Pháp Hành Trì Để Vượt Thoát Đại Nạn Covid – 19

04/09/20214:42 SA(Xem: 6646)
Pháp Hành Trì Để Vượt Thoát Đại Nạn Covid – 19

PHÁP HÀNH TRÌ
ĐỂ VƯỢT THOÁT ĐẠI NẠN COVID – 19

"Nghi Thức Trì Chú Đại Bi- Ngũ Bộ Chú; và Pháp Tu 10 niệm của Ngài Từ Vân"
TT. Thích Đạo Thông Trụ trì Chùa Hưng Long ở Sydney Úc Châu biên soạn.

 

NGHI THỨC TRÌ CHÚ ĐẠI BI -NGŨ BỘ CHÚ
Thượng Tọa Thích Đạo Thông Soạn Thảo

 

I) NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI - LÀM SẠCH PHÁP GIỚI:

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)

 

1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:   Án, lam xóa ha. (3 lần)

2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:

                                                           Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần)

3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

              Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)

4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:

                                                    Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)

5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:

                         Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần)

                                               Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh

Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện

                                               Tưởng bằng bí chú đắc oan linh

                                               Hà chơn bất thức trì niệm Luật

                                               Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự

                 Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)

 

6. CÚNG HƯƠNG:

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương.

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ đạo.

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ-Đề kiên cố,

Chí tu học vững bền,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ Giác.  (Xá rồi đọc tiếp bài kệ Tán Phật)

 

7. TÁN PHẬT:

Đấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời, người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán than,

Ức kiếp không cùng tận.

 

8. KỲ NGUYỆN:

Tư thời đệ tử chúng đẳng, cung tựu Phật tiền, thành tâm tu hương thiết lễ phúng tụng Đại thừa kinh chú, xưng tán Hồng danh, tập thử công đức, nguyện thập phương thường trú Tam Bảo, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát... Từ Bi gia hộ đệ tử: .................... nghiệp chướng tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thiện căn tăng trưởng, phước huệ song tu, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh nhứt thời đồng đắc A Nậu- Đa La Tam- Miệu- Tam Bồ Đề Tâm. Ngưỡng mong oai đức vô cùng từ bi chứng giám. (Xá 3 xá)

9. QUÁN TƯỞNG:

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châuđạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.  

 

10. ĐẢNH LỄ: (Chủ lễ xá 3 xá và niệm lớn)

-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

 

-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta-bà Giáo chủ, Điều ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

 

-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)  

(Ngồi Kim Cang Chính Tọa: là lấy chân bên phải gác lên chân bên trái. Tay kiết ấn Đại Tam Muội: là lấy hai tay ngửa ra rồi tay bên phải để lên tay bên trai, hai đầu ngón cái giáp lại nhau, để ngang dưới rún, ấn này diệt tất cả cuồng loạn, vọng niệm, tư duy tạp nhiễm, biết đánh chuông mõ, cùng đọc tụng hoặc không biết chỉ đọc không cũng được)

 

II.) CHÚ ĐẠI BI -NGŨ BỘ CHÚ:  

1. TÁN LƯ HƯƠNG

Hương thơm vừa thắp trên đài

Xông lên chư Phật trong ngoài đều nghe

Mây lành mỗi chốn được che

Chúng con ngưỡng vọng ngồi xe nhất thừa

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

 

2. CHÚ ĐẠI BI:    Nam Mô Đại Bi Hồi Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

 Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát đả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, Na ma bà tát đá”(1), na ma bà dà. Ma phạt đặt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha.  Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.

(Tùy sức tụng đọc 3, 5, 7 hoặc 21 biến chú Đại Bi và Riêng Tâm chú Đại Bi: “Án. Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà giạ, Ta bà ha” (21, 49 hoặc 108 biến), sau đọc tiếp

Kim cang thắng trang nghiêm ta bà ha

Thinh văn thắng trang nghiêm ta bà ha

Ma yết thắng trang nghiêm ta bà ha

Án bạt xà ra thất rị duệ ta bà ha, (3 lần)

 

3. NGŨ BỘ CHÚ: (Âm tiếng Việt)   

(Tay trái kiết ấn kim cang quyền là lấy ngón cái để trong lòng bàn tay bấm vào gốc ngón áp út chỉ giáp lòng bàn tay, rồi nắm chặt như cầm cú, ấn này hay trừ nội, ngoại chướng nhiễm, thành tựu tất cả công đức. Tay phải cầm chuỗi trì số; khi xả ấn kim cang nên xả trên đầu )

1. Chú tịnh pháp giới: “Án Lam”
2. Chú hộ thân: “Án Xỉ Lâm”
3.
Chú lục tự đại minh: “Án Ma Ni Bát Di Hồng”
4.
Chú chuẩn đề:  “Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”.

5. Chú nhất tự: “Án Bộ Lâm, Hất Rị” (21, 49 hoặc 108 biến). (2)

 

Ngã kim trì niệm chú Đại Bi, Ngũ Bộ Chú. 

Tất phát Bồ Đề quảng đại nguyện,

Nguyện ngã định huệ tốc viên minh,

Nguyện ngã công đức giai thành tựu,

Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,

Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

 

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp

Giai do vô thỉ tham sân si

Tùng thân ngữ ý chi sở sanh

Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

Nam mô cầu sám hối Bồ Tát (3 lần)


5. MA-HA-BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH:
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chílão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.

Tam-thế, chư Phật y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế yết đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát bà ha. Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa. (3 lần)

6. THẦN CHÚ VÃNG SANHNam mô A Di Đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha, A Di Rị Đô bà tỳ, A Di Rị Đa tát đam bà tỳ, A Di Rị Đa tỳ ca lan đế, A Di Rị Đa tì ca lan đa, Dà Di Rị dà dà na, chỉ Đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)

 

7. TÁN DƯƠNG A DI ĐÀ PHẬT:
A-Di-Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân,
Bạch hào uyển-chuyển ngũ Tu-di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải

Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Đà Phật.
Nam-mô A-Di-Đà Phật. (108 hoặc 1080 lần)
Nam-mô Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Thanh-Tịnh Đại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần
)

8. SÁM MƯỜI NGUYỆN:

Một nguyền kính lễ Như Lai

Hai nguyền xưng tán công dày Thế Tôn

Ba nguyền tu phước cúng dường

Bốn nguyền sám hối nghiệp vương tội trần

Năm nguyền tuỳ hỷ công huân

Sáu nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ đời

Bảy nguyền thỉnh Phật ở đời

Tám nguyền học Phật, cho ngời tâm linh

Chín nguyền hằng thuận chúng sinh

Mười nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.

9. HỒI HƯỚNG:
Trì chú công-đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi-hướng
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh
Tốc vãng Vô-Lượng-Quang Phật sát.

Hồi hướng lương duyên tam thế Phật
Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Tự Tại
Chư tôn Bồ tát ma ha tát
Ma ha Bát nhã ba la mật

Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung
Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ

Nguyện dĩ thử công-đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng-sanh
Giai cộng thành Phật-đạo.


10. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
(Cầu siêu)

Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chân lăng càng đế, ta bà ha. (3 lần)

 

-CHÚ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ (Cầu an)

Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Sắc trí rị.  Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta bà ha. (3 lần)

 

11. PHỤC NGUYỆN:                    PHỤC NGUYỆN

Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, tát đại chứng minh.

Đệ tử chúng con một dạ chí thành, trì tụng Đại Bi chú, Ngũ Bộ chú, niệm Phật công đức hồi hướng cầu nguyện tất cả chúng con: .....................,  đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan, tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc, gia đình thịnh đạt, hưởng cảnh an nhàn. Cửu huyền thất tổ, nội ngoại tiên linh: ................., đều được nghe kinh, sinh về Tịnh Độ.  Khắp nguyện: Thuyền Từ phổ độ, cảm ứng vô biên, đồng hóa hữu duyên, đồng thành Phật đạo.                    Nam mô A Di Đà Phật.

 

12. QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO:
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lạy)  

                                  Hết  (Đạo tràng hoàn mãn, hành giả đảnh lễ rồi lui ra – Hết)

 

 CHÚ THÍCH:

- (1) Cả bài Chú Đại Bi gồm 84 câu, về câu 16 có thêm 5 chữ “Na Ma Bà Tát Đa”. Đó là Tổ Vân Thê Đại Sư căn cứ theo Kinh Đai Bi Bổn Xứ mà phân rõ- Trích Đại Bi Sám Pháp- Thích Giải Minh dịch trang 43).

 

(2). Ngũ Bộ Chú Âm Phạn:

1. Chú tịnh pháp giới: “Úm Lam”
2.
Chú hộ thân: “Úm Sỉ Lâm”
3.
Chú lục tự đại minh: “Úm Ma Ni Pád Mê Hum”
4.
Chú chuẩn đề:  “Úm San Lê, Sun Lê, Cun Đê Xoa Ha”  

5. Chú nhất tự: “Úm Bộ Lâm, Hất Rị” (21, 49 hoặc 108 biến).)

 

(3). LỢI ÍCH VIỆC TRÌ CHÚ
-Kinh Bất Không Quyến Sách Thần chú Tâm nói rằng: Nếu có tứ chúng thọ trì trai giới. Chuyên tâm trì tụng Thần chú bảy biến, chẳng xen tạp ngữ khác, phải biết người này hiện đời chắc chắn giữ được 20 món lợi thù thắng:

20 món lợi: 1. Thân không bị bịnh tật, được an ổn khoái lạc. 2. Do nghiệp lực đời trước, tuy có sanh bịnh nhưng trị mau lành. 3. Thân thể mềm mại, da thịt sạch sẽ trắng đẹp, mặt mày sáng sủa. 4. Được mọi người thương kính. 5. Mật độ các căn. (tai, mắt…) 6. Được nhiều tiền của quý báu, tùy ý thọ dụng. 7. Đã có tài bải, vương, giặc, nước, lửa không thể xâm tổn. 8. Sự nghiệp làm ra đều thành tựu tốt. 9. Đã có các món trồng tỉa, không sợ ác long, sương muối, bão lụt thiêu hủy. 10. Nếu có lúa thóc tai họa xâm phạm, nên tụng Thần chú gia trì nơi tro, hoặc nước trải qua 7 biến rồi đem rưới vào ruộng khắp 8 phương đã kiết giới, trên dưới, bấy giờ các tai hoạnh liền được diệt trừ. 11. Không bị những sự bạo ác của quỷ thần, la sát đến hớp hoạt tinh khí. 12. Tất cả hữu tình nghe thấy hoan hỷ, an lạc thường tôn trọng, không nhàm chán. 13. Không hề sợ sệt tất cả oán cừu. 14. Dù có oán cừu cũng mau tiêu diệt. 15. Người và các kẻ phi nhơn không thể xâm hại. 16. Yếm mị, trù rủa, thuốc độc, yếm chú chẳng dính vào thân. 17. Phiền não , triền cấu không thể hiện hành. 18. Đao độc, nước lửa không thể làm thương hại. 19. Chư Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ. 20. Đời đời không xa rời từ bi hỷ xả.

-Kinh Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm Thần chú có nói: Nếu có các tịnh tín, thiện nam, tín nữ thường trì tụng Thần chú; hiện thân sẽ thu được mười món thắng lợi; mười món đó là: 1. Thân thường vô bịnh. 2. Thường được mười phương chư Phật nhiếp thọ. 3. Tài bảo, y thực, thọ dụng vô tận. 4. Năng hàng phục kẻ oán địch mà không lo sợ. 5. Khiến các bậc tôn quý cung kính, tin lời. 6. Cổ độ, quỷ mị, không thể trúng thương. 7. Tất cả dao, gậy không thể làm tổn hại. 8. Nước không thể nhận chìm. 9. Lửa không đốt được. 10. Lâm chung không bị hoạnh tử.

- Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Thần chú nói: Nếu có người trì chú, phàm ra làm việc gì cũng được thành tựu; chỉ cần phải thâm tín không được sanh nghi. Người trì chú đã có công năng lợi lạc hữu tình, cứu thoát u linh. Như kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà Ra Ni nói: Người nào trì chú sẽ không bị mười lăm món ác tử: 1) Không khiến người kia bị chết vì đói khát, khốn khổ. 2) Không bị chết vì côt trói, đánh đập. 3) Không bị oan gia, cừu đối mà chết. 4) Không bị quân trận giết nhau mà chết. 5) Không bị chết vì cọp beo làm hại. 6) Không bị chết vì rắn rít độc cắn. 7) Không bị chết vì nước trôi, lửa cháy. 8) Không bị chết vì trúng độc dược. 9) Không bị trùng độc hại chết. 10) Không bị cuồng loạn, thất niệm mà chết. 11) Không bị chết vì núi cây, bờ gộp sập đè. 12) Không bị người ác yếm mị mà chết. 13) Không chết vì tà thần, ác quỷ rình hại. 14) Không bị ác bịnh triền thân mà chết. 15) Không bị phi phản tự hại mà chết.

- Kinh Bất Không Quyến Thần Chú Tâm nói: Người tụng chú lúc lâm chung được tám món lợi thù thắng: 1) Khi mạng chung, thấy Quán Tự Tại Bồ Tát hiện tướng Tỳ Kheo đến trước mặt an ủi. 2) Mạng chung được an ổn, không bị các sự thống khổ. 3) Lúc sắp mạng chung, mắt không trợn lớn, miệng không hả méo, tay buông thong thả, chân duỗi ngay ngắn, không tiết ra phân nhơ, nước tiểu, không bị trụt, rớt xuống đất. 4) Lúc sắp bỏ mạng, an trụ nhớ chánh niệm, ý không loạn tưởng. 5) Lúc chết không úp mặt. 6) Khi sắp chết được vô tận biện. 7) Khi đã xả mạng rồi, tùy nguyện sanh về các cõi Tịnh độ chư Phật. 8) Thường cùng thiện hữu không xa rời nhau.

- Kinh Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm Thần chú nói: Người tụng chú được bốn món công đức: 1) Khi lâm chung được thấy chư Phật. 2) Mạng chung không bị đọa vào chốn ác thú. 3) Không nhơn hiểm nạn, tai ách mà chết. 4) Được sanh về cõi Cực Lạc thế giới. (Trích Bộ Mật Tông- Thích Viên Đức)                      

 

-Chú ý việc trì kinh niệm chú để linh nghiệm không ăn hành, hẹ, tỏi, nén, củ kiệu, vì ăn những thứ này miệng rất là hôi nên trì chú không linh nghiệm vì Kinh Lăng Nghiệm Đức Phật dạy rằng nếu ăn ngũ tân ăn sống tăng tâm nóng giận, ăn chín tăng tâm ái dục và khi ngủ loài quỷ sẽ đến ngửi mùi hôi nơi miệng.

 

-  Người hành trì phải luôn giữ thân tâm thanh tịnh, thiện tâm thiện hạnhtư tưởng, hành vi phải quang minh chánh đại. Lưu ý không đi dưới sào phơi quần áo, dưới võng và nếu có đi ở dưới đó thì phải đội nón hoặc mũ. 

 

                              _______________________

 

PHÁP TU MƯỜI NIỆM
NGÀI TỪ VÂN SÁM CHỦ.
(Dùng cho người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )

1. Tịnh pháp giới chơn ngôn:

“Án lam tóa ha” (3 lần)

 

2. Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: “Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám” (3 lần)

 

3. Chí  Tâm Đảnh Lễ : “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tam Thập Lục Vạn Ức, Nhất Thập Nhất Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá Đồng Danh Đồng Hiệu A Di Đà Phật”. (đọc 3 lần, 3 lạy & 3 xá)

 

4. Mười niệm là: “Nam Mô A Di Đà Phật (đọc 10 hơi thở *)

 

5. Phát nguyện: Ngài Từ Vân.

5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm,  Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ.

Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng  

 

tín nguyện,  Cho đến mười niệm,  Nếu  chẳng đặng sinh,  Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng,  Khi mạng gần chung,  Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổTâm không tham luyến,  Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng,  Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm,  Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền  nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.

 

5.2).Chúng sanh không số lượng,

      Thệ nguyện đều độ khắp.

Phiền não không cùng tận,

Thệ nguyện đều dứt sạch.

Pháp môn không kể xiết,

Thệ nguyện đều tu học,

Phật đạo không gì hơn,

Thệ nguyện được viên thành.

 

6. Hồi Hướng:

6.1). Ngã kim trì niệm A Di Đà Phật, Tất phát Bồ Đề quảng đại nguyện,

 

 

Nguyện ngã định huệ tốc viên minh,

Nguyện ngã công đức giai thành tựu,

Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm, Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

 

  6.2). Các tội ác xưa con lầm lỡ,

Do tham sân si muôn thuở gây nên,

         Từ thân miệng ý sanh lên,

 Nay con cả thảy đều bền sám luôn.

 

 6.3). Nguyện con đến lúc sắp lâm  

      chung, Diệt trừ tất cả các chướng

      ngại, Tận mặt gặp Phật A Di Đà,

       Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.

 

 6.4). Nguyện đem công đức này,

  Trang nghiêm Phật Tịnh độ,

  Trên đền bốn ơn nặng,

   Dưới cứu khổ ba đường,

   Nếu có ai thấy nghe,

   Đều phát Bồ Đề Tâm,

   Khi mãn báo thân này,

   Sanh qua cõi Cực Lạc.

       

 Nam Mô A Di Đà Phật

(đọc 3 lần3 lạy &3 xá)

 

 

 

*Ghi chú:   

1).Đức Phật A Di Đà có lời phát nguyện thứ 18 rằng: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanhmười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước của tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Ai phát tâm chuyên chấp trì danh hiệu  niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là người ấy hiện đời tiêu trừ tai nạn, giải oan kết, tăng trưởng phước đức, bảo toàn tuổi thọ, và nhân duyên thù thắng sinh cõi Cực Lạc, vĩnh viễn an vui, thoát vòng sinh tử luân hồi.

2). Mỗi ngày, vào sáng sớm, sau khi mặc áo đàng hoàng hoặc áo tràng, hành giả đứng quay mặt vể bàn Phật hoặc về hướng Tây, chấp tay và niệm lớn danh hiệuNam Mô A Di Đà Phật. Hết một hơi là một niệm. Đủ mười hơi như vậy là mười niệm. Chỉ tùy hơi của hành giả dài hay ngắn chứ không giới hạn ở số lượng danh hiệu Phật. Điều quan trọng là duy trì công phu ấy cho dài lâu và lấy lúc hết hơi làm mốc. Tiếng niệm Phật của hành giả không cao thấp, không nhanh chậm. Mục đích của mười niệm là khiến cho tâm hành giả không tán loạn, lấy sự chuyên tinh làm công. Vì thế, gọi là mười niệm tức là nói rõ việc mượn hơi để gom tâm. (Long Thư Tăng Quảng Tịnh Độ Văn- Tiến Sĩ Vương Nhật Hưu)

3). Kinh Phật dạy rằng:“ Người nào thọ trì danh hiệu Phật, hiện đời sẽ được mười điều thắng lợi:

 

1. Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, đại lực thần tướng, hằng sa quyến thuộc ẩn mình theo ủng hộ.

2. Thường được hai mươi lăm vị Bồ Tát, như Bồ Tát Quán Thế Âm... và tất cả các vị Bồ Tát khác thường đi theo ủng hộ. 3.Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức Phật A Di Đà thường phóng ánh sáng, nhiếp thọ người này.

4.Tất cả ác quỷ, hoặc Dạ- Xoa, hoặc La Sát không thể làm hại, tất cả rắn độc, rồng độc, thuốc độc, thảy đều không thể xâm hại.

5. Các nạn lửa, giặc oán đao tên, gong xiềng, tù ngục, hoạnh tử, cuồng tử, thảy đều không phải chịu.

6. Các nghiệp đã làm trước đây, thảy đều tiêu diệt, những oan mạng bị đương nhân giết, nhờ công đức niệm Phật thảy đều được giải thoát, lại không còn báo thù.

7. Đêm ngủ mộng thấy toàn việc lành, hoặc thấy sắc thân vi diệu của Phật A Di Đà.

8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc sáng nhuận, khí lực sung mãn, việc làm luôn có kết quả tốt đẹp.

9. Thường được mọi người trong thế gian cung kính cúng dường, hoan hỷ lễ bái như cung kính Phật.

10. Sau khi mạng chung, tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, được thấy Đức Phật A

Di Đà và các bậc Thánh tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh về Tây phương Cực Lạc,

 

cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ mọi sự vui mầu nhiệm.

Mười điều lợi ích trên đây, kinh văn đã ghi lại, chính do từ kim khẩu của Phật nói ra, đã có sự lợi ích trong đời này và đời sau. Do đó, pháp Tịnh độ là pháp khẩn yếu trong các môn thế và xuất thế gian. Phật tử chỉ nên tinh tấn niệm Phật, chớ nên ôm lòng hoài nghi.  (Trích Tịnh Độ Hoặc Vấn- Đời Nguyên, Sư Tử Lâm Thiên Như Trước Tác)

-Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, người Hạ phẩm Hạ sinh, thành tựu mười niệm liền vãng sinh Tịnh độ; niệm Phật một tiếng nhất định được diệt trừ tội nặng của sự sinh tử trong tám mươi ức kiếp. Một niệm đã có thể diệt tội nặng của sự sinh tử trong tám mươi ức kiếp, ắt biết rõ rằng lại được công đức vi diệu trong tám mươi ức kiếp. Do đó nên biết, một pháp niệm Phật tức là nhiều căn lành. (Trích niệm Phật Cảnh- Đại Sư Thiện Đạo)

- Tư lương của pháp tu Tịnh Đô Tông: “Tín Sâu- Nguyện Thiết- Chấp Trì Danh Hiệu Chuyên Cần”: “Nam Mô A Di Đà Phật”.  

Thượng Tọa Thích Đạo Thông soạn thảo

Chùa Hưng Long

179 Gladstone St

Cabramatta NSW 2166 Australia

Tel: (02) 9726 0394


_______________________________

PHỤ LỤC:
MỘT ĐẠI HỌA CHO NHÂN LOẠI
HT. Tuyên Hóa Giảng ngày 16 tháng 8 năm 1992 tai Chùa Kim Luân, Los Angeles.

(Lời ghi chú của Chủ-bút: Ngày 14 tháng 8, năm 1992 Cố Lão Hòa Thượng khai thị tại Vạn Phật Thánh Thành về hai chứng bệnh vô phương cứu chữa, bịnh AIDS, một loại bịnh chỉ nghe tiếng đã khiến người ta kinh khiếp, và một chứng bịnh mới càng kinh kiếp hơn, đó là bịnh Tân Viêm Phế, chứng sưng phổi loại mới. Hai ngày sau tại Kim Luân Thánh Tự ở Los Angeles; Ngài, một lần nữa, lớn tiếng kêu gọi nhân dân thế giới hãy mau thức tỉnh về đại họa đang đe dọa toàn nhân loại mà cùng phát đại bi tâm trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm để tránh tai họa này và giữ gìn hòa bình thế giới.)

Mỗi chúng ta nên: "nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân." Mình phải mỗi ngày tiến bộ; mỗi ngày mình phải khá hơn ngày trước. Nếu không mình sẽ lãng phí đời người. Hãy tụng chú Đại Bichú Thủ Lăng Nghiêm. Chú Đại Bi có thể chữa lành mọi bịnh. Cho nên nói rằng: "Đại Bi Thần Chú Thông Thiên Địa." Khi mình niệm Chú Đại Bi tất cả các cõi trời, các từng địa ngục đều lắng nghe; càng niệm càng có linh cảm. Tuy vậy, nhưng mình phải niệm một cách đều đặn, hằng thường, không thể là "hôm nay hoa sen, ngày mai thì hoa mẫu đơn," hôm nay tụng bài này, ngày mai niệm bài khác, không chuyên nhất. Có câu rằng: "Chuyên nhất thì linh cảm; tản mạn: chẳng thành chi." (1)

Tôi nhớ khi lúc tôi còn ở Mãn Châu, có một làng nọ có dịch truyền nhiễm. Hàng chục người chết mỗi ngày, cho nên sau 10 ngày hàng trăm người đã chết. Trong một gia đình 11 người, có 13 người chết trong 3 ngày. Làm sao mà có 13 người chết trong một gia đình 11 người? Là vì có hai người, một người bà con và một người bạn đến thăm gia đình ấy nên lây bịnh, không biết rằng họ cũng sẽ chết cùng với những người khác. Thật là một trận dịch kinh khiếp.

Lúc bấy giờ, tôi dẫn theo bốn cậu bé 11 hoặc 12 tuổi đến làng đó để tụng Chú Đại Bi cứu giúp. Sau khi chúng tôi đi nhiễu xung quang làng, trì tụng 108 biến Chú Đại Bi, bịnh dịch biến mất một cách kỳ bí. Do đó, tôi biết rằng cảm ứng của Chú Đại Bi thì không thể nghĩ bàn.

Bây giờ chúng ta đang ở trong thời kỳ Mạt Pháp. Thời Mạt Pháp là gì? Là thời mà giáo pháp gần tàn và sắp biến mất. Ít người thật sự tin Phật, và người Phật tử còn phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Phỉ báng Tam Bảo thì làm sao gọi là tin Phật? Phải gọi là "tin ma." Vì tin nơi ma quỷ, họ pháp hoại Phật Pháp. Và vì vậy, đủ thứ hiện tượng ma quái xuất hiện trên thế giới, hoăïc là thiên tai, nhân họa, hay là lan tràn bịnh dịch. Thiên tai như lụt lội, hạn hán, nạn châu chấu phá mùa màng .v.v... Nhân họa như những vụ rớt máy bay, xe lửa trật đường rầy, đụng xe... Những tai ách này xảy ra hầu như không lý do rõ rệt nào, và gây nhiều thiệt hại nhân mạng và khủng khoảng khác. Rồi còn động đất xảy ra nơi nơi, thật đáng khiếp sợ. Nhưng con người chỉ biết sợ hãi khi tai họa xảy đến. Họ không tìm căn nguyên của những tai họa ấy. Thiên tai không phải Thiên có tai họa. Chính nhân loại chịu tai họa. Nhân họa là do chính con người chúng ta gây ra. Những vụ động đất xảy ra vì con người ưa chiến tranh, ưa sân hận và giết vô số người khác. "Quý vị có muốn chết không? Quý vị có thích giết người không? Tốt lắm, vậy chúng ta cùng chết," cho nên đất động. Những tai họa ấy đều là những hiện tượng ma quái. A-ha! Tại sao chúng ta không chịu quán chiếu để tìm ra căn nguyên của những tai họa này? Xin nói với quý vị rằng tất cả những thiên tai, nhân họa: những trận động đất, máy bay rơi, xe lửa lật, tàu chìm, đụng xe, tất cả đều là do tâm con người tạo ra. Vì tâm con người đã mất hết bản chất người, đạo đức đã suy đồi, cho nên những hiện tượng bất thường ấy mới xảy đến.

Điều kinh khiếp nhất trong thế giới loài người hiện nay là đồng tính luyến ái. Đồng tính luyến ái là một hành vi nghịch lại sinh lý của trời đất, đi ngược lại sự tạo hóa của âm dương, và vi phạm quốc pháp.

Hành vi này sẽ làm cho vong quốc, diệt chủng. Nếu quốc gia tiêu vong, thì không còn là quốc gia nữa, và nhân loại cũng từ đó mà đoạn diệt. Dù những kẻ đồng tính luyến ái có mê cuồng nhau đến độ nào chăng nữa, họ không thể sinh sản được, cho nên hạt giống của nhân loại sẽ mất đi. Muốn trồng bắp thì phải có hột bắp. Muốn trồng dưa thì phải có hột giống dưa. Muốn trồng đậu thì phải có hột giống đậu. Chẳng những bắp và đậu có hạt giống, bất luận cái gì cũng có hạt giống. Loài người cũng có hạt giống người. Nếu "hạt giống người" bị tiêu hoại, thì nhân loại sẽ diệt mất.  

Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo;

Biên Âm Biên Dương Chi Vị Tật. (2)

(Một Âm hợp với một Dương thì gọi là Đạo;

Chỉ riêng Âm hay riêng Dương thì gọi là thiên lệch).

Giờ đây thì kẻ đồng tính luyến ái đã bị trời trừng phạt, nhưng họ vẫn chưa thức tỉnh. Sự trừng phạt này ra sao? Rằng, hễ họ làm việc luyến ái, thì họa tới ngay. Vì rằng Dương (nam tính hay là nguyên lý tích cực) thì khắc Dương, và Âm (nữ tính hay là nguyên lý tiêu cực) thì khắc Âm. Hãy nhìn cục nam châm: nó có một đầu Âm và một đầu Dương. Cần có một đầu âm và một đầu dương để hai đầu có thể hút lẫn nhau. Nếu cả hai đầu đều âm, hai đầu không thể hút nhau. Từ nơi ví dụ trên ta có thể suy ra rằng lý Âm Dương thì hỗ tương, không thể bỏ một trong hai tánh ấy.

Kinh Dịch dạy rằng: "Một Âm hợp với một Dương thì gọi là Đạo; riêng Âm hay đơn độc Dương thì gọi là bịnh, là thiên lệch." Khi Âm Dương hòa hợp, thì đó là Đạo. Khi Âm, Dương không hòa hợp thì sự bất quân bình, bịnh tật tất xảy ra. Do vậy, đồng tính luyến ái sản sinh ra bịnh AIDS. Có người nói bịnh AIDS phát nguyên từ Châu Phi, nhưng Châu Phi không phải là nguồn gốc của bịnh AIDS. Nguồn gốc của bịnh AIDS là đồng tính luyến ái. Khi những người đồng tính luyến ái bị bịnh này, họ không có thuốc chữa, và không có cách nào chữa khỏi. Các bác sĩ đều bó tay, vô phương y liệu.

Hiện nay vẫn còn có người nghiên cứu AIDS và cố tìm phương thức chữa bịnh này. Ô hô! Thật giống như biết rằng không thể làm mà vẫn cố làm. Họ cưỡng chữa bịnh này, chẳng những đã thất bại, lại còn tạo ra một thứ AIDS khác, đó là bịnh viêm phổi. Bịnh viêm phổi này lại còn ghê gớm hơn bịnh AIDS nữa. Bởi vì bịnh mới này có thể truyền nhiễm qua cái bắt tay. Người bịnh chỉ mở miệng ra nói, là có thể truyền bịnh qua người khác. Trong năm vừa qua không những bịnh nhân không thể lành mà ngay các bác sĩ và y tá, gần hai chục ngàn người chết vì bịnh này (3). Chẳng có cách nào trốn thoát, ngay cả mang khẩu trang hay mặt nạ! Chỉ cần da thịt chạm nhau, là bịnh được lan truyền. Vi trùng bịnh có thể lây qua không khí. Loại bịnh này còn lại nguy hại hơn bom nguyên tử hay cả bom khinh-khí. Cho nên nó là một tai họa không khác bịnh dịch. Bây giờ thì bịnh dịch này đã phát tác, và chẳng những người nam bị mắc bịnh, mà cả người nữ cũng bịnh. Và không những cả nam lẫn nữ đều mắc bịnh, ngay cả trẻ sơ sinh cũng mắc chứng bịnh viêm phổ và bịnh AIDS này. Quý vị hãy nhìn xem! Có phải thật là kinh khiếp không?

Giờ đây, trên khắp thế giới, nếu chúng ta đếm số người mắc bịnh AIDS và chứng sưng phổi mới này, con số không phải là nhỏ, vì rằng một số thai nhi đã bị nhiễm vi khuẩn bịnh sưng phổi này ngay khi còn trong bào thai. Cho nên khắp thế giới, giờ cuối cùng của con người đã điểm. Cái gọi là những ngày cuối cùng của nhân loại có nghĩa là tất cả sẽ bị tiêu diệt và biến mất. Hơn phân nữa dân số thế giới đang bị nhiễm vi khuẩn bịnh này. Khi nó phát tác, nó sẽ giống như trận Đại Hồng Thủy mà không một ai có thể ngăn chận.

Nhân loại phải làm gì khi đối diện với tai ương này? Chúng ta phải chí thành, khẩn thiết trì tụng trì Chú Đại Bi. Đức Phật dạy rằng: Chú Đại Bi có thể chữa lành tám vạn bốn nghìn tật bịnh trên thế gian. Tám vạn bốn nghìn chứng bịnh thì bao hàm cả AIDS và bịnh sưng/viêm phổi. Chúng ta phải sanh lòng thành khẩn xem việc tụng chú quan trọng như việc ăn cơm, cần thiết như việc mặc áo, không thể thiếu sót như việc ngủ nghỉ.

Mình phải làm thế nào để Chú Đại Bi trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của mình. Được vậy, bịnh AIDS sẽ sợ, bịnh sưng phổi cũng ngán, nhưng cần yếu là ta phải hết sức thành khẩn.

Hơn phân nửa nhân loại sẽ bị hủy diệt, và những người sống sót là những người biết tu Đạo, những người chân thật tu hành, những người biết niệm Phật, những người biết tụng Kinh, và những người ăn chay – đó là những người có thể sống còn. Không phải tôi cố ý nói điều này để hù dọa quý vị. Đã đến lúc tôi không thể không lớn tiếng: thời đại này không phải là thời đại hòa bình, đây là một thời đại vô cùng nguy ngập. Tôi không thể không thống thiết lớn tiếng với các vị rằng: sáng dậy không chắc gì ta yên đặng đến tối; vì rằng tai họa này đến trong khoảng khắc không ai có thể ngờ.

 

 

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(1) Nguyên văn Hoa ngữ:

專一則靈,分馳則蔽

Chuyên nhất tắc linh, Phân trì tắc tế.

(2) Nguyên văn Hoa ngữ:

一陰一陽之謂道,
偏陰偏陽之謂疾。

Nhất âm nhất dương chi vị đạo,
Thiên âm thiên dương chi vị tật

(3) Bài Pháp này Hòa Thượng nói vào năm 1992, với lòng từ bi muốn cứu giúp tất cả chúng sanh, ngài mạnh dạn nêu lên nguồn gốc vấn đề vào lúc bệnh dịch AIDS đang lên cao điểm và số tử vong tại Hoa Kỳ lên đến mấy chục ngàn người mỗi năm.

AIDS_deaths_smallTài liệu https://fr.m.wikipedia.org/wiki/Sida_aux_%C3%89tats-Unis#

Tinh thần cùa Hòa Thượng cũng như của Phật Giáotinh thần "đồng thể đại bi", thương xóttừ bi nhiếp thọ tất cả chúng sanh trong Pháp Giới, không kỳ thị phân biệtxu hướng giới tính nhất thời của chúng sanh do những nhân duyên chằng chịt trên con đường luân hồi. Vì "Vạn Pháp do Tâm tạo" nên mọi chúng sanh đều có cơ hội "cải ác hướng thiện", và nếu thật sự sửa đổi hướng thiện thì sẽ đem lại chánh khí cho thế gianPháp Giới cũng như giúp mình và những chúng sanh hữu duyên được về nẻo lành trên con đường luân hồi.

Nguổn: https://www.dharmasite.net/bdh60/motdaihoachonhanloai.html






.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/06/2022(Xem: 5674)
22/09/2012(Xem: 92341)
15/10/2017(Xem: 14387)
28/09/2014(Xem: 13976)
17/10/2012(Xem: 23845)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.