Tôi Học Phật (Phiên bản 2)

17/09/20216:21 CH(Xem: 6919)
Tôi Học Phật (Phiên bản 2)

ĐỖ HỒNG NGỌC
TÔI HỌC PHẬT

TOI HOC PHAT - DO HONG NGOC 

“Thầy thuốc chỉ chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ;
chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn.
Phật là bậc Y vương, giúp chúng sanh giải thoát mọi khổ đau ách nạn…
Tại sao ta không học Phật?

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Saigon, 2021

 

Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT
ĐỖ HỒNG NGỌC (Phiên bản 2):

* NGHĨ TỪ TRÁI TIM (về Tâm Kinh)
* GƯƠM BÁU TRAO TAY (về Kim Cang)
* NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC (về Pháp Hoa)
* CÕI PHẬT ĐÂU XA! (về Duy-ma-cật)
* THẤP THOÁNG LỜI KINH
* THOẢNG HƯƠNG SEN
* THIỀN TẬP
* TẠP GHI: LÕM BÕM…

Tuyển chọn: Nguyễn Hiền-Đức & Đỗ Hồng Ngọc
Thực hiện: Nguyễn Thành

 

MỘT CHÚT TÂM TÌNH
Viết cho “Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT”

(Phiên bản 2) 2021

Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.

Quả đúng vậy. Anh 5 Hiền cho biết đã “gò lưng” cặm cụi tự đánh máy các cuốn viết về kinh Phật này của tôi, từ Nghĩ từ trái tim (Tâm Kinh) đến Gươm báu trao tay (Kim Cang) và Ngàn cánh sen xanh biếc (Pháp Hoa), Thấp thoáng lời kinh… suốt từ 2010 đến 2018! (Sau này thì anh đã biết sưu tầm trên mạng bằng cách copy và past, bởi đánh máy mất nhiều công sức mà khó tránh sai sót). Anh nói anh làm “tệp” bản thảo này gởi bạn bè giữ coi lai rai, không dè Văn Công Tuấn “tung” lên mạng. Sau đó, tôi đề nghị anh cho tôi đổi tựa là Tôi học Phật và sắp xếp lại một chút theo một trình tự nào đó nhưng thật ra không dễ. Anh 5 Hiền đã làm với tất cả cảm hứng riêng anh mà tôi luôn trân trọngbiết ơn.

Hai năm đã trôi qua, năm nay 2021, tôi đã “già thiệt” rồi vì đã 82 tuổi ta, bắt đầu nhớ nhớ quên quên rồi nên nghĩ cần chỉnh đốn lại bản thảo Tôi Học Phật cho tương đối một chút, cắt bỏ đi một số bài viết và bổ sung thêm một số bài khác cho phù hợp. Mặt khác vài năm gần đây, tôi cũng tập trung viết những ghi nhận lõm bõm của mình từ những điều đã học đã hành, nôm na là đã “văn tư tu” trong đời sống thường ngày, thành những Tạp Ghi, Lõm bõm, Y vương, Nói không được, Sống với Như Lai… Những Tạp ghi này chỉ là tạp ghi, chưa hoàn chỉnh, tuy vậy cũng có bài được các Cư sĩ Phù Vân, Văn Công Tuấn, Nguyễn Minh Tiến chọn đăng trên Đặc san Văn Hóa Phật Giáo (Đức), HT Thích Như Điển, tạp chí Từ Quang của HT Thích Đồng Bổn chùa Xá Lợi, Tp.HCM (Saigon)…

Tôi muốn dịp này được cảm tạ anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức, các Bs Nguyễn Kim Hưng, Hồ Đắc Đằng, Nnc Huỳnh Ngọc Chiến…, quý Thầy Tuệ Sỹ, Đồng Bổn… Gs Cao Huy Thuần, Gs Trần Tuấn Mẫn, dịch giả Diệu Hạnh Giao Trinh… và các bạn trong Ban Phật học, Nhóm học Phật, lớp Phật họcĐời sống sinh hoạt tại chùa Xá Lợi Tp.HCM, cùng Nxb Tổng hợp, Cty Văn hóa Phương Nam… và riêng Nguyễn Thành, người giúp tôi thực hiện Bản thảo tuyển tập (Version 2) này.

Tôi nhớ thuở xưa, nơi rừng Simsapa, Phật nắm trong tay một nhúm lá và hỏi các đệ tử rằng nhúm lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng Simsapa kia nhiều hơn? Rồi ân cần giải thíchTa chỉ dạy các ông những điều như nhúm lá trong này, còn cái ta biết thì như lá trong khu rừng kia…”.

Vậy đó. Nhúm lá trong tay Phật chỉ là những “key words”, còn Phật dành nguyên cả khu rừng mênh mông kia cho ta tự tìm lấy, tự học lấy trong chính mình, quay về nương tựa chính mình, “đến để mà thấy”.

Tôi người thầy thuốc, tìm học Phật- bậc Y vươnglà để tự chữa bệnh thân-tâm cho chính mình và chia sẻ cho những ai đồng bệnh tương lân. Tôi chỉ lõm bõm tự học, tự hành, tự lần mò tìm kiếm trong khu rừng bí mật - “con người, kẻ xa lạ” mình đây, một con đường tu tâm dưỡng tánh theo lời bậc “đạo sư” chỉ dạy và thấy có nhiều phúc lạc.

“Tuyển tập” Tôi Học Phật (phiên bản 2) này cũng chỉ là một bản sơ thảo, chưa hoàn chỉnh, nhiều sai sót, rất mong bạn đọc tủm tỉm nụ cười lượng thứ.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Saigon, 7.2021

MỤC LỤC
• Một chút tâm tình - BS Đỗ Hồng Ngọc 9
• Lời Ngỏ - BS Đỗ Hồng Ngọc 12
• Lời thưa trình - Nguyễn Hiền-Đức 18
NGHĨ TỪ TRÁI TIM (Viết về Tâm Kinh Bát Nhã)
• Lời Ngỏ 25
Dẫn Nhập 28
• Một Chút Lịch Sử 36
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 42
- Bản Văn Tâm Kinh 43
- Quán Tự Tại Bồ Tát 44
- Hành Thâm Bát Nhã 47
- Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không 56
- Độ Nhất Thiết Khổ Ách 74
- Sắc Bất Dị Không Không Bất Dị Sắc
 Sắc Tức Thị Không Không Tức Thị Sắc 75
- Thọ Tưởng Hành Thức Diệc Phục Như Thị 80
- Thị Chư Pháp Không Tướng: Bất Sanh Bất Diệt
- Bất Cấu Bất Tịnh Bất Tăng Bất Giảm 83
- Thị Cố Không Trung: Vô Sắc, Vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức
- Vô Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý
- Vô Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp... 88
- Vô Nhãn Giới Nãi Chí Vô Ý Thức Giới 94
- Vô Vô Minh Diệc Vô Vô Minh Tận 96
- Nãi ChíLão Tử Diệc Vô Lão Tử Tận 98
- Vô “Khổ, Tập, Diệt, Đạo” 100
- Vô Trí Diệc Vô Đắc 101
- Dĩ Vô Sở Đắc Cố Bồ Đề Tát Đỏa
- Y Bát Nhã Ba La Mật Đa Cố Tâm Vô Quái Ngại
- Vô Quái Ngại Cố Vô Hữu Khủng Bố
- Viễn Ly Điên Đảo Mộng Tưởng Cứu Cánh Niết Bàn 105
- Tam Thế Chư Phật Y Bát Nhã Ba La Mật Đa Cố
- Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề 107
- Cố Tri Bát Nhã Ba La Mật Đa Thị Đại Thần Chú
- Thị Đại Minh Chú Thị Vô Thượng Chú
- Thị Vô Đẳng Đẳng Chú
- Năng Trừ Nhất Thiết Khổ Chân Thật Bất Hư 109
- Cố Thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú
- Tức Thuyết Chú Viết: Yết Đế. Yết Đế Bala Yết Đế,
- Balatăng Yết Đế, Bồ Đề, Tát Bà Ha! 113
• Tạm Kết 121
Phụ lục
 - Chuyện về NTTT - Đỗ Hồng Ngọc 134
 - Con đường đến với Tâm kinh của tôi - GS Trần Văn Khê 136
 - Đức Phật và lời dạy của cha tôi - Nguyễn Thánh Ngã 138
 - Blog của Na 140
 - Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim - Huỳnh Ngọc Chiến 141
GƯƠM BÁU TRAO TAY (Viết về Kim Cang Bát Nhã)
• Lời Ngỏ 150
Lên Đường 153
• “Gươm Báu Trao Tay” 160
Vậy Mà Chẳng Phải Vậy! 166
• Chẳng Phải Vậy Mà Vậy! 172
• Con Mắt Thứ Ba 177
• “Ưng Vô Sở Trụ” 182
• “Đối Cảnh Vô Tâm” 187
• “Chẳng Một Chẳng Khác” 191
• “Con Mắt Còn Lại” 195
• “Và Như Thế” 201
Phụ lục:
 - “Vận dụng Kim Cang” - BS. Đỗ Hồng Ngọc. 211
 - Về Thiền Định - BS. Đỗ Hồng Ngọc. 216
 - “Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?” - BS. Đỗ Hồng Ngọc. 226
 - Viết từ Canberra - Trần Thiên Dũng 237
 - Đọc Gươm báu trao tay của Đỗ Hồng Ngọc
    Dũ Lan Lê Anh Dũng. 240
 - Tham vấn sức khỏe - BS. Đỗ Hồng Ngọc. 243
 - Về mối quan hệ giữa thân và tâm
    Đức Sơn & Trà My (thực hiện).
    Phỏng vấn BS. Đỗ Hồng Ngọc. 250
• Translator’s Introduction 264
• Foreword 268
• 1. Onwards on the Path 272
• 2. Handing down the precious sword 279
• 3. It looks like that but is not the way it is 285
• 4. That is the way it is but it does not appear so 292
• 5. The third eye 298
778 | TÔI HỌC PHẬT
• 6. A mind of no place to dwell on… 304
• 7. Facing phenomena with empty mind 310
• 8. Neither one nor different 315
• 9. The other eye… 320
• 10. “So in this way…” 328
• Note 341
NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC (Thấp thoáng về Diệu Pháp Liên Hoa)
• Lời Ngỏ 347
• Một Thưở Nọ 357
Pháp Sư 365
• Hiện Bảo Tháp 372
Đề Bà Đạt Đa 381
• Trì 388
An Lạc Hạnh 393
• Tùng Địa Dũng Xuất 399
Như Lai Thọ Lượng 403
Phân Biệt Công Đức 406
Tùy Hỷ Công Đức 410
Pháp Sư Công Đức 416
Thường Bất Khinh Bồ Tát 422
Như Lai Thần Lực 426
Chúc Lụy 429
Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự 434
Diệu Âm Bồ Tát 437
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn 442
Đà La Ni 449
Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự 456
Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát 462
• Thay Lời Kết 468
Phụ lục
- Con đường tìm thuốc - PV BS Đỗ Hồng Ngọc - Kim Yến 473
- Pháp Sư 479
- Lịch sử Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Thích Trí Quảng 481
CÕI PHẬT ĐÂU XA! (Thấp thoáng Lời Kinh Duy-ma-cật)
• Thay Lời Ngỏ 490
Cõi Phật Đâu Xa! 492
• Mô Hình 500
Tinh Thần Phê Phán 510
Bồ-Đề Tâm Hành 520
Con Đường Bồ Tát 530
• Không Thể Nghĩ Bàn 545
Quán Chúng Sanh 555
Phật Đạo 565
• Vào Cửa Bất Nhị 575
• Phật Hương Tích 585
Bồ Tát Hành 595
Phật A-Súc 607
Phụ lục
 - Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ - Đỗ Hồng Ngọc. 618
 - Phương nào cõi tịnh - Tuệ Sỹ 621
 - Lặng thinh - Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc
 Cao Huy Thuần 631
 - Cõi Phật đâu xa - PNB 640
 - Xá Lợi PhấtDuy Ma Cật - Đỗ Hồng Ngọc 641
THẤP THOÁNG LỜI KINH
Phương Tiện 651
• Tùng Địa Dũng Xuất 651
Chúng Sanh 652
• “Thức Tự Tâm Chúng Sanh, Kiến Tự Tâm Phật Tánh” 653
• Trí Và Thức 654
Nhẫn Nhục 654
• Phật 655
Như Lai 656
• Prajna Và Prana 657
• Paramita 657
• Sắc Thọ Tưởng Hành Thức 658
• “Con Đường Độc Nhất” 658
• “Tam-Ma-Địa” 661
• “Bố Thí Thân Mạng” 662
Giải ThoátGiải Thoát 663
Bồ Tát Di Lặc 665
• “Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác” 667
Vô Tâm 669
Độc Cư 671
• “Du Ư Ta Bà” 672
• Từ Ngộ Đến Nhập 674
Thường Lạc Ngã Tịnh 676
• “Luân Hồi Sanh Tử” 677
Phụ lục
- Đọc Thấp thoáng lời kinh của Đỗ Hồng Ngọc -
 Trần Tuấn Mẫn. 682
THOẢNG HƯƠNG SEN (trích)
• Phật Dạy Con 689
• Ở Đây Và Bây Giờ 694
• Núi Vẫn Cứ Là Núi… 696
• Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay 699
Vô Tâm 701
• Thiền Là Gì? 704
• Hoa Đào Năm Ngoái… 706
• “Con Mắt Còn Lại” 708
Bất NhịNhư Lai 713
• Muốn Mau Thành Phật? 716
Bất Khả Tư Nghì 718
• “Ai Thấy Cũng Vui, Ai Gặp Cũng Mừng’’! 722
Tùy Hỷ: “Món Tình Khó Nhất!’’ 726
• Học Được Gì Từ “Duy-Ma-Cật Sở Thuyết”? 730
• “Từ Bi Bất Ngờ”… 736
TẠP GHI LÕM BÕM…
Chúng sanh 739
Bố thí thân mạng 740
Diệt tận định 740
Phật pháp 741
Hơi thở 742
• Thấy “như thật” 743
• Cái thấy cái nghe 744
• Bốn lời nguyện rộng lớn 746
• Mười Hạnh Phổ Hiền 752
• Trà Tào Khê; Cơm Hương Tích;
 Thuyền Bát Nhã; Trăng Lăng Già
Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc 767
• Thơ Bổn Sư 774

Xem thêm:
Đọc Đỗ Hồng Ngọc: Tôi Học Phật, Phiên Bản 2 (Nguyên Giác)



pdf_download_2
Tôi Học Phật - Đỗ Hồng Ngọc (Phiên bản 2)




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104521)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.