Khổ Tu

04/04/20211:00 SA(Xem: 7156)
Khổ Tu

KHỔ TU
Ajahn Chah
Chuyển ngữ theo SUFFERING ON THE ROAD,
do TK Thanissaro chuyển từ tiếng Thái
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt

 

Ajahn-Chah-01Ngài sinh ngày 17 tháng 6 năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ nằm gần thành phố Ubon Rajathami thuộc Đông Bắc Thái Lan. Học xong tiểu học trường làng, Ngài đi tu sadi ba năm rồi trở về phụ giúp gia đìnhGia đình Ngài sống bằng nghề nông.

 

Năm tròn hai mươi tuổi, ngày 26 tháng 04 năm 1939, Ngài quyết định xuất gia trở lại và lần này tu luôn giới phẩm Tỳ kheoXuất gia xong, Ngài được tham dự các khóa học giáo lý và ngôn ngữ Pàli. Năm năm sau, phụ thân ngài qua đời và cũng vào lúc này Ngài nhận được mảnh bằng tốt nghiệp xuất sắc môn Pàli. Một phần do tác động tâm lý từ cái chết của cha, Ngài bất chợt nhìn thấy cái buồn thiu vô vị của cuộc sống và thế rồi, từ bỏ mọi thứ đang có. Ngài quyết định thực hiện một cuộc đi đường dài của một người du sĩ.[1]

 

(Pháp thoại này được nói với một nhóm tu sĩ đang chuẩn bị rời tu viện, đi chỗ khác sau hơn năm năm tu học dưới sự dìu dắt của ngài Ajahn Chah)

***

Vào thời Đức Phật, có một vị sư tha thiết mong tìm được con đường chân chánh đi đến giác ngộ. Ông muốn biết chắc trong thiền, đâu là phương cách chính xác và đâu là phương cách sai lạc trong việc rèn luyện tâm. Nghĩ rằng việc sống trong tu viện với đông tăng chúng sẽ phiền phức, khiến ông khó tập trung, vị tu sĩ đã đi lang thang tìm kiếm những nơi yên tĩnh để tự hành thiền. Sống một mình, ông thực hành liên tục, đôi khi trải qua những lúc khi tâm được định tĩnh nhờ sự tập trung (Samadhi), lúc khác lại không được định tĩnh chút nào.  Vẫn không có gì thực sự chắc chắn trong việc hành thiền của nhà sư.  Đôi khi ông rất siêng năng, tận lực hành thiền, đôi khi ông cảm thấy lười biếng. Cuối cùng, ông trở nên lúng túng, hoài nghi do thiếu thành công trong việc cố gắng tìm con đường đúng để thực hành.

 

Lúc đó ở Ấn Độ có nhiều vị thiền sư khác nhau, và nhà sư kia tình cờ nghe về một vị thầy, "Ajahn A", nổi tiếng là có kỹ năng giảng dạy thiền định. Nhà sư kia ngồi xuống, suy nghĩ rằng nếu vị Ajahn nổi tiếng này thực sự biết phương cách đưa đến giác ngộ, thì ta sẽ lên đường đi tìm vị Ajahn đó để thụ giáo.  Sau khi đã tu tập với Ajahn, nhà sư trở về tự mình hành thiền và khám phá ra rằng có những điều mới học phù hợp với các quan điểm cũ của ông, nhưng cũng có nhiều điều khác. Ông thấy rằng ông vẫn luôn rơi vào hoài nghi và lưỡng lự. Sau một thời gian, nhà sư lại nghe nói về một Ajahn nổi tiếng khác, "Ajahn B", cũng được cho là hoàn toàn giác ngộ và rất thiện xảo trong việc truyền dạy thiền; thông tin này chỉ làm dấy lên sự nghi ngờ và thắc mắc trong tâm trí ông. Nhưng rồi ông cũng đi tìm vị thầy mới. Sau khi nhận được sự giáo huấn mới, ông lại trở về tu tập một mình ở chốn cô tịch.  Ông so sánh tất cả những lời dạy từ các vị thầy và thấy rằng chúng không giống nhau. Cả đến phong cách và tính cách của các vị ấy cũng khác nhau. Ông so sánh mọi thứ đã học được với quan điểm của riêng mình về thiền và thấy rằng dường như không có gì phù hợp với nhau cả! Càng so sánh, ông càng hoài nghi…

Cuối cùng, nhà sư nghe tin tức lan truyền nhanh chóng rằng một vị thầy giác ngộ hoàn toàn tên là Gotama đã có mặt trên thế gian. Ngay lập tức tâm trí ông hoàn toàn choáng ngợp và nhanh chóng suy đoán lung tung về vị thầy này. Cũng giống như những lần trước, ông không thể cưỡng lại sự thôi thúc phải tự mình đi gặp vị thầy mới, nên ông đã đến bày tỏ lòng kính trọng Đức Phật và lắng nghe Giáo Pháp. Đức Phật đã giải thích với ông rằng suy cho cùng, ta không thể đạt được sự hiểu biết chân thậtvượt qua hoài nghi chỉ bằng việc tìm kiếmtiếp thu giáo huấn từ người khác. Càng nghe nhiều, ta càng hoài nghi; càng nghe nhiều, ta càng trở nên hoang mang. Đức Phật nhấn mạnh rằng trí tuệ của người khác không thể giúp ta vượt thoát những hoài nghi của bản thân. Người khác không thể giúp ta buông bỏ hoài nghi. Người thầy không thể làm được gì hơn là giải thích cách hoài nghi phát sinh trong tâm thức và cách ta quán tưởng về chúng, nhưng ta phải nghe theo lời của bậc đạo sư, và áp dụng chúng cho đến khi ta có được tuệ giác và sự hiểu biết. Ngài dạy rằng sự thực hành nằm ngay nơi thân. Sắc, thọ, tưởng, hành và thức[2] là những vị thầy của ta; chúng đã cung cấp cho ta cơ sở để có cái nhìn sâu sắc. Những gì ta còn thiếu là căn bản tu tập tâm linh (bhavana) và sự quán chiếu thiện xảo.

Đức Phật dạy rằng cách duy nhất để thực sự chấm dứt hoài nghiquán chiếu thân và tâm này – “chỉ có thế”.  Buông bỏ quá khứ; buông bỏ tương lai – thực hành cái biết, và buông bỏDuy trì cái biết.  Một khi đã thiết lập được cái biết, hãy buông – nhưng đừng cố gắng buông khi không có sự hiểu biết.  Chính sự có mặt của cái biết sẽ giúp ta buông bỏ.  Buông mọi thứ ta đã làm trong quá khứ: cả tốt lẫn xấu.  Dẫu ta đã làm gì trước đó, hãy buông bỏ, vì bám chấp vào quá khứ chẳng lợi ích gì.  Cái tốt ta đã làm, chỉ tốt ở lúc đó, điều xấu ta đã tạo, chỉ xấu ngay lúc đó.  Cái gì đúng đã đúng.  Vì thế giờ đây ta có thể bỏ nó qua một bên, buông bỏ nó.  Các sự việc trong tương lai vẫn chưa xảy ra, vì thế chớ chấp quá sâu vào suy nghĩ về những gì có thể hay không có thể xảy ra trong tương lai.  Hãy tỉnh thức và buông.  Hãy buông bỏ quá khứ.  Những gì xảy ra trong quá khứ đã chấm dứt.  Tại sao lại bỏ nhiều thời gian nghĩ tưởng về nó?  Nếu quý vị đang nghĩ về điều gì đó trong quá khứ, hãy để ý nghĩ đó qua đi.  Đó là một hành đã phát sinh trong quá khứ.  Đã phát sinh, đã chấm dứt trong quá khứ.  Cũng không có lý do gì để tâm suy đắm trong hiện tại. Một khi ta đã thiết lập được sự tỉnh giác về các suy nghĩ của mình, hãy buông.  Hãy thực hành cái biết và buông.

Không có nghĩa là ta không nên trải nghiệm bất kỳ suy nghĩ hoặc chấp giữ quan điểm nào cả: ta vẫn có thể trải nghiệm các suy nghĩ, quan điểm nhưng sau đó hãy buông bỏ chúng - vì chúng đã hoàn thành. Tương lai vẫn còn ở phía trước: điều gì phát sinh trong tương lai, cũng sẽ kết thúc trong tương lai. Hãy ý thức về những suy nghĩ của ta về tương lai, sau đó buông. Suy nghĩquan điểm của ta về quá khứ cũng giống như thế : không bền vững. Còn tương lai hoàn toàn không chắc chắn. Hãy ý thức và sau đó buông, vì nó không chắc chắn. Hãy ý thức đến thời điểm hiện tại, quán sát xem tâm đang làm gì ngay tại đây và bây giờ. Không cần phải nhìn vào bất cứ điều gì bên ngoài bản thân ta.

Đức Phật không tán thán những ai còn đặt hết lòng tin vào những gì người khác nói, mà Ngài cũng không khen ngợi những ai vẫn còn vui hay buồn do những gì người khác nói hay làm.  Những gì người khác nói hay làm là chuyện của họ; ta có thể ý thức về chúng, nhưng sau đó phải buông.  Ngay nếu như họ làm điều tốt, hãy nhớ việc đó tốt cho họ, còn tâm ta khi chưa có chánh kiến, ta sẽ không bao giờ thực sự trải nghiệm điều gì là tốt, là đúng cho bản thân, điều đó sẽ mãi ở bên ngoài ta.  Các vị thầy cũng tự tu cho họ - dầu đúng hay sai - ở đâu đó, xa rời chúng ta.  Họ có thực hành thiện xảo cũng không thực sự chuyển hóa được ta; nếu họ thực hành tốt, điều đó tốt cho họ, không phải cho ta.  Tất cả có nghĩa là Đức Phật dạy rằng những ai không biết tự vun trồng tâm mình để đạt được tuệ giác cho bản thân, thì không đáng được khen ngợi.

Sư đề cao sự thực hành (mà) Pháp là cái phải đến để thấy (opanayiko) – để tâm biết, hiểu và trải nghiệm kết quả của sự thực hành bên trong.  Nếu có ai đó bảo rằng ta đã hành thiền đúng cách, đừng quá vội tin những điều họ nói, tương tự, nếu họ bảo rằng ta đã thực hành sai cách, đừng chỉ tin vào điều họ nói cho đến khi ta thực sự thực hành và tự khám phá ra điều đó.  Ngay cả khi họ hướng dẫn ta con đường đưa đến giác ngộ, đó cũng vẫn là lời họ nói; ta phải đem những lời dạy đó vào sự thực hành cho đến khi ta tự trải nghiệm được kết quả đó ngay trong hiện tại.  Có nghĩa, ta phải là chứng nhân của bản thân, có khả năng xác nhận kết quả từ nội tâm mình.  Giống như thí dụ về quả xoài. Nếu sư bảo với quý vị rằng xoài chua, và mời quý vị nếm thử.  Quý vị phải nếm mới biết vị chua đó.  Có thể cũng có người sẵn lòng tin theo lời sư rằng xoài chua mà không tự nếm trải, thì sự tin tưởng đó hoàn toàn vô ích (mogha), nó không có ý nghĩa hay giá trị thực sự.  Dầu quý vị có nói xoài chua, đó là nói theo cảm nhận của sư.  Chỉ có thế.  Đức Phật không khen ngợi niềm tin đó.  Mặt khác, quý vị cũng chớ nên bỏ ngoài tai điều đó: hãy tự khám phá.  Quý vị phải tự nếm thử, và khi thực sự trải nghiệm cái chua của xoài, quý vị trở thành nhân chứng cho chính nội tâm của mình.  Ai đó bảo xoài chua, quý vị tự nếm, khám phá ra nó thực sự chua.  Điều đó giống như quý vị đã nhân đôi sự chắc chắndựa vào kinh nghiệm bản thân cũng như lời người khác.  Bằng cách này quý vị thực sự có lòng tin vào tính xác thực của vị chua của xoài; vì quý vị là người chứng nhận sự thực đó.

Trưởng lão Ajahn Mun đã gọi người chứng ở bên trong tâm này là tâm chứng (sitibhuto).  Sự chính xác của bất cứ hiểu biết nào có được chỉ qua lời người khác nói sẽ luôn là không chứng cứ, chỉ là sự thật đối với người khác – ta chỉ dựa vào lời  của ai đó là xoài chua.  Đó là sự thật nửa vời, hay năm mươi phần trăm sự thật.  Nhưng nếu ta thực sự nếm và khám phá ra xoài chua, đó là sự thật trọn vẹn, một trăm phần trăm: ta có chứng cớ từ lời người khác và kinh nghiệm trực tiếp của bản thân.  Đó là một sự thật được chứng nhận một trăm phần trăm.  Đó là sitibhuto: tâm chứng đã phát khởi bên trong ta.

 

Do đó, cách thực hànhopanayiko (dẫn đạo đi lên[3]). Chúng ta hướng sự chú ý vào bên trong, cho đến khi tuệ giáchiểu biết của ta trở thành paccatam ̇(biết và trải nghiệm sự thật cho chính mình). Sự hiểu biết có được từ việc lắng nghe và quán sát người khác ở bên ngoài, là nông cạn so với sự hiểu biết sâu sắc là paccatam. Cái biết đó không phát sinh từ việc tự kiểm tra; nó không phải là tuệ giác của riêng ta - đó là tuệ giác của người khác.  Nói thế không có nghĩa là chúng ta nên phớt lờ và bác bỏ mọi giáo huấn từ các nguồn khác, trái lại ta cũng nên nghiên cứu, điều tra về các chủ đề này. Khi mới bắt đầu, hiểu biết một vài lãnh vực của giáo lý qua sách vở, thì cũng tốt thôi khi ta tin chúng tới một mức độ nào đó, nhưng đồng thời cũng nên nhận ra rằng ta chưa rèn luyện tâm trí và phát triển tri thức đó thông qua kinh nghiệm của bản thân. Do đó, ta vẫn chưa trải nghiệm trọn vẹn lợi ích của giáo lý.  Như thế giá trị thực sự của sự hiểu biết của ta vẫn mới hoàn thành một nửa. Vì vậy, ta phải trau dồi tâm thức để tuệ giác phát khởi, cho đến khi ta hoàn toàn thâm nhập chân lý. Bằng cách đó, sự hiểu biết của ta trở nên tròn đầy. Lúc đó, ta đã vượt lên mọi hoài nghi. Nếu chúng ta có cái nhìn sâu sắc về chân lý từ nội tâm, thì tất cả những hoang mang về con đường giác ngộ sẽ biến mất hoàn toàn.

Khi nói về phương cách thực hành paccuppanadhamma (pháp hiện tại) có nghĩa là bất cứ hiện tượng nào phát sinh trong tâm, ngay lập tức ta phải quan sát, đối phó với nó. Chúng ta phải tỉnh giác ngay đó. Vì paccuppanadhamma nhắm đến kinh nghiệm của thời điểm hiện tại - nó bao gồm cả nhân và quả. Thời điểm hiện tại khởi nguồn từ quá trình nhân quả; hoàn cảnh hiện tại của ta như thế nào phản ánh các nhân trong quá khứ - kinh nghiệm hiện tại của ta là quả từ quá khứ.  Mọi trải nghiệm của ta từ trước tới nay đều phát sinh từ các nhân quá khứ. Thí dụ, ta có thể nói rằng việc bước ra khỏi thiền thất là nhân, và việc ta tới ngồi đây là quả. Đó là chân lý của vạn vật: nhân và quả luôn nối tiếp nhau.  Do đó, những gì chúng ta làm trong quá khứ là nhân, trải nghiệm trước mắt là quả. Tương tự, các hành động hiện tại là nhân cho những gì chúng ta sẽ trải nghiệm trong tương lai. Ngồi đây ngay bây giờ, là ta đã khởi đầu các nhân! Các nhân quá khứ đang kết quả cho hiện tại, và các quả này thực sự đang hình thành các nhân để tạo ra quả trong tương lai.

Điều Đức Phật muốn dạy là chúng ta phải từ bỏ cả quá khứ lẫn tương lai. Khi nói từ bỏ, không có nghĩa là ta phải thực sự loại bỏ chúng. Từ bỏ có nghĩa là tâm chánh niệm tỉnh giác của chúng ta phải ở ngay tại đây – giây phút hiện tại. Quá khứ và tương lai kết nối nhau ngay tại đây. Hiện tại vừa là quả của quá khứ, vừa là nhân của tương lai trước mặt. Vì thế, chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ cả nhân và quả, và chỉ gắn với giây phút hiện tại. Từ bỏ ở đây, chỉ là ngôn từ dùng để mô tả phương cách rèn luyện tâm. Dầu ta có buông chấp trước và bỏ qua quá khứ, tương lai, thì quá trình tiến hóa tự nhiên của nhân và quả vẫn không thay đổi. Trên thực tế, ta có thể coi hiện tại là điểm giữa chừng; nó đã là một phần của quá trình nhân quả. Đức Phật đã dạy ta quán sát khoảnh khắc hiện tại, nơi ta sẽ thấy quá trình sinh diệt liên tục, tiếp nối bao sinh diệt khác. 

Bất cứ điều gì phát sinh trong thời điểm hiện tạivô thường. Sư thường nói điều này, nhưng hầu hết mọi người không chú ý nhiều. Họ miễn cưỡng hành theo lời dạy đơn giản này. Tất cả những gì phát sinh đều là vô thường. Không bền vững. Đây thực sự là cách dễ nhất, ít phức tạp nhất để suy ngẫm về chân lý.  Nếu chúng ta không thiền quán về giáo pháp này, thì khi trải nghiệm sự không bền vững, luôn biến đổi của mọi việc, ta sẽ không biết cách phản ứng một cách khôn ngoan, mà lại bị kích động, bấn loạn vì chúng.  Quán sát chính sự vô thường này mang đến cho ta cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về điều gì là thường hằng.  Bằng cách quán tưởng về cái không bền vững, ta sẽ thấy điều gì là chắc chắn, bền vững. Đây là cách ta phải giải thích để giúp người khác hiểu sự thật - nhưng họ thường không chịu hiểu mà lãng phí thời gian chạy đây, chạy đó.  Thật vậy, nếu muốn trải nghiệm sự bình an thực sự, chúng ta phải để tâm hoàn toàn chánh niệm vào giây phút hiện tại. Bất cứ hạnh phúc hay đau khổ nào phát khởi ở đó, hãy tự nhủ rằng nó chỉ thoáng qua. Phần tâm thức ghi nhớ rằng hạnh phúcđau khổvô thườngtrí tuệ của Đức Phật gieo trồng trong mỗi chúng ta. Người nhận ra sự không bền vững của các hiện tượng là có Pháp bên trong họ.

Pháp là Phật, nhưng hầu hết mọi người đều không nhận ra điều này. Họ xem Pháp là cái gì đó ở bên ngoài, còn Đức Phật là cái gì đó khác. Nếu con mắt tâm có thể nhìn thấy tất cả những thứ duyên hợp đều không bền vững, thì tất cả các vấn đề phát sinh từ việc chấp chặt và coi trọng quá mức mọi thứ, sẽ biến mất. Dù ta nhìn theo cách nào, chân lý nội tại này là điều duy nhất thực sự bền vững. Khi nhìn thấy được điều này, thì tâm thay vì bám víu, chấp chặt, sẽ buông bỏ. Nhân của vấn đề - sự chấp trước - biến mất, dẫn đến tâm thâm nhập vào chân lý và hợp nhất với Pháp. Không có sự quán sát nào cao hơn hay sâu sắc hơn là việc nhận ra lẽ thật này. Như thế, Pháp là Phật, mà Phật cũng là Pháp.

Lời dạy rằng tất cả những thứ do duyên hợp là không bền vững và luôn thay đổi là Pháp. Pháp là bản thể của Phật; chứ không là gì khác. Mục đích của việc vun trồng sự tỉnh thức thông qua việc niệm liên tục "Buddho", là để thấy chân lý này. Khi đạt được nhất tâm thông qua việc niệm "Buddho", nó sẽ hỗ trợ sự phát triển tuệ giác về ba đặc điểm của vô thường, khổ và vô ngã; sự tỉnh thức rõ ràng này giúp ta nhìn mọi thứ là không bền vững và luôn thay đổi. Nếu chúng ta có thể thấy điều này một cách rõ ràng và trực tiếp, tâm sẽ buông bỏ. Vì thế, khi trải nghiệm bất kỳ hạnh phúc nào, ta biết hạnh phúc đó không bền vững; khi trải qua bất kỳ đau khổ nào, ta biết cái khổ đó cũng không bền vững. Nếu quý vị đến sống ở một nơi khác, hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn so với nơi quý vị đã sống, hãy nhớ rằng điều đó không chắc chắn, cho dù quý vị có thực sự  tìm được cái mình muốn tìm.  Ngược lại, nếu quý vị nghĩ rằng ở lại đây là tốt nhất, thì điều đó cũng không chắc chắn. Đó chính là vấn đề! Với trí tuệ, quý vị biết rằng mọi thứ đều không chắc chắn, nên dầu có đi đến đâu, quý vị cũng không thấy khổ.  Ai muốn ở lại đây, hãy ở lại.  Ai muốn đi nơi khác, hãy đi, nhưng đừng tự làm khổ bản thân.  Hãy chấm dứt mọi hoài nghi, lưỡng lự không biết làm gì mới đúng.  Chính phương cách rèn tâm chánh niệm ở giây phút hiện tại chấm dứt mọi hoài nghi.

Vì thế, đừng quan ngại về quá khứ hay tương lai.  Quá khứ đã chấm dứt. Bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ đã diễn ra, đã kết thúc, đã thực hiện, đã xong. Bất cứ điều gì sẽ phát sinh trong tương lai cũng sẽ kết thúc trong tương lai - hãy buông bỏ điều đó. Tại sao phải lo lắng về nó? Hãy quan sát các hiện tượng (pháp) phát sinh trong thời điểm hiện tạinhận biết chúng đang thay đổi, không đáng tin cậy như thế nào. Với  "Buddho"- cái biết – ngày càng phát triển và thẩm thấu sâu hơn, chúng ta sẽ đạt được sự tỉnh giác sâu sắc hơn về chân lý căn bản rằng tất cả các pháp hữu vi đều có bản chất vô thường.  Đây là nơi tri giác trở nên sâu lắng, cho phép sự bình ổn, tĩnh lặng của định (samadhi) tăng trưởng và trở nên tinh tế hơn.

Samadhi có nghĩa là tâm trí vững chắc và ổn định, hoặc tâm tĩnh lặng. Có hai loại. Một loại tĩnh lặng đến từ việc tu tập ở nơi yên tĩnh, nơi không có cảnh, âm thanh hay các chướng ngại khác có thể não phiền ta.  Tâm thanh tịnh đó vẫn chưa thoát khỏi các uế nhiễm (kilesa).  Các uế nhiễm vẫn bao phủ tâm, nhưng trong thời gian tâm đạt định (samadhi), chúng suy giảm bớt. Giống như nước ao hồ có thể tạm thời xanh trong sau khi tất cả cặn bả, bụi bặm lắng xuống đáy; chừng nào cặn bã chưa bị khuấy lên, nước vẫn trong, nhưng ngay khi bị khuấy động, cặn bẩn nổi lên và nước sẽ đục trở lại. Chúng ta cũng vậy. Khi nghe âm thanh, thấy cảnh hay tâm bị ảnh hưởng của cảm xúc, tâm khó chịu sẽ phủ mờ tâm trí.  Ngược lại, nếu không có sự chống đối nào khởi lên, ta sẽ cảm thấy dễ chịu; nhưng cảm giác dễ chịu đó có từ bám chấp và uế nhiễm, hơn là từ trí tuệ.

Thí dụ, giả sử ta muốn có cái máy ghi âm. Chừng nào ước muốn này chưa được thỏa mãn, ta sẽ cảm thấy không hài lòng. Đến khi có được chiếc máy, ta sẽ cảm thấy hài lòng, phải không? Tuy nhiên, nếu ta chấp vào cảm giác hài lòng, phát khởi vì ta có được cái mình muốn, thì thực ra ta đang tạo điều kiện cho khổ trong tương lai. Ta tạo điều kiện cho cái khổ tương lai, mà không hề hay biết. Đó là vì cảm giác hài lòng của ta tùy thuộc vào việc sở hữu chiếc máy ghi âm, cho nên khi nào chưa có máy là ta đau khổ.  Rồi khi có máy, ta cảm thấy hài lòng, hạnh phúc.  Nhưng sau đó, nếu máy ghi âm bị đánh cắp, cảm giác hài lòng sẽ biến mất theo đó, và ta sẽ rơi lại trạng thái đau khổ lần nữa. Cuộc đời là thế.  Không có máy, ta khổ; có máy, ta hạnh phúc, mất máy, ta lại khổ. Sự việc luôn như thế.  Đây là ý nghĩa của loại định (samadhi) phụ thuộc vào các điều kiện thanh tịnh.  Nó không bền vững, giống như thứ hạnh phúc mà ta có được khi ước muốn được thỏa mãn. Khi có được máy ghi âm, ta cảm thấy tuyệt vời. Nhưng nguyên nhân thực sự của cảm giác dễ chịu đó là gì? Nó phát sinh vì ước muốn của ta đã được thỏa mãn. Chỉ có thế.  Đó là hạnh phúc được tạo ra bởi các ô uế đang chế ngự trong tâm, nhưng ta không ý thức được điều đó.

Như thế, loại định (samadhi) này chỉ cung cấp một trải nghiệm tĩnh lặng tạm thời.  Chúng ta phải quán tưởng về bản chất của sự tĩnh lặng phát sinh từ thiền tĩnh lặng để nhận ra toàn bộ sự thật của vấn đề. Chiếc máy ghi âm hoặc bất cứ thứ gì khác mà ta sở hữu chắc chắn sẽ sờn cũ, sẽ bể và cuối cùng biến mất.  Nếu không sở hữu chiếc máy nào, chúng ta không có máy để mất.  Việc sống và chết cũng thế.  Vì có sinh, nên phải có tử.  Nếu không có gì được sinh, sẽ không có gì để tử.  Tất cả những người chết, đã được sinh ra trước đó; không có sinh, không có tử.  Đó là cách mọi thứ diễn tiến.  Biết quán tưởng theo cách đó, có nghĩa là ngay khi ta vừa có chiếc máy ghi âm, ta đã chánh niệm về sự vô thường của nó - rằng một ngày nó sẽ hư hoại hay bị mất cắp, và cuối cùng không thể tránh khỏi việc nó sẽ hoàn toàn tan rã.  Chúng ta nhìn sự thật đó bằng trí tuệ, với sự hiểu biết rằng tính chất của chiếc máy đó là vô thường.  Dầu chiếc máy thực sự có bị bể hay bị đánh cắp hay không, tất cả chỉ là sự thể hiện của vô thường.  Nếu ta có thể nhìn sự vật đúng theo bản chất của chúng, ta sẽ có thể sử dụng chiếc máy mà không khổ đau.

Chúng ta có thể so sánh điều này với việc thiết lập một số loại hình kinh doanh trong cuộc sống tại gia.  Nếu ngay từ đầu ta cần phải vay tiền ngân hàng để  kinh doanh, thì ngay đó ta sẽ bắt đầu thấy căng thẳng. Thấy khổ vì ta muốn có tiền của người khác. Việc kiếm tiền vừa khó khăn vừa mệt mỏi, và chừng nào ta còn thất bại trong việc đó, nó sẽ khiến ta đau khổ. Tất nhiên, ngày ta được ngân hàng cho vay, ta sẽ vui sướng biết bao, nhưng sự phấn khích đó sẽ không kéo dài quá vài giờ, bởi vì ngay lập tức lãi suất từ các khoản tiền vay sẽ bắt đầu ăn vào lợi nhuận của ta.  Số tiền vay sẽ nhanh chóng cạn kiệt bởi lãi suất ngân hàng.  Tin được không? Ta sẽ lại ngồi đó đau khổ lần nữa. Quý vị thấy không? Tại sao lại như thế chứ? Khi ta không có tiền, ta khổ; khi cuối cùng có tiền, ta nghĩ vấn đề của mình đã được giải quyết, nhưng không lâu sau, các khoản tiền lãi sẽ bắt đầu xén bớt tiền của ta, đem đến cho ta nhiều đau khổ hơn. Vấn đề là như thế!

 

Đức Phật dạy cách tu tập đối với vấn đề này là quán sát giây phút hiện tại, và phát triển tuệ giác về bản chất ngắn ngủi của thân và tâm; để thấy được chân lý của Pháp – rằng các pháp do duyên hợp chỉ phát sinh rồi hoại diệt, không có gì hơn thế cả.  Bản chất của thân và tâm là thế, nên đừng chấp chặt, bám víu vào chúng.  Nếu ta có được tuệ giác này, tĩnh lặng sẽ phát sinh.  Sự tĩnh lặng đó xuất phát từ việc buông bỏ các uế nhiễm; nó phát khởi đồng thời với tuệ giác

Do nhân nào mà tuệ giác phát sinh?  Do sự quán tưởng về ba đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã, sẽ mang lại tuệ giác về lẽ thật của vạn phápChúng ta phải nhìn thấy chân lý này một cách rõ ràng, không nhầm lẫn trong tâm mình.  Đó là phương cách duy nhất để thực sự đạt được tuệ giác.  Và sự tỉnh giác đó cần liên tục.  Quý vị tự mình thấy rằng tất cả các đối tượng tâm và các cảm xúc (arammana) phát sinh trong tâm thức sẽ qua đi và sau đó lại có những cảm xúc khác xuất hiện.  Rồi lại qua đi.  Nếu ta vẫn chấp vào đó thì khổ sẽ phát khởi trong từng giây phút, nhưng nếu ta biết buông, ta không tạo khổ cho mình.  Một khi tâm đã nhận thức rõ ràng sự vô thường của vạn pháp, đó là cái được gọi là sitibhuto – nhân chứng nội tâm.  Tâm miệt mài quán chiếu rằng tuệ giáctự lực, không dựa vào ai.  Do đó cuối cùng, chúng ta phải chấp nhận rằng mọi giáo lýtrí tuệ mà ta đã thâu nhận từ người khác chỉ là sự thật nửa vời.

Có lần, Đức Phật thuyết pháp cho một nhóm tỷ khưu, và sau đó Ngài hỏi Sariputta, người đã lắng nghe: "Này Sariputta, ông có tin những điều ta giảng không?" "Thưa Thế tôn, con vẫn không tin ạ”, Sariputta trả lời. Đức Phật rất hài lòng với câu trả lời này, Ngài tiếp, "Này Sariputta, vậy là tốt. Ông không nên tin những lời dạy của người khác quá dễ dàng”. Người hành giả cần quán xét thấu đáo mọi điều mình nghe trước khi hoàn toàn chấp nhận chúng.  Các ông nên mang theo những lời giảng dạy này và suy ngẫm về chúng trước khi chấp nhận. Dầu đã nhận được lời dạy từ chính Đức Phật, ngài Sariputta không vội tin ngay mọi điều.  Nhưng ngài rất quan tâm đến phương cách rèn luyện tâm trí đúng đắn, nên mang những lời giáo huấn của Đức Phật theo để tìm hiểu thêm. Ngài chỉ chấp nhận chúng nếu, sau khi suy ngẫm về lời giải thích của chư Phật về lẽ thật, ngài thấy rằng nó kích thích sự phát sinh trí tuệ trong tâm ngài, và sự hiểu biết này làm cho tâm trí ngài được an bình, hợp nhất với Pháp (Lẽ thật). Trí tuệ phát sinh phải dẫn đến việc Pháp trở nên vững chải trong tâm của ngài. Nó phải phù hợp với chân lý về cách vạn vật có mặt.  Đức Phật đã dạy các đệ tử chỉ chấp nhận một điều là Pháp nếu, vượt lên mọi hoài nghi, họ thấy nó phù hợp với cách vạn vật vận hành trong thực tế - như đã được kiểm nghiệm với chính kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân và của người khác.

Tóm lại, điều quan trọng chỉ là quán xét sự thật. Chúng ta không cần phải nhìn đâu xa, chỉ cần quan sát những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại. Xét xem điều gì đang xảy ra trong tâm trí của ta. Buông bỏ quá khứ. Buông bỏ tương lai. Chỉ cần chánh niệm đến thời điểm hiện tại, và trí tuệ sẽ phát sinh từ sự quán sát và thấy biết rõ ràng các đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã. Nếu đang đi, hãy thấy nó vô thường, nếu ngồi thấy nó vô thường, nếu nằm thấy rằng nó vô thường - bất cứ điều gì chúng ta đang làm, các đặc tính này đều có mặt xuyên suốt, vì đó là cách mọi thứ vận hành.  Cái thường hằng chính là lẽ thật về cách mọi thứ có mặt.  Điều đó không bao giờ thay đổi.  Nếu chúng ta trau dồi tri giác đến độ mà cách ta nhìn sự việc là hoàn toàn phù hợpkiên định với chân lý này, thì cuộc sống của ta sẽ dễ dàng làm sao.

 Có thực sự là quý vị sẽ được yên ổn khi sống một mình trên núi không? Đó chỉ là một loại yên ổn tạm thời. Khi quý vị bắt đầu cảm thấy đói thường xuyên và cơ thể thiếu chất dinh dưỡng mà nó quen có, quý vị một lần nữa sẽ trở nên mệt mỏi với toàn bộ trải nghiệm này. Cơ thể sẽ kêu gào đòi thuốc bổ dưỡng, nhưng người dân tộc đang cung cấp thực phẩm cho quý vị sẽ không biết mức độ vitamin cần thiết để cân bằng chế độ ăn uống cho quý vị. Cuối cùng, có thể quý vị sẽ quay trở về thiền viện.

Nếu ở lại Bangkok, quý vị có thể sẽ phàn nàn rằng mọi người cung cấp quá nhiều thức ăn và đó sẽ là một gánh nặng, gây ra  nhiều rắc rối, vì vậy có lẽ quý vị sẽ quyết định rằng tốt hơn là đi sống ẩn dật trong rừng. Thực ra, quý vị khá ngốc nếu thấy rằng sống một mình sẽ khổ. Nhưng nếu quý vị thấy sống trong cộng đồng tăng đoàn cũng khổ, thì quý vị ngu ngốc không kém. Giống như cứt gà vậy. Nếu một người dẫm phải phân gà, nó sẽ hôi thối.  Nếu cả một nhóm người dẫm phải phân gà, nó cũng bốc mùi như nhau. Nó có thể trở thành thói quen để ta tiếp tục lôi kéo sự hôi thối đi cùng khắp.  Đó là vì ta vẫn còn tà kiến, nhưng đối với người có chánh kiến, dầu họ có thể đúng khi nghĩ rằng sống trong một cộng đồng lớn sẽ không an tịnh, họ vẫn có thể đạt được nhiều trí tuệ từ trải nghiệm đó.

Bản thân sư, được giảng dạy một số lượng lớn các tăng nicư sĩ là một nguồn trí tuệ tuyệt vời đối với sư. Lúc trước, sư ít có đệ tử sống ở đây, nhưng khi con số này tăng lên, sư được  tiếp xúc nhiều hơn vì mỗi người đều có suy nghĩ, quan điểmkinh nghiệm khác nhau. Sự kiên nhẫn, sức chịu đựng và lòng khoan dung của sư cũng tăng trưởng và thêm sức mạnh vì nó được thử thách đến tận cùng giới hạn. Khi ta luôn quán chiếu, tất cả những trải nghiệm đó có thể mang lại lợi ích cho ta, nhưng nếu ta không hiểu chân lý về sự vận hành của vạn pháp, lúc đầu ta có thể nghĩ rằng sống một mình là tốt nhất và sau một thời gian ta có thể cảm thấy nhàm chán, và có thể nghĩ rằng sống trong một cộng đồng lớn tốt hơn. Hoặc ta có thể cảm thấy rằng sống ở một nơi chỉ có ít thực phẩm được cung cấplý tưởng.  Rồi ta lại có thể quyết định rằng có nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào mới thực sự là tốt nhất và ít thực phẩm không tốt chút nào, rồi ta có thể lại thay đổi và kết luận rằng quá nhiều thực phẩm là không tốt.  Tóm lại, đa số chúng ta luôn bị quẩn quanh trong quan điểmý kiến, vì ta không có đủ trí tuệ để tự mình quyết định.

Vì vậy, hãy cố gắng nhìn thấy sự không bền vững của mọi thứ. Nếu quý vị đang sống trong tăng chúng, điều đó không bền vững. Nếu quý vị chỉ sống với ít bạn đồng tu, điều đó cũng không bền vững. Đừng bám chấp vào quan điểm về cách mọi thứ vận hànhNỗ lực sống chánh niệm trong giây phút hiện tại; quán sát thân, thâm nhập ngày càng sâu hơn vào nội tâmĐức Phật đã dạy quý tăng ni tìm một nơi thoải mái để sống và tu tập: nơi có thức ăn phù hợp, các bạn đồng tu (kalyanamitta) thuận hòa và chỗ ở thoải mái. Nhưng thực sự ra việc tìm được một nơi có tất cả các điều này, phù hợp với nhu cầu của chúng ta không dễ, vì vậy đồng thời, Ngài cũng dạy rằng bất cứ sống ở đâu, ta cũng có thể phải đối mặt với khó khăn, và chịu đựng những thứ ta không thích.  Thí dụ, tu viện này thoải mái không?  Các Phật tử cần làm gì để chúng ta được thoải mái hơn?  Hằng ngày họ phải phục vụ nước nóng, nước lạnh, và mang đồ ngọt, món ngon để chúng ta dùng?  Họ phải lễ phép, phải tán thán, nói những lời dễ nghe đối với chúng ta?  Đó là sự hỗ trợ tốt đẹp từ các Phật tử, phải không?  Quý vị có người thích như thế, thì nói: “Phật tử ở đây thật thoải mái, thật dễ chịu”.  Nhưng không lâu sau, mọi công sức tu tập chánh niệm tỉnh giác của chúng ta đều tiêu tan.  Đó là chuyện phải xảy ra.

Điều gì thực sự thoải máiphù hợp để hành thiền có thể đối với mỗi người một khác, nhưng một khi ta biết cách làm cho tâm luôn bằng lòng với cái mình có, thì ở bất cứ nơi nào, ta cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Nếu phải ở một nơi không đúng như sự lựa chọn ban đầu, ta vẫn biết cách giữ tâm bình ổn trong thời gian tu tập ở đó.  Đến lúc chia tay, chúng ta vui vẻ ra đi.  Ta không hề quan tâm đến những thứ ở bên ngoài. Biết ít, ta có thể gặp khó khăn; biết quá nhiều, nó cũng có thể mang lại cho ta nhiều đau khổ - mọi thứ đều có thể là nguồn gốc của bất mãn và khổ. Khi nào còn chưa tỉnh giác, ta còn liên tục bị cuốn vào các cảm xúc vui, buồn do các điều kiện xung quanh tạo ra và những chuyện nhỏ nhặt cũng có thể làm ta khổ.  Dầu chúng ta đi đến nơi đâu, giáo lý của Đức Phật luôn đúng, nhưng chính Pháp trong tâm ta vẫn không đúng. Chúng ta biết đi đâu để tìm các điều kiện thực hành phù hợp? Có thể có vị tỳ khưu hiểu biết đúng, và thực sự hành thiền chăm chỉ - dùng bữa xong là vị ấy vội vã đi ngồi thiền. Tất cả mọi nỗ lực là để phát triển thiền định (samadhi) của mình. Vị ấy thực sự tinh tấn và nghiêm túc.  Hoặc có thể vị ấy không tinh tấn lắm, ai mà biết được.  Nếu thực sự hết lòng thực hành, chắc chắn tâm chúng ta sẽ được bình an. Nếu người khác thực sự hết lòng tu tập, tại sao họ chưa yên bình? Đây là sự thật của vấn đề. Suy cho cùng, nếu họ không bình an, điều đó cho thấy rằng thực ra họ không tu hành nghiêm túc chút nào.

Khi quán chiếu về việc hành samadhi, chúng ta phải hiểu rằng điều quan trọng là giới (sila), định (samadhi) và tuệ (pañña), mỗi yếu tố phải là nguồn gốc thiết yếu hỗ trợ cho toàn bộ. Chúng hỗ trợ lẫn nhau, mỗi yếu tố đóng vai trò riêng không thể thiếu. Mỗi yếu tố cung cấp một công cụ cần thiết để sử dụng trong việc phát triển định, nhưng tùy mỗi cá nhân khám phá ra các phương tiện thiện xảo để sử dụng chúng. Người nhiều trí tuệthể đạt được sự tỉnh giác một cách dễ dàng; người ít trí khó đạt được sự tỉnh giác hơn; người không có trí, sẽ không đạt được gì.  Hai người khác nhau có thể đang  tu theo cùng một phương cách rèn luyện tâm, nhưng họ có thực sự đạt được tri giác về Pháp hay không còn tùy thuộc vào việc họ có trí tới đâu. Nếu tu tập với các vị thiền sư khác nhau, chúng ta phải sử dụng trí tuệ để qua sự quan sát biết được quan điểm của họ. Vị thiền sư này đối với vấn đề đó thế nào? Phong cách của vị kia ra sao? Chúng ta quán sát họ sâu sát, nhưng chỉ tới đó thôi.  Tất cả cũng chỉ là xem xétđánh giá ở bên ngoài. Cũng chỉ là quán sát hành vi và cách họ giải quyết vấn đề trên bề mặt. Nếu  chỉ quan sát mọi việc ở mức độ này, ta sẽ không bao giờ ngừng hoài nghi. Tại sao vị thầy đó hành động như thế? Tại sao vị thầy kia lại làm theo cách khác? Tu viện này hay thuyết pháp, sao thiền viện kia ít thuyết giảng, lại có tu viện không hề có thầy nào giảng pháp?  Khi tâm nghĩ ngợi lung tung, so sánh, suy đoán bất tận về mọi thứ thì thật điên rồ.  Cuối cùng, tâm trí ta rơi vào hoang mang.   Ta phải hướng sự chú ý vào bên trong và trau dồi bản thân.  Điều cần làm là tập trung nội lực vào việc rèn luyện bản thân, vì đây là cách phát triển sự thực hành đúng đắnChúng ta quan sát các vị thầy và học hỏi từ kinh nghiệm của họ, nhưng sau đó ta phải tự thực hành. Nếu chúng ta có thể quán tưởng ở mức độ vi tế này, tất cả mọi hoài nghi sẽ dừng lại.

Có một vị lão tăng không dành nhiều thời gian để suy nghĩquán tưởng về mọi thứ.  Ông không coi trọng những suy nghĩ về quá khứ hay tương lai, trái lại ông luôn chú trọng đến tâm.  Ông chăm chú quan sát những gì đang phát sinh trong tâm ngay thời điểm hiện tại. Quan sát sự thay đổi của tâm, các phản ứng khác nhau khi tâm trải nghiệm sự việc, ông không coi trọng thứ gì, mà tự nhủ bản thân: “Không gì chắc chắn". "Không gì bền vững." Nếu chúng ta có thể tự rèn luyện để thấy vô thường theo cách đó, không bao lâu ta sẽ đạt được tuệ giác về Pháp.

Thực ra, chúng ta không cần phải chạy đuổi theo tâm loạn động của mình.  Nó chỉ di chuyển trong cái vòng khép kín của nó; quay tròn theo đó. Đó là cách tâm ta hoạt động. Đó là luân hồi (samsara)  – vòng sinh tử bất tận. Nếu ta cố gắng đuổi theo tâm khi nó đang quay vòng, liệu ta có thể bắt kịp nó không? Nó sẽ di chuyển nhanh đến nỗi ta không thể theo kịp nó. Hãy thử chạy đuổi theo, xem điều gì sẽ xảy ra... Việc ta cần làm là đứng yên tại chỗ, để tâm tự xoay vòng.  Hãy xem tâm giống như một con búp bê cơ khí, có thể chạy loanh quanh. Nếu nó bắt đầu chạy càng lúc càng nhanh, đến tốc độ tối đa, ta sẽ không thể chạy theo kịp nó. Nhưng thực ra, ta không cần phải chạy đi đâu.  Ta có thể đứng yên một chỗ, để con búp bê tự chạy. Nếu ta đứng yên ở giữa vòng tròn, không chạy đuổi theo nó, ta vẫn có thể nhìn thấy con búp bê mỗi khi nó chạy ngang qua để hoàn thành một vòng tròn.  Thực ra, khi ta càng cố gắng chạy đuổi theo, nó càng có thể né tránh ta tốt hơn.

Đối với pháp hành thudong[4], sư vừa khuyến khích, vừa không khuyến khích.  Nếu hành giả nào đã có một số hiểu biết về phương cách tu này, thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có vị không thấy cần thiết phải thực hành thudong (du tăng) đi vào rừng. Họ thấy không cần thiết phải làm cho mình mệt mỏi khi đi bộ đường dài với trọng lượng nặng nề của bát, y áo và các vật dụng cần thiết khác trên vai. Cách nghĩ của các vị ấy cũng khá hợp lý.  Do đó, họ quyết định ở lại tu tập trong thiền viện, thệ nguyện thực hiện ba trong số các pháp hành dhutanga và giữ chúng một cách nghiêm ngặt, chứ không đi đâu cả.  Nhưng nếu quý vị thực sự muốn du hành đến các khu rừng núi, quý vị sẽ thấy cách nghĩ của họ khó chấp nhậnTóm lại, nếu ta có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng về chân lý của vạn pháp, thì chỉ cần nghe được một lời của giáo pháp, ta cũng sẽ đạt được tri kiến sâu sắc.

Một thí dụ khác là về một sa di trẻ mà sư có lần tiếp xúc.  Sadi trẻ đó muốn thực hành hạnh sống hoàn toàn một mình trong nghĩa trang.  Vì sadi đó khá trẻ, mới hơn mười mấy tuổi, nên sư khá lo lắng cho sự an toàn của vị ấy, và thường để ý xem vị đó thế nào.  Buổi sáng vị sadi trẻ đi khất thực quanh làng, sau đó mang thực phẩm trở về khu vực hỏa táng để thọ dụng một mình, bao quanh là các hố chứa các xác chưa được hỏa táng, hay được chôn.  Mỗi đêm vị ấy ngủ một mình kế bên những gì còn lại của người quá cố.  Sau một tuần, sư đến viếng thăm.  Nhìn bề ngoài vị ấy có vẻ rất tự tại, nên sư hỏi: “Con không thấy sợ sống ở đây một mình à?”  Vị ấy trả lời, “Dạ không, con không sợ”.

“Tại sao con không thấy sợ?”

“Con không thấy có gì là đáng sợ cả”.  Tâm chỉ cần một sự quán tưởng đơn giản như thế là dừng nghĩ ngợi.  Chú sadi trẻ đó không cần phải nghĩ ngợi về đủ thứ chuyện chỉ làm vấn đề thêm phức tạp.  Vị ấy được ‘chữa’ lành ngay đó.  Nỗi sợ hãi biến mất.  Chúng ta cần cố gắng hành thiền theo cách đó.

Dầu chúng ta đang làm gì - đứng, đi, ngồi, nằm - nếu ta miệt mài duy trì chánh niệm, samadhi của ta sẽ không lay chuyển.  Không suy giảm. Khi có nhiều thực phẩm, ta cho rằng đó là  khổ, là rắc rối. Có gì mà làm lớn chuyện? Nếu có nhiều, chỉ cần lấy đủ phần mình, còn lại để cho người khác. Tại sao mình lại cảm thấy phiền phức? Thấy không yên bình? Điều gì không yên bình? Chỉ cần lấy một phần nhỏ và cho đi phần còn lại. Nhưng khi ta chấp vào thức ăn, cảm thấy tiếc khi cho người khác, thì dĩ nhiên ta  sẽ thấy khó chịu. Nếu ta cầu kỳ và muốn thử món này, món kia, thì cuối cùng bình bát của ta sẽ đầy tràn đến nỗi không còn thấy món nào ngon nữa.  Để rồi cuối cùng ta lại sinh ra quan niệm rằng được cung cấp nhiều thực phẩm chỉ làm  mất tập trung và rắc rối. Tại sao lại bị phân tâm và khó chịu như vậy? Chính ta là người đang để việc ăn uống khuấy động tâm. Còn thực phẩm có bị phân tâm, bị khó chịu không? Thật nực cười. Chính ta đang làm lớn chuyện chẳng ra gì.

 

Cũng thế, khi có nhiều khách vãng lai đến tu viện, ta cho là phiền.  Phiền nhiễu ở đâu?  Thực ra, việc tuân theo các thời khóa biểu và các phương cách tu tập mỗi ngày khá rõ ràng.  Ta không cần phải làm lớn chuyện cho những việc sau đây: đi khất thực, trở về chùa và thọ dụng; ta thực hành các quy trình tu tập và bất cứ việc gì cần thiết với tâm chánh niệm, chỉ làm việc mình.  Chỉ cần biết là mình không bỏ qua phần nào trong các việc thường ngày ở tu viện.  Việc tụng kinh buổi chiều có ảnh hưởng đến tâm chánh niệm của ta không?  Nếu chỉ việc tụng kinh sáng, chiều mà khiến việc hành thiền của ta bị xáo trộn, thì chắc chắn là ta chưa thực sự biết cách hành thiền.  Trong các buổi họp chúng hắng ngay, việc lễ lạy, tụng kinh tán thán Phật, Pháp, Tăng và mọi bổn phận khác chúng ta phải làm là những hoạt động vô cùng thiện lành, thì làm sao chúng có thể là nhân khiến cho thiền định của chúng ta bị giảm sút?  Nếu chúng ta nghĩ việc phải dự các buổi họp chúng là phiền nhiễu, hãy xem xét lại.  Chính là chúng ta mất tập trung, khó chịu chứ không phải là các buổi họp chúng.  Nếu chúng ta để các suy nghĩ bất thiện khuấy động, thì mọi thứ trở nên phiền nhiễu, khó chịu - ngay cả khi không đi họp chúng, ta vẫn bị phân tâm và khuấy động.

Quý vị phải học quán tưởng một cách khéo léo và giữ tâm thiện lành. Ai cũng có những trạng thái hoang mang, bức bối như vậy, nhất là những vị mới tu tập. Thực ra là do vọng tưởng, do sự bám víu vào những thứ bên ngoài khiến tâm vọng động.  Khi đến tu tậpthiền viện, ta phải quyết chí trụ lại đó, quyết chí tu theo phương cách thực hành ở đó. Dầu người khác có tu theo tà đạo hay chánh đạo, là chuyện của họ.  Hãy tiếp tục nỗ lực tu hành, tuân giữ các điều luật của tu viện và giúp đỡ lẫn nhau với bạn đồng tu.  Ai không thấy vui khi tu tập ở đây đều được tự do đi nơi khác. Nhưng nếu quý vị muốn ở lại thiền viện thì hãy lo thực hành.

Hành giả nào biết tự quán thân, tự thực hành miên mật, thì việc làm đó có tác dụng cực kỳ lợi ích cho bạn đồng tu.  Các tu sĩ khác sẽ bắt đầu chú ý và học theo các hành động tốt đẹp của vị ấy.  Họ sẽ quan sát vị đó và tự hỏi làm thế nào ông ta có thể duy trì cảm giác tự tại, thanh tịnh khi đang thực hành chánh niệm.  Các hạnh lành mà vị hành giả đó thể hiện, là một trong những điều tốt đẹp nhất mà vị ấy có thể mang đến cho các bạn đồng tu.

Nếu quý vị là tu sĩ mới nhập chúng, được đào tạo để làm quen với các thời khóa thường ngày và các quy tắc thực hành các phận sự, quý vị phải  tuân theo sự hướng dẫn của các sư cao niên, và nỗ lực làm theo các quy trình đó.  Việc gì cần làm, ta làm, và khi xong, ta dừng lại.  Ta chỉ nói những điều phù hợp, có ích, và tập kiềm chế lời nói không phù hợp, có hại. Đừng buột miệng nói ra những lời độc hại. Không cần phải lấy nhiều thức ăn ở các bữa - chỉ cần lấy một vài thứ, còn lại để đó.  Khi thấy có nhiều thức ăn, ta có khuynh hướng muốn thưởng thức tất cả, nên bắt đầu lấy một ít món này, thử một chút món kia, cứ thế cuối cùng ta ăn mọi thứ được cúng dường. Khi nghe lời mời, "Sư thử món này đi, thưa sư!", "Đại đức xin dùng món kia”, nếu không cẩn thận, tâm ta sẽ bị khuấy động. Điều cần làm là buông. Tại sao phải tham dự vào đó? Ta nghĩ rằng đó là do thức ăn khuấy động tâm ta, nhưng gốc của vấn đề là ta thực sự để tâm hướng ra ngoài, dòm ngó thức ăn. Nếu chúng ta có thể quán xét để nhận ra điều này, thì cuộc sống của ta sẽ dễ dàng hơn nhiều. Vấn đề là ta không có đủ trí tuệ. Ta không có đủ tri kiến để quán sát quá trình nhân quả hoạt động như thế nào.

Thực ra, trong quá khứ khi đi du hành, nếu cần, sư sẳn sàng, lưu trú trong các chùa làng hay thành phố. Trên cuộc hành trình, khi ta độc hành qua nhiều cộng đồng tu hành khác nhau, với các tiêu chuẩn đào tạo và kỷ luật khác nhau, hãy nhẩm câu kệ sau đây: "suddhi asuddhi paccatam" ̇ (giới hạnh tốt hay xấu, chỉ có mình tự biết).  Câu kệ này vừa để bảo vệ, vừa là kim chi nam để ta quán chiếu.  Có thể cuối cùng ta phải dựa vào tính trung thực của mình theo cách này[5].

Khi đi qua một vùng mình chưa đặt chân đến trước đây, chúng ta phải chọn lựa một nơi để ở qua đêm.  Đức Phật dạy tăng ni cần phải ở những nơi thanh tịnh.  Do đó, dựa vào các điều kiện sẵn có trước mặt, ta phải cố gắng tìm một nơi để tá túc và hành thiền yên tĩnh.  Nếu không thể tìm được một nơi thực sự yên tĩnh, sự lựa chọn kế tiếp là tìm một nơi mà ít ra ta cũng có thể yên tĩnh nội tâm.

Nếu vì một lý do nào đó mà ta cần phải ở một nơi nhất định, ta phải học cách sống ở đó một cách yên ổn - không để ý muốn (tanha) làm chủ tâm trí. Nếu sau đó ta quyết định rời khỏi nơi ấy, đừng ra đi vì ái dục. Tương tự, nếu ta chọn ở đâu đó, đừng ở vì ái dục. Hãy quán xét xem động lực nào khiến ta hành động, nghĩ suy như thế.  Đúng là Đức Phật có khuyên người tu sĩ nên có lối sống và tìm điều kiện sống phù hợp cho việc hành thiền, đưa đến thanh tịnh.  Nhưng nếu không thể tìm được một nơi thanh tịnh, ta phải phản ứng thế nào? Tóm lại, các vấn đề này có thể khiến ta điên đầu. Vậy ta phải làm sao?  Hãy ở yên một chỗ; trụ lại ngay đó và tập sống chung hòa bình. Rèn luyện bản thân cho đến khi ta có thể ở lại và hành thiền ngay đó.  Đức Phật dạy rằng tùy theo điều kiện, ta nên biết thời giankhông gian nào là thích hợp; Ngài không khuyến khích các tăng ni đi lang thang khắp nơi mà không có mục đích gì. Ngài đã khuyên chúng ta nên tìm nơi yên tĩnh thích hợp, nhưng nếu khôngđiều kiện, ta vẫn có thể ở tạm vài tuần hoặc vài tháng ở nơi không như ý ta muốn.  Nếu không ta làm được gì?  Không lẽ chết vì bất mãn!

Vì thế, hãy tập quán sát tâm ý của mình. Tóm lại, đi chỗ này, chỗ khác cũng chừng đó.  Khi ta đi chỗ khác, ta cũng thấy nhiều thứ giống như chỗ mình vừa bỏ đi, rồi sinh ra ngờ vực về những gì đang chờ mình ở phía trước, ở nơi sắp đến.  Rồi thì, trước khi ta đi được tới đâu, ta đã bị thổ tả hay bịnh hoạn gì đó, phải tìm bác sĩ chữa trị.  Lập tức, tâm ta bị chi phối, bị bực bội hơn bao giờ hết!

Thực ra, bí quyết để hành thiền có kết quả là hướng cách ta nhìn sự việc theo đúng Pháp; điều quan trọng là thiết lập chánh niệm trong tâm.  Không có gì đơn giản hơn.  Nhưng ta phải dồn nỗ lực để quán xét và tìm ra con đường chân chánh cho bản thânDĩ nhiên, điều này vẫn còn một số khó khăn, vì chúng ta vẫn chưa đủ trí tuệhiểu biết. Vậy quý vị định làm gì?  Hãy thử làm du tăng, xem việc gì sẽ xảy ra… Có thể quý vị sẽ lại chán đi lang thang đây đó; không có gì là chắc chắn.  Hoặc quý vị có thể nghĩ là sẽ hành thiền miên mật, không hành thudong, vì tất cả không có gì hấp dẫn – nhưng quan điểm đó cũng không bền vững.  Có thể quý vị cảm thấy hoàn toàn nhàm chán ý nghĩa của việc hành thudong, nhưng điều đó luôn có thể thay đổi và có thể không lâu sau đó quý vị lại bắt đầu muốn di chuyển.  Hoặc quý vị có thể hành thudongthời hạn, và tiếp tục lang thang đây đó không có giới hạn thời gian hay không gian nào nhất định trong tâm – điều đó cũng không chắc chắn.  Đây là điều chúng ta phải quán chiếu khi hành thiền.  Hãy đi ngược lại với ý mình muốn.  Có thể ta chấp vào quan niệm rằng mình chắc chắn sẽ hành thudong, hay mình chắc chắn sẽ trụ lại tu viện này, quan niệm thế nào cũng là vướng mắc vào ảo tưởng.  Ta chấp vào các quan điểm một cách sai trái.  Hãy tự quán xét.  Từ kinh nghiệm bản thân, sư đã quán tưởng về điều này, và đã giải thích cho quý vị một cách trực tiếp, đơn giản nhất mà sư có thể làm.  Vì thế hãy lắng nghe sư nói, rồi quán sátquán chiếu cho bản thân.  Đây thực sự là cách sự vật vận hànhCuối cùng quý vị có thể tự mình thấy sự thật của vấn đề.  Sau đó, một khi quý vị đã có tri kiến về lẽ thật, dầu quyết định của quý vị có ra sao, nó cũng sẽ được thực hiện với chánh kiếnphù hợp với giáo Pháp.

Dầu quyết định làm gì, thực hành hạnh du tăng thudong hay trụ lại thiền viện, quý vị trước hết phải suy nghĩ một cách khôn ngoan.  Không phải là quý vị bị cấm không được vào rừng tu, hay tìm một nơi yên tĩnh khác để hành thiền.  Nếu quyết định ra đi, thì thực sự ra đi, đi cho đến khi quý vị rã rời, gần quỵ ngã – tự thử mình đến hết mức sức chịu đựng của thân và tâm.  Ngày xưa, mỗi lần nhìn thấy núi non, sư cảm thấy phấn chấn muốn ra đi.  Giờ đây khi nhìn thấy chúng, thân sư bắt đầu rên rỉ, và sư chỉ muốn quay lại, trở về tu viện.  Không còn phấn khởi đối với những thứ đó nữa.  Trước kia, sư thực sự hạnh phúc được sống trong rừng núi – sư còn nghĩ sẽ ở trên đó suốt đời!

Đức Phật đã dạy ta phải ý thức về những gì phát khởi trong giây phút hiện tại.  Hiểu lẽ thật về cách sự vật vận hành trong giây phút hiện tại.  Đó là những lời dạy Đức Phật đã để lại cho chúng ta, và chúng rất chính xác, nhưng suy nghĩquan điểm của chúng ta vẫn chưa đúng theo đường lối của giáo Pháp, và đó là lý do tại sao ta tiếp tục khổ đau.  Vì thế cứ thử hành thudong, nếu quý vị nghĩ con đường đó đúng.  Rồi xem việc lang thang đây đó ảnh hưởng đến tâm trí quý vị như thế nào.

Sư không cấm quý vị chọn thực hành theo thudong, nhưng sư cũng không muốn cho phép. Quý vị có hiểu ý sư không? Sư không muốn ngăn cản, nhưng cũng không muốn cho phép quý vị ra đi, nhưng sư muốn chia sẻ với quý vị một số kinh nghiệm bản thân. Nếu quý vị chọn hành thudong, hãy sử dụng thời gian sao để có lợi cho việc hành thiền. Đừng chỉ đi như một khách du lịch, thỏa thích ý muốn đi đây, đi đó.  Hiện nay, có vẻ như ngày càng có nhiều tăng ni thích hành thudong để tận hưởng chút ít dục lạccảm giác được phiêu lưu hơn là để thực sự làm lợi ích cho việc rèn luyện tâm linh của mình.  Nếu quý vị ra đi, thì hãy thực sự nỗ lực tận dụng các pháp hành khổ hạnh để xua đuổi các uế nhiễm.  Ngay nếu như quý vị ở lại thiền viện, quý vị vẫn có thể thực hành khổ hạnh dhutanga.  Ngày nay, cái người ta gọi là "thudong" có vẻ là thời gian để tìm kiếm sự phấn chấn, kích thích hơn là sự thực hành mười ba pháp tu khổ hạnh.  Nếu quý vị ra đi với tâm trạng giống như thế, là quý vị đã tự lừa dối mình khi gọi đó là "thudong".  Đó là "thudong" tưởng tượng.  "Thudong" thực sự có thể hỗ trợ và khiến việc hành thiền của ta tốt hơn.  Khi quyết định ra đi, quý vị cần thực sự thực hành "thudong".  Hãy quán xét mục đíchý nghĩa thực sự của việc hành "thudong".  Nếu nhất quyết ra đi, sư khuyến khích quý vị sử dụng kinh nghiệm này như một cơ hội để học tập và phát triển thêm việc hành thiền của mình, chứ đừng lãng phí thời gian.  Sư không thể để quý vị ra đi nếu thấy quý vị chưa sẵn sàng, nhưng nếu vị nào thực sự nghiêm túc, tha thiết muốn theo hạnh đó, thì sư không cản.

Khi chuẩn bị ra đi, quý vị cũng nên tự hỏi và quán tưởng những điều sau đây trước.  Tạo trú xứ trên núi có thể là một kinh nghiệm hữu ích; bản thân sư trước đây vẫn làm.  Những ngày đó, sư thường thức dậy từ rất sớm vì xóm làng nơi sư đi khất thực ở rất xa.  Có khi sư phải leo xuống, trèo lên cả ngọn núi và có khi hành trình đó xa và khó đi đến nỗi sư về không kịp giờ ăn ngọ ở thất của mình.  Nếu so sánh những thứ đó trong hoàn cảnh hiện tại, quý vị có thể thấy thực sự ta không cần phải quá nhọc công, buộc mình phải trải qua quá nhiều gian khổ.  Có thể còn ích lợi hơn, khi quý vị đi khất thực ở các làng xóm quanh tu viện, rồi về dùng cơm, mà vẫn còn đầy sức lực để sử dụng trong việc tu hành nghiêm chỉnh.  Đó là nếu quý vị muốn tu tập một cách rốt ráo, còn nếu quý vị chỉ muốn nhàn hạ, muốn trở về thất để ngủ nghỉ sau bữa ăn, thì đó không phải là cách tu tập đúng đắn. Ngày xưa, lúc sư hành "thudong", sư phải rời thất khi trời vừa sáng, vận dụng hết sức lực để vượt qua các ngọn núi – ngay như thế có khi sư phải chạy đuổi theo thời gian mà vẫn không kịp, đành phải thọ trai giữa rừng trước khi trở về thất.  Giờ nhìn lại, sư tự hỏi có đáng để thử thách mình như thế không?  Có thể tốt hơn là tìm một nơi tu hành gần xóm làng để khi đi khất thực không quá xa xôi, khó khăn, để dành sức lực, năng lượng cho việc hành thiền nghiêm túc. Lúc mà ta có thể đã dọn dẹp xong xuôi, trở về thất để tiếp tục hành thiền, thì nhà sư trên núi vẫn còn bị mắc kẹt trong rừng, còn chưa bắt đầu ăn uống.

Quan điểm về phương cách thực hành tốt nhất có thể không giống nhau.  Đôi khi, ta phải thực sự trải nghiệm một số khổ trước khi ta có thể thấu hiểu khổ một cách sáng suốt, và biết thực sự nó là gì.  Pháp hành "Thudong" cũng có cái lợi ích, nên sư không chê trách người chọn ở lại tu viện hay người chọn hành theo "thudong" – nếu mục đích của họ là tăng trưởng thêm sự rèn luyện bản thân.  Sư không tán thán vị nào chỉ vì vị ấy ở lại tu viện, cũng không tán thán người ra đi thực hành "thudong".  Những người thực sự đáng tán thán là những vị có chánh kiến.  Những vị ở lại tu viện là để vun trồng tâm hay những vị ra đi để vun trồng tâm.  Việc hành thiền và tu tập sẽ không tốt nếu quý vị ra đi theo nhóm bạn mà quý vị gắn kết, chỉ mong có thời gian vui vẻ bên nhau và tham gia vào những săn đuổi điên rồ.

Quý vị có gì để nói về phương cách tu tập không?  Quý vị nghĩ gì về những lời sư nói?  Quý vị nghĩ mình sẽ quyết định làm gì trong tương lai sau này?

Quý Sư:  Dạ, chúng con mong sư giảng về sự thích hợp của các đối tượng thiền khác nhau cho các trạng thái khác nhau.  Trong một thời gian dài, chúng con đã cố gắng làm lắng dịu tâm bằng cách chú tâm vào hơi thở, đồng thời niệm "Buddho", nhưng chưa bao giờ được bình an.  Chúng con đã cố quán tưởng về cái chết, nhưng tâm vẫn không an tịnhQuán tưởng về năm uẩn cũng không giúp được gì.  Cuối cùng chúng con không còn tâm trí thực hành nữa.

TS Ajahn Chah: Buông đi!  Nếu tâm trí đã mỏi mệt thì hãy buông đi.

 

Sư S: Thưa sư, ngay khi con vừa bắt đầu trải nghiệm một chút an tĩnh khi tọa thiền, thì bao ký ức, ý nghĩ lập tức nẩy sinh làm tâm loạn động.

Ajahn Chah: Đó là vấn đề.  Đó là vô thường.  Hãy rèn luyện về sự không bền vữngDuy trì quán chiếu về vô thường khi quý vị hành thiền. Mỗi đối tượng giác quantrạng thái tâm mà quý vị trải nghiệm đều là vô thường, không có gì là ngoại lệ.  Hãy luôn giữ quán tưởng này trong tâm.  Trong lúc thiền hành, quán tưởng rằng tâm vọng động không bền vững.  Khi tâm trở nên an tịnh, nó cũng không bền vững.  Việc quán tưởng về vô thường là điều mà quý vị cần thực sự duy trì.  Không cần phải xem gì là quan trọng.  Đừng tham dự vào các vọng tưởng phát khởi trong tâm.  Cứ buông.  Ngay cả khi quý vị thấy an tịnh, cũng không cần nghĩ quá nhiều về nó.  Đừng coi nó là quan trọng.  Đừng coi là quan trọng ngay cả khi quý vị không thấy an tịnh.  “Viññana maniccaa”, quý vị có đọc về điều này ở đâu đó không?  Nó có nghĩa thức là vô thường.  Quý vị có nghe về điều đó trước đây không?  Quý vị phải rèn luyện bản thân như thế nào dựa trên chân lý đó?  Quán tưởng như thế nào khi quý vị biết rằng cả tâm thanh tịnh và tâm uế nhiễm đều chóng qua?  Điều quan trọng là duy trì sự tỉnh thức về cách vận hành của vạn pháp.  Nói cách khác, biết rằng cả hai tâm an tịnhtâm tán loạn đều không bền vững.  Một khi đã biết điều đó, quý vị  sẽ nhìn sự vật như thế nào?  Một khi sự hiểu biết này đã được gắn chặt trong tâm, thì bất cứ khi nào trải nghiệm các trạng thái tâm thanh tịnh, quý vị biết là chúng ngắn ngủi, và khi trải nghiệm các trạng thái sân hận, quý vị biết rằng chúng cũng chóng qua.  Quý vị có biết cách thiền quán với tâm tỉnh giác này không?

Sư S:  Thưa, chúng con không biết ạ.

Ajahn Chah:  Quán sát vô thường.  Xét xem các trạng thái tâm an tịnh này thực sự kéo dài được bao lâu?  Ngồi thiền với tâm vọng tưởng là không bền vững.  Khi hành thiền có kết quả, tâm vào được trạng thái tĩnh lặng, điều đó cũng không bền vững.  Ngay ở đây tri giác có thể phát sinh.  Vì còn có gì để quý vị bám víu chứ?  Hãy cứ theo dõi điều gì đang diễn ra trong tâm.  Khi quán tưởng, tiếp tục chất vấn, đào sâu, sâu hơn nữa vào bản chất của vô thườngDuy trì chánh niệm ngay tại điểm đó – không cần phải đi đâu khác.  Không lâu sau, tâm sẽ lắng đọng theo như quý vị muốn.

Lý do tại sao hành thiền bằng cách niệm "Buddho" hay chánh niệm về hơi thở, không giúp tâm được tỉnh lặng là vì quý vị vẫn gắn với cái tâm đang phân tán. Khi niệm "Buddho" hay tập trung vào hơi thở, tâm vẫn chưa thực sự lắng đọng, thay vào đó hãy quán tưởng về sự không bền vững, và đừng quá quan tâm đến trạng thái tâm có an tịnh hay không. Ngay cả khi tâm được an tịnh, cũng đừng chấp vào đó, vì nó có thể lừa dối ta, khiến ta gán quá nhiều ý nghĩa và tầm quan trọng vào đó. Ta phải có trí tuệ để đối phó với tâm vọng tưởng. Khi tâm an tịnh, chỉ ghi nhận sự kiện, xem đó là dấu hiệu cho thấy sự hành thiền của ta đang đi đúng hướng. Nếu tâm không an tịnh, cũng chỉ ghi nhận thực tế rằng ta đang phóng tâm, mất tập trung.  Không chấp nhận hay cố phản ứng lại sự thật này chẳng đem lại lợi ích gì.  Khi tâm được an tĩnh, ta ghi nhận trạng thái đó, nhưng phải tự nhủ rằng nó không bền vững.  Khi tâm bị phân tán, ghi nhận sự tán loạn, biết rằng nó chỉ vậy - tâm tán loạn cũng dễ thay đổi như tâm tĩnh lặng.

 

Nếu đã đạt được tuệ giác này, tâm luyến ái thân sẽ tan rã ngay khi ta quán sát nó.  Khi tâm bị kích động, khoảnh khắc ta bắt đầu quán niệm về sự không bền vững của trạng thái đó, thân kiến sẽ vuột thoát khỏi sự bám chấp, bắt đầu tan rã.  Nó chới với như một chiếc phao bị xì hơi.  Khi không khí thoát ra, phao sẽ lật úp, tương tự thân kiến cũng sẽ sụp đổ. Hãy tự thử nghiệm.  Vấn đề là ta thường không đủ nhanh để bắt kịp vọng tưởng của mình.  Khi nó phát sinh, thân kiến lập tức vây quanh tâm loạn động, nhưng ngay khi ta quán niệm về bản chất không bền vững của nó, tâm luyến ái sẽ sụp đổ.

Hãy tự thử nghiệm.  Tiếp tục thẩm vấn, và quán sát ngày càng sâu hơn bản chất của tâm luyến ái. Thông thường, ta không biết dừng lại và thẩm sát về sự kích động trong tâm. Nhưng quý vị phải kiên nhẫn, lần hồi tìm ra con đường. Cứ để sự kích động phát triển theo hướng của nó, rồi sau đó từ từ tiếp tục tìm con đường của mình.  Ta đã quen với việc không kiểm soát sự kích động, vì vậy quý vị phải quyết tâm tập trung sự chú ý vào đó, phải kiên định, không để nó có chỗ trong tâm mình. Nhưng khi sư thuyết giảng, quý vị thường than thở với niềm thất vọng: “Sư lúc nào cũng nói về vô thườngbản chất thay đổi của mọi thứ!" Ngay từ giây phút đầu tiên quý vị đã không nghe nổi chủ đề này và chỉ muốn chạy khỏi nơi này. "Luang Por chỉ có một chủ đề ... rằng mọi thứ đều không bền vững".  Nếu thực sự chán ngấy giáo pháp này, quý vị nên ra đi, theo đuổi thiền định cho đến khi quý vị phát triển đủ tuệ giác để có tự tin và kiên định trong tâm.  Cứ đi và thử nghiệm. Sợ rằng không lâu sau quý vị đã trở lại ngay đây!  Vì vậy, hãy cố gắng ghi nhớ những lời dạy của sư trong tâm và lưu trữ chúng trong trái tim của mình.  Thôi cứ tiến bước, thử nghiệm đi đây, đi đó với hạnh du tăng thudong. Nếu quý vị không hiểu và không nhìn thấy được sự thật theo cách sư đã giảng giải, quý vị sẽ khó tìm được bình yên. Dù ở đâu, quý vị cũng sẽ không thể tự tại.  Sẽ không thể tìm được nơi nào mà mình thực sự có thể hành thiền.

đồng ý rằng việc thực hành thiền định nghiêm ngặt, thường xuyên để phát triển samadhi là điều tốt. Quý vị có quen thuộc với các thuật ngữ cetovimutti và pañña vimutti? Có hiểu ý nghĩa của chúng không? Vimutti có nghĩa là giải thoát khỏi các uế nhiễm tâm linh (asavas)[6]. Có hai cách để giải thoát tâm: cetovimutti đề cập đến sự giải thoát xuất hiện sau khi định đã phát triển và hoàn thiện đến mức độ vi tế, dũng mãnh nhất.  Hành giả trước tiên phát triển khả năng ngăn chặn các lậu hoặc hoàn toàn thông qua sức mạnh của samadhi, rồi sau đó chuyển sang sự phát triển của tuệ để cuối cùng đạt được giải thoát. Pañña vimutti có nghĩa là giải phóng khỏi dòng chảy nơi hành giả phát triển samadhi đến mức độ mà tâm hoàn toàn trở nên nhất điểm và đủ vững chắc để hỗ trợ và duy trì tuệ,  để  sau đó tuệ dẫn tâm vượt qua các uế nhiễm.

Hai loại giải thoát này có thể so sánh với các loại cây khác nhau. Một số loài cây phát triển mạnh nếu được tưới nước thường xuyên, nhưng cũng có loài sẽ chết nếu ta tưới quá nhiều nước. Với loài cây không chịu nước, ta chỉ cần cung cấp cho chúng một lượng nước nhỏ, vừa đủ để chúng sống. Một số loài thông là như vậy: nếu tưới nhiều nước, chúng chết. Ta chỉ cần thỉnh thoảng tưới một ít nước cho chúng.  Lạ thật, phải không? Nhìn cây thông này xem. Nó khô nẻ đến nỗi ta tự hỏi làm thế nào nó sống.  Hãy thử nghĩ xem. Nó lấy nước ở đâu để sống và tạo ra các cành cây to lớn, tươi tốt? Các loại cây khác sẽ cần nhiều nước hơn để lớn được vậy. Rồi cũng có những loại cây mà người ta đặt trong các chậu với rễ lơ lửng giữa không trung và treo ở những nơi khác nhau. Ta nghĩ rằng chúng sẽ chết, nhưng lá nhanh chóng mọc ngày càng dài mà hầu như không cần nước. Nếu chúng là loại cây bình thường mọc trên mặt đất, thì chúng chỉ có chết.  Hai loại giải thoát này cũng thế.  Quý vị thấy không? Chúng chỉ tự nhiên khác nhau như thế.

Vimutti có nghĩa là giải thoát. Cetovimuttisự giải thoát xuất phát từ sức mạnh của tâm đã tu tập về samadhi đến mức tối đa. Nó giống như loài cây cần rất nhiều nước để phát triển. Các loại cây khác chỉ cần một lượng nước nhỏ. Quá nhiều nước, chúng sẽ chết. Bản chất của chúng là chỉ cần một lượng nhỏ nước để sống và phát triển.  Vì vậy, Đức Phật đã dạy rằng có hai loại giải thoát khỏi các lậu hoặc, cetovimutti và pañña  vimutti. Để được giải thoát, ta cần cả trí tuệsức mạnh của samadhi . Có sự khác biệt nào giữa samadhi và tuệ không?

Sư S: Dạ không, thưa sư.

 

Ajahn Chah: Vậy tại sao người ta gọi chúng với tên khác nhau?  Sao có sự phân biệt giữa cetovimuttipañña vimutti?

Sư S: Thưa sư, đó chỉ là sự phân biệt trên ngôn từ.

Ajahn Chah: Đúng vậy. Quý vị thấy không? Nếu không thấy điều này, quý vị rất dễ dán nhãn, đặt tên cho mọi thứ quanh mình, phân biệt thứ này, thứ kia, và bám theo đó đến nỗi quý vị trở nên xa rời thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi loại giải thoát này có điểm nhấn hơi khác nhau. Nếu nói rằng chúng hoàn toàn giống nhau, không đúng, nhưng chúng cũng không phải hoàn toàn khác nhau.  Sư nói vậy, có đúng không?  Sư sẽ nói là hai điều này không thực sự giống nhau, mà cũng không khác nhau.  Đó là cách sư sẽ trả lời câu hỏi.  Quý vị phải ghi nhớ và quán chiếu những điều sư nói. 

 

Nói về mức độ và sự uyển chuyển của chánh niệm khiến sư nhớ lại khoảng thời gian sư đi du hành một mình.  Lần nọ trên cuộc hành trình, sư đến một tu viện cũ bị bỏ hoang.  Sư căng mùng, dựng ô cắm trại ở đó để thực hành thiền định trong vài ngày. Trong khuôn viên của tu viện có nhiều cây ăn quả, với các cành cây trĩu nặng trái chín. Sư thực sự muốn ăn một ít quả, nhưng không dám vì sư sợ rằng các cây này là tài sản của tu viện mà sư chưa xin phép sử dụng.  Sau đó, một người dân xách giỏ, đi ngang qua, thấy sư đang ở đó, đã xin phép sư hái trái. Họ hỏi có lẽ vì nghĩ sư là chủ sở hữu của khu vườn.  Sư suy nghĩ thấy mình không có thẩm quyền để cho phép họ hái trái, nhưng nếu sư cấm đoán, họ sẽ chỉ trích sư là cố chấp, và keo kiệt – cách nào cũng không ổn. Vì thế, sư trả lời với vị cư sĩ: “Dầu sư đang ở trong tu viện, nhưng sư không phải là chủ vườn cây ăn trái.  Sư biết con muốn hái ít trái cây, sư không cấm mà sư cũng không cho phép.  Nên tùy con quyết định”.  Chỉ cần nói vậy: người cư sĩ không hái trái nào!  Nói theo cách đó thực sự khá hữu ích; sư không cấm mà cũng không cho phép, thành thử ra vấn đề trở nên nhẹ nhàng.  Đó là cách xử sự thông minh trong những trường hợp như thế - sư đã đi trước họ một bước.  Nói theo cách đó mang lại kết quả tốt đẹp lúc đó, và nó cũng vẫn còn là một cách nói có ích đến tận ngày nay.  Đôi khi ta nói với phong cách khác thường này cũng đủ để khiến người nghe áy náy sợ làm điều gì sai trái.

Một câu hỏi khác:  Tính khí (carita) nghĩa là gì?

Sư A.: Tính khí? Con không biết trả lời như thế nào.

Ajahn Chah: Tâm là một thứ, tính khí là một thứ khác và trí tuệ cũng khác. Vậy tu tập chúng như thế nào?  Quán chiếu chúng.  Nói về chúng như thế nào?  Có người tính khí tham, có người tính khí sân, tính khí loạn động, tính khí thông minh, vân vân. Tính khí là các trạng thái tinh thần mà tâm thường xuyên gắn bóẩn mình trong đó.  Đối với một số người đó là tham, người khác đó là sân. Thực ra, đó chỉ là những mô tả bằng lời về các đặc tính của tâm thức, nhưng chúng có thể được xem là khác biệt với nhau.

 

Tính ra quý vị đã xuất gia gần 6 năm rồi. Có lẽ quý vị chạy đuổi theo vọng tưởng, cảm xúc của mình đã đủ lâu – đã đuổi theo chúng bao nhiêu năm rồi.  Có khá nhiều tu sĩ muốn sống độc cư, sư không có lý do gì để chống lại quyết định đó. Nếu quý vị cũng muốn sống độc cư thì hãy cứ thử đi. Ngược lại, nếu muốn sống với tăng chúng, thì hãy gắn bó với nó. Cả hai chọn lựa, không có cái nào sai - nếu quý vị không suy nghĩ sai lầm.  Nếu sống một mình và có suy nghĩ sai trái, nó sẽ ngăn cản quý vị được lợi ích từ sự trải nghiệm của mình. Một nơi yên bình, tĩnh lặng là thích hợp nhất để thực hành thiền định.  Nhưng khi không có được nơi yên bình, tĩnh lặng phù hợp, mà quý vị không cẩn thận, thì việc thực hành của mình sẽ bị dứt đoạn.  Quý vị sẽ thấy lúng túng.  Vì thế hãy cẩn thận, đừng phung phí năng lượng, nhận thức của mình bằng cách đi tìm quá nhiều vị thầy khác nhau, khác phương cách và trú xứ để hành thiền.  Hãy gom tư tưởng và tập trung năng lượng.  Chuyển sự chú ý vào bên trong và duy trì sự tỉnh thức nơi tâm.  Sử dụng các lời dạy này để quán sát, chất vấn tâm trong thời gian dài. Đừng vứt bỏ chúng; quý vị hãy giữ chúng như các đối tượng thiền định. Hãy quán xét những lời sư dạy về tất cả các pháp do duyên hợp đều biến đổi. Vô thường là cái ta phải luôn quán sát.  Sẽ không lâu sau quý vị sẽ có được trí tuệ.  Lời dạy mà sư luôn ghi nhớ của một vị trưởng lão khi sư mới tu thiền, là luôn rèn luyện tâm.  Quan trọng là đừng mắc kẹt trong hoài nghi.  Tới đây là đủ rồi.

 

(Chuyển ngữ theo SUFFERING ON THE ROAD, do TK Thanissaro chuyển từ tiếng Thái)


 

 



[2]  Ngũ uẩn: năm nhóm hay uẩn mà Đức Phật đã tóm tắt tất cả các hiện tượng tồn tại về thể chấttinh thần.  Đối với người mê, chúng là thân hay tính cách. Chúng là hình thức thể chất (rupa-khandha ̄ ), cảm giác (vedana ̄), trí nhớnhận thức (sañña ̄), hình thành tinh thần (sankh ̇ ara ̄ ) và ý thức giác quan (viññana ̄ ).

 

[4]Thudong (tiếng Thái) thường đề cập đến việc thực hành đi lang thang. Nó có nguồn gốc từ từ Pali ̄  dhutanga, đề cập đến mười ba lối thực hành khắc khổ. Đây là những chấp hành nghiêm ngặt do Đức Phật đề ra  cho các nhà sư, như một sự giúp đỡ để trau dồi biết đủ, tâm xả ly, năng lượng và các phẩm chất lành mạnh khác. Một hoặc nhiều trong số chúng có thể được hành trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài hơn. Chúng bao gồm những lời nguyện: mặc y chắp vá, chỉ mặc ba y, đi khất thực, không bỏ qua bất kỳ ngôi nhà nào trong khi đi khất thực, ngày ăn một bữa, chỉ ăn từ bát khất thực, không nhận thức ăn sau khi đã  ăn xong,  sống trong rừng, sống dưới gốc cây, sống ngoài trời, sống trong nghĩa trang, hài lòng với bất cứ nơi ở nào và ngủ ở tư thế ngồi.

[5] Nói chung, các nhà sư sống trong các tu viện làng và thành phố ở Thái Lan sẽ dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu ngôn ngữ Pali và kinh điển Phật giáo hơn là đào tạo về các quy tắc kỷ luật hoặc thiền định, được nhấn mạnh nhiều hơn trong truyền thống tu ở rừng.

[6]   Có bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậuvô minh lậu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18409)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24560)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.