Không Cầu May Mắn

10/05/20213:58 CH(Xem: 6045)
Không Cầu May Mắn
KHÔNG CẦU MAY MẮN
Hữu Huệ

cau nguyenTại sao người ta cầu may mắn? Một là do người ta thiếu tự tin và hai là do nhiều lòng tham. Khi ta tiến hành làm một việc gì, mọi người thường chúc nhau được may mắn, và bản thân ta cũng thầm mong như vậy, như là một yếu tố phụ trợ hay thậm chí quyết định đến sự thành công. Điều này cho thấy rằng mình không tự tin vào bản thân mình, không tin vào năng lực cũng như tinh thần sẵn sàng đối diệngiải quyết mọi vấn đề, tình huống có thể xảy ra.

Một người có năng lực và tự tin sẽ không bao giờ trông chờ vào sự may mắn nhưng họ trông chờ vào nỗ lực chính bản thân mình. Khi bắt đầu làm một việc gì mà nghĩ đến yếu tố may mắn thì là đã thất bại một phần rồi vì ta đã đặt một phần thành công của mình vào yếu tố bên ngoài hoặc vào tay người khác. Chúng ta thấy khi con chim đậu xuống cành cây, chúng rất tự tin. Bởi vì chúng đặt niềm tin vào đôi cánh của chúng chứ không đặt vào cành cây. Cành cây có thể cứng chắc hoặc hư mục, nhưng không hề gì, chỉ cần có đôi cánh tốt là được. Khi làm một việc gì cũng vậy, chúng ta không nên trông chờ vào hoàn cảnh sẽ thuận lợi mà ta hãy dựa vào bản thân mình.

Cầu may còn là biểu hiện của lòng tham không chính đáng. Tham thì ai cũng có nhưng tham không chính đáng thì người tử tế đàng hoàng không bao giờ làm. Tham không chính đáng là sao? Là không làm mà muốn được hưởng, làm ít mà muốn hưởng nhiều, hoặc muốn hưởng thành quả của người khác. Người xưa nói “vô công bất thụ lộc” tức chỉ hưởng đúng những gì mình đã làm hay cống hiến, nếu khôngcông lao thì dù có cho họ cũng sẽ từ chối không nhận. Đã vậy thì họ có cần phải cầu may mắn không? Dù may mắn có đến gõ cửa họ cũng chẳng màng, vì đó không phải là cái của họ.

Khi nhìn thấy của rơi, có người đem trả lại cho khổ chủ nhưng cũng có người không trả lại. Thỉnh thoảng ta thấy hay nghe báo đài nói về chuyện hôi của của người dân lâm nạn trên đường. Đó là may mắn hay lòng tham? Một người chân chính, người không có lòng tham sẽ không bao giờ lấy của của người khác dù họ có “may mắn” gặp được.

Người đệ tử Phật thiết nghĩ không nên cầu may mắn. Không phải là họ không muốn có những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà vì họ hiểu rằng may mắn không bao giờ đến một cách tình cờ, không bao giờ cầu được, mà mọi thứ đều diễn ra theo luật Nhân quả. Có gieo lúa thì mới có gạo ăn. Dù cũng có thể mượn lúa của hàng xóm ăn tạm nhưng chẳng lẽ mượn hoài, mà mượn thì cũng phải trả. Một người nông dân chân chính sẽ chăm chỉ gieo trồng để thu hoạch trên cánh đồng của mình chứ không chăm chăm nhìn vào bồ lúa của người khác. Hơn nữa, người đệ tử Phật là người vô kỷ vị tha, luôn luôn có tinh thần phục vụ tha nhân thì càng không cầu may mắn, nếu có cầu thì cũng chỉ cầu bình an cho người khác mà thôi.

Trước đây tôi cũng mong cầu may mắn nhưng trong tâm không được bình an, lúc nào trong lòng dường như cũng mong mỏi điều gì, hy vọng rồi lại thất vọng. Nhưng từ khi tôi không cầu may mắn nữa và có những suy nghĩquán chiếu như trên thì thấy tâm mình được bình an. Mình cứ từng bước, từng bước đi trên đôi chân của mình, hưởng những thành quả do chính mình làm, nhiều cũng được mà ít cũng được, tốt cũng được mà chưa tốt cũng được, còn những cái gọi là may mắn thì không còn quan tâm. Nhờ vậy, không những thoát khỏi tâm trạng lo âu mà còn thấy tâm mình ngày càng vững chãi, và phẩm cách của mình cũng nhờ đó mà ngày càng trong sáng hơn.

Đúng như người xưa đã nói: “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”. Vô cầu tức là không ham muốn, nếu con người mà có thể không ham muốn, nhân phẩm tự nhiên sẽ cao thượng, mà khổ não cũng sẽ tự tiêu tan vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18612)
16/01/2016(Xem: 15342)
06/10/2016(Xem: 15311)
17/12/2016(Xem: 24879)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.