Hậu từ

24/12/20203:04 CH(Xem: 4223)
Hậu từ

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

HẬU TỪ

Tây Tạng, theo truyền thống, thiền định được các hành giả du già, các tăng nhân ỷà các cư sĩ tu tại gia thực hành. Các hành giả du già là các tỳ kheo, tỳ kheo ni hay các hành giả thế tục, dưới sự dẫn dắt của một vị thầy, dành những khoảng thời gian dài để ẩn cư biệt lập - trong rừng, trong hang động, và trong các tịnh thất. Các tăng nhân có thế hành tập dưới sự dẫn dắt tương tự tại thiền viện, nhưng không phải tất cả đều có tu tập thiền định. Nhiều người chuyên thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo yêu cầu của cộng đồng địa phương, nhiều người tham gia vào các hoạt động hỗ trợ (chẳng hạn quản lý các cơ sở vật chất của nhà chùa), hoặc nhiều người là học giảgiảng sư. Những người tu tại gia có thể thực hành thiền định rất nhiều hay rất ít, tùy thuộc vào cảm hứng và động cơ của họ, cũng như tùy theo hoàn cảnh của họ trong cuộc sống. Marpa - vị thầy của hành giả du già vĩ đại Milarepa - là một điền chủ giàu có, có gia đình, và là một dịch giả giáo pháp lừng danh. Thế nhưng ông cũng là một vị thầy đắc đạo - được xem là một thánh nhân trong truyền thống Tây Tạng - và là tổ khai sáng một tông phái lớn trong Phật giáo Tây Tạng.

Mặc dù người ta có thể nhìn thấy sự có mặt của các hành giả du già và táng nhân giữa các thiền giả thời nay, nhưng đối với phần lớn chúng ta, chuyện tìm ra thời giờ và khung cảnh để thực hành theo các phong cách truyền thống sẽ hết sức khó khăn, chúng ta đã được nuôi dưỡng trong một thế giới hiện đại, nhịp sống nhanh, và phần lớn đang bị nó trói buộc bởi giáo dục, văn hóa, thói quen và - xin hãy đối diện với điều này - lợi ích, tiền tài. Chúng ta đa phần đều thấy thoải mái với nó hay ít ra cũng không muốn khước từ nó.

Đa phần những người thời nay quan tâm đến thiền định có lẽ bị cuốn hút vào việc luyện tập là vì xem nó như một liều thuốc đội trị với sự căng thẳng, điều hết sức phổ biến trong môi trường áp lực cao của công việc, thí cử, học tập, và thậm chí là cuộc sống gia đình. Chúng ta chẳng có dư thời giờ để làm những điều cần làm theo cách thế giải trí hay an nhàn. Chúng ta phải hối hả, và đó là stress.

Nhưng, thật ra, tại sao tâm thức của chúng ta phải bận rộn? Tôi nghĩ đó là vì, mặc dù đang tìm kiếm hạnh phúc, tình bạn, sự thoải mái, tình yêu, thành công, và cảm giác an lạc - một điều thật tự nhiên và tốt - nhưng người ta đã phạm sai lầm lớn khi phụ thuộc vào thế giới vật chất để thỏa mãn các nhu cầu này. Những cách sống dựa trên chủ nghĩa vật chất tạo nên một thế giới thường là thiếu thành thậtthờ ơ, một thế giới gắn chặt với bản ngã và các ham muốn của nó. Sự hối hả của chúng ta nhằm đạt được các chìa khóa vật chất để mở ổ khóa hạnh phúc dẫn đến lối sống đầy căng thẳng, nhưng các phần thưởng rốt cuộc lại là tạm bợ và rỗng không.

Người ta thấy sự giảm thiểu căng thẳnglo âu có lợi cho sức khỏe, và thiền định chứng tỏ có khả năng làm dịu được các triệu chứng này. Thiền định cho phép chúng ta, trong một thời gian ngắn, đạt được  sự thư tháimang đến một sự quân bình cho cuộc sống. Dùng thiền định để làm dịu sự căng thẳng trong cuộc sống là hoàn toàn tốt đẹp. Sự thư thái mang lại hạnh phúc - điều mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm. -Nhưng chúng ta cũng có sẵn bên trong mình tiềm năng để đạt được hạnh phúc nội tâm, đích thật: một sự hoan hỉ tức thì nằm bên trong bản chất của tâm thức, trong chính hiện hữu của chúng ta. Một khi có thể thư giãn thông qua thiền định, chúng ta bắt đầu cảm nhận hạnh phúc và sự bình yên trong tâm trí, những điều vốn không phụ thuộc vào sự kích tác bên ngoài. Thời nay, ngày càng có nhiều người hiểu được cái khổ tiềm ẩn, thầm sâu của cuộc sống như đã được nói đến qua đệ nhất diệu đế của Đức Phật. Đối với nhiều người, thiền định là phương thuốc trị liệu cho vấn nạn này, chứ không chỉ là phương thuốc đối trị cho một số triệu chứng của nó. Bảy pháp thiền được trình bày trong sách cung cấp một con đường đáng tin cậy mà qua đó, người ta có thể nhận ra các nguyên nhân đích thật của khổ, cũng như với sự kiên trì, người ta có thể khắc phục được nó. Và đối với những ai thấy có hứng thú với việc chấm dứt luân hồi - từ bỏ cách sống sai lầm hiện tạitu tập mạnh mẽ hơn, có lẽ là theo các phương thức truyền thống - các pháp thiền này có thể mang đến sự dẫn nhập, bước đi đầu tiên, để dấn thân vào hành trình.

 

Tu tập như thế nào?

Bạn có thể đọc quyển Tâm thư thái này để nắm thông tin tổng quát về thiền định, nhưng về cơ bản, đây là một chương trìnhtính chất từng bước. Có lẽ bạn đang đọc nhanh quyển sách này từ đầu đến cuối, vay mượn một vài ý tưởng, và bắt đầu trải nghiệm chúng. Tùy theo mục tiêu và các mối quan tâm của bạn, việc đó có thể vẫn ổn. Nhưng bạn có thể thu đựợc những kết quả tốt hơn bằng cách kiên nhẫn và thu hoạch kinh nghiệm với mỗi phong cách thiền trong trình tự bảy bước trước khi đi tiếp sang bước sau. Như đã hói trên, các môn sinh phương Tây có vẻ như đã thu được rất nhiều kết quả khi theo đuổi khóa thiền kéo dài trong một năm, điều được nói đến trong phần Dẫn nhập - và rồi họ thực hành trở lại, cung như thúc đẩy việc thực hành đi sâu thềm từ năm này đến năm khác.

Khi làm như vậy, dĩ nhiên họ đã tìm thấydung nạp những chất liệu bổ sung vào cuộc tập luyện của mình, chủ yếu là từ truyền thống Tây Tạng (chẳng hạn như những điều đã được nói sơ lược trong các phần Suy ngẫm thứ nhất và thứ hai). Nhưng tôi dám chắc nhiều người đã vay mượn các pháp môn từ những truyền thống khác nhằm mở rộng cũng như đào sâu thêm việc thịển định của mình. Giống như chuyện tư thể thiền mỹ mãn, chương trình bảy pháp thiền định này được thiết kế theo hướng linh hoạt, nhưng vẫn đủ sức chống đỡ.

Nếu bạn còn thấy mới mẻ với việc thiền định nhưng lại có cảm giác rằng thiền định có thể hữu ích cho mình, một lần nữa tôi khuyến khích bạn hãy ngồi thiền hàng ngày ít nhất cũng phải được một lúc ngắn. Nếu thời gian biểu hàng ngày của bạn hầu như kín mít, bạn cở thể dời đổi các thứ xung quanh để chừa ra đôi chút thời gian dành cho việc ngồi thiền. Hãy bắt đầu bằng những lần ngồi thiền ngắn, và đi theo mỗi phong cách thiền đủ lầu để cảm nhận tiến trình. Hãy bám trụ cùng với lió cho đến khi nó trở thành người bạn của bạn, một người bạn mà bạn thấy thoải mái để ngồi bên cạnh và hiểu nhau. Một khi bạn đã đạt đến trình độ đó, hãy bước sang phong cách thiền kế tiếp. Thỉnh thoảng, việc ôn lại các pháp thiền đã quen thuộc, để thấy sự nối kết giữa chúng, cũng là một điều hay. Có thể học được rất nhiều thứ từ đó. Sau khi đã đạt được thói quen rất tốt là thường xuyên ngồi thiền, bạn sẽ thấy nhớ nó khi không thực hành.

Một khi việc ngồi thiền của bạn bắt đầu đi vào nề nếp, hãy cố gắng để mở rộng nó sang cuộc sống thưởng nhật. Hãy quan tâm chú ý đến nơi bạn đang có mặt và những gì bạn đang làm khi sống một ngày của mình. Hãy sử dụng những lức nghỉ ngơi ngắn, thường xảy ra giữa các hoạt động, để thư giãn tâm thức, để có thể chăm chú vào một đối tượng được hình dung trong đầu, vào một chân ngôn hay vào các suy nghĩ tích cực. Khi “thiền trong cuộc sống”, cùng với việc thiền toạ, trở thành một phần trong công cuộc thực hành thiền định, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những lợi ích, cả về mặt sức mạnh lẫn sự trôi chảy của những kỳ ngồi thiền, cũng như đạt được mối quan hệ hài hòa hơn với môi trường. Thoải mái hơn nữa là .bạn sẽ có thể tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, người lạ một cách dễ dàng hơn, và sự ấm áp, lòng tồn trọng, tình bằng hữu sẽ phát triển xung quanh bạn. Sau cùng, bạn sẽ thấy mình có thể tạo lợi ích cho tha nhân mà thậm chí không cần phải cố sức gì hết.

Nếu bạn muốn tham gia sâu hơn vào việc thiền định, đừng xem nhẹ tầm quan trọng của việc tìm kiếm một chân sư. Cả thiền giả mới tu tập lẫn từng trải cũng  đều gặp những khó khăn, và mặc dù tự mình có thế hiểu các vấn nạn của mình, nhưng việc có một người thầy thường tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian.

Và sau hết, đừng bao giờ quên tầm quan trọng của việc phát huy một động lực vị tha. Bạn có thể phải ngạc nhiên về việc lòng từ bi và bác ái (bồ đề tâm) có thể khai mở trái tim bạn ra sao, và năng lượng yêu thương của trải nghiệm đó có thể thúc đẩy cho cuộc sống lẫn việc tu tập của bạn đến mức nào. Khi các phẩm chất tích cực như vậy bén rễ trong việc tu tập, bạn sẽ hoan hỉ rằng đã biến việc thiền định trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mình.  Tôi xin tặng bạn bài tụng nổi tiếng sau đây, có tên là “Bốn lời nguyện bồ đề tâm” từ tác phẩm Nhập bồ đề hạnh luận (Bodhicaryãvatăra) của ngài Tịch Thiên (Shantideva):

Cầu cho bồ đề tâm tối thượng qúy giá

Được tỉnh thức ờ những ai mà nó chưa khởi sinh.

Và ở những ai mà nó đã khởi sinh,

Cầu cho nó mãi mãi tăng trưởng không thuyên giảm.

 

 

 

TỪ VỰNG

an nhiên. Một thái độ cởi mở, thoáng đạt, dung nhận tất cả, siêu việt khỏi các thiên kiến tốt và xấu, ta và người khác,....

ân phúc. Năng lượng tinh thần, cảm hứng, thường nhận được từ việc thực hành thiền định, hay từ các bậc giác ngộ.   .

bám chấp. Một sự trói buộc đeo bám vô thức, thường là do thói quen vào một cách nhìn hay một đối tượng. Tương tự như chấp thủ

bản ngã. Cảm giác về cái tôi cá nhân dựa trên các xu hướng theo thói quen của cảm xúc, cảm giácsuy nghĩ. (Trong dụng ngữ hiện đại, đó là một trong ba phần của tâm thức theo phân tâm học, hoạt động như môi giới hữu thức có tổ chức giữa cá nhân với thực tại).

bồ đề tâm. Sự từ áibao dung đối với mình và đối với tha nhân Trong Phất giáo, bồ đề tâm được phần thành hai phương diệnbồ đề tâm tường đối và bồ đề tâm tuyệt đối. Đồng nghĩa với tâm giác ngộ.

bồ đề tâm tương đối. Bồ đề tâm được phát triển trên sự thừả nhận và cảm thông với đau khổ của đồng loại.

Bồ đề tâm tuyệt đối. Lòng từ bi và bác ái nảy sinh từ trí tuệ. Đồng nghĩa với thanh tịnh nguyên sơ, bản chất của tâm, rigpa,...

các tầng bậc. Tầng bậc bền ngoài nói chung chỉ hiện tượng vật chất, hữu hình; tầng bậc bên trong chỉ tình trạng mang tính luân hồi của tâm; còn tầng bậc sâu kín chỉ ý thức nguyên sơ, chân tâm. Liên quan đến thân, khẩu và ý, bên ngoài chỉ lời nói, bên trong là sự huyên thuyên trong tâm trí, còn sâu kín là các cấu trúc theo thói quen của suy nghĩ đang vang vọng sự huyên thuyên trong đầu.

chấp ngã. Sự bám chấp vào càm giác hay niềm tin về một cái tôi độc lập và cố hữu.

chú ngôn & chân ngôn. (Tiếng Phạn: mantra hay mana traya), có nghĩa là “hộ tâm”. Các chú ngôn của Phật giáo là những cầu tụng niệmý nghĩa quan trọng mang tính tượng trưng, và thỉnh thoảng cũng mang đến lợi ích thông qua chính các âm tiết của nó.

Đại thừa. Một truyền thống Phật giáo phát triển ở Ấn Độ vào thế kỷ 1, qua đó hành giả tìm kiếm sự chứng ngộ dưới sự thúc đẩy của lòng trắc ẩn, mong cầu giải .thoát cho toàn thể chúng sinh khỏi khổ ải của sinh tử luân hồi.

dzogchen. (Tiếng Phạn: ati-yoga, mahasandhỉ) Được dịch là “Đại viên mãn” và "Đại thành tựu”, đây là con đường thực hành tôn giáo, qua đó người ta trải nghiệm cái nhìn tối hậu về thực tại. Trong Phật giáo Tậy Tạng, nó được xem là một phần của Kim cương thừa.

giác ngộ. Sự tỉnh thức trước thực tại, đạt được thông qua sự tiêu trừ mọi chướng ngại tâm thức và thông qua sự toàn trí.

giải thoát dựa trên khởi sinh. Thuật ngữ của Đại viên mãn, chỉ có sự trinh hiện đầy đủ của các nhân duyên thì hành giả mới được giải thoát.

hành giả du già. Có nghĩa là “người tìm kiếm sự hợp nhất với bản chất nguyên của thực tại”.

hậu thiền định. Duy trì việc thực hành thiền định Đại viên mãn trong mọi tinh huống ở đời thường chứ không chỉ trong lúc ngồi thiền.

hư vô luận. Quan điểm cho rằng tất cả là hư không, không có gì hết.

Kim cương thừa. Truyển thống Phật giáo nhấn mạnh đến thanh tịnh tâm thức, xem mọi trải nghiệm  đều thanh tịnhgiác ngộbản chất. Xuất hiện ỞẤn Độ vào giữa thế kỷ 1.

kênh năng lưng. (Tiếng Phạn: naải, prana, bindui tiếng Tây Tạng: tsa, lung, tigỉè). Hệ thống năng lượng làm thành thân vi tế, hay dòng năng lượng hoạ xà kundalini, tập trung tại các luân xa trong cơ thể.

lòng nhân ái. Ước muốn rằng tất cả chúng sinh đều hạnh phúc.

luân hi (samsara). Thế giớichúng sinh đang trải nghiệm do các cấu trúc tinh thầnnhận thức ám chướng.

luân xa. Trung tâm năng lượng nằm tại những điểm đặc biệt bên trong cơ thể: đỉnh đầu, cổ họng, trái tim, rốn, trung tâm sinh dục và đáy cột sống.

ngũ uẩn. Hình tướng (thể chất hoặc vật chất), cảm nghĩ, nhận thức, quan niệm, và ý thức (tương ứng với ngũ qụan cộng với tâm trí).

nhận thức nhị nguyên. Nhận thức dựa trên việc gán nhãn phân biệt giả tạo, chẳng hạn khách thể và chủ thể, tôi và tha nhân, tốt và xấu,...

niết bàn. (Tiếng Phạn: nirvana) tức “trạng thái hết khổ”, được trải nghiệm bằng cái tâm vô vi, thoát khỏi hết mọi trạng thái nhiễm ô trược.

pháp. Trong bối cảnh Phật giáo, chỉ các lời dạy của Phật. Theo dụng ngữ tổng quát, chỉ bất kỳ hiện tượng nào của thế giới.

Phật. Bậc giác ngộ viên mãn (phân biệt,với vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni).

quán niệm. Tâm thức tập trung chú ý qua sự an tĩnh, rigpa. Thuật ngữ Tây Tạng, được dịch là “tri kiến”, chỉ cái biết siêu việt, cái biết vô thủy vô chung.

shamatha. Thiền chỉ.

suy nghĩ ngấm ngầm. Các cấu trúc suy nghĩ tế vi mà tâm thức bình thường không thể hoặc khó có thể nhận ra.

tam muội (nhập định). Tiếng Phạn: samadhi, chỉ tâm thức phi nhị nguyên, chẳng có sự phân biệt nào giữa chủ thể và khách thể.

tâm thức. Trung tâm năng lượng của .thiện tính, tích cực tính, và trí tuệ. Ý nghĩa nội tại, đích thật của tâm thức phải được hiểu thông qua trải nghiệm và trực giác.

tế thần. Cũng, gọi là thân vô tướng.

thanh tịnh trí. Đồng nghĩa với tri kiến thanh tịnh) thánh kiến.

thanh tịnh ngụyên sờ. Đồng nghĩa với bản chất của tâm, cái biết vô thủy vô chung bồ đề tâm tuyệt đối, rigpa,...

Tiểu thừa (Theravơđa hoặc Hinayana). Truyền thống Phật giáo đã có từ xa xưa, phát triển phổ biến ở Đông Nam Á. Nhấn mạnh đến việc đạt được giải thoát của cá nhân.

thiền chỉ (tiếng Tây Tạng là shi-ney, tiếng Phạn là shamatha) Sự tĩnh lặng của tâm được phát triển nhờ sự chú tâm hay quán niệm.

thiền quán, (tiếng Pali: vipassanag, tiếng Phạn: vipashyana, tiếng Tây Tạng: Ihag-tong). Cồn gội là thiền minh sát. Sự thấu suốt đến tận bản chất của mọi hiện tượng. Nhìn thấy vạn pháp như chúng thật sự * đang là. Cái nhìn thực chứng vào tính không của mọi hiện tượng.

tịnh độ. Đồng nghĩa với thanh tịnh xứ và cõi Phật. Một thiền đường - thoát hết mọi khổ đau - nảy sinh từ khát vọng vị tha của một vị Phật.

tính không. Sự vắng bặt của tồn tại cố hữu đối với bất kỳ hiện tượng nào. Thay vì là những thực thể độc lập, tất cả hình tướng đều liên quan phụ thuộc.. Tính không được nhận biết nhờ tâm thức trí tuệ, thoát khỏi các đối cực, nhưng không được nhầm lẫn với “không có gì hết”.

trạng thái tỉnh thức. Sự nhận ra bản chất của tâm thức, bản chất của thực tại,...

trí tuệ. Cái nhìn hay cái biết thấu suốt trực tiếp, phi nhị nguyên, khác với cái biết có được từ các diễn giải khái niệm.

Trung đạo. Tránh các cực đoan. Thuật ngữ này cũng chỉ Trung quán tông của Phật giáo Ấn Độ do đại SƯ Long Thọ (thế kỷ 2/thế kỷ 3) lập ra.

tư thế bán già. Tương tự tư thế kiết già, bàn chân của chân này nằm lên đùi của chân kia, còn chân kia thì vẫn nằm trên sàn nhà bên dưới đùi hay mắt cá của chân đang gác lên.

tư thế kiết già. Cũng gọi là tư thế hoa sen, hành giả ngồi trên sàn nhà và hai chân bắt chéo nhau, chân này gác lên đùi chân kia.

tư thế Miến Điện. Tư thế chân trái nằm tại háng, chân phải nằm trước chân trái (có thể đổi ngược lại).

từ bi. Lòng trắc ẩn, thương xót chúng sinh. Thái độ bao dung, rộng mở, đón nhận tha nhân bằng ước muốn tiêu trừ mọi khổ ải.

tương thuộc. Quan niệm cho rằng mọi hiện tượng đều phụ thuộc vào hiện tượng khác để tồn tại, gồm cả ý thức đang gán nhãn cho một hiện tượng. Do tương thuộc, mọi sự vật và hiện tượng đều không có sự tồn tại độc lập hay cố hữu.

vipassana: Thiền quán, thiền minh sát.

vô thường. Sự khởi sinh, tồn tại và tan biến trong khoảnh khắc của tất cả các hiện tượng do duyên sinh. Tất cả các sự vật được tạo lập  đều là vô thường. Vô thường là một trong ba dấu ấn của hiện hữu theo quan điểm Phật giáo (dấu ấn thứ hai là khổ, dấu ấn thứ ba là vô ngã).

 

 

TÂM THƯ THÁI

Dza Kilung Rinpoche

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 39.260.031

Chịu trách nhiệm xuất bản : Giám đốc - BÙI VIỆT BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung : Tổng biên tập - LÝ BÁ TOÀN

Biên tập:                    : Phan Thị Ngọc Minh

Biên tập. Văn Lang  : Phan Quân

Trình bày                  : Đông Phương

Vẽ bìa                         : Hs. Nguyễn Hùng

Sửa bản in                : Nhân Hòa             

 

 

CÔNG TY CP VĂN HÓA VĂN LANG - NS. VĂN LANG

06 Nguyễn Trung Trực, p. 5, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT: 38. 943783 - 35.500331 - Fax: 35.500332

Chi nhánh: 40 - 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.l, TP. HCM

ĐT: 38.242157 - 38.233022 - Fax: 38.23507 :

In 1.000 cuốn khổ 13.5x21 cm tại Xưởng in Cty CP Văn hóa Văn Lang 06 Nguyễn Trung Trực, P.5, Q.Binh Thạnh, Tp.HCM.

Xác nhận ĐKXB số: 942-2018/CXBIPH/15-16/HĐ.

QĐXB số: 535/QĐ - NXBHĐ, ngày 27/03/2018.

In xong và nộp lưu chiếu năm 2018. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2013(Xem: 18894)
19/08/2010(Xem: 66056)
27/12/2010(Xem: 58175)
10/05/2018(Xem: 12142)
02/08/2017(Xem: 16484)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.