14- Về sự khổ đau

08/10/20214:22 SA(Xem: 3034)
14- Về sự khổ đau

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong

 
 

14) Các lời trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự khổ đau
 
Câu 181
 
Càng dung dưỡng các xúc cảm xung đột
càng làm gia tăng thêm các khổ đau của mình.
 
Câu 182
 
Một tâm thức kỷ cương mang lại hạnh phúc,
một tâm thức bất trị mang đến khổ đau
 
(trích trong quyển L'art du bonheur, id)
 
Câu 183
 
Lòng từ bi là cách biểu lộ sự thương cảm đối với một người nào đó đang đau khổ
và phát động lòng thiết tha giúp người ấy thoát khỏi những nỗi đau đó của họ.
 
(trích trong quyển L'art de la compassion, nxb Editions 84, 2004)
 
Câu 184
 
Dù là một người đã đạt được giác ngộ,
hàm chứa một sự hiểu biết không cùng, một quyền năng vô biên,
ước vọng cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau,
nhưng cũng sẽ không thể nào xóa bỏ được karma (nghiệp) cá nhân
của mỗi chúng sinh.
 
Câu 185
 
Khi nào bạn vẫn còn nghĩ rằng tất cả lỗi lầm là do kẻ khác gây ra
thì khi đó bạn vẫn còn khổ đau.
Khi nào bạn ý thức được tất cả đều là do nơi mình
thì bạn sẽ tìm thấy sự an bìnhhân hoan.
 
Câu 186
 
Bất hạnh xâm chiếm mỗi con người trong chúng ta,
chẳng qua là vì chúng ta tự xem mình là trung tâm của thế giới,
thế nhưng đấy chỉ là một sự tin tưởng ngây thơ,
cho rằng mình là người duy nhất
phải chịu đựng những khổ đau không thể nào kham nổi.
 
(câu này rất khúc triết: sở dĩ mình cảm thấy khổ đau rất cay nghiệt là vì mình chỉ nghĩ đến trường hợp của mình, trong khi đó khổ đau xảy ra cùng khắp trong thế giới, không có một chúng sinh nào tránh khỏi. Trông thấy được những khổ đau mênh mông đó của mỗi chúng sinh thì mình sẽ cảm thấy khổ đau của cá nhân mình quả là vô nghĩa)
 
Câu 187
 
Nếu tôi phát lộ cảm tính tiêu cực đối với những ngưòi gây ra khổ đau cho tôi
thì đấy chỉ là cách tự tàn phá sự an bình trong tâm thức tôi mà thôi.
Nếu tôi biết tha thứ thì tâm thức tôi sẽ an bình hơn.
 
(trích trong quyển Savoir pardonner / Biết tha thứ,
đồng tác giả với Victor Chan, nxb Poche, 2007)
 
Câu 188
 
Tự xem mình cao hơn kẻ khác là cách biến mình thành kẻ thù tồi tệ nhất của mình.
Các sự bất hạnh, sợ hãi và khổ đau ngự trị trong thế giới này
đều phát sinh từ một nguyên nhân giống nhau:
đó là sự bám víu vào cái tôi của mình.
 
(trích trong quyển Les mots de sa Sainteté le Dalai-Lama / Các câu phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, nxb Presse du Châtelet, 2018)
 
Câu 189
 
Nếu biết biến cải thái độ của mình trước khổ đau
thì đấy sẽ là cách giúp mình chịu đựng khổ đau dễ dàng hơn.
Và cũng là cách tốt nhất giúp mình xóa bỏ
các thứ lo buồn, bất toại nguyệnbất mãn.
Nào có ai dám bảo cuộc sống là dễ dàng đâu?
Vậy thì cứ hãy xem khổ đau là chuyện bình thường.
Nhờ đó, nếu khổ đau bất ngờ hiện ra với mình,
thì mình sẽ có thể chấp nhận nó dễ dàng hơn.
 
(trích trong quyển L'art du bonheur, id)
 
Câu 190
 
Đương đầu với khổ đau
là cách gián tiếp cho thấy ẩn nấp phía sau sự đương đầu đó
ước vọng tìm được hạnh phúc cho mình.
Thế nhưng tại sao lại không nhìn thẳng vào các nguyên nhân
mang lại sự bất hạnh cho mình ở tất cả mọi cấp bậc;
từ thế giới đến xã hội, từ gia đình đến cá nhân mình.
(tìm hiểu các nguyên nhân mang lại khổ đau cho mình, từ trong môi trường bên ngoài cho đến bên trong tâm thức mình để hóa giải chúng là cách mang lại hạnh phúc cho mình)
 
Câu 191
 
Cho đến khi nào vẫn còn xem khổ đau
là một cái gì đó đi ngược lại với sự tự nhiên,
thì một cảnh huống bất bình thường nào đó
mà mình e ngại sẽ xảy đến với mình
khiến mình tìm đủ mọi cách để lẫn tránh nó, gạt bỏ nó,
thì đấy chính là cách khiến mình không bao giờ có thể làm bật gốc được
nguyên nhân làm phát sinh ra nó.
 
(xem khổ đau là một sự tự nhiên, do karma (nghiệp) của mình tạo ra cho mình, thí đấy là cách giúp mình tìm cách hóa giải nguyên nhân đó do chính mình tạo ra. Trái lại nếu xem khổ đau là chuyện bất bình thường, là một thứ gì đó áp đặt cho mình từ bên ngoài một cách vô cớ, thì đấy sẽ là cách ghép thêm khổ đau cho khổ đau mà mình đang phải gánh chịu. Khổ đau của mình do đó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt)
 
Câu 192
 
Một phần lớn khổ đau của chúng ta sở dĩ phát sinh là vì chúng ta suy nghĩ quá nhiều.
Đồng thời chúng ta lại không suy nghĩ một cách lành mạnh.
Chúng ta chỉ lo tìm kiếm các sự thỏa mãn nhất thời,
nhưng không nghĩ đến điều lợi cũng như điều hại trong lâu dài,
đối với mình và cả kẻ khác.
Thế nhưng sau cùng thì thái độ đó không khỏi gây ra tác hại cho mình.
Thật chắc chắnhiển nhiên là chỉ cần thay đổi cách nhìn của mình vào mọi sự vật
thì cũng đủ để mình giảm bớt các khó khăn hiện tại của mình
và không tạo ra thêm các khó khăn mới trong tương lai.
 
(nhìn mọi sự vật qua những sự suy nghĩ sai lầm của mình và cũng có nghĩa là nhìn qua các sự bám víuích kỷ của mình, Phật giáo gọi đó là sự "u mê" (vô minh). Sự u mê đó không khỏi gây ra mọi thứ tai hại cho mình. Trái lại nhìn mọi sự vật qua góc nhìn của tình thươnglòng từ bi sẽ làm giảm bớt các khó khăn trong hiện tại và mang lại nhiều điều tốt lànhthuận lợi hơn trong tương lai)
 
Câu 193
 
Mười sáu tuổi, tôi mất cả quê hương,
trở thành kẻ tị nạn năm hai mươi bốn tuổi.
Tôi từng gặp phải rất nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời tôi.
Mỗi khi nghĩ lại, tôi nhận thấy trong số các khó khăn đó
có rất nhiều thứ không những không vượt lên được,
mà cũng chẳng tìm được một giải pháp nào..
 
(đối với một số người trong chúng ta cũng vậy, dù muốn mang lại một chút gì đó tốt đẹp hơn cho quê hương mình, thế nhưng phải chăng dường như không có một giải pháp nào cả ?)
 
Câu 194
 
Đối với sự an bình trong tâm thức tôi và sức khoẻ trên thân thể tôi,
thì tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể tạm xoay sở được
ở một mức độ hợp lý nào đó.
Nhờ đó tôi có thể đối phó với nghịch cảnh bằng tất cả khả năng của tôi
từ tâm thần, thể xác cho đến tâm linh.
Thế nhưng trong tường hợp nếu tôi bị tràn ngập bởi lo âu, tuyệt vọng,
sức khỏe thì suy yếu,
thì tôi sẽ không sao tránh khỏi các trở ngại trong hành động của tôi.
 
 (trích trong quyển Sagesse ancienne, monde moderne / Trí tuệ nghìn xưa, thế giới hiện đại, dịch giả Eric Diacon, nxb Poche, 2002)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24357)
30/05/2014(Xem: 22150)
02/12/2018(Xem: 14782)
26/08/2016(Xem: 12197)
26/08/2013(Xem: 41874)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.