16 Tu hạnh lắng nghe

01/01/202110:28 SA(Xem: 4269)
16 Tu hạnh lắng nghe
TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

16

 TU HẠNH LẮNG NGHE

DẪN NHẬP

 

Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanh gầm gừ… từ trong cổ họng, hoặc biểu lộ bản năng cảm xúc bằng ánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân. Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.

        Thời cổ xưa đó, con người tuy chưa biết dùng lời nóiý nghĩa, nhưng mà đã biết nghe. Các nhà Khoa học nghiên cứu cho biết con người là loài động vật có tánh linh cao hơn tất cả các loài động vật khác, nên theo dòng thời gian, tâm trí con người từ từ phát triển, họ phát minh ra chữ viết, học cách phát âm và ráp những chữ lại thành từng câu để mô tả sự vật hay tình cảm. Từ đó, ngôn ngữ xuất hiện trong đời sống của con người. Tùy theo hoàn cảnh địa dư mà mỗi quốc gia có tiếng nói riêng của họ. Nhờ có tiếng nói, con người mới quây quần sống thành đơn vị gia đình, bà con, làng xóm, cộng đồng, quốc gia, xã hội.  Nhờ có ngôn ngữ, các quốc gia trên thế giới tuy xa mà gần với nhau hơn, nhất là trong thời đạitin học”, con người có thể liên lạc với nhau qua internet trong chớp nhoáng. Do đó cơ hội hợp tác, học hỏi lẫn nhau ngày càng thuận tiện, nếp sống của con người được nâng cao thoải mái hơn, nhờ kỹ thuật văn minh trên thế giới ngày một phát triển.

        Đời sống thế gianđời sống nhị nguyên, nên luôn có hai mặt tốt và xấu. Vì thế bên cạnh những nỗ lực xây dựng mang lại niềm hạnh phúcan lạc cho thế giới loài người, thì cũng có nhiều người ích kỷ, lợi dụng kẻ hở của nền văn minh tin học loan truyền những tin tức thiếu đúng đắn, không chuẩn xác, chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân, phe nhóm, hay chủ nghĩa mình tôn thờ gây nên những tội ác khó lường được. Cho nên, sinh ra và sống trong thời đại xô bồ này, chúng ta cần thực tập lắng nghe, để khám phá và thanh lọc những điều mà ngôn ngữ khắp nơi đưa tới, hầu nhận biết lời nói nào, là lời nói thiện lành, lời nói nào, là lời nóitính cách lường gạt độc ác, được bao bọc tinh xảo bằng một lớp vỏ mật ngọt thơm tho.

LẮNG NGHE

          Con người ta, lúc mới sinh ra đời không ai tự nhiên nói được mà phải nhờ người khác dạy. Trước hết học nói, tức là học cách phát âm thành lời, mỗi từ nói ra phải hiểu ý nghĩa của lời nói đó. Sau mới học nhận diện mặt chữ và luyện tập cách viết. Muốn nói trơn tru phải mất một thời gian nhiều năm. Khi nói được rồi, muốn hiểu người khác nói gì thì ta phải học lắng nghe. Khi đối tượng nói, ta cần im lặng lắng nghe để hiểu xem đối tượng muốn truyền đạt cái gì. Học trò đến lớp mà không chịu chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài thì kết quả sẽ không hiểu gì hết. Nhân viên làm việc mà không chịu lắng nghe học hỏi phát triển nghề nghiệp từ xếp trên và bạn đồng nghiệp thì tương lai dễ dàng bị mất job. Để cảnh cáo những người thích nói nhiều, mà không chịu lắng nghe, ông bà ta có câu: “Nói ít lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều, không nói thì không có gì để bị lỗi”.  Câu nói này ý khuyên con cháu nên tập tánh lắng nghe để học hỏi thêm, hoặc lúc nào cần nói hãy nói, lúc nào cần im lặng  để lắng nghe thì im lặng

         Trong đời sống hằng ngàylắng nghe” được xem như là một phương cách thần kỳ để khám phá ra sự thật ẩn nấp từ trong ngỏ ngách của mọi tâm hồn. Ngày nay các chuyên gia trị bệnh tâm thần đã áp dụng phương thức ngồi hằng giờ chỉ để lắng nghe bệnh nhân nói mà không có phản ứng gì cả. Phương pháp này đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân xả bỏ được những uất ức tùy miên ngủ ngầm trong tâm họ bấy lâu mà không cần uống một viên thuốc nào! Pháp lắng nghe giúp con người mở mang tầm hiểu biết của chính mình về những thông tin từ mọi phía, nó giúp ta có sự bình tĩnh trong việc xử thế, nó là nền tảng đầu tiên giúp ta nhận định được đâu là chánh đâu là tà. Việc lắng nghe quan trọng như vậy nên trong nhà Phật từ lâu đã nâng nó lên thành một pháp tu gọi là “Tu Hạnh Lắng Nghe”.

HẠNH LẮNG NGHE

CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

 

          Là người Phật tử không ai là không kính trọng và ngưỡng mộ Đức Quán- Thế-Âm Bồ Tát, xem Ngài như đấng Mẹ Hiền đại từ đại bi, lúc nào cũng thương xót đàn con đang lặn ngụp trong bể khổ nguồn mê. Trong một đời người thật ít có ai là không nợ Ngài Quán-Âm một lời cầu nguyện cho cá nhân và cho gia đình mình khi đứng trước những khổ đau phiền muộn vì bệnh tật, hay đối đầu trước những nguy cơ đe dọa mạng sống.  Hình ảnh Bồ Tát Quán-Thế-Âm trong Phật Giáo được thờ phượng, tôn kính, tán tháncông hạnh lắng nghe cứu khổ cứu nạn chúng sinh của Ngài.  Lắng nghe là pháp môn tu đặc biệt mà Đức Quán-Thế- Âm đã áp dụng. Đó là phương pháp “phản văn văn tự tánh” tức là không vướng mắc chạy theo âm thanh bên ngoài, mà quay ngược lại nghe tự tánh của mình. Nghe tự tánh là nghe đến tận cùng sâu thẳm của vô thanh. Đạt đến mức độ nghe này thuật ngữ trong nhà Phật gọi là “Nhĩ Căn Viên Thông”. Trong cái tịch tịnh yên lặng mà như sấm sét đó tất cả lậu hoặc tiêu tan, phiền não rơi rụng, tuệ giác bừng sáng, thực tại phơi bày. Cái nghe vượt ra ngoài không gian, thời gian, không còn gì ngăn ngại, trên thì hợp với bản giác diệu tâm mười phương chư Phật, dưới cảm thông lòng cầu mong được cứu độ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.

HẠNH LẮNG NGHE

         Muốn tu hạnh lắng nghe, chúng ta cần hiểu bài học “lắng nghe” có hai chiều hướng. Một chiều hướng tuy bề ngoài chúng ta im lặng nghe đối tượng nói, mà trong tâm chúng ta không hề im lặng, nghĩa là trong khi tai lắng nghe mà trong đầu thì  đang “dính mắc” đang “thầm phát biểu” theo từng câu nói của người đối diện. Chẳng hạn như đang nghe mà tâm cố ý ghi nhận, phân tích ý nghĩa của câu chuyện, rồi thầm phê bình đúng sai. Hoặc đang nghe  mà khởi tâm ưa ghét, hoặc cao hơn, ý thức ghi nhận kinh nghiệm của người nói, làm thành kinh nghiệm mới bổ xung vào kho kiến thức của mình. Cách im lặng lắng nghe này có thể giúp con người phát huy thêm sự hiểu biết thế gian, nhưng đồng thời nó cũng gia tăng lòng ích kỷ tham lam, tô bồi bản ngã ngày một lớn mạnh. Đây không phải là cách nghe mà người tu muốn hướng đến.

        Học theo hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âmchúng ta thực tập lắng nghe người khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn nỗi đau thống thiết của người đó. Đương nhiên, chúng ta không thể là một Quán-Thế-Âm vì Bồ Tát đã trải qua vô lượng kiếp tu tập chứng đạt “Nhĩ Căn Viên Thông”, Ngài có đầy đủ thần thông nghe thấu tiếng kêu thống khổ của muôn loài khắp chốn. Chúng ta không làm được như vậy, nhưng chúng ta có thể làm người “biết lắng nghe” với  tấm lòng thông cảm, để người đối diện có thể an tâm bày tỏ nỗi niềm... Người “biết lắng nghe” ở đây không phải là nghe, rồi ôm hết nỗi khổ của người ta làm nỗi khổ của mình. Không phải lắng nghe người ta kể lể niềm “đau thắt ruột”, rồi mình cũng “bầm gan tím mật” đau theo người ta. Nghe như vậy là nghe bị “dính mắc”. Muốn đạt được trạng thái nghe mà tâm không vướng mắc không phải tự dưng một sớm một chiều làm được, mà nó đòi hỏi hành giả phải tu tập một thời gian dài lâu.

TU TẬP TÁNH NGHE

        Bình thường con người sống bằng tâm thế gian. Tâm thế gian là tâm luôn suy nghĩ đủ thứ chuyện. Lúc thì Ý căn moi móc chuyện quá khứ để suy nghĩ. Khi thì Ý thức phân bua so sánh những chuyện đang xảy ra trong hiện tại. Lúc thì Trí năng vẽ vời phát họa những chuyện không thật ở tương lai, cho nên tâm con người lúc nào cũng dao động. Ngoài ra, tâm này còn bị cảnh trần lôi cuốn tạo nghiệp khi nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,  tiếp xúc với ngoại xứ là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.  Khi nào tâm thế gian yên lặng, thì tâm bậc thánh mới xuất hiện. Tâm bậc thánh gồm các tánh Nghe, tánh Thấy, tánh Xúc chạm và cao hơn sâu sắc hơn là tánh Nhận thức biết tạm gọi là tâm Phật.

        Tu tập Tánh Nghe trước hết hành giả cần tu tập sao cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đó là: Ý nghiệp, thân nghiệpkhẩu nghiệp. Muốn ba nghiệp này thanh tịnh hành giả cần phải:

        - Về Ý:  Không tham, sân, si (tà kiến)

        - Về Thân: Không nhẫn tâm đánh đập người vật, không âm mưu hay tự tay giết hại đoản mạng sống của chúng sinh, không hành dâm phi pháp, không trộm cướp tài sản của người.

        - Về khẩu: Không nói dối, không chưởi bới nguyền rủa người khác bằng những lời độc ác hung dữ, không nói hai chiều gây chia rẽ thù nghịch mất đoàn kết, không đặt điều tự đề cao mình hay nói những chuyện phù phiếm không ích lợi cho việc tu hành thoát khổ, giác ngộ.        

         Muốn tu tập thành công, hành giả phải có có ý chí cương quyết, phải lập hạnh kiên nhẫn, phải tinh cần miên mật. Ngày xưa Đức Phật dạy các vị Tỳ-kheo sau khi thọ trai, mỗi người phải tự tìm nơi vắng vẻ trong khu rừng, dưới gốc cây để tọa thiền quán tưởng. Trong kinh dạy một trong những điều cần thiết cho người tu giác ngộ giải thoát là phải “cắt đứt nhân duyêntri kiến thế gian”. Chúng tacư sĩ vẫn còn phải sinh hoạt ngoài cộng đồng xã hội, vẫn phải đi làm kiếm tiền vì chúng ta còn nhiều trách nhiệm đối với những thành viên trong gia đình,  vì thế chúng ta chưa thể thực hiện điều kiện này như người xuất gia.

        Cho nên, vấn đề tu tập của người cư sĩ không phải hoàn toàn cắt đứt mọi liên hệ đối với thế gian. Nhưng để giúp tâm không bị huân tập những thói hư tật xấu ngoài đời khiến ba nghiệp thân, khẩu, ý không được trong sạchChúng ta không nên nghe nhiều các chuyện tạp nhạp của thế gian. Không nói qua nói lại những chuyện không cần thiết. Không xem phim hay đọc sách báo đồi trụy, bớt tập họp tiệc tùng say sưa, bớt tranh luận hơn thua phải quấy. Ngược lại chúng ta cố gắng học hỏi lời Phật dạy, tìm đọc kinh sách, hay nghe các Sư Thầy thuyết giảng Chánh pháp về Tứ Diệu Đế, về Nhân duyên có mặt của hiện tượng thế gian, về Nhân quả nghiệp báo, về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết Bàn, về Không, về Chân Như, về Huyễn v.v… để có một số vốn tuệ tri vững chắc về Phật pháp. Nhờ giữ giới, chúng ta không huân tập những suy nghĩ bất thiện, đưa đến lời nói bất thiện, hành động bất thiện, cản trở con đường tu tập tâm linh của chúng ta.

       Tu tập đạt giới đứctuệ tri như trên chưa đủ, hành giả còn phải tu thiền định.  Thiền địnhphương pháp tu tập giúp cho tâm hành giả từng bước được lặng yên trong sạch. Trong sạch ở đây là không còn bị tham sân si, tức lậu hoặc chi phối. Tâm hành giả tuyệt đối thanh tịnh. Tâm tuyệt đối thanh tịnh là tâm bậc thánh. Ở đây, hành giả chọn tu tập Tánh Nghe để thể nhập vào tâm bậc thánh.

        - Bước đầu thực tập nghe chỉ biết nghe (just listen): Tập chiêu thức đơn giản như tập nghe tiếng chuông, nghe tiếng chim kêu, nghe tiếng tích tắc của đồng hồ, nghe tiếng mưa rơi ngoài sân, hay nghe âm thanh tiếng sóng biển. Tập nghe âm thanh với chánh niệm (mindfulness) tức có chú ý. Vì có sự chú ý đến một đối tượng âm thanh, thí dụ như tiếng chuông ngân, nên tâm chỉ có một đơn niệm biết về tiếng chuông ngân, không bị những ý nghĩ khác chen vào giúp tâm được yên lặng. Tâm yên lặng bao lâu thì hành giả đạt định bấy lâu. Vì tâm có thói quen vọng động nên thỉnh thoảng cũng khởi lên vọng niệm, trong nhà Thiền gọi pháp này là Thiền Chỉ (samatha). Chỉ là dừng lại, dừng ở đây là ngưng không suy nghĩ những gì khác ngoài việc chú tâm đến chủ đề đang thực tậptiếng chuông.

         Tập Thiền Chỉ một thời gian, tâm hành giả dần dầnthói quen mới là khi nghe sẽ không bị những ý nghĩ khác xen vào. Hành giả làm chủ được tâm ngôn, tức làm chủ được tầm tứ. Không còn bị tham, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ trổi lên phá rối thời thiền của hành giả. Một trạng thái tâm hoàn toàn tịch yên vắng lặng, trống không, chỉ có một dòng tự nhận thức biết không lời của Chân tâm hay Tánh giác có mặt.  Kiên nhẫn hành trì miên mật, hành giả sẽ kinh nghiệm một trạng thái tâm vi diệukinh Kim Cang gọi là Kỳ Tâm, “Ưng vô sở trụ nhi sinh Kỳ tâm”.  Kỳ tâm là tâm quảng đại, bao la, trùm khắp, không sinh không diệt, tràn ngập ánh sáng trí tuệ.  An trú trong Kỳ tâm, hành giả kinh nghiệm trực giác (nhận biết qua giác quan), cao hơn nữa là siêu trực giác (nhận biết ngoài giác quan), nhận ra mình có đầu óc sáng tạo, biết những điều trước kia chưa từng hiểu, chưa từng biết. Tâm từ, bi, hỷ, xả xuất hiện một cách tự nhiên không gò bó. Tài ăn nói, phát biểu lưu loát trước công chúng không gặp khó khăn, thuật ngữ trong kinh gọi là “biện tài vô ngại” v.v…

       Tu tập chứng nghiệm được mức độ này, hành giả có thể mạnh dạn ra đời thực hiện hạnh Bồ Tát Đạo về phương diệnlắng nghe” giúp người “xả stress”, giúp người bớt khổ … mà tâm hành giả không trụ vào “tiếng trần” vì hành giả đang làm người nhân chứng. Nhân chứng là người nghe, thấy, xúc chạm, hiểu biết rõ ràng đầy đủ về các sự việc xảy ra, mà tâm bình thản không vướng mắc, không khởi tâm xúc cảm để bị lôi kéo ngã nghiêng về một đối tượng nào.  Và nếu lúc nào hành giả cũng sẵn sàng dành thời gian để “lắng nghe” tất cả những tiếng kêu đau thương của mọi loài mọi người với tâm hoan hỷ, thì hành giả đã thành tựu được pháp tu “tinh tấn ba-la-mật” và “nhẫn (nại) ba-la-mật”.

KẾT LUẬN

          Bất cứ pháp tu nào trong đạo Phật cũng đều đi kèm với trí tuệ. Trong kinh thường nhắc nhở “từ bi phải có trí tuệ” hay tu thiền Định mà không phát huy được trí huệ thì cái Định này bị xem là Si định, phải mau mau điều chỉnh pháp tu. Trong Bát chi thánh đạo, mở đầu là Chánh Kiến, kế đến Chánh Tư Duy cũng là huệ dẫn đầu để hành giả biết chọn con đường tu tập đúng. Và mục đích tối hậu cũng là huệ, nhưng là huệ tự phát do công phu hành trì nhập định sanh ra. Huệ này là hòn ngọc trong chéo áo của người cùng tử như trong kinh Pháp Hoa đề cập, là kho báu của chính mình bị vô minh che lấp từ bao nhiêu lượng kiếp giờ mới hiển lộ,  là ánh sáng trí huệ đưa mình đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Cho nên khi thực hànhhạnh lắng nghe”, hành giả cần phảituệ tri về Phật pháp, phải hành trì tu tập để tự chứng nghiệm trên thân tâm mình. Hành giả phải tự trải nghiệm lắng nghe chính tâm hồn và thể xác của mình. Tu tập có huệ lực, định lực vững chắc, thì sau khi lắng nghe người ta giải bày tâm sự, mình mới có những lời khuyên chánh đạo xoa dịu được nỗi khổ của người ta.

        Hạnh lắng nghe là phương pháp tu quan trọng có khả năng trị liệuchuyển hóa. Chuyển hóa nhận thức của người và chuyển hóa chính tâm thức của chính chúng ta. Lắng nghe là nhịp cầu thông cảm giúp người tu định tĩnh, sáng suốt, tâm từ tâm bi rộng mở, trí huệ phát sinh, sẵn sàng lắng nghe, san sẻ nỗi khổ niềm đau để cùng mọi người vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời.

          Tóm lại, “hạnh lắng nghe” là một pháp môn tu tập trong đạo Phật. Tu tập hạnh lắng nghe để tự quán chiếu đo lường mức độ tu tập của chính mình.  Lắng nghe những tiếng thị phi, những lời khen chê của mọi người, xem tâm mình có bị dao động phiền não hay không? Tập hạnh lắng nghe để tự mình có đủ định lực, có đủ kiên nhẫn, để khi cần sẵn sàng chịu thương chịu khó lắng nghe nhằm xoa dịu nỗi đau khổ của mọi người. Dành thời gian lắng nghe, sau đó nhẹ nhàng an ủi vồ về, chia sẻ đắng cay ngọt bùi với bạn, chính là đang thực hànhhạnh bố thí”, là một pháp tu ba-la-mật trong Lục Độ của hành giả trên đường tu Bồ Tát Đạo.

           Tính cách quan trọng nổi bật của “đạo PhậtTừ biTrí Tuệ”. Từ bi là lòng thương xót giúp đỡ chúng sanh vô vụ lợi, bình đẳng, công bằng không phân biệt giai cấp chủng tộc. Trí tuệ là sự hiểu biết, là nền tảng đưa đến giác ngộ giải thoát. Do đó những ai đang thực hành pháp môn “hạnh lắng nghe” là đang đi trên con đường tu tập hạnh Bồ Tát để thành Phật. Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi. Trí huệtừ bi là hai vị hộ pháp trái và phải, đồng hỗ trợ việc thực hành Bồ Tát Đạo là “hạnh lắng nghe” của hành giả từ lúc khởi đầu đến khi thành tựu một cách hoàn hảo.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm thiền thất / August 01-2020)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27475)
27/06/2018(Xem: 12187)
25/06/2018(Xem: 11737)
04/12/2012(Xem: 55574)
17/06/2016(Xem: 8863)
14/10/2010(Xem: 77819)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.