6. Pháp thiền thứ sáu: Thiền thanh tịnh trí

24/12/20203:01 CH(Xem: 5110)
6. Pháp thiền thứ sáu: Thiền thanh tịnh trí

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức



6. PHÁP THIỀN THỨ SÁU
THIỀN THANH TỊNH TRÍ
Trải nghiệm bản cht thanh tịnh của giác ngộ

 

Bây giờ chúng ta đã biết được đôi điều về thiền khai phóng tâm, điều giúp nôi kết ngoại giới với nội tâm của chúng ta một cách vô biện biệt. Việc này mang đến trải nghiệm về sự thoáng đãng, nơi mà các nhận thức và các nối kết đều trở nên rộng lớn bởi tâm thức của chúng ta chẳng còn áp đặt bất kỳ khung quy chiếu nào hay giới hạn nào. Trong thiền định để khai phóng tâm thức, tất cả các xuất hiệnchúng ta nhận biết - ở ngoại giới lẫn nội tâm -  đều trở thành một sự hỗ trợ chứ chẳng phải một sự gây ra phân tâm. Như đạoNaropa đã nói với đệ tử của ngài là Tilopa “Không phải những gì hiện ra trói chặt con, mà là sự bám chấp. Hãy cắt phăng cái tâm chấp ái của con”.

 

Pháp môn thanh tịnh trí (pure mind meditation) tương tự như pháp môn khai phóng tâm, nhưng ở đây chúng ta mở rộng đón nhận nhiều hơn nữa, vượt lên trên để  tạo ra một sự quân bình hài hòa và không nghiêng lệch giữa các nhị nguyên. Đôi lúc, khi thật sự nhìn sâu vào bên trong bản chất tâm thức của mình, chúng ta cảm nhận sự nối kết tự nhiên vô cùng bao la - mọi thứ được nhìn thấy đều cùng một trạng thái. Vào những lúc ấy, chúng ta cảm thấy tâm trítoàn thể hiện hữu của mình đang trải rộng đến vô biên.

Thiền thanh tịnh trí mang đến cho cả nội tâm lẫn ngoại giới của chúng ta một ý nghĩa đặc biệt, bí ẩn (“bí ẩn”  là khi được nhìn bằng thế giới quan do duyên khởi, do thói quen mà thành của chúng ta). Ngay cả với những điều “tiêu cực” đang nảy sinh, một sự biến hóa, chuyển đổi vẫn xảy ra. Biến đổi chính là cốt lõi của Kim cương thừa. Khi không bị xem là có tính đe dọa, các hiện tượng đang nảy sinh tạo nên cảm giác rằng tâm thức chúng ta đang ôm trọn vạn pháp trong khoảnh khắc đó. Bản chất của tâm thức là cực kỳ tịnh khiết, cực kỳ trong sáng, và mênh mông đến mức chúng ta có thể nói nó thật sự là vô biên vô lượng.

Thật chẳng dễ dàng gì để lúc nào cũng được sống trong trạng thái đó. Mục tiêu của chúng ta trong pháp thiền thanh tịnh trí này là để cảm nhận, càng lúc càng nhiều hơn, tự tính thanh khiết, tự nhiên, không hư ngụy, không mưu tính của tâm, và để có cái nhìn quân bình về các đối ngẫu nhị nguyên, một cái nhìn vốn là kết quả của tâm thanh tịnh. Nhưng chính chúng ta là người đã dựng lên các giới hạn cho trải nghiệm. Do các tập khí của mình, chúng ta thường trở nên thiên lệch, bám chấp vào các nhị nguyên, chủ thể và khách thể, thiện và ác, tôi và họ, nội tâmngoại giới, đúng và sai,... Thái độ thiên lệch dẫn chúng ta đến chỗ không ngừng gán nhãn cho vạn pháp. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, chúng ta phát hiện ra rằng đa phần thì việc đó không cần thiết, và hoàn toàn chẳng có ích một chút nào. Những bám chấp như vậy đang gây cản trở cho cái nhìn tinh khiết và khai phóng, có thể là tế vi hay thô sơ.  Ngay cả khi mọi chuyện đều đáng hài lòng và cuộc thiền định đang diễn ra mỹ mãn, chúng ta vần đang mang theo những nỗi sợ làm hạn chế cách nhìn của mình. Nếu khảo sát chúng thật kỹ lưỡng, chúng ta có thể thấy rằng những nỗi sợ đó là không có thật - chúng chẳng có cơ sở thực sự nào.

Những nỗi sợ xuất phát từ các trải nghiệm chúng ta đã có trong cuộc sống, từ các cảnh báo chúng ta nhận được từ mẹ cha, thầy cô và những lời chỉ dẫn, và tất cả đã biến thành thói quen. Chúng ta lo lắng những điều đại loại như, “Người này có thành thật không, hay liệu có động cơ ngấm ngầm nào đằng sau những hành động và lời nói đó không?” Trên bình diện tế vi hơn, chúng ta có thể, chẳng hạn, đã thụ nhận từ lúc còn bé nỗi sợ đối với ai có quyền hành. Khi lớn lên, chúng ta có thể bị vướng vào nỗi sợ đối với người khác mà thậm chí không hề để ý thấy là mình đã như vậy. Những loại ý nghĩ này có thể không phải lúc nào cũng hữu ích, có thể xâm nhập vào con đường tâm linh, con đường tu tập. Khi cho phép điều đó xảy ra, chúng ta chưa thật sự sử dụng trí tuệnăng lực tự nhiên của mình. Điều nên làm ở đây là hãy tự hỏi, “Tại sao tôi cứ mất thời giờ vào nỗi sự và những nhận thức không thanh tịnh như vậy?” Điều tốt nhất là hãy nhìn sự vật theo màu sắc tự nhiên của chúng, chứ không phải nhuộm chúng bằng các màu xuất phát từ nỗi sợ, từ những phóng chiếu trong tâm trí mình lên sự vật. “Người thiếu thành thật” hay “kẻ có quyền hành” cũng chỉ là một người giống như bạn, một ai đó đang tìm kiểm hạnh phúc và - biết đâu? - là người có thể trở thành bằng hữu của mình.

Để nhìn thấy điều đó, chúng ta cần thăm dò tâm thức để biết được tại sao mình bám chầp vào các nỗi sự hãi và lo âu ấy. Rồi chúng ta rèn luyện để làm giảm bớt những chuyện như vậy. Nếu chúng ta có thể thư giãn và mở rộng đón nhận khi đối diện với các hiện tượng nảy sinh, mọi việc sẽ thay đổi. Những màu sắc giả tạo bắt đầu phai mờ, và chúng ta nhìn thấy các hiện tượng một cách thuần khiết. Không dễ gì làm thanh khiết chúng một cách hoàn toàn, nhưng rốt cuộc chúng ta sẽ đạt đến một tầngbậc tinh nguyên hơn, và một cuộc thay đổi hoàn toàn diên ra. Bằng cách vẫn luồn ghi nhớ nguyện vọng của mình, tiến bước từ từ và nhẫn nại, sau cùng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu.

Những gì chúng ta cần nhất chính là tin tưởng - tin tưởng vào khả năng vun bồi sự nối kết sâu sắc thật sự của tâm. Sự thanh tịnhchúng ta đang tìm kiếm không nằm trong bản chất của “tịnh” và “bất tịnh". Nếu những đối ngẫu đó xuất hiện trong tâm thức, chúng ta hãy thư giãn cùng với chúng, thay vì mong cầu hay cố gắng bám chấp cái “tịnh”, đồng thời sợ hãi cũng như cố gắng xua đuổi cái “bất tịnh”. Chúng ta thư giãn và cho phép tính nhị nguyên đó, sự gán nhãn đó, lắng dịu dần. Rồi chúng ta phát hiện một trải nghiệm mới - một trải nghiệm về tính chất thanh tịnh tự nhiên này sinh từ sự buông bỏ các đối ngẫu nhị nguyên. Bằng pháp thiền thanh tịnh trí, chúng ta thư giãn, lắng dịu cũng như cho phép chủ thể và khách thể, thiện và ác vẫn cứ như chúng đang là - áp lực sẽ biến mất.

Sự thư giãn mang lại tự do cho thế giới nội tâm và cho cuộc sống thường nhật của chúng ta, vì chúng ta được giải thoát khỏi rất nhiều đối ngẫu nhị nguyên và công việc gán nhãn. Tâm thức đỡ bị nhét đầy những âu lo do các suy nghĩ gây ra, đồng thời cho phép chúng ta trở nên an nhiêntự tại hơn. Đôi lúc, chúng ta chẳng cho phép chính mình có được nhiều sự tự do ở bên trong - sự tự do của tâm thức. Chúng ta chẳng có được sự tự do thoát khỏi những cảm xúcsuy nghĩ gây líu phiền của sinh tử luân hồi. Bằng cách đi theo các thói quen nhị nguyên, khi làm những việc mà chúng ta không thật sự muốn làm, đến một lúc nào đó - trái với ý mình - chúng ta bị biến thành nồ lệ. Thường thì chúng ta còn chẳng ý thức được điều đó. Chúng ta cũng có thể đơn giản là hiểu nhầm thực tại, tô màu cho trải nghiệm của mình thông qua các cấu trúc thói quen. Đây cũng là một dạng nô lệ.

Nhưng khi áp lực được gỡ bỏ - khi chúng ta thư giãn cùng với các trình hiện nhị nguyên và do đó có thể bắt gặp mình đang phóng chiếu rồí buông bỏ điều đó - một cuộc chuyển hóa diễn ra. Hòa hợp thế chỗ cho hỗn loạn, chúng ta bắt đầu nhận biết mọi sự vật một cách thanh tịnh - như chúng thật sự là. Chìa khóa ở đây là tâm trí thanh tịnh không bị trói buộc bởi các suy nghĩ - tự do thoát khỏi sự dính chặt theo kiểu nhị nguyên vào các suy nghĩ. Khi bạn hành thiền, các suy nghĩ sẽ nảy sinh, và chúng có thể tóm bắt bạn - một lần nữa, bạn có thể bắt đầu dính dấp vào chúng. Dĩ nhiên, vào lúc đó, chúng ta hãy cố gắng thư giãn cùng với chúng. Chúng ta không ra sức để diệt trừ chúng. Như chúng ta cũng đã biết, đó là nguyên lý cốt lõi của thiền định: chúng ta thư giãn cùng với các suy nghĩ. Chỉ là bây giờ thì chúng ta mới bắt đầu thiền định ở mức tế vi hơn - tâm thức của chúng ta đã tinh tế hơn rất nhiểu.

Nếu chỉ có vật lộn với tâm thức của mình và có quá nhiều phê phán (“Hãy làm cái này”, “Đừng làm cái đó”...), điều khiến chúng ta trở nên mỏi mệt - chúng ta không thật sự tự tại được. Toàn bộ ý tưởng của thiền địnhban cho chúng ta mọi thứ - Thân tâm, tinh thần - cơ hội để nghỉ ngơi và tương kết với nhau thật nhẹ nhàng. Nó cũng mang đến cho chúng ta một số năng lượng. Và năng lượng có thể thềm sức mạnh cho chúng ta để trải nghiệm sự nhận thức thuần khiết dẫn đến hạnh phúc. Khi trở nên tập trung hơn, chúng ta cũng cảm thấy hạnh phúc hơn. Chúng ta cảm thấy như toàn thể hiện hữu của mình đang nằm trong một không gian. Mọi thứ - Thân, tâm, tinh thần - đang hòa hợp cùng nhau và đang hết sức an nhiên, tự tại. Cả thời gian lẫn không gian  đều trở nên mênh mông hơn, không còn bị giới hạn nữa.

Do đó, như trong tất cả các pháp thiền định, chúng ta thư giãn cùng với các suy nghĩ. Nhưng sự khác biệt trong pháp thiền này là - bởi chúng ta đang đạt đến trạng thái hết sức nhạy cảm, tinh tế - chúng ta nhận biết các suy nghĩ một cách tinh khiết. Chúng ta có thể nhận biết chúng như một sự xuất hiện thuần khiết, như chúng đang dấy sinh. Chúng ta thoát khỏi bất kỳ cám dỗ nào muốn cuốn hút chúng ta phải thấy những suy nghĩ này là thiện còn những suy nghĩ kia là ác (điều này cũng thế đối với các đối ngẫu nhị nguyên khác, chẳng hạn chủ thể và khách thể, tôi và tha nhân...). Tại bình diện ý thức này, chúng ta tỉnh táo một cách tự nhiên. Nhận thức của chúng ta trở nên hết sức nhanh. Chúng ta chộp bắt được sự khởi sinh của tư duy nhị nguyên một cách tự nhiên, và khi làm như vậy, suy nghĩthể đạt đến mức không còn bám chấp vào chúng ta nữa. Chúng ta được giải thoát khỏi các cấu trúc thói quen đang giới hạnđiều kiện hóa chúng ta thành những hiện hữu luân hồi.

Sự hợp nhất hài hòa chủ thể và khách thể cũng mang đến sự thú vịtin tưởng. Chúng ta đã bị mắc kẹt vào trong những cái móc cùa những nhị nguyên tính như vậy quá lâu, và bây giờ chúng ta đã gỡ được nó ra. Chúng ta đã khám phá ra rằng không cần phải tống khứ những suy nghĩ mang tính xung đột này. Bằng cách thư giãn thật sâu lắng, chúng ta có thể chuyển hóa tình huống trên bình diện trải nghiệm. Khi tiếp tục tu tập, chúng ta đạt được sự tin tưởng rằng, bất luận điều gì xảy ra, chúng ta cũng đều có thể nối kết và thay đổi nó.

 

Kết quả của pháp môn này

Sự thanh tịnh cũng có phẩm chất từ áibao dung - phẩm chất của bồ đề tâm. Khi chúng ta thư giãn trong thanh tịnh trí và phát tỏa năng lượng lẫn những lời cầu nguyện ra ngoại giới, phẩm chất thanh tịnhhiện hữu thuần khiết này cũng giống như một món quà. Những ước muốn thiện lương chính là các hạt giống, và bạn có thể chắc chắn rằng chúng sẽ phát triển cũng như có sự đóng góp tích cực. Và có một phẩm chất tích cực trong sự hợp nhất mang tính hài hòa, một sự hợp nhất của cái nhìn thanh tinh làm chuyển hóa các mối quan hệ của chúng ta với toàn thể thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, khi chúng ta quan sát người khác một cách tích cực hơn, việc này có tính nuôi dưỡng và mạnh mẽ - cho cả chúng ta lẫn cho tha nhân. Đây là món quà khác nữa mà chúng ta cống hiến cho thế gian.

Chúng ta nhận được lợi ích ở bên trong lẫn bên ngoài từ cuộc tu tập pháp môn thiền thanh tịnh trí.

Chẳng hạn, tôi có một môn sinh sống trong căn hộ chung cư có tường khá mỏng. Việc thường ngày của anh là phải thức khuya và dậy trễ. Nhưng người hàng xóm kế cạnh thì lúc nào cũng thức dặy sớm và tắm vòi sen, điều rất dễ dàng nghe thấy từ phòng ngủ của môn sinh của tôi. Anh gặp tôi và than vãn rằng tiếng động nhức đầu đến mức anh nghĩ đến chuyện phải rời đi. Tôi đã đề nghị anh hãy cởi mở đón nhận và mềm mỏng hơn đối với tiếng ồn phát ra từ vòi sen của người hàng xóm, và thậm chí hãy có cái nhìn tích cực về nó. Và bởi anh đang trở nên giận ghét người hàng xóm, cho nên tôi cũng để nghị anh hãy lấy con mắt của người hàng xóm đó mà suy xét. Có lẽ người hàng xóm của anh cần phải thức dậy sớm, đơn giản là bởi vì cố phải đi làm sớm hay phải đi cả một chặng đường rất xa mới đến được chỗ làm. Bằng cách thư giãn sự phản kháng của mình, bằng cách mở rộng đón nhận tiếng ồn phát ra từ căn hộ kế bên, anh đã thanh tịnh được nhận thức thiên lệch mà mình đang phóng chiếu vào nó. Anh đã không còn cảm thấy phải dời đi nơi khác nữa.

 

Truyền thống thanh tịnh trí trong Phật giáo Tây Tạng

Nếu nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng, bạn có thể bắt gặp tư tưởng về tri giác thanh tịnh (cũng được gọi là thanh trí hay tịnh trí). Nếu được trình bày quy củ thì đây có thể là một nghiên cứu hết sức phức tạp. Có rất nhiều điều người ta có thể học được khi đi vào lãnh vực này, nhưng cùng lúc đó cũng có một mối nguy hiểm. Khi dùng cách tiếp cận theo lối học thuật, bạn có thể phải mất nhiều năm để khảo sát triết lý và pháp môn tu tập thanh tịnh trí để rồi chỉ thấy chán nản. Do đó, có lẽ tốt nhất là hãy nhảy ngay vào việc tu tập - trong lúc tâm thứccảm hứng của bạn đối với nó đang thật sự chín muồi và trổ hoa. Nếu bạn cảm thấy con đường này hữu dụng đối với mình, bày giờ là lúc để trái tim bạn nối kết với nó thay vì chờ cho đến khi hiểu rành về các điểm tốt của nó. Hãy đón lấy cơ hội này để trải nghiệm và thử thách mình.

Nếu bạn có cơ hội để thực hiện cả hai thì thật tốt. Và nếu bạn đã nghiên cứú cũng như tu tập pháp môn thanh tịnh trí nhiều thập niên, phép thiền trong chương này vẫn thích hợp đối với bạn. Nó sẽ giúp cho bạn thư giãn và khắc sâu nhận thức của mình. Bạn có thể thực hành phép thiền này theo tầng bậc của mình, bất luận tầng bậc đó cao hay thấp. Những người đã trải qua năm phong cách thiền được trình bày trước đây cũng đã có đôi chút kinh nghiệm, những kinh nghiệm sẽ hữu ích cho pháp thiền thứ sáu này. Chúng ta không còn là những người chỉ vừa bắt đầu thực hành.

 

Ly nước

Bạn hẳn đã biết câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc về ly nước: đó là ly nước đầy phân nửa hay thiếu phân nửa? Xét về mặt đối tượng - ly nước - chẳng có sự khác biệt nào trong cách người ta trả lời câu hỏi đó. Nhưng việc nhìn các sự vật một cách tích cực cho phép có những nối kết trong suốt, rõ ràng dẫn đến một hoặc nhiều nhận thức khai phóng và thanh tịnh hơn. Tâm có sức mạnh để mang đến tính tích cực khi nói rằng “Hãy mở rộng đón nhận! ” Năng lượng nhận được từ sự quả quyết đó có thể dẫn chúng ta đi đến nhận thức thanh tịnh. Trong việc này có một lời pháp hết sức sâu sắc. Ở Tây Tạng, nơi mà nhà cửa có thể lạnh cóng vào ban đêm, các hoa văn trên cửa sổ đóng băng vào buổi sáng kết tinh lại tùy theo người đang ngủ trong ngôi nhà. Những cấu trúc hoa văn này là một sự phản ánh năng lượng của tâm trí con người - tích cực, tiêu cực, sự hãi, thư giãn...  Hiện đã có một số nghiên cứu khoa học về tác động của tâm thức con người vào các hiện tượng vật chất. Các nghiên cưu tại Nhật Bản của Masaru Emoto về ảnh hưởng của suy nghĩ lên nước [các phân tử, sự kêt tinh] cho thay các cấu trúc hoa văn đẹp đã hình thành khi người ta suy nghĩ tích cực. Tiến sĩ Robert G. Jahn của Đại học Princeton còn cho thấy suy nghĩ của con người có thể ảnh hựởng đến các thiết bị, như các dụng cụ VI điện tử chẳng hạn.

Đức Phật đã thuyết giảng về việc chúng ta có thể nhìn một sự vật theo hai cách khác nhau ra sao. Khi đang có tâm trạng hạnh phúc, với tâm thức cởi mở hơn và thuần khiết hơn, bất cứ cái gì chúng ta nhìn thấy xung quanh mình cũng đều mang lại cảm hưng và dễ dàng nối kết theo một phương thế tích cực. Nhưng nếu ngày hôm đó diễn ra không mấy mỹ mãn, với những tình huống khó khăn đang nảy sinh, ngay cả hương vị của bữa ăn ngon nhất trong nhà hàng nổi tiếng nhất cũng trở nên nhạt nhẽo vô vị. Chẳng có gi sai trong hương vị của các món ăn đó mà chính thai độ tiêu cực của tâm thức khiến cho mọi thứ trở nen khác biệt. Trải nghiệm của chúng ta trở nên có màu sắc bởi thái độ nội tâm của chúng ta, và việc đó có thể phát tỏa ra môi trường bên ngoài, gây nên các biểu hiện tâm lý và thậm chí là sinh lý.

Khi chúng ta có những khoảnh khắc “Tôi chẳng ưa việc đó chút nào” như vậy, chủ yếu có nghĩa la chúng ta đang không làm gì cả để khiến nó tốt đẹp hơn. Thay vì đối kháng hay không vui với tình huống, hãy cố gắng để thấy các suy nghĩ của bạn theo một phương cách tinh khiết hơn và thư giãn hơn. Chúng ta có thể chuyển hóa những khoảnh khắc này thành thanh ựnh, CƠI mở và hạnh phúc, dẫn đến việc thụ hưởng được năng lượng, ảnh hưởnglợi ích lớn hơn cho mình và cho tha nhân. Nếu chúng ta quyết định mang một cách nhìn tích cực đối với vạn pháp - ly nước đầy đến phân nửa - tâm thức lưu chuyển và trở nên mẫn thụ hơn với năng lượng của các tình huống. Kết quả có thể là các quan hệ của chúng ta với vạn pháp trở nên rõ ràngtinh khiết hơn, cho phépthái độ rộng mở đón nhận và một cái nhìn thấu suốt mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp này, thái độ tích cực không phải là một thiên kiến, một sự thêu dệt. Nó là hình tướng của tấm lòng rộng mở đón nhận, cho phép chúng ta nối kết với tính tích cực tự nhiên của tâm trí thanh tịnh.

 

Thiền: Sự cân bằng tâm thức

Xin nhắc lại lời khuyên của Đức Phật về việc chỉnh các dây đàn - không căng quá cũng không chùng quá. Điều đó cũng tương tự đối với các đối ngẫu nhị nguyên, như tốt và xấu, chủ thể và khách thể. Tâm trí thanh tịnh có nghĩa là đạt được sự quân bình, trung dung. Cả hai mặt của vấn đề đều có giá trị như nhau. Vô tư, không thiên kiến.

Do đó, chúng ta chẳng phải dụng sức nhiểu khi thiền định. Tất cả những gì cần làm chỉ là cho phép tâm thức của mình được rộng mở đón nhận, bất kể ở nội tâm hay ngoại giới, chúng ta tìm kiểm một sự quân bình hài hòa trong khoảnh khắc ấy, trong bất cứ điều gì chúng ta đang trải nghiệm, việc đó thật sự mang tính an nhiên thư thái nhiều hơn thay vì chúng ta cứ đuổi theo cái này hoặc cố gắng tránh né cái kia - chấp thủ hoặc xua đuổi. Khi đi theo thói quen đó trong hành thiền, chúng ta đang “xây dựng một dự án”, rất giống với những gì chúng ta làm trong các tình huống thông thường của cuộc sống thường nhật. Đừng để bị rơi vào phong cách đó. Một góc độ khác để nhìn việc này là hãy thiền định mà không có mục tiêu nào hết. Bạn thậm chí có thể gọi đây là "một dự án không mục tiêu”. Chỉ cần cho phép mình trải nghiệm khoảnh khắc đó. Nó quan trọng hơn là săn đuổi một mục tiêu nào đó.

chìa khóa để hoàn thành việc này chính là hãy tin tưởng vào bản chất của bạn - có lòng tin rằng tâm trí thanh tịnh, nhận thức thuần khiết, ià một thứ bẩm sinh bên trong hiện hữu của bạn. Bằng cách tu tập kiên nhẫn và thư giãn, sự quân bình và hài hòa mà bạn đang tìm kiếm sẽ tự trình hiệh. Nó đã có ở đó. Qua sự thư giãn và hiện hữu, nó sẽ lộ diện một cách tự nhiên. Khi tìm sự quâh bình và hài hòa giữa các đối ngẫu nhị nguyên, chúng ta nhận ra mình không cần phải lùng sục hay hành động gì hết. Chỉ đơn thuần là trở nên dung nhập sâu sắc, quán sátan nhiên tự tại, chúng ta biết rằng, từ kinh nghiệm, không cân phải chạy đi đâu để đạt được trạng thái tâm trí thanh tịnh. Việc biết mình đã hiểu ra điều này mang đến cho chúng ta niềm tin lẫn cảm hứng rất lớn. Chúng ta nhẹ nhàng hoan hỉ bên trong sư tế vi và thanh tịnh của tâm trí. Chúng ta thụ hưởng cái tâm trí không còn bị xao động. Đây là những gì tôi có ý muốn nói về cảm hứng.

Hãy có một thái độ tích cực và thư giãn. Nếu các suy nghĩ mang tính nhị nguyên xuất hiện - chẳng hạn, “Tôi đang thực hiện việc hành thiền đúng cách ... hay sai cách? - bạn biết thư giãn với tính nhị nguyên, đồng thời rộng mở đón nhận để nó trở thành một phần của việc thiền định và nhìn nó trong sự thuần khiết tự nhiên của nó. Trải nghiệm hết sức thư giãn phép thiền thanh tịnh trí sẽ cho phép bạn không còn câu chấp vào các cảm xúcsuy nghĩ đang khởi sinh.

 

Nếu quan sát các suy nghĩ bình thường của mình, liệu có bao nhiêu suy nghĩ là thật sự quan trọng và cần thiết? Nếu có hai mươi suy nghĩ nảy sinh, có lẽ chỉ một là có thể có tầm quan trọng nào đó. Mười chín suy nghĩ còn lại có lẽ chỉ là sự lang thang đó đây của tâm trí. Chỉ cần bằng cách buông bỏ mười chín suy nghĩ không cần thiết, chúng ta tiết kiệm cho Thân và Tâm rất nhiều năng lượng. Trong thế giới thường ngày, chúng ta phải đưa ra nhiều quyết định. Để an toàn khi lái xe, chúng ta phải biết cách phản ứng với đèn tín hiệu giao thông. Nhưng do các thói quen thuộc dạng này, các “tín hiệu” như vậy cũng xuất hiện trong tâm thức của chúng ta ngay cả khi chúng ta đang hành thiền. Trong trường hợp này, chúng chỉ là những điều gây phân tâm, chẳng thỏa đáng mà cũng chẳng có tầm quan trọng gì hết. Chúng ta an toàn khi ngồi trên nệm thiền và không cần phải phản ứng với các thách đố của thế giới sinh tử luân hồi vào lúc đó.

Khi chúng ta quá dụng sức trong thiền định, việc đó cũng giống như nhốt quá nhiều con chim vào một cái lồng. Xuyên qua, xung quanh và ở giữa đống lo âu, người ta thỉnh thoảng có thể thoáng thấy được thế giới bền ngoài, nhưng chẳng có được sự tự do để thoát ra. Những gì chúng ta cần là hãy dẹp bỏ cái lồng bằng cách có tâm trí rộng mở hoàn toàn. Khi làm như vậy, chúng ta lập tức cảm nhận được sự  an nhiên tự tại và thư giãn. Và khi các khoảng trống của thiền định tự do và khai phóng xuất hiện, ở nơi mà sự vật chưa mấy sáng tỏ và dòng chảy tự nhiên của thiền định đang bị hòa lẫn với các suy nghĩ, hãy an nhiên tâm thức bằng cách không dùng sức quá nhiều. Theo thời gian, việc thiền định của bạn sẽ trở nên liên tục hơn.

Bản chất của tâm không mang tính hư vọng - không bị cản ngại bởi tư duy khái niệm, bởi các suy nghĩlo âu. Khi tin tưởng vào bản chất này, chúng ta trải nghiệm được tính chất thanh tịnhvô biên của nó mà không cần đến bất kỳ sự thao túng nào. Khi an nhiên tự tại như vậy, thỉnh thoảng, một sự chuyển hóa diễn ra. Khi chúng ta hành thiền theo cách này nhiều hơn, tổng thể cuộc hành thiền sẽ là việc dễ dàng giữ được trạng thái này càng lúc càng nhiều hơn - sẽ là việc người ta trở nên quen thuộc với nó. Các suy nghĩ có thể đến mà cũng có thể không - việc ấy không quan trọng.

Thỉnh thoảng, bạn có thể phát hiện ra tâm thức đã làm việc quá sức lúc thiền định, điều mà bạn đã không nhận ra. Bạn có thể ngồi một cách an bình, nhưng tâm thức lại đang lặng lẽ hành sự sau hậu trường. Đây cũng vẫn là cái tâm bận rộn, đang làm một việc vốn chẳng cần phải làm. Khi nhận ra điều đó, bạn hãy thư giãn và nối kết trở lại với bản chất thanh tịnh của tâm. Chúng ta vẫn thấy và vẫn trải nghiệm các suy nghĩ, không cần phải đóng cửa nhốt hết mọi thứ bằng cách hói rằng, “Đừng suy nghĩ”. Tâm trí có thể thanh tịnh ngay cả với những khái niệm khi chúng không bị sử dụng thái quá. Bằng cách vẫn thư giãn và an nhiên với các ý nghĩ, bạn hãy ung dung tự tại với tình huống và sự thanh tịnh sẽ tự xuất hiện trở lại.

Một cách tiếp cận khác mà chúng ta có thể dùng đến để bước vào pháp môn thanh tịnh trí là khởi đầu bằng thiền chỉ hoặc một trong những phong cách thiền địnhchúng ta đã biết để tập trung cũng như an định tâm thức. Chẳng hạn, khi thực hành thiền chỉ, chúng ta đang có sự nối kết hợp nhất với đối tượng thiền định; rồi chúng ta thư giãn vượt ra khỏi cách tiếp cận đối vật này. chúng ta chỉ mở rộng tâm thức càng lúc càng nhiều hơn cho đến khi trải nghiệm tính chất thanh tịnh vô lượng củá hó.

 

CHỈ DẪN THỨC HÀNH

Chúng ta nên nhớ là phải hiện hữu cùng với thân, khẩu, ý khi hành thiền. Cả ba cần phải được thư giãn, tĩnh lặng và an nhiên cùng lúc. Thỉnh thoảng, tâm có thể hết sức tĩnh lặng và sáng tỏ, nhưng nếu thân lại căng cứng và các cơ bắp không được thư thái, Tâm sẽ dễ dàng trở nên mệt mỏi, tiếp theo đó là những sự đau nhức, khổ sở của thân. Do đó, chúng ta cần thư giãn Thân khi thiền định. Việc này cũng vậy đối với khẩu. Chẳng hạn, khi ngồi thiền theo nhóm, chúng tathể không nói chuyện bằng lời, nhưng tâm trí có thể đang huyên thuyên, tưởng tượng rằng mình đang tham gia trò chuyện cùng bạn bè. Bởi có vô số dịp để huyền thuyên trong cuộc sống đời thường - và chúng ta chẳng có mấy cơ hội im lặng - cho nên hãy cố gắng thư giãn và hưởng thụ khoảnh khắc im lặng.

Nếu kỳ ngồi thiền của bạn có vẻ hơi dài, hãy phân nó ra thành những khoảng ngắn bằng cách làm mới lại đầu óc mình. Bạn có thể đang lưu chuyển một cách tự nhiên trong thiền định, nhưng khi thời gian trôi qua, bạn có thể đang trôi vào cảnh mơ mơ màng màng và bắt đầu ngả nghiêng. Do đó, thỉnh thoảng hãy có những lần tạm nghỉ bằng cách điều chỉnh lại tư thế, nhấp nháy mắt, xoay vai...

Nếu bạn nghiệm thấy có sự sợ hãi, đau nhức hoặc vui vẻ - bất luận là gì - hãy kiên nhẫn và chờ cho đến khi nó phơi bày bản chất thật sự của nó. Bằng cách an nhiên và không bám chấp vào khía cạnh này hay khía cạnh kia của trải nghiệm, không gọi nó là “tốt” hay “xấu”, trải nghiệm được chuyển hóatrở nên thanh tịnh. Bạn sẽ đạt đến nhận thức tinh khiết nằm ẩn bên dưới các hiện tượng. Sau đó, việc tu tập chỉ là để an nhiên trong trạng thái khai phóng, tinh khiết, không phê phán. Bạn không làm hay cố sức gì cả - chỉ nối kết với tâm trí thanh tịnh của mình mà thôi.

 

GỢI  Ý THỰC HÀNH

•. Hãy dành ít phút để làm gia tăng cảm hứng bồ đề tâm.

•. Bất luận bạn thấy gì, bất luận bạn có cảm giác ra sao - hãy trải nghiệm tất cả. Hãy cảm nhạn tam thức tự do.

•. Hãy cảm nhận sự an nhiên thư thái của thân, khẩu, ý.

•. Hãy cố gắng thư giãn tâm thức.

•. Hãy mở rộng tâm thức để nhận biết vạn pháp một cách tự nhiênthanh tịnh - như chúng thật sự đang là.

•. Khi các suy nghĩ nảy sinh, đừng tạo ra những biện biệt. Hãy trải nghiệm tất cả các suy nghĩ một cách không thiên kiến.

•. Hãy để cho tâm thức của bạn được tự doan nhiên.

•. Hãy để cho tâm thức của bạn được thanh tịnhgiải thoát.

•. Hãy cảm nhận tâm thức đang xa lìa khỏi các suy nghĩ và lọ âu.

•. Hãy cho phép mình trải nghiệm để nhận biết các hiện tượng một cách thanh tịnh, không phê phán.

• Hãy có một vài hơi thở thật sâu: thở ra va hit vao, trải nghiệm bản chất của tâm thức.

 

HỎI & ĐÁP

H: Trong phép thiền thanh tịnh trí,.thầy có thể sử dụng các hình ảnh tưởng tượng như một phần của pháp môn không?

Đ: Được chứ, dứt khoát là được. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng một tòa nhà cao - một tòa nhà thật xấu nằm ngay trước cửa sổ của bạn. Hãy tìm hiểu xem bạn có thể nhận biết nó một cách thanh tịnh và hài hòa không.

H: (tiếp): Thầy có thể thấy hết thảy mọi người trong căn phòng này như là Đức Quán Thế Âm Bồ tát không?

Đ:  Được và không. Nếu bạn đang trải nghiệm nhận thức thanh tịnh của một tâm trí hoàn toàn rộng mở, vạn pháp sẽ được nhận biết như là chỉ có một bản chất mà thôi - chẳng có sự khác biệt nào giữa cái tôi và tha nhân. Đến lúc đó, bạn có thể cảm nhận rằng mọi người trong phòng này đều là vị bồ tát từ bi đó, Đức Quán Thế Âm. Nhưng, trái lại, nếu bạn đang bị ô nhiễm, đang bám chấp các suy nghĩ của mình, khi ấy đầu óc bạn quá tán loạn, chẳng thể an nhiên tự tại được trong bản chất của tâm thức, và chẳng thể nhận biết vạn pháp một cách thanh tịnh được.

H:  Mang thái độ “cái ly đầy nước phân nửa" có giống như một kiểu động viên mà chúng ta đang dành cho chính mình? Đây có phải là thứ chúng ta thực hiện để đưa mình vào đúng quỹ đạo lúc bắt đầu ngồi thiền?

Đ: Vâng. Việc chúng ta đạt được một kết quả tích cực hay tiêu cực đôi lúc được quyết định bởi thái độ tinh thần lúc ban đầu. Nếu một người ở 1 lần nào đó đã bị hoảng sợ khi nhìn thấy một con rắn, người đó có thể bắt đầu thấy là ở chỗ nào cũng có rắn, bởi nhẩm sợi dầy thừng, đám dây leo là rắn. Ngược lại, nếu mang một thái độ tích cực hơn, các hoạt động và các trải nghiệm của chúng ta cũng vậy, có thể trở nên tích cực hơn.

H: Mặc dù thầy có để nghị là hãy sử dụng những lần ngồi thiền ngắn thôi; nhưng thật sự thì mục tiêu lâu dài của chúng ta chẳng phải là việc có thể duy trì những lần ngồi thiền chính quy thật lâu hay sao?

Đ: Lý do ban.đấu hãy thực hiện những lần ngồi thiền ngắn thôi là nhằm khuyến khích hành giả tu tập nhiều hơn. Nếu những kỳ ngồi thiền lúc đầu là nhiều và ngắn, bạn sẽ không thấy bị ngộp - một điều có thể dễ dàng xảy ra nếu bạn bắt đầu bằng những lần ngồi thiền quá dài. Sau cùng, bạn sẽ trở nên thoải mái với những lần ngồi thiền lầu hơn, đến lúc đó, bạn có thể kéo dài thời gian ngồi thiền bao lâu cũng được.

H: Tôi muốn hiểu sự khác biệt giữa pháp thiền thứ năm [khai phóng tâm] với pháp thiền thứ sáu [thanh tịnh trí] liên quan đến cách tiếp cận các suy nghĩ. Tôi có nghe những từ như “quân bình hài hòa", cùng những từ như “chuyển hóa thành trải nghiệm", thầy có thể giải thích thêm?

Đ: Pháp thiền khai phóng tâm dựa trên sự quan sát không thiên kiến - chúng ta không bám chấp vào các khuynh hướng “yêu” và “ghét” liên quan đến “đúng” và “sai”. Chúng ta cố gắng mở rộng tâm thức theo một cách thế thư thái, an nhiên, nhằm quan sát các hiện tượng từ góc độ rộng lớn hơn mà không bị trói chặt bởi thái độ chấp thủ cũng như bám víu vào bản ngã. Từ cách nhìn như vậy, bạn có thể trải nghiệm sự quân bình hài hòa của tâm thức tạí bất kỳ thời khắc nào. Cách tiếp cận này có thể giúp tiêu trừ các kỳ vọng và sợ hãi của tâm thức.

Pháp thiền thanh tịnh trí có nghĩa là tất cả các khía cạnh hình tướng, chẳng hạn như sướng và khổ, đều được nhận chấn là những phóng chiếu của tâm thức, mà bản chất của tâm thứctính chất trí tuệ bẩm sinh, bắt nguồn từ ý thức thanh tịnh nguyên sơ. Bình thường, tâm trí suy nghĩ của chúng ta thích được ở trên bề mặt của bản ngã. Khi có thể an trụ tâm thức vào bình diện sâu hơn, chúng ta thấy rõ tính chất thanh tịnh của môi trường và của chúng sinh. Sự rành rẽ với pháp thiền thanh tịnh trí cho phép chúng ta nhìn thấy các sự vậy như chúng đang thật sự là, thay vì biện biệt chúng theo những thói quen, và đó chính là sự chuyển hóa thành trải nghiệm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7240)
08/09/2015(Xem: 18138)
05/10/2014(Xem: 21418)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.