9- Nhân loại

25/09/20215:51 SA(Xem: 3288)
9- Nhân loại

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong

9) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về nhân loại

 

Câu 107
 
Tất cả chúng ta đều  cùng là thành viên trong một gia đình nhân loại.
 
Câu 108
 
Khơi động được tiềm năng và sự tự tin nơi mình,
thì mình sẽ kiến tạo được một thế giới tốt đẹp hơn.
 
Câu 109
 
Không có bất cứ ai sinh ra dưới một ngôi sao xấu cả,
mà chỉ có những người không biết đọc các vì sao trên trời.
 
Câu 110
 
Người ta xem chân tay mình là thành phần của thân thể mình,
thế nhưng tại sao lại không đối xử với con người như là thành phần của nhân loại?
 
Câu 111
 
Thế giới là của nhân loại, không phải là của bất cứ một vị lãnh tụ nào cả,
dù cho vị ấy là một vị vua, một hoàng thân hay một vị lãnh tụ tôn giáo cũng vậy.
Thế giới là của toàn thể nhân loại.
 
Câu 112
 
Nhu cầu về tình thương yêu là nền tảng của nguyên lý tương liên (interdependence)
buộc chặt người này với người kia.
Dù cho một người nào đó có thật nhiều năng khiếu và khôn khéo đến đâu đi nữa
thì cũng không thể nào sống còn một cách đơn độc được.
 
Câu 113
 
Khi nào các bạn cảm thấy nghi ngại chính mình,
mất hết sự tự tin nơi mình,
thì hãy cứ nghĩ đến tiềm năng tuyệt vời của con người
và thật ra thì cũng chính là của các bạn.
Tiềm năng đó chỉ chờ được nẩy nở mà thôi.
Khám phá ra kho báu đó bên trong các bạn,
thì các bạn tất sẽ tạo được hạnh phúc cho mình.
 
Câu 114
 
Tôi tin nơi sự ích lợi của giáo dục.
Điều đó có nghĩa là phải nêu cao tính cách đồng nhất của toàn thể nhân loại.
Trên thực tế tương lai của một lục địa tùy thuộc vào các lục địa khác.
Đất nước tôi, xứ sở tôi, là một khái niệm sai lầm.
Tinh thần dân tộc đã lỗi thời.
 
(trích trong bài phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma của ký giả H. Thibault trên nhật báo Le Monde)
 
Câu 115
 
Với tư cáchcon người ý thức được sự tự do,
chúng ta hãy sử dụng trí thông minh mà chỉ con người mới có
để tìm hiểu chính mình và thế giới chung quanh mình.
Thế nhưng nếu chúng ta bị ngăn chận,
không được phép sử dụng tiềm năng sáng tạo của mình,
thì điều đó có nghĩa là chúng ta bị tước đoạt
một trong các đặc tính căn bản nhất của con người.
 
Câu 116
 
Tôi nói với các bạn với tư cách một con người,
và cũng xin các bạn không bao giờ nên quên là các bạn cũng là những con người,
trước khi trở thành một người Mỹ, một người Tây phương, một người Phi châu,
một thành viên của nhóm tôn giáo này hay nhóm tôn giáo khác,
thuộc chủng tộc này hay chủng tộc kia.
Các đặc tính đó chỉ là những gì thứ yếu.
Không nên đặt chúng lên trên tất cả.
 
(trích trong quyển Faites la révolution, id)
 
                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 24.09.21
                                                                                                                         Hoang Phong chuyển ngữ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24146)
30/05/2014(Xem: 21936)
02/12/2018(Xem: 14585)
26/08/2016(Xem: 11997)
26/08/2013(Xem: 41686)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.