thác nước. Nếu cứ chăm chú vào từng giọt nước - mỗi suy nghĩ đang trôi qua - chúng ta không thấy được dòng chảy. Hãy có mặt ngay trong hiện tại và chỉ cần cho phép dòng thác trải nghiệm chảy qua mà không can thiệp gì hết. Bởi tâm thức không còn quá năng nổ khi chỉ quan sát hiện tại nền nó trở nên thư thái hơn. Một khi sự thư thái tự hiện thành, hãy lấy điều đó làm mục tiêu chú ý. Chúng ta đang chú ý vào dòng nước. Dòng nước đang trở thành một với sự thư giãn.

Nếu bạn để ý thấy tâm trí đang lang thang trôi dạt, khi bạn đang mang tâm thức quay trở lại với sự chú ý, không cần gì phải bực mình hay có thái độ phê phán. Đừng tạo ra và quay lại bộ phim tư liệu tiêu cực mang tựa đề “Tôi luôn bị phân tâm”, vì chính điều đó sẽ trở thành một chướng ngại. Thay vì thế, chỉ cần đưa tâm thức trở về một cách vui vẻ, và hãy phấn chấn lên với niềm hạnh phúc lẫn sự nhiệt tình. Khi có sự hoan hỉ, và bạn đang trải nghiệm việc nối kết với bản chất an tịnh của tâm thức, việc ấy mang lại năng lượng của sự cởi mở đón nhận và sự nhiệt tình. Khi chúng ta trải nghiệm sự thấu suốt, sự thấu suốt đó chính là niềm hoan hỉ - niềm hoan hi làm nảy sinh cảm hứng. Tâm thức có thể đang an tịnh, trong sự hiểu biết rằng nó đang an tịnh hay bị phân tâm. Nhưng, thật ra đâu có sự phân biệt giữa các ý nghĩ và người suy nghĩ. Người suy nghĩ cũng chính là tâm thức. Hãy cố gắng mang mọi thứ trở về trung tâm của tâm thức an tịnh. Rồi hãy cảm nhận không gian thư giãn và tinh khiết này. Từ góc độ đó, khi sự phân tâm xảy ra, chúng ta không cần phải chiến đấu với chúng. Chúng ta đã biết lời chỉ dẫn này: hãy biết đến chúng mà không bị phần tâm vì chúng - chỉ cần để cho chúng trôi qua. Thậm chí bạn có thể nói, “Đừng bị phân tâm bởi những điều gây phân tâm”, chúng ta không động gì đến các ý tưởng và cũng không đề cập gì đến các cấu trúc tinh thần. Do đó, chúng ta chẳng phải bận rộn gì nhiều. Nếu ra sức để lảng tránh mỗi suy nghĩ, khước từ hay chấp nhận chúng, chúng ta đang bám chấp. (Bám chấp - grasping) là một thuật ngữ Phật giáo. Nói chung, nó chỉ đến sự góp phần hay can thiệp vào một hiện tượng tinh thần bằng bất cứ cách nào). Nếu các suy nghĩ thuộc loại vui vẻ, chúng ta bám vào chúng; nếu chúng thuộc loại không vui, chúng ta đẩy chúng ra xa. Cả hai việc xảy ra khi chúng ta giao tiếp với từng suy nghĩ. Nhưng khi tâm tĩnh lặng và an trụ trong bản chất của nó mà không chao đảo, khi các suy nghĩ đến, chẳng có chỗ cho chúng ta bám víu. Nếu tâm thức của chúng ta tự do, những suy nghĩ này có thể biến mất, chúng không cắm rễ.

Việc hiện hữu trong kiểu tâm thứcthiền định như vậy là hết sức tự nhiên, nhưng mặt khác, đôi khi chúng ta nghĩ rằng cuộc sống thường nhật “bám chặt giữ chặt” của mình là tự nhiên hơn bởi đã sống trong đó cả một thời gian dài - nó đã trở nên tự động. Nêu nhìn thật kỹ và thật sâu, chúng ta hiểu rằng việc đó chẳng tự nhiên chút nào - đó chẳng qua là do thói quen. Khi tâm thức có cơ hội để an định sâu lắng, nó sẽ biết rằng cái gì là và cái gì không phải là bản chất của nó. Hãy để cho tâm thức như nó đang là - một cách sâu lắng - và bạn sẽ tìm thấy cầu trả lời. Điều hết sức quan trọng là phải cho phép tâm thức cởi mở đối với điều đó.

 

Dẫn nhập vào tính không

Khi chúng ta thư giãn vượt khỏi những lo âu của cái nhìn cụ thể, cứng nhắc và mang tính luân hồi về thực tại, và các góc cạnh sắc nhọn lẫn các chi tiết của thế giới ấy bắt đầu trở nên mềm đi, chúng ta sẽ trải nghiệm cảm giác hòa hợp. Đến đây, chúng ta đang đứng bên bờ mép của hư không - chúng ta không còn tin rằng mọi thứ đều có sự hiện hữu cố hữu và cố định nữa. Ở đây, những gì đang thư giãn chính là tâm thức cùng các giả định do thói quen của nó - những  duyên khởi tinh thần của nó. Khi quan sát thật gần, chúng ta phát hiện ra rằng vạn pháp, không thật sự có tự tính riêng, cách biệt; mà có một sự tương liên tương thuộc giữa chúng, làm mờ đi những phân biệtchúng ta đang áp đặt. Vạn pháp không có dạng thức riêng biệt, cụ thể. Chúng thật ra chẳng phải là “vạn pháp”. Có thể quan sát được điều này ngay cả ở mức nguyên tử và nhỏ hơn nữa. Như vậy, vạn pháp hư không về tự tính, hư không về sự hiện hữu độc lập. Nhưng đừng nhầm lẫn hư không với chẳng có gì hết. Mọi sự vật và hiện tượng đều khởi sinh tương liên và phụ thuộc, và sự tỉnh thức vốn có lẫn trí tuệ là những phẩm chất chưa bao giờ vắng mặt khỏi vũ trụ của chúng ta. Chính sự thấu suốt của tâm thức trí tuệ - sự thấu suốt mà chúng ta bắt đầu phát triển trong pháp thiền này - nhận biết tính không (emptiness). Chẳng có bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào không do duyên khởi mà ra. Do đó, chẳng sự vật hay hiện tượng nào mà lại chẳng có tính không.

Nhưng chúng ta cần phải tinh luyện tâm thức củạ mình thông qua thiền định để có được sự nhận biết nàý. Bình thường, khi nhìn biển, chúng ta thấy hàng vạn con sóng, lớn lớn nhỏ, trên bể mặt của nó. Cả vùng biện có vẻ đang chuyển động loanh quanh. Nhưng, đến một lúc nào đó thì tất cả các con sóng đều có thể lặng yên hoàn toàn, để lại một bề mặt trong suốt, phẳng lặng, như gương soi. Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấu qua sự trong trẻo mênh mông xuống tận đáy của nó. Và sự trong suốt của bề mặt cũng phản chiếu bầu trời, các đám mây, các vì sao, mặt trờimặt trăng. Bất cứ cái gì đi qua bể mặt không xao động qua nó cũng đều được phản chiếu lại đầy đủ. Cũng như vậy, nếu tâm thức bị che mờ bởi những suy nghĩ lẫn các cảm xúc rối mù, chúng ta không thể nào đi sâu được vào bên trong của mình, mà tâm thức của chúng ta cũng chẳng phản chiếu lại được các hiện tượng một cách rõ ràng. Khi có được sự thấu suốt đó, chúng ta nhìn thấy bản chất đích thực của vạn pháp - ở bên trong lẫn bên ngoài - và đó là sự nhìn thấu vào tính không. Chúng ta có thể hiểu một cách trực tiếp rằng các hiện tượng  đều chẳng có sự tồn tại cố hữu nào. Nhưng, một lần nữa, đừng lẫn lộn điều này với cảm giác rỗng không, hoàn toàn rỗng không, chẳng có gì hết. Như một cái lỗ đen chẳng có chút ánh sáng và năng lượng nào. chúng ta cũng không nên hiểu tính không là một vật thể, một “sự vật”. Mà là một hiểu biết trực tiếp.

 

Cởi mở đón nhận hạnh phúc và trải nghiệm bàn chốt cốt yếu của tâm thức

Khi chúng ta bắt đầu học phong cách thiền định này, việc đó có thể có hơi khó khăn, bởi vì khuynh hướng của tâm trí là sản sinh ra các suy nghĩ và bởi quá trình tư duy là tạo ra thêm các suy nghĩ nữa bên trong mỗi suy nghĩ kế tiếp. Như chúng ta cũng biết qua kinh nghiệm, việc đạt được sự yên tĩnh có thể hơi khó khăn. Đến lúc này, chúng ta có thể sử dụng đôi chút cảm hứng từ một tâm thức hạnh phúc, một tâm thức đang tự vấn rằng, “Tại sao mình bị phân tâm? Tại sao không hiện hữucho phép vạn pháp như chúng đang là? Hãy hạnh phúc. Hãy để tâm thức rộng mở đón nhận hạnh phúc”. Khi tâm thức trở nên an định và tịnh khiết hơn, cái cốt yếu của điều đó là hạnh phúc. Để đạt được và cảm nhận tâm tinh khiết, bước thứ nhất là có một cái tâm thanh tịnh. Khi ấy, chúng ta hưởng được trạng thái tĩnh lặng, và từ sự thụ hưởng này mà cảm hứng xuất hiện - một khía cạnh của sự thấu suốt.

Khi tâm được hạnh phúc và bình lặng, sẽ có cơ hội rất lớn để đào sâu nhận thức của chúng ta về phẩm chất nội tại của tâm thức. Thông qua thiền định, chúng ta bước vào một quá trình tự tri càng lúc càng mỹ mãn. Cái tôi bên trong trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta di chuyển đến nó càng lúc càng gần hơn. Việc cảm nhận cái cốt yếu của tâm là gì?   Để trả lời điều này, chúng ta phải trải nghiệm sự nối kết, một sự nối kết mà do tính chất tế vi của nó, không dế dàng gì có được khi chúng ta bị phân tâm. Nhưng sau khi trải nghiệm nó, chúng ta biết có một nơi chốn như vậy, một kinh nghiệm như vậy. Khi trở nên quen thuộc với nó và nhớ nó, chúng ta dễ có thể tìm được đường để quay lại với nó nhiều hơn. Trong các pháp thiền về sau, chúng ta sẽ trau chuốt trải nghiệm này, làm cho nó trở nền hữu hình, sáng rực và dễ tiếp cận hơn.

 

Động Cơ

Khi hành thiền, chúng ta đang làm một điều hữu ích cho toàn thể chúng sinh. Chúng ta tìm được câu trả lờiý nghĩa cho cầu hỏi, “Làm cách nào tạo được một thế giới yên bình và hòa hợp?” Nếu chúng ta có sự bình yên bên trong và được kết nối với tâm thức, kiểu phát triển như vậy sẽ tạo ra một môi trường nội tâm tồn tại lầu dài hơn và có tác động mạnh mẽ hơn ở bất cứ nơi đâu chúng ta đến. Với trải nghiệm về. sự thấu suốt nhiều hơn, chúng ta biết cách làm thế nào để mang lại hạnh phúc trên con đường mình đang đi và có thể góp phần vào những hành động có ý nghĩa cho bản thân và cho tha nhân - những hành động giống như việc phát hiện vàng trong lòng đất vậy. Để điều này xảy ra, hết sức quan trọng là phải có cảm hứng để mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho tha nhân. Thái độcảm hứng như vậy xuất phát từ việc nhận ra bản chất của sự hiện hữu, của tâm thức chúng ta. Khi điều này xảy ra, chúng ta có thể dùng năng lượng và hành động để mang lại lợi ích cho các tình cảnh huống trong cuộc sống. Như vậy, động cơ tốt, dẫn đến sự quần bình và lợi ích cho toàn thể chúng sinh, là một phần trong tinh hoa của pháp thiền này.

 

Thăm lại thân, khẩu và ý

Bởi đang đi sâu hơn vào công cuộc thiền định, nên chúng ta hãy khảo sát cặn kẽ hơn các âm tiết OM, AH và HUNG, vốn có liên quan đến thân, khẩu và ý. Trong Phật giáo, thật ra có đến hai tâm trí, tâm trí của bộ não (brain-mind)tâm trí của trái tim (heart- mind). Tâm trí của bộ não là thứ mà chúng ta hết sức quen thuộc, thường được ví với một chiếc máy tính. Nó có thể lưu trữ và truy xuất thông tin trong các ký ức, có thể thực hiện các phép tính... Nhưng, giống như máy tính vẫn nằm yên cho đến khi có ai đó chạm vào bàn phím, tâm trí của bộ não được điều khiển bởi tâm trí của trái tim, vốn có liên quan nhiều hơn đến các cảm xúc, nhất là với tình yêu thươnglòng trắc ẩn. Hoan hỉ, phấn khởi và cảm hứng - cả trí tuệ - đều thuộc về tâm trí của trái tim.

Thân và ý thì dễ hiểu, nhưng còn khẩu trong thiền định thì sao? Sự huyên thuyên lặng lẽ, không thành tiếng, bao hàm sự giao tiếp và thảo luận nội tâm. Đây là khía cạnh khẩu. Đôi lúc ý có thể đang hết sức tĩnh lặng, nhưng sự huyên thuyên của khía cạnh khẩu gây kích thích cho ý, thậm chí đến mức Thân cũng dự phần vào và cả ba cùng “nói chuyện” với nhau. Nếu có thể làm tịnh, yên sự huyên thuyên cửa mình, điều này ảnh hưởng đến ý và mang nó đến với sự tĩnh lặng, và Thân vẫn tiếp tục giữ được sự yên lặng. Như vậy, tịnh khẩu là chìa khóa cho thực hành thiền chỉ. Từ chỗ này, chúng ta có thể mang cả ba đến với quá trình thiền định. Nếu không - chẳng hạn, hai thứ đang thiền, một thứ lại không - sự mất cân bằng có thể xảy ra. Ý có thể đang vui vẻ thiền định, nhưng Thân có thể đang mất nối kết và đau nhức. Trong trường hợp này, việc thư giãn các cơ bắp, kiểm tra lại tư thế, cảm nhận dòng chảy của năng lượng sẽ đưa thân hợp nhất trở lại với khẩu và ý.

 

CHỈ DẪN THỰC HÀNH

Yếu tố quan trọng nhất - cấu trúc cơ bản của pháp thiền này - là giữ được sự tĩnh lặng và thấu suốt. Xin được nhắc nhở là, thân, khẩu và ý cần phải được có mặt tại cùng một nơi, an định cùng nhau. Mắt có thể nhắm hay mở (tùy thích). Bất cứ khi nào bạn nghe thấy có tiếng ồn hay một kiểu “gây mất yên tĩnh” nào đó, hãy cố gắng thư giãn với chuyện ấy chứ đừng bám chấp vào nó và suy nghĩ hay phần tích nó. Chỉ cần hết sức rộng mở để đón nhận, sao cho toàn thể môi trường trở thành một phần công cuộc thiền định của bạn. Nếu bạn cho phép mình trải nghiệm mà không phê phán, mọi thứ - tất cả những điều nghe và thấy... - đều là bản chất của thiền định, và chẳng có những xáo trộn hay gây mất yên tĩnh nào hết. Khi ấy, tâm thức trở nên hết sức tĩnh lặng, không xao động, bạn không còn cần phải mất công sức vì nó thêm một chút nào nữa. Bây giờ, những gì cần thiết chính là cảm hứng mà bạn đang nghiệm thấy năng lượng của sự tập trung trong hiện tại. (Đôi khi năng lượng này được mô tả như là ánh sáng.)

Thỉnh thoảng, trong quá trình tập trung, bạn có thể để ý thấy “người nhìn” tức người quan sát cũng chính là tâm thức, và chẳng có nơi nào khác để mà nhìn”. Sau đó, bước kế tiếp là chỉ cần thật tĩnh lặng và thư giãn, cho phép tâm thức nghi ngơi hoan toàn, không vướng bận gì với những áp lực lẫn các thói quen xuất phát từ cái tâm bận rộn. Hãy cố gắng an trụ. vào sự thoáng rộng và thoát khỏi mọi hoạt động như vậy. Đây là cách hay nhất để bắt đầu cảm nhận sự chú tâm nhiều hơn và hợp nhất nhiều hơn. Một phương pháp khác sẽ là, đạt đến một trạng thái chú tâm và rồi không ngừng nhắc nhở chinh minh, “Hãy ở ngay đây”. Nhưng trong phương pháp đó, như đã nói ở trên, chúng tasự cố sức. Do đo, thay vì thôi thúc, chỉ cần hòa nhập, trộn lẫn với bản chất an tịnh, và rồi thấu hiểu cũng như thưởng thức trạng thái tĩnh lặng - trải nghiệm nó mà không có chút cố sức nào. Hãy buồng bỏ các nỗ lực kiểm soát tâm thức, thao túng nó để nó phải đạt đến trạng thái mong cầu.

Trong khi đang thiền định bạn có thể cung cấp cho mình những gợi ý hay những lời nhắc nhở về tầm quan trọng của lòng từ ái và bao dung - sự thôi thúc thừa nhận rằng tâm thức của tất cả chúng sinh cũng đang khao khát sự bình an, hạnh phúc và một sự cân bằng mỹ mãn trong cuộc sống. Đôi lúc, khi bạn đạt cảm hứng trọn vẹntâm thức hết sức tĩnh lặng, tinh khiet trong thiền định, trải nghiệm đó chính là lòng trăc ẩn - đây là tâm từ ái, đây là trí thanh tịnh - và chúng ta có thể trở nên tràn đầy cảm hứng cũng như hạnh phúc.

Trong những lần ngồi thiền, bạn có thể bắt đầu một cách hết sức an định, thanh tịnh và tập trung - tươi mới như một đóa hoa - nhưng đến một lúc nào đó thì mọi chuyện mất đi sự thấu suốt khi các suy nghĩ chen ngang vào dấn đến tình trạng huyên thuyên cũng như suy nghĩ kéo dài. Ở thời điểm như vậy, bạn có thể tạm ngưng việc ngồi thiền - có lẽ nên thay đổi tư thế, chớp mắt vài cái, lúc lắc đầu sang bên nay bên kia... Việc này sẽ làm mới bạn và giúp bạn hành thiền trở lại. chẳng có gì sai với chuyện bắt đầu cuộc hành thiền bằng đôi chút cố gắng nhẹ nhàng, chẳng hạn như việc gợi ý, “Lần này đừng để bị phân tâm nữa, được chứ? Chẳng cần phải suy nghĩ. Chỉ cần tập trung, hạnh phúc và tràn đầy cảm hứng”.  Và nếu bạn đang ngồi thiền thành nhóm, hãy khuyến khích mình cảm nhận năng lượng nhóm của các thiền giả xung quanh. Đây là một dịp đặc biệt đề tham dự vào một thứ có thể hết sức hữu ích và mạnh mẽ.

Khi chúng ta đột nhiên trở nên ý thức được những điều như năng lượng của một nhóm khi thiền định, hay cảm thấy cần tạm nghỉ hoặc kiểm tra lại động cơ của mình - đây là một dịp để lưu ý cũng như trải nghiệm hiểu biết thuần khiết. Chúng ta đang tỉnh thức. Thỉnh thoảng, chúng ta cần phải làm vị thầy của chính mình, cần phải lắng nghe “vị thầy bên trong” đang dạy bảo cho chúng ta cách thực hành thiền định. Chỉ có chúng ta mới nhìn thấy được mình trên bình diện tế vi và thân mật đến như vậy, và đây là lý do tại sao tâm thức của chúng ta có thể trở thành một vị thầy mạnh mẽ đến như vậy. Lời khuyên cho việc thiền định không phải chỉ đến từ các vị thầy ngoài đời và kinh sách.

Khi tâm thức cởi mở đón nhận một cách trọn vẹn, chúng ta nhìn thấy được sâu hơn vào chính cái tôi của mình và tìm ra những gì thật sự cần trong phạm trù tu tập. Khi biết như vậy, hãy tiến bước một cách kiên nhẫn, không chán nản. Sự chuyên cầncố gắng sẽ là chỗ dựa cho việc thực hành của chúng ta.

 

GỢI Ý THỰC HÀNH

•     Bất luận bạn thấy, nghe, cảm nhận hay trải nghiệm gì, chỉ cần thật cởi mở đón nhận mà không mang theo những kỳ vọng.

•     Toàn bộ môi trường thiền định chính là bản chất của tâm thức bạn. Hãy cảm nhận nó bằng năng lượng của thái độ cởi mở đón nhận.

•     Hãy để cho tâm thức được tự do - được thư giãn một cách tự nhiên.

•     Đừng có bất kỳ sự bình phẩm nào và đừng có bất kỳ hành động nào. Chỉ cần để cho tâm thức được thư giãn.

•     Hãy để cho dòng chảy tự nhiên của năng lượng trải nghiệm sự thiền định - nó như một ngọn thác.

•     Hãy để cho tâm thức được cởi mở đón nhận; hãy để cho nó trôi chảy một cầch tự nhiêncho phép sự thấu suốt xuất hiện.

•     Hãy mở rộng tâm thức để đón nhận hạnh phúc.

 

HỎI & ĐÁP

H: Nếu thông qua pháp thiền này, tôi ít gắn bó hơn với các thói quen - các thói quen lớn là một phần rất lởn nhân dạng của tôi - liệu tôi có bị mất nhân dạng?

Đ: Đúng. Bạn có thể bị mất đi những xu hướng đặc trưng, thuộc về thói quen của tâm thức, điều mà chúng ta gọi là bản ngã. Nhưng bạn có thể thu về một sức mạnh hết sức quan trọng, một sức mạnh mang đến sự thấu suốt nhiều hơn và một tính cách nhân bản lởn lao hơn.

H: Trong giải thích về tính không ý thầy nói "tương liền tương thuộc" là sao,?

Đ: Tính không (emptiness) chẳng phải là “không có gì hết” (nothingness). Những gì chúng ta đang thấy là hư không chính là bốn cực đoan - hữu, vô, cả hữu lẫn vô, và phi hữu phi vô. Theo thói quen và một cách vô ý thức, khi chúng ta trải nghiệm hay xem xét một đối tượng. nào đó, một hiện tượng nào đó, theo triết lý Phật giáo, chúng ta đang khẳng định, “Nó đang hiện hữu”, “Nó không hiện hữu”, “Nó vừa hiện hữu vừa không hiện hữu”, và “Nó chẳng hiện hữu mà cũng chẳng phi hiện hữu gì hết”. Chúng ta áp đặt các cấu trúc đó hay các cách giải thích đó lên hiện tượng bằng thói quen suy nghĩ. Khi vượt ra khỏi sự áp đặt theo thói quen của mình lên các cực đoan :

cuộc trải nghiệm của chúng ta thị hiện ngay tức thời và tương liên tương thuộc. Tất cả các hiện tượng  đều phụ thuộc vào các hiện tượng khác trong một mạng nhện tương liên tương thuộc và vô tận:

H:  Chính xác thì, động cơ thiện hảo - bồ đề tâm (lòng bác áibao dung đối với chính mình lẫn tha nhân) - có liền quan như thế nào đến việc biết thiền định một cách hiệu quả, trở thành một thiền giả giỗi ?

Đ: Đây là một câu hỏi hết sức quan trọng. Khi bắt đầu thực hành thiền định, bạn cần phải mở rộng đón nhận cả tâm trí của trái tim lẫn tâm trí của bộ não. Chẳng hạn, bộ não có thể muốn tu tập bằng cách sử dụng các suy nghĩ, trong khi trái tim có thể muốn cảm nhận cuộc thiền định. Bạn nên xử trí như thế nào? Hãy cố gắng nhập thiền bằng cảm nhận. Bởi vì việc tu tập không chỉ vì hạnh phúc cho bản thân bạn, hạnh phúc mà bạn trải nghiệm khi luyện tập có thể trở thành nguyên nhân cho hạnh phúc của tha nhân. Và chúng ta khám phá ra rằng khi cảm nhận vì tha nhần trong cuộc thiền định, chúng ta càng hạnh phúc hơn. Do đó, nếu bạn có động cơ đúng đắn - lòng trắc ẩn xuất phát từ trái tim - điều này sẽ mang đến lợi ích cho toàn thể chúng sinh một cách hiệu quả hơn so với khi bạn nhấn mạnh việc luyện tập của mình là nghe theo các thói quen của tâm trí suy nghĩ.

H: Ý thầy nói thân, khẩu và ý "an tịnh cùng một chỗ" là sao ?

Đ: Nếu tâm thức của bạn an tịnh hoàn toàn trong tự tính đích thật của nó, khi ấy chẳng còn có sự phần biệt hay phân chia nào thành “thân”, “khẩu” và “ý". Chúng trở thành một trải nghiệm thống nhất. Đó chính là ý nghĩa của cụm từ "an tịnh cùng một chỗ”.

H: Làm cách nào thầy biệt khi nào thỉ mình đang tiến bộ? Thầy cảm thấy ra sao khi đang tiến bộ?

Đ: Có một dấu hiệu, đó là tâm thức của bạn chẳng còn loạn đọng nhiều nữa - đây là một dấu hiệu hết sức quan trọng. Và dấu hiệu thứ hai là có sự nối kết của thiền định với một sự ấm áp ở bên trong, và bạn cảm nhận được nó một cách chân thành. Khi cảm nhận được điều đó, bạn đang hết sức tỉnh lặng và có thể an trụ trong trạng thái chẳng còn mấy xao động trong những khoảng thời gian khá dài. Bạn cũng có thể cảm thấy ấm áp hơn và từ ái hơn đối với chính mình và đối với tha nhân. Đây là một số dấu hiệu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/10/2019(Xem: 12957)
03/09/2021(Xem: 4703)
13/11/2013(Xem: 24300)
09/06/2018(Xem: 18275)
09/07/2019(Xem: 9332)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.