16- Về sự sống

08/10/20214:32 SA(Xem: 3016)
16- Về sự sống

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong

 
 

19) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự sống

 

Câu 203
 
Sự sống tự nó là một sự đổi mới liên tục.
 
(chống lại sự đổi mới liên tục của sự sống là cách tạo thêm khổ đau cho khổ đau sẵn có mà chính mình đang phải gánh chịu trước sự đổi thay. Dầu sao cuộc chiến chống lại sự đổi thay cũng chỉ có thể chấm dứt bằng sự thất bại. Cái chết tạo điều kiện cần thiết để tạo ra một sự đổi thay mới là sự sinh) 
 
Câu 204
 
Hãy xem trọng tính cách vô cùng quý giá của từng ngày.
 
(không có gì đáng tiếc bằng sự phung phí năm tháng trong cuộc đời mình,
dù chỉ là một ngày ngắn ngủi)
 
Câu 205
 
Điều cần thiết nhất là phải làm thế nào
để mỗi ngày trong cuộc đời mình
phải mang một ý nghĩa nào đó.
 
Câu 206
 
Chính bạn là vị chủ nhân của đời bạn
và dù cho cái ngục tù đó của bạn có như thế nào đi nữa,
thì chiếc chìa khóa luôn nằm trong tay của chính bạn.
 
("ngục tù" ở đây có nghĩa là thân xác mình, tâm thức mình và karma (nghiệp) mà mình phải gánh vác. Các thứ ấy dù có như thế nào đi nữa - thân xác xinh đẹp, xấu xí hay ốm đau, tâm thức hạnh phúc hay đau buồn, cái gánh nặng của nghiệp có kham nổi hay không, thì mình vẫn có thể trực tiếp biến cải được các thứ ấy, và chiếc chìa khóa giúp cho sự biến cải đó không nằm trong tay của bất cứ một ai, hay bất cứ một đấng thiêng liêng nào, mà nằm trong tay của chính mình)
 
Câu 207
 
Mục đích của đời mình phải mang tính cách tích cực.
Chúng ta không sinh ra đời với mục đích gây ra tai hại,
làm thiệt thòi kẻ khác.
 
Câu 208
 
Thực thi một hành động, bạn sẽ tạo cho mình một thói quen;
tạo một thói quen, bạn sẽ tạo cho mình một bản tính;
phát lộ một bản tính, bạn sẽ tạo cho mình một định mệnh.
 
 (cách giải thích trên đây về sự vận hành của karma (nghiệp) thật tuyệt vời, ngắn gọn và dễ hiểu. Xin chắp tay và cúi đầu bái phục. "Ăn" một miếng thịt ngon tạo ra sự thèm khát sẽ tìm được các dịp khác để đuợc ăn thêm những miếng thịt như thế; "suy nghĩ" liên miên về một phụ nữ hay một người đàn ông tạo ra cảm tính bám víu hay ghét bỏ. Các hành động "thèm ăn", "suy nghĩ", "bám víu" hay "ghét bỏ" đó chính là karma (nghiệp), các thứ karma đó sẽ tạo ra cho mình một định mệnh)
 
Câu 209
 
Càng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống
sẽ càng làm giảm bớt đi các sự hối tiếc lúc lâm chung.
 
 (trích trong quyển Du bonheur de vivre et de mourir en paix / Sống hạnh phúc và chết an bình, nxb  Sueil 1998, nxb Poche 2004)
 
Câu 210
 
Các bạn bắt buộc phải sống đến cuối cuộc đời mình
cùng với các hành động (karma) do chính mình thực thi,
vì vậy nếu muốn tránh các sự hối tiếclo âu,
thì các bạn hãy sống một cuộc sống xứng đáng (honor /đáng kính)
ngay từ những giây phút này.
 
(karma và tác động của karma xảy ra liên tục trong từng giây phút một, không cần phải chờ đến một kiếp sống khác mới nhận thấy các thứ ấy)
 
Câu 211
 
Trong một năm có hai ngày mà chúng ta không thể làm được gì cả.
Hai ngày ấy mang tên là ngày hôm qua và ngày mai.
Vậy thì trong lúc này, tức là ngày hôm nay, sẽ là ngày lý tưởng nhất
để thương yêu, tin tưởng, làm việc và nhất là để sống.
 
Câu 212
 
Lời khuyên mà tôi muốn nhắn gửi đến các bạn
là phải mang ra thực hành một cách cụ thể lòng từ bi, tình tương yêu và sự tử tế.
Các thứ ấy thật hết sức hữu ích, không những trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta,
mà cả toàn thể xã hội con người.
 
Câu 213
 
Khi còn sống trong thế giới này
thì nhất định chúng ta sẽ không sao tránh khỏi phải đối phó với đủ mọi thứ khó khăn.
Nếu trong những lúc đó, chúng ta mất hết niềm tin và sự can đảm
thì đấy sẽ là cách mà chúng tự làm giảm bớt
khả năng đương đầu trước nghịch cảnh.
Trái lại, nếu hiểu được mình
không hề là nạn nhân duy nhất phải đưa lưng gánh chịu các thứ khổ đau ấy,
mà đấy chỉ là một lô các thứ khổ đau chung của tất cả mọi người.
Cách nhìn thực tế đó sẽ tăng thêm quyết tâm và khả năng của mình
giúp mình vượt lên trên các sự thách đố đó.
Với thái độ hành xử đó, mỗi khi có một nghịch cảnh xảy ra
thì mình có thể xem đó như là một dịp may đích thật,
giúp mình nâng tâm thức mình lên các cấp bậc cao hơn.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/01/2014(Xem: 16675)
18/05/2017(Xem: 20714)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.