Thấy Phật Tánh Bằng Trí HuệTừ Bi

08/03/20219:23 SA(Xem: 6896)
Thấy Phật Tánh Bằng Trí Huệ Và Từ Bi

THẤY PHẬT TÁNH BẰNG TRÍ HUỆTỪ BI
Nguyễn Thế Đăng

 

lotus vangPhật tánhtánh Không, quang minh, và năng lực. Thấy Phật tánh là thấy tánh Không, và tánh Không này đi liền với quang minhnăng lực. Tánh KhôngPháp thân, quang minhBáo thân, và năng lựcHóa thân. Ba thân này đi liền với nhau, ba thân là một. Thực tại Phật tánh luôn luôn sẳn cóhoàn hảo, nhưng thấy được nhiều hay ít là do chúng sanh bị che chướng nhiều hay ít.

“Mặt trăng thật không có khuyết và tròn, vì bị che chướng mà có thêm bớt. Chỗ thấy của chúng sanh chẳng đồng: hoặc thấy trăng một nửa, hoặc thấy trăng tròn, hoặc thấy trăng ẩn, nhưng thật ra mặt trăng không có thêm bớt, vẫn luôn luôn là mặt trăng tròn đầy”

Cũng vậy, thân của Như Lai vẫn luôn là thường trụ chẳng biến đổi. Thật tánh của Như Lai như mặt trăng kia tức là Pháp thân, là thân vô sanh, tùy thuận thế gianthị hiện thân phương tiện vô lượng nhân duyên nghiệp dụng.” (phẩm Như Lai tánh - phẩm Nguyệt dụ).

Phật tánh được thấy nhiều hay ít tùy theo sự che chướng của vô minh phiền não nhiều hay ít. Vô minh được kinh nói cụ thể như sau:

“Bồ tát Ca Diếp thưa: Bạch Thế Tôn! Trước kia Đức Như Lai nói rằng do chẳng khéo tư duy mà có tham, sân, si. Nay duyên cớ gì mà nói do vô minh?

- Thiện nam tử! Hai pháp này làm nhân quả lẫn nhau, tăng trưởng lẫn nhau: Chẳng khéo tư duy sanh vô minh, do vô minh nên chẳng khéo tư duy” (phẩm Bồ tát Ca Diếp).

Do đó thấy được Phật tánh nhiều hay ít là do vô minh nhiều hay ít, và do vô minh nhiều hay ít mà có các cấp độ Bồ tát:

 “Phật tánh cũng vậy. Tất cả chúng sanh tuy chẳng thể thấy, nhưng Bồ tát Thập trụ thấy được một phần nhỏ, Đức Như Lai thấy rõ hoàn toàn. Bồ tát Thập trụ thấy Phật tánh như đêm tối thấy hình sắc. Đức Như Lai thấy Phật tánh như giữa ban ngày thấy hình sắc”. (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

“Thiện nam tử! Kinh điển Đại Niết bàn vi diệu này lại cũng như vậy, khi Như Lai chưa thuyết dạy, vô lượng Bồ tát tuy thực hành đủ các Ba la mật, cho đến hàng Thập trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh sẳn có. Đến khi Như Lai thuyết dạy rồi, họ mới thấy được chút ít.

Các Đại Bồ tát thấy được rồi thảy đều nói rằng: Bạch Thế Tôn! Lạ lùng thay, chúng con lưu chuyển vô số lần trong sanh tử, đã thường bị ‘vô ngã’ làm cho mê loạn.

Thiện nam tử! Các Bồ tát lên hàng Thập địa như vậy mà còn chưa thấy biết Phật tánh rõ ràng, huống chi hàng Thanh Văn, Duyên Giác mà có thể thấy được sao?” (phẩm Như Lai tánh).

 

Phật tánh là cái tất cả chúng sanh cùng có chung:

“Phật dạy: Phật tánh của chúng sanh chẳng phải một chẳng phải hai. Chư Phật bình đẳng, giống như hư không. Tất cả chúng sanh cùng chung có Phật tánh…

Phật tánh của chúng sanh cũng lại như vậy, tuy ở trong thân sai khác nhau của năm loài, nhưng Phật tánh này vẫn là một, thường trụ, không hề biến đổi” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Phật tánhcùng chung, đây là cái thấy của trí huệ bình đẳng vô phân biệt. Phật tánh là một, thường trụ, không hề biến đổi, đây là cái thấy của tâm từ bi, thấy tất cả là một.

Như vậy, bằng trí tuệtừ bi, chúng ta có thể thấy Phật tánh, cho đến lúc thể nhập làm một với Phật tánh của tất cả.

 

1/ Thấy Phật tánh bằng Trí Huệ

Phật tánhtánh Không, thấy Phật tánh là thấy tánh Không; và thấy tánh Không ở mức độ nào thì sự thể nghiệm quang minhnăng lực cũng được nâng lên ở mức độ đó. Tánh Khôngthật tướng của tất cả các pháp:

“Đại Bồ tát tu Đại Niết bàn, biết và thấy pháp giới, hiểu rõ thật tướng là Không, vô sở hữu, không có tướng hòa hiệp với tri giác. Thấy rõ tướng vô lậu, tướng vô sở tác, tướng như huyễn hóa, tướng hơi nắng nóng, tướng thành phố Càn thát bà, tướng trống không.

Khi thấy được những tướng như vậy thì không có tham, sân, si, chẳng nghe chẳng thấy. Đó gọi là Đại Bồ tát an trụ thật tướng.” (phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu).

Thấy được thật tướng của hai mươi lăm cõi hữu là tánh Không, sanh tử bèn tiêu tan:

“Này Thiện nam tử! Vô sở đắc thì gọi là Đại Niết bàn. Đại Bồ tát an trụ trong Đại Niết bàn như vậy, không thấy tánh và tướng của tất cả pháp. Thế nên Bồ tát gọi là vô sở đắc. Có sở đắc gọi là hai mươi lăm cõi hữu. Bồ tát dứt hẳn hai mươi lăm cõi hữu, đắc Đại Niết bàn. Thế nên Bồ tát gọi là vô sở đắc”. (phẩm Phạm Hạnh).

Đưa các tướng trở lại thật tướng của chúng thì hai mươi lăm cõi sanh tử không còn, chỉ còn Đại Niết bàn một vị thanh tịnh.

Cũng một cái thấy mà thấy có tướng bèn thấy ra sanh tử, còn thấy không có tướng bèn thấy Niết bàn. Nhưng làm sao thấy không có tướng? Tướng do đâu sanh ra?

Chỉ trong đoạn kinh trên, thấy tánh Khôngquán chiếu tất cả các tướng đang được thấy là:

- “tướng trống không”: các tướng trống không, không có hiện hữu nội tại, không có tự tánh, vô tự tánh.

- “tướng như huyễn hóa, tướng do hơi nắng nóng mà thấy, tướng không thật có như thấy thành phố Càn thát bà trên không trung”: các tướng là như huyễn, không thật, vì “không có tướng hòa hiệp với tri giác”.

- “tướng vô sở tác, vô sở hữu”: không có thật được tạo ra, cho nên “không chỗ có”.

- “tướng vô lậu”: vô lậu là không bị nhiễm ô, không có phiền não. Vì tất cả tướng vốn là tánh Không, không có nhiễm ô, phiền não, nên vốn là vô lậu, thanh tịnh.

Với thiền địnhthiền quán về tánh Không như vậy, dần dần những che chướng của phiền não nhiễm ô rơi rụng, tiêu tan và đến lúc người ta thấy trực tiếp tánh Không. Không còn bị các tướng che lấp, ánh sáng của Phật tánh vô tướng thấu thoát, biến trong ngoài thành quang minh. Thấy trực tiếp tánh Không, người ta có thể “an trụ trong thật tướng” là tánh Không ấy.

“Đại Bồ tát dầu thấy sắc tướng trong hằng hà sa thế giới phương khác, nhưng chẳng tạo tác sắc tướng, chẳng tạo tác tướng thường, tướng có, tướng vật, các tướng danh tự. Làm thành tướng nhân duyên, chẳng làm thành tướng thấy; không nói mắt này là tướng thanh tịnh vi diệu. Chỉ thấy tướng nhân duyên và tướng chẳng phải nhân duyên.

Thế nào là nhân duyên? Sắc là nhân duyên của mắt. Nếu như sắc chẳng phải là nhân duyên thì tất cả phàm phu lẽ ra chẳng sanh được tướng sắc. Do nghĩa ấy nên nói sắc là nhân duyên.

Chẳng phải nhân duyênĐại Bồ tát tuy thấy nhưng chẳng sanh tướng sắc. Thế nên chẳng phải nhân duyên. Do nghĩa ấy nên Đại Bồ tát tuy thấy mắt mình mà vẫn không có tướng thấy.

Đại Bồ tát tuy biết tâm tham, sân, si của phàm phu, nhưng chẳng hề tạo tác các tướng tâm và tâm sở, chẳng khởi tạo tướng chúng sanh và tướng sự vật mà tu Đệ nhất nghĩa, rốt ráo tướng Không. Vì sao thế? Tất cả Bồ tát thường khéo tu tập tánh Không, tướng Không. Vì tu Không nên cái thấy ngày trước chẳng biết mà nay được biết.

Thế nào là biết? Biết không có cái ta, không có cái của ta; biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Vì có Phật tánh nên hàng nhất xiển đề nếu lìa bỏ tâm họ thì đều sẽ đắc thành Vô thượng Chánh giác”. (phẩm Quang Minh Biến Chiếu). 

Thấy mà chẳng tạo tác ra các tướng tức là thấy tánh Không. Thấy mà tạo tác ra các tướng, đó là cái thấy tạo ra sanh tử hư vọng. Thấy mà không tạo tác ra các tướng, đây là cái thấy tánh Không hay thấy Niết bàn.

Cái thấy tạo tác ra các tướng là cái thấy mê lầm, do không thấy các tướng thực chấtnhân duyên, là duyên sanh. Thấy tướng gì là do ít nhất ba yếu tố hòa hợp mà thành: con mắt (căn), đối tượng (trần), và thức của con mắt (thức). Cái thấy bình thường của chúng ta là do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành, thiếu một nhân duyên như ánh sáng, mắt lão hay cận thị… sẽ không có cái thấy. Do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành cho nên vô tự tánh, không có hiện hữu độc lập, và vô tự tánh nên là tánh Không. Chạy theo cái thấy do nhân duyên hợp thành mà không biết đó là vô tự tánh, là tánh Không, đó là mê lầm, và sanh tử khổ đau được tạo ra từ mê lầm như vậy.

Bồ tát không bị mê lầm bởi nhân duyên. Kinh nói “chẳng phải nhân duyên”, nghĩa là Bồ tát thoát khỏi cái thấy do nhân duyên hợp thành mà không biết để thành ra các tướng cố định, cứng chắc, có thật. “Bồ tát thường khéo tu tập tánh Không, tướng Không, tướng vô tướng” là như vậy.

Với cái nghe cũng như thế. Cái nghe giải thoát là cái nghe không bị trói buộc vào tướng:

“Bồ tát tuy nghe âm thanh nhưng tâm không hề có nghe tướng âm thanh; không tạo tác tướng có, tướng thường, tướng lạc, tướng ngã, tướng tịnh, tướng chủ thể, tướng đối tượng để nương dựa, tướng tạo tác, tướng nguyên nhân, tướng cố định, tướng kết quả…

Thiện nam tử! Như ông vừa nói: Nếu có người nghe ta nói một chữ một câu về Đại Niết bàn bèn đắc Giác Ngộ vô thượng. Ông nơi nghĩa này còn chưa thấu rõ. Ông hãy nghe kỹ, ta sẽ vì ông mà phân biệt cho rõ.

Thiện nam tử! Nếu có Thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe một chữ, một câu về Đại Niết bàn mà chẳng tạo tác tướng chữ, chẳng tạo tác tướng câu, chẳng tạo tác tướng nghe, chẳng tạo tác tướng Phật, chẳng tạo tác tướng nói pháp… nghĩa như vậy gọi là tướng vô tướng. Do tướng vô tướng nên đắc Giác Ngộ vô thượng” (phẩm Quang Minh Biến Chiếu).

Nghe mà không có tướng, nghe mà không tạo tác ra tướng, đó là cái nghe giải thoát. Cái nghe không tạo tác là cái nghe tánh Không, cái nghe giải thoát vậy.

Do thấy, nghe tánh Khôngtướng Không, nghĩa là thấy, nghe mà không tạo tác, người ta “biết”. Biết thân tâm, thế giới, chúng sanhtánh Không, và tánh KhôngPhật tánh:

“Thế nào là biết? Biết không có cái ta, không có cái của ta; biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.”

Nhờ biết tánh Không tức Phật tánh này mà Bồ tát có thể kết nối, hợp nhất chântương đối quy ước (thế đế) với chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế):

“Thiện nam tử! Do nghĩa đó nên các phàm phu có khổ mà không có đế. Các Thanh Văn Duyên Giác có khổ, có khổ đếkhông thật chân. Các Bồ tát hiểu khổ vốn không có khổ, nên không có khổ mà có chân đế.

Các phàm phu có tập mà không có đế. Các Thanh Văn Duyên Giác có tập, có tập đế. Các Bồ tát hiểu tập vốn không có tập, nên có chân đế.

Các Thanh Văn Duyên Giác có diệt nhưng chẳng phải chân. Đại Bồ tát có diệt, có chân đế.

Các Thanh Văn Duyên Giác có đạo nhưng chẳng phải chân. Đại Bồ tát có đạo, có chân đế”. (phẩm Thánh Hạnh).

Chính tánh Không, “khổ vốn không có khổ, tập vốn không có tập…” mà khiến Khổ Tập Diệt Đạo của Thế đế siêu vượt chuyển thành Khổ Tập Diệt Đạo của Chân đế.

“Thiện nam tử! Thế đế chính là Đệ nhất nghĩa đế. Biết rõ thế đế vô lượng vô biên gọi là trí bậc thượng” (phẩm Thánh Hạnh).

Thế đếvô lượng vô biên và chính là Chân đế vô lượng vô biên. Đó là nghĩa Phật tánh thường lạc ngã tịnh.

Khi thấy biết sự vô ngãvô pháp của bản thân, thế giớichúng sanh tức là thấy biết tánh Không tức Phật tánh của tất cả các pháp. Bồ tát thấy biết Vô Biên Thân. Vô Biên Thândanh hiệu của một Đại Bồ tát xuất hiện từ phẩm đầu tiên của kinh (phẩm Thọ mạng, phẩm Tự) và cũng là một danh hiệu của Như Lai (phẩm Như Lai tánh). Vô Biên Thân là thân của tánh KhôngPhật tánh, đây là cảnh giới của chư Phật:

“Phật tánh chúng sanhcảnh giới của chư Phật, chẳng phải hàng Thanh Văn, Duyên Giác biết được” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Vô Biên Thân chính là Pháp thân, tất cả hình tướng đều nằm trong và chính là Vô Biên Thân, như tất cả hình bóng ở trong tấm gương vô hạn, đều nằm trong gương và chính là gương nhưng chẳng dính gì với gương. Với Bồ tát Vô Biên Thân thì tất cả mọi hình tướng, mọi thân tướng đều là thân của chính mình, đồng thời mọi hình tướng, thân tướng đều chẳng dính dáng gì đến mình.

 

2/ Thấy Phật tánh bằng Từ Bi 

“Phật tánh gọi là Nhất tử địa. Vì do Nhất tử địa nên Bồ tát đắc tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được Nhất tử địa cho nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhất tử địa chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Nhất tử địa là địa xem thấy tất cả chúng sanh là “đứa con độc nhất của mình”. Trong kinh nhiều lần nói Đức Phật là bậc “xem thấy tất cả chúng sanh là con một”.

Thế nên người nào phát khởi được lòng từ bi xem thấy chúng sanh như con một của mình thì người ấy thấy Phật tánh, bởi vì “Phật tánh là Nhất tử địa”. Bằng tình thương yêu chúng sanh như con một, hành giả Bồ tát thấy Phật tánh.

Tâm từ bi có mặt, tức là Phật tánh có mặt. Thấy được tâm từ bi tức là thấy Phật tánh:

“Thiện nam tử! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh. Phật tánh như thế từ lâu bị phiền não che đậy khiến cho chúng sanh chẳng nhìn thấy được. Phật tánh tức là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai

Thiện nam tử! Tâm từ tức là Đại Không. Đại Không tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai” (phẩm Phạm Hạnh).

Do lòng thương yêu xem chúng sanh như con một, từ đó mà có các đức tính như kham nhẫn, không giận hờn, tùy thuận…, như Bồ tát Ca Diếp nói:

“Bạch Thế Tôn! Ngài Tu Bồ Đề trụ bậc giải Không, thường nghĩ rằng: ‘Nếu có chúng sanh không bằng lòng cho tôi đứng, tôi sẽ trọn ngày ngồi yên chẳng đứng dậy. Nếu có chúng sanh không bằng lòng cho tôi ngồi, tôi sẽ đứng trọn ngày chẳng dời chỗ. Đi và nằm cũng vậy’. Ngài Tu Bồ Đềhộ trì chúng sanh còn nói như vậy, huống gì Đại Bồ tát đắc được bậc Nhất tử địa” (phẩm Phạm Hạnh).

Tâm từ tức là Như Lai, là Phật tánh, và Phật tánh ấy như nước sông Hằng bao trùm tất cả bảy loại chúng sanh:

“Đức Phật nói: Thiện nam tử! Như trong sông Hằng, có bảy loại chúng sanh, dù có tên cá, rùa nhưng chẳng lìa khỏi nước. Trong Đại Niết bàn vi diệu này, từ nhất xiển đề lên đến chư Phật, dầu có tên khác nhau, nhưng chẳng lìa khỏi nước Phật tánh” (phẩm Bồ tát Ca Diếp).

Bồ tátlòng từ không do nhân duyên (vô duyên từ) và lòng bi đồng thể (đồng thể đại bi) thì tâm từ bi ấy bao trùm mọi chúng sanh, từ thấp nhất như nhất xiển đề lên đến chư Phật, như nước sông Hằng bao trùm và nuôi sống mọi loài cá rùa. Cho nên Bồ táttâm từ bi thì thấy tất cả sự sống chẳng lìa khỏi nước Phật tánh, thấy như thế tức là thấy Phật tánh bao trùm và nuôi dưỡng tất cả. Tâm từ bi “nhất tử địa” thấy và sống trong Phật tánh và do đó thấy “chúng sanh chính là Phật tánh, Phật tánh chính là chúng sanh” (phẩm Bồ tát Ca Diếp).

Vô duyên từ nghĩa là lòng từ không chỉ với nhân duyênchúng sanh, mà còn là lòng từ bao trùm cả thế giới, sự vật, có vẻ như không có sự sống. Đồng thể đại bi không chỉ là đồng thể đại bi với chúng sanh, mà còn đồng thể với tất cả thế giới và sự vật.

Với lòng từ bi như thế, người ta thấy và sống được với Phật tánh “vô duyên” và “đồng thể”, như tất cả ở trong đại dương Phật tánh thì “chẳng lìa khỏi nước Phật tánh”.

Tóm lại, với từ bi Bồ tát có thể thấy và sống trong Vô Biên Thân, tức Phật tánh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/06/2022(Xem: 5655)
22/09/2012(Xem: 92321)
15/10/2017(Xem: 14377)
28/09/2014(Xem: 13964)
17/10/2012(Xem: 23832)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.