7. Pháp thiền thứ bảy: Thiền vô niệm

24/12/20203:02 CH(Xem: 5291)
7. Pháp thiền thứ bảy: Thiền vô niệm

TÂM THƯ THÁI
7
 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức



7. PHÁP THIỀN THỨ BẢY
THIỀN VÔ NIỆM

 

Thiền vô niệm (nonconceptual meditation) là bước đầu nhập vào Dzogchen - Đại viên mãn. Tôi dám chắc nhiều bạn đã có nghe nói đến phong cách thiền định này của Phật giáo Tây Tạng, một phong cách hiện đang trở nên hết sức phổ biến ở phương Tây. Sự nhấn mạnh ở đây là vào việc nghỉ ngơi hoàn toàn của tâm thức. Dĩ nhiên, chúng ta nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong tất cả sáu pháp thiền đã nói trước đó, nhưng ở đây, tinh yếu của pháp môn đơn giản chỉ là nghỉ ngơi một cách rộng mở trước bất cứ điều gì hiện ra trong tâm thức và trong ngũ quan. Không có sự bám chấp, và chúng ta không tập trung chú ý vào bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù mỗi pháp môn trong số sáu pháp môn đã nói tự thân nó  đều quan trọng và hữu ích, nhưng tất cả đều đạt đến đỉnh điểm tại pháp môn thứ bảy này - thiền vô niệm.

Theo nghĩa nào đó, từ pháp môn thứ nhất cho đến pháp môn thứ tư là nhằm an định tâm thức. Cốt lõi là nhằm phát triển một cái nhìn thanh tịnhđơn giản. Nhưng trong quá trình làm tịnh yên cái tâm bận rộn, chúng ta có thể sa vào một cuộc đối thoại tế vi, chúng ta đang nói với tâm thức rằng “hãy làm cái này” và “đừng làm cái kia” nhằm phát triển sự tĩnh lặng và tập trung mà chúng ta đang mong cầu. Dĩ nhiên, một số sự điều chỉnh nội tâmcần thiết, mặc dù thỉnh thoảng nó có thể tạo ra nhiều suy nghĩ hơn chứ không phải ít suy nghĩ hơn. Đối lúc tâm lắng nghe và hợp tác, nhưng đôi lúc không. Nhưng với sự nhẫn nại, theo thời gian, chúng ta trở nên càng lúc càng thư giãn nhiều hơn và chú ý nhiều hơn. Thế nhưng, ở đây, trong pháp thiền thứ bảy, chúng ta giải phóng mình ra khỏi tiến trình ấy. Đây là thành tựu cuối cùng, sự tự do và rộng mở đón nhận - tâm vô táctự do.

Thiền vô niệm nối kết chúng ta với tri kiến siêu việt tối hậu - trí tuệ tối hậu thuần khiết nguyên sơ, nhận thức phi thời gian (rigpa trong tiếng Tây Tạng). Chúng ta quen thuộc hơn với loại tri kiến hoặc trí tuệ mà mình đã được phát triển theo thời gian thông qua quá trình học tập - một điều gì đó mang tính chất thủ đắc. Nhưng, cũng có một thứ trí tuệ tợ nhiên vốn là bản chất đích thực của tâm thức. Chúng ta đã nói đến điều này trước đây, nhưng bây giờ nó trở thành mục tiêu chú ý chính yếu. Đây là trí tuệ thầm diệu nhất. Pháp thiền Đại viên mãn nối kết chúng ta với tầng bậc sâu thẳm này - một chiều sâu của trí tưệ mà chẳng có những điều gây tán loạn hay hư ngụy. Tâm thức được phép an trụ thư thái trong trạng thái tự nhiên của trí tuệ của chính nó.

Có thể xem thiền vô niệm như pháp môn đơn giản nhất và dễ dàng nhất trong tất cả các pháp môn thiền định, nhưng theo nghĩa khác, nó có thể là một pháp môn rất khó. Nó dễ là bởi tất cả những gì chúng ta phải làm chỉ là quan sát các suy nghĩ, xúc cảm và nhận thức của mình bất luận những gì đang hiện ra trước mắt chúng ta  mà không bám chấp vào chúng. Chúng ta hoàn toàn rộng mở, không có những ranh giới. Chúng ta buông bỏ hết mọi rào cản và đón nhận vạn pháp. Nó chỉ trở nên khó khăn và phức tạp là bởi chúng ta không quen với việc ấy. Các thói quen của chúng ta đổ xô theo hướng ngược lại. Chúng ta quen với việc can dự và làm chuyện này chuyện kia.   

Phong cách thiền định này đôi khi được gọi là vô thiền (nonmeditation). Tại sao? Mọi người thường nghĩ rằng khi thiền định, bạn phải chấp vào một cái gì đó. Và mặc dù mục tiêuvô tác (not-do) đi chăng nữa, người ta vẫn có thể tin rằng một điều gì đó phải, được thực hiện để cho phép việc này xảy ra một hành động chấp nhận hay cho phép nào đó. Nhưng ở đây, chúng ta thậm chí chẳng can dự vào điều ấy. 

Do đó, tâm thức được hoàn toàn tự do và rộng mở.!

Người ta đựợc giải phóng khỏi lo âuthoát khỏi việc khái niệm hóa. Chỉ là hãy cho phép nó được tự do - sự tự do hoàn toàn của trải nghiệm. Sự tự do cực lớn này - nếu nó nảy sinh, cứ để cho nó nảy sinh; nếu nó không nảy sinh, chỉ cần cho phép nó là như thế.

Vô tác có thể là một thách đố. Bạn cũng có thể gọi đó là một cuộc phiêu lưu. Tôi nghĩ việc đón nhận thách đố này là hết sức xứng đáng, bởi vì tính chất mộc mạc, giản dị mà chúng ta thu được từ đó là liều thuốc đối trị hoàn mỹ cho tình trạng căng thẳnglo lắng trong cuộc sống đây tất bật - sự tất bật khiến chúng ta bị lôi kéo vào làm việc thái quá, đến mức chẳng còn thời giờ hay không gian để tự tri cũng như cảm nhận các xúc cảm của mình. Với tất cả sự nhiêu khê trong cuộc sống, chúng ta chẳng thật sự hiểu rõ thực tại của cái đưực gọi là hiện hữu cá nhân: bản chất tâm thức của chúng ta là gì, và ai đang trải nghiệm tất cả các suy nghĩcảm giác này?

Một trong những lý do khiến nhiều người thích pháp môn thiền vô niệm là vì những điều sở tác trong đầu chúng ta là quá lộn xộn và đầy mệt mỏi - chúng ta bị mệt mỏi vì phải làm việc quá nhiều về mặt tinh thần, xúc cảm lẫn thể xác. Chúng ta tiêu phí đa phần thời gian của mình, một cách bắt buộc, vào việc kiểm soát mọi thứ: “Hãy suy nghĩ cái này!”, “Hãy nói cái kia! ”, “Đừng làm cái đó! ” Nói một cách nôm na, chúng ta rơi vào tình trạng không thể ở yên (rest-less), luôn động đậy, chẳng yên một chút nào. Đó là hoạt động thường nhật của chúng ta, nền tảng tinh thần của cuộc sống- kiểm soátthao túng mọi thứ. Và chúng ta bám chấp tất cả chuyện đó một cách nghiêm túc. Với pháp thiền Đại viên mãn, chúng ta có thể thoát khỏi chuyện đó. Tâm thức chậm lại và lưu chuyển một cách tự nhiên. Chúng ta nghỉ ngơi nhiều hơn.

 

Giải phóng tâm thức

Trải nghiệm tâm vô niệm hoá (nonconceptualiz- ing mind) mang chúng ta đến tự do đích thực. Bình thường, có vô số dạng suy nghĩ nằm đầy trong tâm trí tạo dựng nên một ngày của chúng ta - “ngày tốt”, “ngày xấu”, “ngày bình thường”... Thường thì, những phê phán này ở lại bên trong tâm thức của chúng ta. Nhưng, thật ra, chúng ta đâu có cần phải chú trọng và đồng nhất với các suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình, cho dù chúng là tốt, xấu, hay chung chung.

Chúng ta giải thoát tâm thức của mình ra khỏi cái gì? Trước hết, có thể giải thoát việc không ngừng kiểm soát tâm thức, bằng cách mặc nó làm gì và không làm gì. Và có thể giải thoát ra khỏi sự phê phán các suy nghĩ lẫn các cảm xúc. Khi quan sát tâm thức, chúng ta cũng tìm tháy sự bất đồng giữa các suy nghĩ, và rồi thậm chí các suy nghĩ còn được tạo tác ra nhiều hơn do những tranh cãi. Việc này dẫn đến sự không hơn do những tranh cãi. Việc này dẫn đến sự không yên, lo lắngcăng thẳng.

Việc giải thoát tâm thức xuất phát từ việc cho phép các suy nghĩ được dấy sinh và hiện hữu thoải mái cùng với chúng. Sự dấy sinh của các suy nghĩcảm xúc chẳng phải là vấn nạn. Chính phản ứng của chúng ta đối với chúng làm khuấy động mọi thứ. Các "suy nghĩ tốt” dấy sinh, và chúng ta đánh giá cao chúng. Các "suy nghĩ xấu” đến, và chúng ta hết hồn hoặc bực mình. Chúng ta hãy trở lại lần nữa với ẩn dụ chỉnh dầy đàn. Chúng ta chẳng quá chùng cũng không quá căng đối với các suy nghĩ của mình. Để tìm được thao tác chỉnh dầy đúng - không quá căng mà cũng không quá chùng - tất cả những gì chúng ta cần làm là nghỉ ngơi. Khi tâm thức đã được lên dây đúng, bạn có thể buông trôi và cây đàn tâm thức sẽ “chơi” thật hay.

Nếu bạn cố gắng kiểm soát nó, tâm thức sẽ phát ra âm thanh chát chúa, và bạn sẽ cảm thấy bực mình. Nhưng nếu nó quá chùng, bạn trở nên lờ đờ và buồn ngủ, dễ dàng rơi vào cảnh ngủ gà ngủ gật và đánh mất hoàn toàn cuộc thiền định. Chúng ta cần tỉnh táo hoàn toàn, nhưng cùng lúc không bị lôi kéo nhập cuộc với những điều đang nảy sinh trong tâm thức. Mọi việc chỉ đơn giản là đang xuất hiện - chẳng cần phải ngăn chặn chúng. Bạn có thể nghe được âm thanh “hay, tốt” ở chỗ này, âm thanhdở, tệ” ở chỗ kia, nhưng chẳng cân phải so sánh chúng, và chẳng có lý do gì để chú ý đến chúng theo cách này (bạn “thích” nó) hay theo cách khác (bạn “không ưa” nó). Chúng ta vẫn rộng mở đón nhận - cởi mở, tốt bụng. Sự tự do của tâm thức có nghĩa là tự do quan sát mà không phê phán. Khi có thể làm được điều đó, bất luận điều gì nảy sinh trong tâm trínhận thức của chúng ta cũng đều trở thành một sự hỗ trợ năng lượng, thật vậy. Trải nghiệm mà không có những tư tưởng nhị nguyên, không có sự phê phán, là một nội dung của pháp thiền vô niệm.

Điểm chính yếu ở đây là, bằng cách "vô tác” (not doing) và “vô chấp” (not hxating) thật nhiều như vậy, chúng ta có thể tìm thấy tâm thức an tịnh bên trong môi trường tâm trí, nơi mà các suy nghĩ lưu chuyển, nhưng cái tâm trí an trụ này là không mắc míu. Chúng ta cần phải thật sự mở rộng đón nhận và quả quyết, bắt đầu bằng ước muốn, “Tôi ước mong cho phép điều này được tự do - trong trạng thái tự nhiênvô tác và không ngụy tạo”. Một khi điều đó đã được chọn, thỉnh thoảng bạn có thể cảm nhận sự tự do và rộng mở đón nhận ngay lập tức.

Dĩ nhiên, lúc đầu, tìm được và giữ gìn thao tác chỉnh dây đàn đúng có thể chẳng dễ dàng gì. Do đấy, khi bạn để ý thấy, “Ồ, tôi đã chạy đi đâu đó rồi. Tôi đã bị trật đường rầy rồi”, và thất vọng. Việc đó chẳng sao cả. Cái biết và sự tỉnh thức trước sự phân tâm của mình trong khoảnh khắc đó chính là một dấu hiệu tốt. Và bạn không cần phải “tua lại” trải nghiệm của mình - qúay trở lại để biết mình đã bị tán loạn tâm thức ở chỗ nào và rồi cố gắng để “làm cho tốt hơn”. Đừng bận tâm với chuyện đó. Chỉ cần sử dụng khoảnh khắc tình thức trước tình trạng của mình để khởi động lại tính liên tục trong thực hành. Hãy ở trong khóảnh khắc hiện tại, điều quý giá hơn nhiều so với việc bận lòng vì quá khứ. Đừng bị lôi kéo bởi quá khứ hay tương lai. Hãy hiện hữu ngay lúc này, trong khoảnh khắc này, vô tác (without doing).

Đôi khi, người ta sợ nhập định trọn vẹn vào pháp thiền vô niệm. Khi hoàn toàn mở rộng đón nhận để cho phép bất cứ thứ gì trong tâm thức của chúng ta được trình hiện một cách tự do, chúng ta có thể sợ rằng một điều gì đó đáng sợ hoặc có hại có thể trình hiện. Chúng ta có thể sợ việc mất hết cá tính của mình. Nhưng nếu cho phép mọi thứ nảy sinh và qua đi mà không phê phán, gán nhãn hay bình phẩm, chúng ta chẳng có gì phải sợ. Sợ hãi nảy sinh từ sự bám chấp mang tính nhị nguyên, và một khi sự căng thẳng đó được buông bỏ, nỗi sợ cũng tan biến. Trải nghiệm này giống như đang đi trên một con phố đông người cùng với tất cả các tiếng ồn àohoạt động náo nhiệt của nó. chúng ta chỉ quan sát, hoàn toàn không can dự. Tốt thôi, bất luận điều gì đang xảy ra. Thế rồi, đến thời điểm nào đó, tâm thức sẽ trở nên hài lònghạnh phúc với trải nghiệm như vậy. Thật ra, trên bình diện tế vi, chúng ta đang thụ nhận nâng lượng lẫn những chỉ dẫn về tâm thức trí tuệ thông qua pháp thiền vô niệm.

Đây là cách chúng ta có thể bắt đầu cảm nhận bản chất của mình - cái tôi thực sự của mình - cũng như hiểu rõ bản chất an trụ và thoải mái của tâm tĩnh lặng. Khi điều này xảy ra, sự an trụ của chúng ta vào tâm rộng mở đón nhận mang đến một phẩm chất sâu xa đặc biệt - cùng với cảm hứng - đó thật sự là bản chất chân thực cũng như tuỳ duyên của tâm thức trí tuệ. Và một khi biết được tầng bậc sâu thẳm này của sự an trụ, sau cùng chúng ta có thể phát triển được các kỹ năng để nhập định vào nó một cách dễ dàng hơn. Khi ấy, ý tưởng chính là, hãy cho phép điều này xảy ra trong bất kỳ tình huống nào - tâm vẫn luôn luôn an nhiên. Mặc dù tình huống có xao động, cũng hãy nhìn, hãy quan sát. Tâm thức sẽ đạt đến sự yên tĩnh. Và đó là cách chúng ta có thể an nhiên thư thái trong pháp môn này. Chúng ta có thể phát triển sự an nhiên thư tháỉ và lòng bác ái dựa trên tâm khai phóng cũng như dựa trên sự hiện hữu chú tâm này - trạng thái phi nhị nguyên này.

 

Thiền định

Khi bắt đầu, chúng ta phải .buồng bỏ tất cả các mục tiêu và chủ định của mình  - hãy an trụ vào đó.

 

Nếu chúng ta câu chấp vào những mong đợi như .vậy, đó không phải là pháp thiền Đại viên mãn. Bất luận điều gì xảy rạ, cứ để nó đến, cứ cho phép như nó đang là. Chúng ta để mọi sự việc diễn ra mà không can thiệp vào, và chúng tan biến một cách tự nhiên. Chúng ta chỉ quan sát. Ngay cả nếu “người quan sáthiện ra đi chăng nữa, cũng chẳng có gì khác - chỉ lưu ý điều đó và để nó như nó đang là. Chẳng cần gì phải hỏi hay bình phẩm, “Cái này là gì? Cái kia là gì?” khi một thứ gì đó xuất hiện. Nếu chúng ta hỏi han hay bình phẩm, nó sẽ giống như đang đứng tiếp khách tại một buổi lễ, chúng ta phải bắt tay hàng trăm người - có thể lúc đầu thấy vui nhưng rốt cuộc thì sẽ thấy mệt. Do vậy, chúng ta vẫn giữ sự mở rộng đón nhận và an nhiên. Các suy nghĩ và vân vần sẽ tự biến mất. (Trong Đại viên mãn, hiện tượng này được gọi là sự giải thoát dựa trên khởi sinh - sự chỉ có hiện ra rồi thôi của suy nghĩ chính là sự giải thoát của nó). Chúng ta thậm chí cũng không làm cái chuyện là “an nhiên”. Chúng ta tỉnh thức nhưng không can dự, thư thái trong sự vô tác.

 

Đôi khi chúng ta có thể nghĩ pháp thiền này như một cách trốn lánh khỏi cái thế giới sôi động của mình. Chẳng hạn chúng ta có thể ước muốn được thoát khỏi những tiếng động ồn àochói tai đến từ môi trường - chúng ta chỉ muốn được yên tĩnh và không bị quấy rầy. Nhưng, đối với pháp môn thiền  VÔ niệm, việc đó là do sự căng thẳng, điều mà chúng ta cần buông bỏ. Như vậy, bất kể điều gì đang đến và bất luận chúng ta cảm thấy, suy nghĩ hay nhận thức gì, hãy cho phép nó được hòa nhập hoàn toàn vào cuộc thiền định, và hãy hiểu rằng chẳng có sự phần biệt nào giữa “cái này” và “cái kia”, “bạn” và “tôi” - chẳng cần phải xua đuổi hay đón nhận gì hết. Hãy bớt đi bất kỳ mong đợi nào bạn có thể có đối với pháp môn thiền định này. Bạn ngồi thiền chỉ là để được tự do.

Việc đang ở trong một môi trường tự nhiên đầy cảm hứng có thể hết sức có ích cho pháp môn thiền vô niệm - ở vùng biển, ở miền núi, trong một công viên... Việc này giúp khai mở tâm thức của chúng ta để đón nhận một trải nghiệm vô biên, điều hết sức thoải máicho phép có nhiều chỗ trống để các suy nghĩ đi ngang qua. Tất cả các ý nghĩ, cảm xúc... bình thường gây ra sự tán loạn sẽ trở nên nhỏ bé và tâm thường trong sự vô biên. Đó cũng là những nơi mà các thiền giả xuất chúng, như ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) chẳng hạn, đã tu tập, nhiều du già sưthánh nhân đã ẩn cư thiền định.

Như vậy, chúng ta đang cho phép tâm thức được an trụ trong bản chất an nhiên của nó. Nếu chúng ta sửa đổi, có thể là bằng cách nói một điều gì đó đại loại như, “Tôi muốn làm cho cái này trông đẹp hơn hay tuyệt vời hơn một chút”, khi ấy chúng ta đã can thiệp vào. Hãy cố gắng “ung dung đứng ngoài, thật sự an nhiên, và mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Đó chính là thiền định Đại viên mãn.

Vào lúc bắt đầu một kỳ ngồi thiền, nếu có nhiều suy nghĩ dấy sinh, bạn vẫn có thể sử dụng các phong cách thiền trước đây để an định tâm thức - “Được rồi, tôi đang ở đây, ở ngay bầy giờ”. Một khi đã đi vào con đường chính, bạn có thể thư giãn - chẳng còn những khúc quanh quẹo nữa. Nhưng đã đạt được đến mức đó thì điều hết sức quan trọng là phải tránh thái độ bám chấp. Tôi biết rằng đôi khi việc thiền định diễn ra hết sức trôi chảychúng ta có những khoảng thời gian thư giãn không chút suy nghĩ (nhưng phải hết sức tỉnh thức và có trạng thái khả quan), có đôi lúc chúng ta thấy phấn khích, “Chà! Việc này tuyệt quá!” Nhưng thái độ ấy mang đến cho bản ngã sự chấp thủluyến ái - chúng ta quay trở lại với việc làm một điều gì đó, chấp một điều gì đó. Hãy cố gắng thư giãn ngay cả với một trải nghiệm tốt đẹp, một sự lưu chuyên tốt đẹp. Tốt hay xấu không quan trọng. Bất luận bạn có trải nghiệm gì, hãy cố gắng càng an nhiên thư thái càng tốt. (Tác phẩm Tự giải thoát của bản chất tâm thức theo Đại viên mãn của ngài Jigme Lingpa có viết, “Đừng thay đổi, đừng thay đổi cái tâm của bạn. Đừng bám chấp, đừng luyến ái cái tâm của bạn. Thay đổi và thay đổi, bạn sẽ khuấy đảo chiều sâu mây mù của tâm thức. Và một cái tâm bị thay đổi sẽ gây chướng ngại cho bản chất thật sự của nó).

Khi tâm được giải thoát khỏi các kỳ vọng như “Đây là cái tôi muốn; đây là cái tôi không muốn” - nếu cảm xúc được quần bình hơn, nó sẽ là bước khởi đau tot. Va, di nhiên, đến một lúc nào đó, trạng thái thư giãn an nhiên có thể xuất hiện một cách dễ dàng hơn. Thế rồi, ngay khi bạn vừa nói, “Hãy thiền định nào!”, cái tâm này sẽ xuất hiện một cách tự nhiên, theo kiểu chẳng phải là chuyện lớn lao gì đối với nó. Đây là cách làm thế nào việc tu tập thiền định đều đặn mang lại sự tiến bộ dần dần trong một quá trình ngày càng trở nên có tính chất tự nhiên hơn. Đó là ý nghĩa của việc cảm nhận bản chất của tâm thức.

Tuy nhiên, khi bạn thực hành pháp môn thiền định này, điều quan trọng là phải tránh chuyện so sánh các kỳ ngồi thiền. Đừng có ghi chép lưu trữ để nhớ gì hết - kiểu như “Tiến bộ của tôi trong thiền định Đại viên mãn”... Thay vì thế, chỉ đơn thuần hiện hữu, bởi điều quan trọng nhất là trải nghiệm khoảnh khắc đó. Các suy nghĩ rời rạc không quan trọng. Phải sống ngay trong khoảnh khắc đó, thay vì tưởng tượng ra một điều gì khác, chẳng hạn như trí nhớ xuất sắc hay các dấu hiệu của sự tiến bộ. Chỉ cần buông bỏ những chuyện ấy và hiện hữu.

Khi bạn trở nên tự nhiên hơn trong cuộc thiền định, nó sẽ bắt đầu lưu chuyển. Lưu chuyểnhết sức quan trọng. Chẳng hạn, đó có thể là một ngày ấm áp. Rồi gió lạnh đến. Rồi gió nóng đến. Nhưng bạn chỉ đơn giản là trải nghiệm cảm giác của những cơn gió, đồng thời cho phép chúng bay đi mà không gây ra sự ngắt quãng nào hết. Khi bạn ngưng lại giữa một trải nghiệm, nó đòi hỏi sự chú ý của bạn phải tham gia, và rồi sự lưu chuyển chấm dứt.

Thiền cũng giống như bơi lội. Bất luận bạn chọn kiểu bơi nào để di chuyển trong nước cũng không quan trọng. Bạn và nước nối kết với nhau. Bạn thích thú với việc di chuyển xuyên qua nước, với sự cảm nhận, nhưng không chú ý tay và chân của mình chính xác đang làm gì. Bạn chú ý nhiều hơn đến cảm nhận là một với nước mà mình đang có. Mang điều này sang việc thiền định, khi cảm nhận được sự tĩnh lặng và sự nối kết phi nhị nguyên với dòng lưu chuyển của thiền định, các suy nghĩ của bạn vẫn có thể thị hiện qua những cấu trúc thông thường của chúng - đủ “kiểu bơi” - nhưng chuyện ấy không quan trọng. Cuộc thiền của bạn vẫn cứ chảy trôi. Và chừng nào nó không bị “ngắt ngang”, chừng ấy nó vẫn chảy trôi một cách êm đềm. Đó mới thật sự là an định tâm thức.

 

Hậu thiền định

Những gì đã được mô tả cho đến lúc này ở đây chính là thiền định theo kiểu chính thức, trên nệm thiền. Chúng ta có thể muốn đi xa hơn thế, duy trì việc tập luyện của mình trong mọi tình huống. Trong Đại viên mãn, điều này được gọi là hậu thiền định (postmeditation). Việc ngồi thiền đúng nghi thức, đúng giờ giấc mang đến một quá trình tích nạp năng lượngchúng ta có thể truyền vào cuộc sống thường nhật của mình. Như vậy, đầu phát của nội lực là ở ngay tại nhà (hay bất cứ nơi nào mà chúng ta lấy đó làm nơi thiền định chính quy của mình), và các trải nghiệm với cuộc thiền định chính thức mang đến cho chúng ta nguồn cảm hứngduy trì một hình thức luyện tập thiền định nào đó trong các sinh hoạt đời thường.

Về cơ bản, chúng ta không cần phải phụ thuộc vào chiếc nệm thiền, và bởi cuộc sống hiện đạihết sức bận rộn, nên chúng tathể không có nhiều dịp để ngồi thiền. Do đó, nếu dự định tu tập, chúng ta cần tranh thủ cơ hội trong những tình huống bình thường. Việc thỉnh thoảng phải an định tâm thức, khi trong đời thường chúng ta đang phải hết sức năng động, sẽ mang đầy tính thách đố, nhưng chúng ta có thể bắt đầu đôi chút và dần dần tiến tới. Do đó, tôi nghĩ những lần thiền định ngắn trong các tình huống hàng ngày, cho dù chỉ một vài phút, cũng vẫn mang lại lợi ích rất lớn. Sẽ rất tốt nếu bạn có thể an định tâm thức bất cứ khi nào có dịp - đang xếp hàng chờ, nghỉ giải lao trong giờ làm việc, đang đi mua sắm... - bằng việc hành thiền bán chính quy. Sau một thời gian, cảm hứng hành thiền sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng. Nếu chúng ta không làm như vậy, việc này cũng giống như lúc đầu học một ngoại ngữ mới. Bạn có thể lặp đi lặp lại, “Hi, how do you do?” bao nhiêu cũng được, tùy thích, trong lớp học, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để thật sự rành ngoại ngữ đó. Bạn phải thực hành nó trong thế giới thực, nơi mà mọi thứ diễn ra nhanh chóng, còn giọng nói thì khác hẳn.

Chẳng hạn, khi đang trên đường đến nơi làm việc hay đang đứng xếp hàng trong siêu thị, hay đang chờ nhà hàng mang món ăn ra, đây là những dịp để cảm nhận trạng thái tỉnh táo - để giải thoát khỏi áp lực, căng thẳng và ngột ngạt. Chúng tathể hiện hữu trong một tâm thức rộng mở,- chúng ta có thể thư giãn. Bạn hãy tin tưởng rằng mình có thể làm được điều này ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào. Đó chính là hậu thiền định.

Theo thời gian, bạn có thể tích hợp trạng thái khai phóng này vào các sinh hoạt bình thường trong cuộc sống của mình. Chìa khóa là hãy tự nhắc nhở trong suốt cả ngày rằng việc này là có thể, bởi vì nếu không được nhắc cho nhớ, chúng ta thậm chí sẽ không bắt đầu luyện tập.

 

Các lợi ích của pháp thiền vô niệm đối với bn thân và tha nhân

Sự thanh tịnhchúng ta trải nghiệm bằng việc chú ý đến tâm thức rộng mở mang lại năng lượng rất lớn, có thể giải phóng chúng ta ra khỏi các lo lắng, làm giảm căng thẳng và giúp ích về mặt thể chất. Nhưng khi chúng ta đã đạt được một số thành công nhờ pháp môn này, liệu có còn những lợi ích nào khác nữa không? Chúng tạ có thể tiến lên cao hơn và mang đến lợi ích cho bản thân, tha nhân, môi trường. Một tâm thức ít bị căng thẳng, thanh tịnhhạnh phúc, tự nhiên sẽ tạo,ra nhiều hạnh phúc hơn, và trở thành một công cụ giúp giải quyết các bài toán khó khăn của mọi người. Khi tâm thức được đắm chìm trong an bìnhtừ ái, chúng ta phát tỏa ra năng lượng tích cực, làm ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta giao tiếp với một trí tuệ đang dẫn dắt mình hành động một cách khéo léo.

Trong thiền định Phật giáo, điều quan trọng là phải hiểu rằng động cơ này - bồ đề tâm - là lý do chính yếu khiến chúng ta thực hành các pháp môn như thế. Albert Einstein đã nói, “Chỉ có một cuộc đời sống vì tha nhân mới là đáng sống”. Nếu có tâm thanh tịnh, sẽ có tiềm năng rất lớn để bạn không ngừng tô đậm thêm cảm hứng tạo lợi ích trên một phạm vi vô cùng rộng lớn, đó là tất cả các chúng sinh. Chẳng hạn, bạn có thể bước vào một môi trường đầy những chuyện điên rồ đang diễn ra, và chúng ta có thể có sự đóng góp tích cực cho nơi đó. Việc này xảy rạ là vì năng lượng ổn định ỵậ thái độ điềm đạm của chúng ta phát tỏa đến những người khác, làm ảnh hưởng đến họ theo phương cách tích cực. Đó là phương cách chia sẻ trải nghiệm của chúng ta với tha nhân, một phương cách hết sức đặc biệt.

Như Đức Phật đã nói, khi ước muốn giúp đỡ người khác, trước tiên bạn phải quán sát tâm thức của mình. Khi làm như vậy, bạn sẽ thấy được không khí tinh thần, sự kết nối và động cơ mà bạn đang có vào khoảnh khắc ấy. Qụán niệm sẽ sinh ra cảm hứng để nhìn thấy tất cả một cách rõ ràng, và kích khởi bồ đề tâm - động cơ phục vụ thanh tịnh.

Những điểm tế vi Khi hành thiền, chủ ý trải nghiệm nội tâm của chúng ta trở nên tinh tếchính xác hơn. Lúc đầu các suy nghĩthể hiện ra xuất phát từ bên ngoài, từ xa. Chúng ta không nhìn thấy chúng rõ ràng hay - thấy được nhiểu chi tiết. Việc này cũng giống như đang quan sát một chiếc máýbay từ xa. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bóng dáng của nó; thế rồi các cửa sổ hiện ra, và sau cùng là nó đang đến gần, chúng ta có thể đọc ra những chữ được viết trên thân máy bay - “Hãng Hàng không A” hay “Hãng Hàng không B”. Cũng như vậy đối với các phê phán mà chúng ta đang áp dụng cho các suy nghĩ của mình. Lúc đầu, chúng ta khó để ý thấy mình đang chấp nhận các suy nghĩ mà mình cho là tốt, và đang khước từ những suy nghĩ mà mình cho là xấu. Việc ấy xảy ra dưới tầm ra-đa của chúng ta. Nhưng khi trở nên quen thuộc với thiền định, những cải biến tế vi chúng ta ấp đặt cho dòng chảy của trải nghiệm nội tâm sẽ trở nên thấy rõ, và khi biết mình đang làm gì, chúng ta có thể buông bỏ các phê phán và chỉ quan sát. Nhưng ngay cả khi nghĩ mình chỉ đang quan sát, chúng ta vẫn có thể sa vào cái bẫy bám chấp tinh tế hơn, rằng, “Bầy giờ tôi đang quan sát một suy nghĩ tốt”, “Bây giờ tôi đang quan sát một suy nghĩ xấu”. Đây là một dạng hết sức tế vi của thái độ phê phán -tạo ra sự phân biệt giữa tốt và xấu, trong khi thật ra cả hai đều không có thật. Dạng phê phán này chúng ta cũng phải buông bỏ.

Như đã nói ở trên, ngay cả khi chủ ý không bám chấp vào bất cứ điều gì - không thao túng trải nghiệm của mình bằng bất cứ giá nào - chúng ta cũng vẫn có thể đang rơi vào cái bẫy là cố gắng tìm ra một phương thế hay cách thức để vô tác. Nếu pháp thiền là vô niệm, chúng ta thậm chí chẳng thấy là mình đang làm như vậy. Thật sự chẳng hề có giải pháp theo kiểu “làm việc đó cách nào” để hành thiền một cách an nhiên. Chúng ta chẳng thật sự điều chỉnh gì hết hay vận dụng bất kỳ một đối trị nào. Tâm thức chỉ đơn giản là an trụ hoàn toàn tự do và rộng mở - thậm chí còn tự do thoát khỏi mối bận tâm liên quan đến việc được tự do.

Thông qua thực hành, bạn có thể để ý thấy rằng quá trình phê phán có hai phần: trước tiên chúng ta để ý thấy một cái gì đó - một suy nghĩ hay một nhận thức - và rồi thái độ phê phán cũng như bình phẩm có vẻ đến một cách tự động. Chúng ta có thể cố gắng để thư giãn cùng với điều đó, đồng thời quan sát các hiện tường ngoại giới lẫn nội tâm mà không nhảy ào vào việc phê phán. Khi các suy nghĩ đến, tâm tri cỏ thể cảm nhận “thiếu hoàn hảo” - các suy nghĩ “tiêu cực” có thể nảy sinh - nhưng nó vẫn thoải mái khi phóng khoáng và rộng mở với điều đó.

Chúng ta có thể có ấn tượng, khi nghe những lời chỉ dẫn và đọc các sách dạy thiền định, rằng thiền định luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải làm một điều gì đó. Chúng ta có thể gác lại các dự án đại qui mô mà mình đã tham gia trong cuộc sống thường nhật - giải quyết các hồ sơ, dữ kiện, số liệu - nhưng lại biến việc thiền định của mình thành một kiểu dự án khác đại loại cũng như vậy trên bình diện tế vi hơn. Nhất là với pháp thiền vô niệm, chúng ta cần phải cẩn thận sao cho khi ngồi thiền, chúng ta không sa vào cấu trúc tâm lý là không ngừng gán nhãn, bình phẩm... - “sự làm” - biến cuộc hành thiền thành “dự án mới nhất” của mình.

Khi chúng ta nói đến hiện hữu, “ngay lúc đó”, thì khoảnh khắc này có thể dài ngắn khác nhau tùy theo mỗi người hoặc tùy theo các thời điểm. Điều quan trọng là khoảnh khắc đó không có cốt truyện: “Sự thiền định của tôi là gì?” “Điều gì đã xảy ra?” “Điều gì sẽ xảy ra?” Nó không hề mang chút vết tích nào của những loại câu hỏi như vậy. Chỉ là hãy có mặt ngay trong cái hiện tại đó khi bạn đang trải nghiệm nó mà thôi. Đó là cách chúng ta an trụ trong thiền định “vô thiền”.

 

CHỈ DẦN THỰC HÀNH

Thật tốt khi bắt đầu những lần ngồi thiền của bạn bằng cách dung nhận tất cả những người khác. Người ta có thể hành thiền nhân danh toàn thể chúng sinh - chứ không chỉ nhân danh con người. Chúng ta thiền định vì những người chúng ta yêu thương, và cả cho những người mà bình thường chúng ta chẳng ưa chút nào, bằng cách không có sự biện biệt giữa họ. Tâm thức ấy không ngừng trải rộng sang sự quan tâmyêu thương toàn thể chúng sinh. Đây là bồ đề tâm, và nó không chỉ mang đến sức mạnh cho cuộc tu tập, mà còn đảm bảo cho việc tu tập của chúng ta sẽ mang đến lợi ích cho mọi người.

Người ta thường hỏi tôi là trong lúc hành thiền nên nhắm mắt hay mở mắt. Mặc dù nói chung thì việc đó tùy mỗi người, nhưng trong pháp thiền vô niệm thì việc mở mắt vẫn được chuồng hơn. Chúng ta không ngăn chặn những gì đang được thấy, nhưng cùng lúc, cũng không cầu chấp vào bất kỳ đối tượng nào. Chúng ta an trụ cái nhìn vào khoảng không gian nằm giữa mình với các đối vật gần đó.

Hãy bắt đầu như trong các pháp thiền định khác bằng cách xướng các âm tiết OM, AH và HUNG, để nhắc nhở chúng ta nối kết với thân, khẩu và ý của mình. Thiền không chỉ bao gồm tâm, điều quan trọng là phải dung nhận cả thân. Khi làm như vậy, chúng ta có thể cảm nhận dòng năng lượng yên tĩnh đang chảy xuyên qua các kênh, và có thể trụ vững trong trạng thái thư giãn, thật sự cảm nhận được cuộc thiền. Chúng ta nối kết và an trụ cùng khẩu. Khẩu trong thiền định chủ yếu là sự huyên thuyên trong tâm trí. Bạn có thể gọi đây là “đài phát thanh nội tâm”. Khi điều đó xảy ra, khẩu làm khuấy đảo các suy nghĩ, khuấy đảo ý. Cả hai có thể luân phiên với nhau, với sự huyên thuyên trong tâm trí kích hoạt các suy nghĩ nhiêu khê hơn, và các suy nghĩ lại gợi nên sự huyên thuyên nhiều hơn. Do đó, hãy cố gắng thư thái, bởi vào thời gian này thì chúng ta đầu có gì phải bận rộn. Bạn đã hào phóng với mình khi dành thời gian để ngồi thiền. Đây là một dịp hết sức quý báu, và chúng ta nên sử dụng thời gian ấy để thành tựu mục tiêu của mình là an trụ tâm thức.

Xin đi sâu thêm chút nữa về chân ngôn: OM - thân - thuộc về luân xa đỉnh đầu và có màu trắng. AH - khẩu - nối kết với luân xa cổ họng và có màu đỏ. HUNG - tâm thức trí tuệ - nẳm ở giữa ngực và có màu xanh lam. Bạn có thể sử dụng âm thanh, năng lượng và mặu sắc của ba âm tiết bằng cách hình dung chúng tại các luân xa tương ứng trên cơ thể. Nếu bạn không biết các ký tự của ngôn ngữ Tây Tạng, đơn giản là bạn có thê  sử dụng các chữ cái Latin tương đương. Chủ yếu là chúng ta sử dụng năng lượng của các âm tiết này để tiếp lực và thư giãn cơ thể của mình. Chúng cũng là tinh chất của Thân, khẩu, ý đã chứng ngộ của chư Phật và các bậc chân nhân. Và đôi lúc, chúng ta có thể nối kết với các chúng sinh khác bằng những năng lượng của chân ngôn như khi chúng ta thiền định theo nhóm. Nhưng việc sử dụng chân ngôn chủ yếụ là để nhắc nhở mình hãy an nhiên tự tại và nối kết trong lúc hành thiền.

Nơi ngồi thiền thật ra không quan trọng lắm. Chúng ta có thể đang nghỉ mát ở đâu đó, nhưng nếu tâm trí xao động, chúng ta chẳng thật sự nghỉ ngơi một chút nào? Do đó, hãy để cho tâm trí được đi nghỉ mát.

 

GỢI Ý THỰC HÀNH

•          Đừng cầu chấp, cũng đừng quan trọng hóa các suy nghĩ.

•          Đừng né tránh các suy nghĩ; chỉ cần cho phép chúng như chúng đang là.

•          Đừng bám chấp quá khứ và tương lai. Chỉ cần hiện hữu ngay trong hiện tại.

•          Hãy cho phép tâm thức an định một cách tự nhiên.

•          Đừng chạy theo các suy nghĩ. Chỉ hiện hữuthoải mái.

. Đừng tham luyến các suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Hãy trải nghiệm giây phút hiện tại mà không bám chấp, trong khi vẫn tự do rộng mở.

•          Hãy an trụ trong bản chất của tâm không một chút dao động, cũng không bám chấp - chỉ thư giãn.

Vào cuối buổi ngồi thiền, chúng ta có thể hồi hướng công đức đã tích lũy thông qua tu tập đến toàn thể chúng sinh - một việc làm có lợi cho bản thân và cho tha nhân. Sau đây là một sự hồi hướng mà bạn có thể muốn sử dụng:

Bằng sức mạnhchân lý của việc tu tập này.

Cầu cho tất cả chúng sinh đều có hạnh phúc cùng các căn nguyên của nó.

Cầu cho tất cả đều thoát khỏi khổ đau cùng các căn nguyên của nó.

Cầu cho tất cả không bao giờ bị tách lìa khỏi hạnh phúc và không bị khổ đau.

Cầu cho tất cả đều an trụ trong tự tại.

Và cầu cho tất cả đều sống trong sự tin tưởng vào bình đẳng tính của mọi sự sống.

 

HỎI & ĐÁP

H: Khi tôi thấy tâm trí của mình bắt đầu an trụ trong thiền định, các hình ảnh nảy sinh lại tương tự như các hỉnh ảnh tôi trải nghiệm lúc đang ngủ, đang nằm mơ. Nhưng đẳng này tôi đang thức. Nó hết sứchiện tại - nó xảy ra ở ngay bây giờ. Việc đó khớp ở chỗ nào trong pháp môn thiền vô niệm ?

Đ: Việc này hơi giống với việc xem một bộ phim, do đó hãy cho phép mọi thứ xuất hiện. Nó thật mỹ mãn, miễn sao chúng ta vẫn đang an trụ vào tâm thức. Truyền thống Đại viên mãn nói với chúng ta rằng nếu điều gì đó xảy ra và chúng ta nhận ra nó là bản chất của tâm thức, vậy thì đây chính là nó. Như vậy, chừng nào không bị biến dạng thì nó chính là cái biết.

H: Trong một nhóm thiền, khi chúng tôi an trụ vào bản chất của tâm thức, tôi đang an trụ vào bản chắt của các trải nghiệm, điều có thể khác với ngưới bên cạnh. Liệu nó có nghĩa là bản chất của tâm thức khác biệt tùy theo mỗi người?

Đ: Tâm tĩnh lặng đích thực không phải là một trải nghiệm riêng tư,- nó có tính chất “phổ quát” nhiều hơn. Cái tâm thanh khiết đó thuộc về một bản chất duy nhất, do đó nó đích thực là chân tâm của chung mọi người. Cái biết ấy có thể được vận dụng hoặc nó có thể quan sát các suy nghĩ khác nhau của mỗi cá nhân - do đó mà có sự khác biệt. Nhưng trạng thái thuần khiết của bản chất sự tồn tại nguyên sơ thì giống nhau đối với bất kỳ người nào.

H: Khi nói về việc cố gắng an định trong tâm thức, chúng ta đang nói về việc không bị ưu tư bôi quá khứ và không suy nghĩ về tương lai, mà là cố gắng an trụ vào khoảnh khắc hiện tại. Và đôi lúc, có vẻ như chúng ta đang cô' gắng đi đến một không gian rất nhỏ, là khoảnh khắc hiện tại này. Nhưng có một vài lần, tôi cảm thấy như mình đã ờ đó, nhưng rồi nó chẳng giống khoảnh khắc hiện tại chút nào, nơi mà quá khứ đang ở đâu đó, tương lai cũng đang ở đâu đó, nhưng nó lại khá giống việc đang ở trong một vùng phi thời gian, nơi mà bất kỳ loại phân biệt nào cũng  đều biến mất) và rồi bạn được nối kết với mọi thứ - với mọi thứ trong quá khứ, với mọi thứ trong tương lai, với mọi thứ cùng khắp không gian. Như vậy, đó có phải là một nơi chẳng có bất kỳ khác biệt nào?

Đ: Cảm ơn. Nói hay lắm, thật đấy, và lời lẽ của bạn ứng hợp hoàn toàn với pháp thiền này. Nói chung, nói như vậy là đúng - khoảnh khắc hiện tại này tương kết với tương lai lẫn quá khứ, và tất cả đều thuộc về loại không có ranh giới. Thật vậy, đó tinh yếu của giáo pháp Đại viền mãn - chẳng có lằn ranh nào hết. Do đó, đây là lý do giải thích việc tại sao thông qua sự tập trung chú ý vào hiện tại, chúng ta nhận ra trạng thái không có ranh giới. Nhưng nếu chúng ta lúc nào cũng can dự và bận rộn, bị cuốn, hút bởi quá khứ và tương lai, sẽ luôn luôn có những lằn ranh và những khoảng cách. Như vậy, việc nhận ra khoảnh khắc giải thoát từ tất cả những điều đó là hết sức mạnh mẽ và hết sức quan trọng. Chúng ta gọi sự nhận ra này là sự giải thoát tự nhiên.

H: Thường thường vào buổi chiều sau một ngày làm việc, tôi sẽ thấy hoặc là tâm trí hết sức thoải mái và việc ngồi thiền hai mươi phút là chuyện bình thường hoặc có những lúc lại hết sức phân tâm, hết sức lộn xộn, hết sức đứt đoạn. Và một trong những điều gay go nhất tôi học  được, hoặc tôi đang cố gắng học, là không được phê phán sự loạn động đó. Việc này có vẻ như đang đi đến cùng một chỗ trong thiền định giống như lúc tôi hết sức an nhiên và thư thái-, chúng có vẻ như kết thúc tại cùng một  chỗ, có vẻ như đang buông bỏ sự phê phán mà nói rằng : "Tôi không thể bị phân tâm được; tôi phải tập trung; tôi phải thư giãn; tôi phải lậm được tẫt cả điều này”. Nếu tôi không phê phán, việc ấy có vẻ như được thực thi bằng cách nào đó.           

Đ: Đích thị là như vậy. Trong pháp thiền thứ bảy – nó thậm chí bắt đầu ngay trong pháp thiền thứ sáu một chút - chúng ta buông bỏ các đối trị hay những công cụ mà bạn có thể áp dụng vào mỗi tình huống. Ở đây, chúng ta không làm gì cả. D o đó, hãy cứ để nó như nó đang là; hãy để cho tâm thức được an nhiên thư thái.      

Và rồi; nếu bạn cho phép, tự nhiêntâm thức không con chạy theo các con sóng của những gì đang diễn ra. Nếu bạn có thể cứ để cho nó như nó đang là, một sự chuyển hóa tự nhiên sẽ xảy đến, giống như bạn nói. Nhưng nếu bạn cố gắng đối kháng lại với những gì đang xảy ra, việc ấy có thể càng khuấy đảo thêm các suy nghĩ. Tôi nghĩ mọi người có thể hiểu điều mà bạn đưa ra, nhưng nó rất tế vi và rất khó giải thích.

H: Tôi muốn hỏi về việc quán sát các suy nghĩ. Thầy có nói nhiều lần rằng thầy chỉ quan sát chúng khi chúng đến, chỉ quan sát và buông bỏ chúng. Nhưng tôi luôn luôn thấy tôi đã không quan sát chúng cho đến khi tôi đã có cái suy nghĩ ấy. Nhưng rồi tôi nghĩ tôi đã đi đến đó; tôi đã đi vào suy nghĩ đó, trở nên bị dính chấp. Rồi mọi việc trở nên quá trễ, bởi vì tôi đã ô đó - tôi đang ở trong cái suy nghĩ đó, bị dính vào nó. Việc này giông như tôi không hề quan sát cho đền khi tôi đã suy nghĩ cái suy nghĩ đó, và rồi tôi nghĩ, "ồ, lạ thật, tối đã đi vào cái suy nghĩ đó rồi". Thầy có hiểu ý tôi muốn nói không?

Đ: Hiểu, hiểu. Việc này có liên quan đến những gì tôi đã nói, liên quan đến chuyện một khi nhận ra các suy nghĩ, bạn không cần phải thực hiện lại nó. Khoảnh khắc mà bạn vừa thức tỉnh và nói, “Ổ, lạ thật” - thực sự là khoảnh khắc thức tỉnh. Khi ấy thật ra bạn không cần phải quay trở lại với bất cứ điều gì. Chỉ cần ở lại  trong cái ngay bây giờ: “Được rồi, hiện tại tôi đang tỉnh thức. Tôi đang biết”. Như vậy, hãy duy trì điều đó càng lâu càng tốt. Và rồi sau một lúc, một lần nữa bạn có thể trở nên hơi lờ đờ. Và rồi bạn thức tỉnh một lần nữa và nói rằng, “Ô, lạ thật”, bạn biết, và lại một lần nữa. Như vậy, bạn chỉ cần ở lại với những khoảnh thức tỉnh mới. Bạn không cần phải ghi chép lưu trữ gì hết. Bạn có hiểu không?

H: [tiếp]: Có phải thầy đã đạt đến mức có thể thật sự thấy được suy nghĩ đang đến trước khi nó đến gần thầy?

Đ: Đúng vậy. Trong giáo lýthiền định của Đại viên mãn, có những cách khác nhau để bạn được giải thoát. Điều này được gọi là giải thoát tức thờigiải thoát dựa trên khởi sinh. Đôi lúc sự nhận thức diễn ra khá chậm; đôi lúc nó rất nhanh. Nhận ra ngay tức khắc thì dễ được thư giãn nhiều hơn.

H: Trải qua bảy pháp thiền, sự hít thở của thầy khác nhau ra sao trong từng pháp môn, và lưỡi được đặt ở chỗ nào? Có phải lưỡi lúc nào cũng phải được đặt ở vòm miệng không và có phải thầy lúc nào cũng dõi theo sự hít thở của mình?

Đ: Cấu trúc ngồi thiền cơ bản thì nói chung được giữ nguyên, nhưng lúc bạn bước vào pháp thiền vô niệm, việc đó chẳng còn là một quan tâm lớn. Dần dần, trải qua trình tự, bạn có thể thư giãn đôi chút khi thấy điềụ gì là thoải mái nhất cho mình. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng cần cấu trúc như vậy. Còn về phần dõi theo hơi thở, việc ấy chỉ được sử dụng trong pháp môn thiền chỉ nếu bạn chọn hơi thở làm đối tượng. Bạn có thể chọn bất kỳ đối tương nào, như một bông hoa chẳng hạn. Trong tất cả các pháp thiền, bạn hãy hít thở một cách tự nhiên.

H: Thưa thầy, điều này áp dụng được cho phép thiền hành (walkingmeditation)?

Đ: Tất nhiên là được. Khi bước đi trong rừng chẳng hạn, về cơ bản, bạn cố gắng quan sát hơi thở. Khi chuyển động - đi, chạy hay bất cứ việc gì - bạn có thể tích hợp hơi thở của mình vàọ các cử động, và việc này thật sự sẽ giúp cho bạn đạt được sự chú tâm tốt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/10/2019(Xem: 12878)
03/09/2021(Xem: 4695)
13/11/2013(Xem: 24278)
09/06/2018(Xem: 18254)
09/07/2019(Xem: 9319)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.