Tận Trừ Ngã Chấp, Lan Tỏa Tình Thương Qua Thực Hành Cho-nhận

29/03/20213:23 CH(Xem: 6399)
Tận Trừ Ngã Chấp, Lan Tỏa Tình Thương Qua Thực Hành Cho-nhận

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo:
TẬN TRỪ NGÃ CHẤP, LAN TỎA TÌNH THƯƠNG
QUA THỰC HÀNH CHO-NHẬN

 

ven_tenzin_palmoNi sư Jetsunma Tenzin Palmo lớn lên ở Luân Đôn và Ngài đã trở thành Phật tử từ thưở thiếu niên. Năm 1964, Ngài quyết định đáp tàu sang Ấn Độ để theo đuổi con đường tâm linh. Tại đây, ngài đã hạnh ngộ bậc thày của mình là đức Gyalwa DoKhampa Khamtrul Rinpoche, và trở thành một trong những người nữ Phương Tây đầu tiên xuất gia theo dòng Tạng truyền. Dưới sự hướng đạo của bậc thầy, ni sư đã nhập thất nghiêm mật hơn 12 năm trên một sơn động ở dãy Himalaya. Bộ sách “Trong động tuyết sơn” của tác giả Vicki Mackenzie kể lại hành trình tu tập tâm linh của ni sư, đã mang lại niềm xúc độngcảm hứng sâu xa cho rất nhiều độc giả, cho những người thực hành Phật pháp, đặc biệtnữ giới. Trong nhiều năm qua, với tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh, ni sư đã viếng thăm rất nhiều trung tâm Phật Pháp nước trên thế giới, thuyết giảng và chia sẻ giáo pháp. Ngài hiện đang đảm nhận trọng trách là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo nữ Quốc tế (Sakyadhita).

 

Phương pháp Cho-Nhận (Tib. Tonglen) là một thực hành rất thú vị! Theo hiểu biết của tôi, trong hầu hết các truyền thống tâm linh cổ xưa đều có những bài thiền quán kết hợp hơi thở, ánh sáng, tình thương yêu và niềm hỷ lạc. Người thực hành quán tưởng những phẩm chất cao cả, thiện lành theo hơi thở đi vào tràn ngập và chuyển hóa thân tâm. Tiếp tới, thở ra tất cả những bất thiện, tiêu cực và khổ đau. Sự thực hành này rất hợp với lô-gic thông thường bởi vì ai ai cũng mong nguyện được đón nhận sự bình an, mạnh khỏe, tẩy trừ những bất thiện, tiêu cực và khổ đau. Tuy nhiên phương pháp thực hành Cho-Nhận lại thiền quán ngược lại. Người thực hành khi hít hơi thở vào đồng thời mở lòng đón nhận nguồn ánh sáng tối tăm khổ đau, chướng ngại nơi mọi ngườichúng sinh, đồng thời hơi thở ra đi kèm với nguồn ánh sáng rực rỡ lan tỏa tình thương yêu, bình anphúc lạc. Sự thiền quán và khởi những dòng tâm như vậy có thể làm người sơ cơ dè dặt, nghi ngại hay thậm chí hoảng sợ. Những chướng ngại, khổ đau của người đi vào ta theo hơi thở dưới dạng ánh sáng màu tối và hòa nhập vào viên ngọc trai nhỏ màu tối đen nằm ở giữa ngực ta. Viên ngọc trai này là biểu trưng cho hạt giống ngã chấp kiên cố. Đó là những dòng tư tưởng kiểu như: “Mình mới thực sự là người quan trọng. Những người kia cũng quan trọng nhưng ở mức độ thấp hơn mình nhiều. Về cơ bản mình mới là trung tâm của tổ chức, của cộng đồngthế giới. Mọi tư tưởng, ý kiến của mọi người là thứ yếu. Tất cả đều phải xoay quanh và hướng tới mình.”

Phương pháp thiền quán này, trên thực tế qua mỗi hơi thởtâm nguyện, giúp chúng ta đập tan viên ngọc nhỏ màu đen, bởi vì viên ngọc này trước đây thờ ơ và không cảm nhận được những tật bệnh, sầu khổ của mọi chúng sinh xung quanh. Nhưng lúc này viên ngọc trai nhỏ đã lưu chứa tất cả những khổ đau, chướng ngại của chúng sinh trong mình và tan biến vào hư không rộng lớn vô cùng tận hay trong thuật ngữ Phật giáo gọi là thực tại tối hậu, bản tâm nguyên sơ thuần tịnh. Khi chúng ta thở ra đi kèm với tất cả niềm hoan hỷ, an vui và ánh sáng giải thoát mà ta đã tích lũy qua vô số kiếp, chúng ta trao tặng niềm an vui giải thoát này, tận trừ những nỗi thống khổ nơi mỗi mỗi chúng sinh. Cách thiền quán này làm đảo ngược mọi suy nghĩ thông thường của ta về bản chất thân tâm, con ngườichúng sinh.  Khởi đầu bằng dòng tâm: “Tôi đã có quá đủ những nỗi khổ đau rồi. Tôi thực sự mong mọi ngườichúng sinh không phải trải qua những khổ đau như vậy nữa.”

Tóm lại, thực hành Cho-Nhận theo nghĩa chung nhất là quán tưởng mọi bệnh tật và khổ đau của mọi người dưới dạng nguồn ánh sáng tối, qua hơi thở hòa nhập vào thân tâm mình. Nguồn ánh sáng tối này được thiền quán, tụ lại ở viên ngọc trai màu đen – biểu trưng của hạt giống chấp ngã, ở giữa ngực của hành giả. Viên ngọc trai này ngay lập tức lan tỏa theo hơi thở ra, trở thành nguồn ánh sáng rực rỡ chứa đựng mọi công đức, phẩm hạnh cao quý, xóa tan đi mọi khổ đau, tật bệnh của mọi người và hết thảy chúng sinh. Đôi khi thay vì thiền quán một viên ngọc trai màu đen, các bậc thày dạy có thể thiền quán một viên kim cương pha lê biểu trưng cho bản tâm trong sáng, rực rỡthuần khiết. Ánh sáng tối tăm hòa tan vào viên pha lê này và ngay lập tức được chuyển thành sắc màu rực rỡ bởi vì về bản chất tâm nguyên sơ vốn không còn bất kỳ những tăm tối, khổ đau nào.

Tôi xin kể tới quý vị một câu chuyện đã xảy ra khi tôi còn nhỏ. Khi tôi khoảng chín tuổi, tôi bị ngọn lửa làm bỏng nặng. Lúc đó tôi đang mặc một chiếc váy chất liệu nilông, và tôi đã đến gần cái bếp đang đun. Chiếc váy của tôi chạm vào ngọn lửa và nó bùng cháy vì làm bằng chất liệu dễ bén. Thật may mắn cho tôi, lúc đó mẹ tôi đang ở nhà. Tôi vừa la hét vừa chạy lên cầu thang, đến được phòng ngủ của bà. Mẹ tôi đã nghe thấy tiếng kêu và bà nhanh chóng quấn tôi trong một chiếc chăn, dập lửa và sau đó thoa thuốc penicillin cho tôi. Khắp vùng lưng và một phần mặt của tôi bị bỏng, phồng rộp lớn.

Lúc ấy tôi có trải nghiệm như mình sắp rời bỏ cuộc đời này. Rồi đột nhiên những người hàng xóm tới và mọi người cùng đưa tôi đến bệnh viện, và tôi đã nằm trên một chiếc xe đẩy. Bác sĩ nói với tôi: “Con quả là cô bé rất dũng cảm. Chắc là phải đau đớn lắm.” Nhưng tôi đã trả lời "Không, con không thấy đau gì cả." Quả thật khi cảm nhận trở lại được cơ thể, tôi không cảm thấy đau đớn gì, mặc dù thực tếtoàn bộ lưng của tôi đã bị bỏng. Không vấn đề gì! Tôi nằm viện khoảng hai tháng. Tôi đã trải qua một khoảng thời gian tuyệt vời. Không lúc nào tôi cảm thấy đau đớn. Mặc dù phải nằm trên giường nhưng tôi không hề mắc bệnh. Có lẽ khi ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu rằng tôi có thể bị sẹo do bỏng, vì vậy tôi không lo lắng. Hóa ra, vết bỏng không để lại sẹo. Vài năm sau, tôi đã nói về điều này với mẹ. Mẹ đã kể lại rằng khi ấy tôi đã bất tỉnh và bà nghĩ rằng tôi sẽ rời bỏ bà ngay khi ấy. Ngoài hết mực chăm sóc cho tôi, mẹ còn thường xuyên cầu nguyện mỗi ngày: “Xin cho con của con đừng rời xa cuộc đời này. Xin cho con của con không còn đau khổ. Nó còn quả nhỏ để phải chịu đựng những đau đớn như vậy. Con xin nhận thay hết những đau đớn của con mình, để cho con nhỏ được bình phụcvui đùa.” Tới giờ tôi vẫn luôn giữ niềm tin rằng nhờ sự tận tâm và lời cầu nguyện chân thành của mẹ mà tôi đã không bị đau đớn và vượt thoát tai nạn khi ấy một cách bình an.

Nhưng vấn đề là, mẹ tôi đã không chỉ cầu nguyện từ tận đáy lòng mình để mong xoa dịu nỗi đau đớn của tôi, mà bà còn thực sự vui mừng nếu bà có thể chịu thay nỗi đau đớn mà tôi đang trải qua, để tôi có thể bình phục và chơi đùa. Đây là tâm nguyện và mức độ từ bi tâm mà ta đang bàn tới trong thực hành Cho-Nhận, một mong nguyện và tình thương yêu vô cùng lớn lao đặt tầm quan trọng vào việc chữa lành cho con người, chúng sinh hơn là hạnh phúc và niềm an vui vị kỷ. Lúc bấy giờ, tôi đã nhận được tình thương mãnh liệt từ người mẹ của mình. Thật không dễ dàng trừ tình thương của một người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình. Bởi vậy trong nhiều kinh văn, đức Phật lấy hình ảnh tình thươngđiều kiện của người mẹ với con trẻ để dẫn dụ về từ bi tâm. Người thực hành Cho-Nhận thực sự trân quý mọi ngườivô lượng chúng sinh như cha mẹ của mình.

Một trong những lợi thế của việc làm mẹ là bạn học được từ cuộc sống thực tình thương của người mẹ có ý nghĩa như thế nào. Bạn có thể sử dụng tình thương của người mẹ dành cho con, để ban trải rộng khắp tới tất thảy chúng sinh không phân biệt. Đây là mục đích của pháp thực hành Cho-Nhận. Một số người nói, "Ồ, Tonglen rất dễ dàng. Tôi chỉ việc ngồi hít vào thở ra là có thể đạt tới ngôi vị Bồ tát.” Tôi không nghĩ rằng việc ngồi xuống và khởi tâm sẵn sàng nhận thay lấy tất cả khổ đau, chướng ngại của mọi người về mình là điều dễ dàng. Thật thú vị khi quan sát các dòng tâm và mức độ lừa dối mà chúng ta có thể mắc phải. Vì khả năng tự lừa dối trong phàm tâm rất lớn và vi tế cho nên chúng ta phải nỗ lực trung thực nhất có thể với chính mình. Chỉ khi thực sự trung thựcchân thành bằng trái tim vô úy, chúng ta mới có thể định vị và bóc tách những vỏ bọc kiên cố ngăn cản tình thương yêu rộng lớn nơi thân tâm ta.

Có nhiều người chỉ đọc tụng kinh văn, thực hành rất nhiều nghi thức kiểu như những con vẹt. Nếu chỉ thực hành Cho-Nhận mà thiếu nền tảng hiểu biết, chúng ta dễ dàng ngồi xuống và suy nghĩ về tất thảy chúng sinh như một khối mờ ảo bên ngoài và gửi nguồn ánh sáng và tình yêu thương đến họ, rồi thụ nhận tất cả khối bóng tối trước mặt mà mình tưởng tượng ra. Chúng ta thậm chí có thể cảm thấy tâm thức mình trở nên rất rộng lớn và những tâm nguyện của mình cao quý không khác những hành giả đang hành Bồ tát đạo. Nhưng khi chúng ta tiếp xúc với những con người thực trong đời sống thường nhật, khi gặp một người thực sự đang tật bệnh hay bất kỳ loại khổ đau nào, tâm chúng ta có sẵn sàng giúp đỡ họ, chia sẻ cho họ vơi đi những sầu khổ? Bản chất của pháp thực hành này là rèn luyện tâm. Bởi vậy, cách duy nhất chúng ta có thể biết liệu mình có tiến bộ  hay không là quan sát phản ứng của mình trong các tình huống hàng ngày. Khi gặp những con người người đang tràn đầy khổ đau, phiền não, chúng ta như thế nào? Tâm thức của ta có thực sự hướng tới họ hay không? Trái tim của chúng ta có thực sự mở lòng với họ không? Chúng ta có từ mẫn hơn không?

Hãy cùng quán xét sự vận hành của phương pháp thiền quán này. Tất cả những khổ đau, bất thiệnnăng lượng tiêu cực tràn đến thân tâm ta, tấn công vào thành trì chấp ngã kiên cố. Mục đích của sự thiền quán như thế là gì? Đôi khi ta dễ bị cuốn vào các thứ lớp, hình ảnh thiền quánquên lãng động cơ, mục đích của sự thực hành. Khi thiền quán, một chấm đen nhỏ giữa ngực và tiếp tới ánh sáng tối tăm bắt đầu chiếu vào nó và nó dẫn chuyển hóa thành khối ánh sáng rực rỡ. Một biểu tượng cát tường và tràn đầy sắc màu nếu quý vị thực hành ai cũng trài qua. Nhưng chúng ta phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của các biểu tượng này và sự chống đối vi tế mà mạnh mẽ của bản ngã. Nếu một ai đó ngay lúc này tới và nói, "Xin bạn có thể nhận lấy thay tất cả bệnh tật và đau khổ từ con người đang khổ đau đằng kia và khi ấy anh ta được giải thoát khỏi khổ đau. Anh ta sẽ có được sức khỏe và niềm an vui của bạn bây giờ." Bạn có thể sẵn lòng, "Rất vui. Tôi rất sẵn sàng”. Nếu đó là một người thân yêu của bạn, người chồng, con trẻ hay cha mẹ hay người thày cô thân thương, chúng ta có thể sẵn sàng chia sẻ niềm an vui, xoa dịu bớt sầu đau, nhưng có thể dễ dàng chia sẻ tình thương với một người xa lạ mà mình chưa từng quen biết.

Đây không phải là những rèn luyện dễ dàng. Thực hành Cho-Nhận không dành cho người thiếu hiểu biết, chỉ dựa trên cảm xúc nhất thời và cũng không dành cho những ai chưa phát hùng tâm trên con đường đạo. Pháp thực hành này dành cho những ai thực sự muốn hành Bồ tát đạo. Chúng ta không nên xem nhẹ những thực hành này. Người thực hành cần thấu hiểu ý nghĩa và mục đích của các phương pháp và kỹ năng thiền quán. Đối với cá nhân tôi, bất cứ khi nào tôi tụng đọc kinh văn hay thiền quán pháp thực hành, tôi thực sự luôn sững sờ vì những tâm nguyện cao cả và to lớn mà người thực hành cần rèn luyện. Có thể những người khác không nhất thiết có những trải nghiệm như vậy. Nhưng đối với tôi, những thiền quán này như những đòn tấn công trực diện mạnh mẽ vào tâm chấp ngã kiên cố của mình. Quý vị khi thực hành có cảm nhận như vậy chăng? Và thật thú vị khi chúng ta cố gắng trở nên sống động và ghi nhớ những tình huống cụ thể trong khi luyện tập. Đây có thể là những tình huống có thực trong đời sống nhưng cũng có thể là những giả định khi thực hành thôi. Tâm thức ta phản ứng như thế nào?

Tất nhiên, sau cùng, chúng ta hòa tan mọi thứ vào hư không vô cùng tận. Sự thiền quán này rất quan trọng, giúp ta có sự cân bằng và niềm hỷ lạc. Chúng ta không giữ những năng lượng tiêu cực ở trong thân tâm. Chúng ta phải hòa tan những năng lượng tiêu cực bám chấp bản ngã, nuông chiều và bám chấp bản ngã, những dòng tâm thức kiến cố kiểu như: “Ta đây rất quan trọng, còn những người kia đương nhiên chẳng là gì.” Chúng ta để cho những dòng tư tưởng đó dần tan biến vào hư không rộng lớn.  Khi ấy ta thực sự cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng, an lạc và niềm hỷ lạc khởi sinh ngày một lớn, lan tỏa tới mọi chúng sinh. Sự an vui và hỷ lạc không chỉ trong lúc thiền quán mà lan tỏa ngay cả trong đời sống thường nhật, ở mọi lúc, mọi nơi chốn, chúng ta có thể lan tỏa niềm an vui tới mọi người, mọi chúng sinh mà mình gặp gỡ, chung sống. Đôi khi đó chỉ là những cử chỉ thân thiệnquan tâm, chia sẻ cho nhau.

Nếu chúng ta vẫn còn khép mình với mọi ngườichúng sinh, vẫn chỉ biết bận tâm đến những thú vui, hạnh phúctiện nghi của riêng mình, và vẫn coi mọi người khác là ngăn cách, thờ ơ với những khổ đau của mọi người, không biết vui trước những thành công, hạnh phúc của người thì dù ta có nỗ lực thiền quán Tonglen trong nhiều năm, mục đích cũng không thể thành tựu! Không quan trọng chúng ta nỗ lực thực hành pháp này trong bao lâu. Điều quan trọng là phá vỡ sự ngăn cách giữa ta và người. Tất cả chúng ta đều có sự tách biệt này bởi đã bao đời ta trôi lăn mãi trong luân hồi sinh tử, và đó chính là do tâm vô minh sâu dày của ta phóng chiếu ra. Bởi vậy đây là pháp thực hành vô cùng mạnh mẽ và trực diện, nếu ta có thể thực sự hành trì, sẽ mang lại sự chuyển hóa to lớn. Chúng ta có thể phát nguyện thực hành ngay bây giờ, trong mọi nơi, mọi lúc để đạt được niềm an lạc đích thực trong cuộc đời.

Nguồn: Jetsunma Tenzin Palmo, Tonglen the Practice of Giving and Taking, Gashal Magazine, 2017.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 03, 2021.

(www.tapchinghiencuuphathoc.com)

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18409)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24560)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.