Nghệ thuật làm dịu cơn giông bão

10/09/202110:17 SA(Xem: 2822)
Nghệ thuật làm dịu cơn giông bão
SỐNG TỰ DO BẤT CỨ NƠI NÀO Ở ĐÂU
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

Nghệ thuật làm dịu cơn giông bão

Khi một cơn giông tố đến, nó ở một thời gian, rồi nó đi. Một cảm xúc cũng giống như thế, nó đến, nó ở lại một lúc, rồi nó đi. Một cảm xúc chỉ là một cảm xúc. Chúng ta không chết vì một cảm xúc. Chúng ta mạnh hơn một cảm xúc nhiều. Vậy khi bạn để ý biết một cảm xúc bắt đầu đi lên, thì điều quan trọng là bạn ngồi xuống cho vững vàng, hay bạn nằm xuống, vì nằm cũng là một vị thế vững vàng. Rồi bạn tập trung sự chú ý vào cái bụng của bạn. Đầu của bạn giống như một ngọn cây trong một cơn bão. Tôi không ở lại trên ấy đâu. Hãy chú ý xuống thân cây, ở đấy vững chãi hơn.

Khi bạn đã tập trung vào bụng, hãy chú ý xuống vùng nằm ngay dưới rốn, và bắt đầu thở trong chánh niệm. Thở vào thở ra cho sâu, ý thức sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Sau khi thực tập như vậy trong vòng mười, mười lăm hay hai mươi phút, bạn sẽ thấy bạn mạnh lên; đủ mạnh để đương đầu với cơn bão. Trong vị thế ngồi hay nằm ấy, nhớ nắm lấy hơi thở như thể một người đang trôi trên biển níu lấy cái áo phao. Sau một thời gian, cơn xúc cảm sẽ đi qua.

Đây là một cách thực tập rất có hiệu quả, nhưng xin nhớ một điều: Đừng đợi đến khi bạn có cảm xúc mạnh mới thực tập. Nếu bạn đợi, bạn sẽ không nhớ cách thực tập. Bạn phải thực tập bây giờ, hôm nay, khi bạn đang cảm thấy bình thản – khi bạn không phải đối diện với một cảm xúc mạnh. Đây là lúc bạn nên bắt đầu sự thực tập. Bạn có thể thực tập mười phút mỗi ngày. Hãy ngồi xuống và thực tập thở vào thở ra, chú ý vào cái bụng. Nếu bạn làm như vậy trong ba tuần, hai mươi mốt ngày, sự thực tập này sẽ trở thành một thói quen. Rồi khi cơn giận nổi lên, hay khi một niềm tuyệt vọng tràn ngập tâm hồn, tự nhiên bạn sẽ nhớ lại cách thực tập. Một khi đã thành công, bạn sẽ có niềm tin vào sự thực tập, và bạn sẽ có thể nói với cảm xúc: “Được rồi, nếu ông trở lại, tôi sẽ làm đúng như vậy.” Bạn sẽ không còn lo sợ bởi vì bạn đã biết cách phải xử lý ra sao.

Hãy thực tập đều đặn. Một khi sự thực tập đã trở thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn một cái gì nếu hôm đó bạn không thực tập. Thực tập sẽ đem lại an lạcvững chãi. Đây là cách tự bảo vệ hay nhất mà bạn có thể có được. Tôi luôn luôn nghĩ rằng năng lượng của chánh niệmnăng lượng của Bụt, của Thượng đế, của Thánh thần, nằm sâu trong ta và che chở cho ta. Mỗi khi bạn tiếp xúc với hạt giống chánh niệmthực tập hơi thởý thức, năng lượng của Thượng đế, năng lượng của Bụt sẽ hiện hữu để che chở cho bạn.

Khi bạn đã học cách thực tập, có thể bạn sẽ muốn chỉ cho một người bạn khác, một người trong họ hàng, hay con bạn, nếu bạn có con, làm thế nào để thực tập. Tôi biết nhiều bà mẹ cùng thực tập với con. Họ cầm tay con và nói: “Cưng ơi, thở với mẹ. Thở vào, con thấy bụng phồng lên. Thở ra, con thấy bụng xẹp xuống.” Họ hướng dẫn cho con cùng thở với họ, cho đến khi người con qua được cơn cảm xúc.

Nếu bạn biết cách thực tập, bạn sẽ có thể làm phát sinh năng lượng của vững chãi, và bạn có thể cầm tay một người khác để truyền cho người ấy năng lượng vững chãi của bạn. Bạn có thể giúp người ấy vượt qua được cơn giông bão; biết đâu có thể bạn cứu sống được một mạng người. Ngày nay có quá nhiều người trẻ không biết cách xử lý những cảm xúc của họ. Số lượng những người tự tử đã quá lớn. Đây là một cách thực tập đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18409)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15211)
17/12/2016(Xem: 24560)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.