Không Hại, Không Sầu, An Lạc, Giải Thoat , Lợi Tha

28/10/20213:30 SA(Xem: 4428)
Không Hại, Không Sầu, An Lạc, Giải Thoat , Lợi Tha

KHÔNG HẠI, KHÔNG SẦU,
AN LẠC, GIẢI THOÁT, LỢI THA

Tâm Tịnh


Không hại, không sầuKhông hại, không sầu

Trí tuệ là ánh sáng, cái tánh biết rõ hành nghiệp (thân hành) không sát sinh, hại hữu tình nào dù chỉ con kiến hay siêu hình (vi khuẩn), vì thân khéo được chế ngự. Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài quán thấy 84000 vi khuẩn trong một bát nước.

Phật quán nhất bát thủy,
Bát vạn tứ thiên trùng,
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sanh nhục.
Án, phộc tất, ba ra ma ni, tóa ha.
Có nghĩa là:
Phật quán một bát nước,
Tám vạn bốn ngàn trùng (84.000 vi trùng),
Nếu không trì chú này,
Như ăn thịt chúng sanh.
Án, Phộc Tất, Ba Ra Ma Ni, Tóa Ha.

Trong kinh, những vật bất ly thân của một Tỷ kheo là: 3 y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, đồ lọc nước và gậy kinh hành: Các Tỷ kheo phải lọc nước trước khi uống nếu không phạm tội sát sinh. Khử khuẩn là sát sinh, giống như ngày xưa, các Tỷ kheo uống nước không lọc là sát sinh, hay không chú nguyệnsát sinh. Thay vì đọc thân chú Án, Phộc Tất, Ba Ra Ma Ni, Tóa Ha, những Phật tử thâm tín Tam Bảo, Đại Thừa Phật Giáo có thể Niệm danh hiệu Phật: Nam Mô Bảo Thắng Như Lai trong khi khử khuẩn, vì sự thật được hiển bày chân ngôn của Thế Tôn trong đoạn kinh văn sau:

“ Bạch Đức Thế Tôn ! Con nhớ thuở xưa, cách vô lượng kiếp về đời quá khứ, có đức Phật Thế Tôn tên là Bảo ThắngChúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật ấy dù chỉ một lần, đều được sanh lên cõi trời . Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

Để thân hành thanh tịnh, hành giả thường luôn cân nhắc thân nghiệp muốn làm: Liệu là thân hành nghiệp muốn làm này thiện hay bất thiện, như lời giáo giới La- Hầu-La (Rahula) của Thế Tôn:

“Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau:Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”…Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: “Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm. (Kinh 61: Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala Trung Bộ Kinh)

Việc phản tỉnh với thân hành nghiệp bất thiện có thể được tìm thấy trong chuyện tiền thân số 31, khi Thiên  Đế Thích (Tiền thân của Đức Phật), xét thấy việc chạy trốn (vì bị các thần Atula đánh bại) trên xe Vejeyana dài 150 dặm đến rừng cây, cắt đứt cây bông vải, là nguyên nhân khiến cho các chim Kim-sí-điểu con hoảng sợ kêu lên, và xét thấy nếu xe tiếp tục chạy, hành thân nghiệp này có thể làm chết những chú chim con cánh vàng. Quán thấy đây là hành thân nghiệp bất thiện, khiến chúng sanh đau khổ, đưa đến hại mình, hại chúng sinh. Nên, Thiên Chủ ra lệnh cho thần lái xe Màtali quay đầu xe, sẵn sàng nộp mạng cho các Atula. Hành động không hại chúng sanh này là đại thiện nghiệp, dẫn đến kết cuộc có hậu như đoạn trích sau:

…Ông già Đế thích cho chúng ta uống say, rồi quăng chúng ta trên mặt biển lớn và chiếm thành chư Thiên của chúng ta (các thần Atula). Chúng ta hãy tiến đánh lão ấy và lấy lại thành chư Thiên của chúng ta!

Rồi chúng leo lên sườn núi Tu-di như những con kiến leo lên cột. Đế Thích nghe các Thần A-tu-la đã leo lên, liền xông ra mặt biển giao tranh, bị chúng đánh bại, liền chạy trốn trên chiếc xe Vejeyanta dài một trăm năm mươi dặm, chạy trên những đầu ngọn sóng biển phía nam. Chiếc xe của Đế Thích chạy lướt trên mặt biển, đi đến ngôi rừng cây bông lụa. Trên đường đi của chiếc xe, rừng cây bông lụa bị chặt đứt như những cây cọ dừa và rơi trên mặt biển. Các con chim Kim-sí-điểu (Garula, thim thần cánh vàng) bay quanh trên mặt biển, kêu gào lớn tiếng. Đế Thích hỏi thần lái xe Màtali:

- Này bạn Màtali, tiếng kêu gì vậy? Nó kêu thật bi thương?

- Thưa Thiên đế, vì rừng cây bông lụa rơi xuống, do tốc độ cỗ xe ngài nghiền nát, các con chim Kim-sí-điểu sợ chết đồng thanh kêu gào như vậy.

Bậc Đạo Sĩ nói:

- Này bạn Màtali, chớ làm chúng mệt mỏi, vì chúng ta. Chúng ta không vì chủ quyền thiên giớisát sanh. Vì lợi ích của chúng, ta sẽ từ bỏ mạng sống và nộp mình cho loài A-tu-la! Hãy quay xe lại đi!

Nói vậy xong, Đế Thích đọc bài kệ:

Hãy để tổ chim con,
Hỡi này Mà-ta-li!
Trong rừng Sim-ba-li
Tránh miệng ác chủ tể,
Ta sẵn sàng nộp mạng
Cho các A-tu-la,
Chớ để các chim này
Bị xé nát khỏi tổ.

Thần đánh xe Màtali nghe lời Đế Thích, quay xe lại, đi về hướng thiên giới bằng con đường khác. Các thần A-tu-la thấy Đế Thích quay xe lại, tự nghĩ: "Chắc chắn các Đế Thích từ những thế giới khác đến, được sức mạnh tiếp viện, nên mới quay xe lại". Bị dao độngsợ chết, chúng liền chạy trốn vào lâu đài A-tu-la.

Còn Đế Thích đi vào thành chư Thiên, đứng ở giữa thành, với Thiên chúng của hai thiên giới vây quanh. Trong thời khắc ấy, đất nứt ra, và lâu đài Vejayanta (Tối thắng) trồi lên cao một ngàn dặm. Vì nó trồi lên khi thắng trận, nên được gọi là lâu đài Vejayanta. 

(Tiểu Bộ Kinh, Tạp IV. 31 Chuyện tổ chim con )

An lạc : Việc không hại ai còn liên quan đến hành tà dâm (với vợ/chồng người khác vv), và liên quan đến khẩu nghiệp (Khéo giữ khẩu nghiệp thanh tịnh để không hại mình, hại người). Những Phật tử nào thường tinh tấn với các hành không hại hữu tình trong thế giới này, biến mãn thập phương trong mọi thế giới, sẽ thành tựu ý nghiệp hay bi tâm giải thoát (như lời Phât dạy trong (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương: Sáu Pháp, Phẩm: Cần Phải Nhớ). Và nếu hành giả hoan hỷ với bi tâm giải thoát (thành tựu pháp không hại hữu tình trong mọi thế giới, hành giả sẽ đoạn diệt 5 hạ phần kiết sử, được quả A Na Hàm (Bất Lai), hiện đời sống an lạc, không hại, không sầu, sau khi thân hoại mạng chung, được thoát sanh về cõi ‘bất tử’ - Quang Âm Thiên, sống an tịnh, hỷ lạc trong Tịnh Cư Thiên này trong 2 kiếp, và đắc niết bàn trong cảnh giới thù thắng đó, giải thoát mọi khổ đau (Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm XIII. Sợ Hãi).

tu bi tam giai thoatGiải thoát, Niết bàn:  Nếu thành tựu bi tâm giải thoát và quán thấy rằng bi tâm giải thoátpháp hữu vi do suy tư tác thành, nên biến đổi, chịu sự hoại diệt, khổ, vô thườngkhông chấp thủ hay luyến ái pháp này, tức là vô ngã, thì sẽ được giải thoát, niết bàn, là bậc A La Hán ngay trong đời sống hiện hữu này.  (Kinh số 52  Bát Thành, Trung Bộ Kinh Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, hoặc Mười Một Cửu Giải Thoát, Tâm Tịnh Cẩn tập).

 

Lợi tha: Đối với hành giả Đại Thừa, không những không hại hữu tình mà còn làm lợi ích cho hữu tình từ thân hành, khẩu hành cho đến ý hành. Đây là sự khác biệt cơ bản và thâm sâu giữa Tiểu thừaĐại thừa, như lời dạy của Thế Tôn trong Kinh Đại Bát Niết Bàn:

Nầy Thiện Nam tử! Có Niết bàn chẳng phải Đại Niết bàn. Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là Niết bàn. Bởi không thấy Phật tánh nên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nên dầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết bàn. Nếu thấy Phật tánh và dứt phiền não thời gọi là Đại Niết bàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.

Đại Bát Niết Bàn Kinh. Tập I. XX Phẩm Phạm Hạnh. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

 

Để thấy Phật tánh, hành giả phải phát Vô Thượng Tâm, lợi ích chúng sanh. Muốn vậy, hàng giả huân tập tâm đại từ đại bi, vì đại từ đại biPhật Tánh.

Ngay trong Tiểu Bộ Kinh, nhiều tích chuyện tiền thân cho thấy việc lấy khổ làm vui, làm lợi ích cho tha nhân hay hữu tình chúng sanh và vì Vô Thượng Bồ Đề của Bồ Tát (tiền thân của Đức Phật), ngay cả khi ngài thọ thân bàng sanh như chuyện số 23: Bồ Tát là một con ngựa thuần chủng Sindl dũng mãnh, đã hy sinh thân mình để cứu tám nước rơi vào cảnh chiến tranh tang thương chết chóc. Mặc dầu bị thương nặng, nhưng Sindl không chịu dưỡng thương vì rõ biết, để xông thẳng vào trận chiến, bắt sống vị vua thứ bảy, mang lại an bình cho toàn thể dân chúng của tám nước, không con ngựa nào khác có thể làm được ngoài Ngài. Sau khi cùng chàng kỵ sỹ bắt sống vị vua thứ bảy, Sindl khuyên vua Ba-la-nại thả bảy vị vua kia, và giáo giới chư vị sống theo thập vương pháp, mang lại hạnh phúc an yên cho toàn thể dân chúng của cả tám quốc gia. Sau khi giáo giới xong, Sindl ngã lăn ra chết.

- Này bạn, ngoài tôi ra, không có con ngựa nào khác có thể đánh tan đội quân thứ bảy, bắt được ông vua thứ bảy. Tôi sẽ không để ai hủy hoại thành quả tôi đã làm. Hãy đỡ tôi dậy và nai nịt cho tôi!

Sau khi nói vậy, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Nay tuy nằm một bên,
Bị bắn bởi mũi tên,
Con ngựa nòi giống tốt,
Thắng hơn con ngựa khác
Hỡi này người kỵ mã
Hãy nai nịt cho tôi

Người kỵ mã đỡ con ngựa dậy, băng bó vết thương, khéo nai nịt áo giáp cho nó, rồi nhảy lên lưng ngựa ra trận đánh tan đội quân thứ bảy, bắt sống ông vua thứ bảy và dẫn vị ấy về đội quân của vua mình. Người kỵ mã dắt Bồ-tát đến cửa thành và vua đi ra để xem Bồ-tát. Bậc Đại Sĩ nói với vua:

- Tâu Đại Vương, chớ giết bảy ông vua ấy. Hãy bắt họ thề sẽ trung thành với ngài rồi thả họ ra. Hãy cho người kỵ mã thọ hưởng danh vọng xứng đáng với công lao. Thật không phải đạo nếu để một chiến sĩ đã bắt được bảy vị phải chịu thiệt thòi! Đại vương hãy bố thí, hãy giữ giới, hãy trị vì quốc độ với Chánh pháp công bằng.

Khi Bồ-tát khuyến giáo vua như vậy xong, người ta cởi áo giáp cho Bồ-tát. Nhưng khi được cởi tung mảnh giáp, Bồ-tát mệnh chung. Vua lo việc hoả táng con ngựa rất trọng thể, cho người kỵ mã hưởng danh vọng lớn, và đòi bảy ông vua kia phải tự mình thề không còn phản bội gây chiến nữa, rồi đưa họ về nhà của họ. Vua trị vì quốc độ với chánh phápcông lý, sau khi mạng chung, đi theo nghiệp của mình.

Tiểu Bộ Kinh Tập IV 23. Chuyện con ngựa thuần chủng (Tiền thân Bhojanìya)

 

Tiền thân số 340 nhịn đói bảy ngày để bố thí của một đại phú gia (tiền thân của Đức Phật Thích Ca), là một minh chứng điển hình nữa về sự quên mìnhlợi lạc cho tha nhân và cầu Vô Thượng Bồ Đềbố thí. Đại ý chuyện kể rằng vợ chồng đại phú thích bố thí, cho xây sáu bố thí đường và hàng ngày bố thí sáu trăm ngàn người đến xin, làm rúng động nhân dân khắp nước Ấn Độ, khiến cho ghế ngồi của Thiên Đế Thích nóng lên vì kết quả phi thường do lòng bác ái của Ngài. Thiên Đế Thích thử lòng Ngài, dùng thần thông làm cho tất cả kho báu, sáu bố thí đường cùng gia nô của Ngài biến mất, không còn một vật chi. Ngài không từ bỏ việc bố thí. Ngài và hiền thê đi cắt cỏ và làm thành hai bó cỏ: một bó để bố thí và một bó để bán lấy tiền mua lương thực nuôi thân, nhưng trên đường đi, nhiều người xin, nên Ngài và hiền thê nhịn đói bố thí luôn bó cỏ thứ hai, liên tục cho đến ngày thứ bảy, sức lực cạn kiệt, [nhưng hỷ lạc do sức kiên định trong việc bố thì vì lợi lạc cho tha nhân và vì cầu Vô Thượng Bồ Đề [Pháp hỷ lạc do nhịn đói để bố thí vì hai ý nghiệp chân khiết này (lợi lạc cho tha nhân và cầu Vô Thượng Bồ Đề) được hiển bày trong chuyện tiền thân số ???, khi Ngài là một vị tu khổ hạnh nhịn đói ba bữa ăn đơn sơ: gạo, lá rừng ngay trước ngọ cho một vị Bà-la-môn nghèo đói do Thiên Đế Thích giả dạng thử ngài]

 

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Thế Tôn cũng cân cần khuyến tấn chư Tỷ kheo tu sức đại từ bi của chư Phật vì lợi ích chúng sanh: “Chư Phật Thế Tôn thành tựu đại từ bi, lấy đại từ bi làm sức mạnh để lợi ích rộng rãi cho chúng sanh. Thế nên, các Tỳ-kheo! Nên nhớ tu hành sức đại từ bi này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này” (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Lực, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.482)

Chúng sanh là gốc rễ, Bồ tát dùng nước Đại bi rưới nhuần gốc rễ chúng sanh làm trổ bông Bồ Tát trí huệ

Người tu tâm từ bi lấy chúng sanh làm gốc rễ, luôn vì lợi ích chúng sanh từ thân hành, khẩu hành cho đến ý hành, thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ. Trong Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền, nguyện thứ chín (Hằng thuận chúng sanh), Bồ Tát Phổ Hiền thuyết: Bồ Tát có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các Đức Phật, còn tôn trọng thừa sự chúng sinh chính là tôn trọng thừa sự các Đức Như lai, làm cho chúng sinh vui mừng cũng chính làm cho tất cả Như lai vui mừng. Vì sao thế? Vì các Đức Như lai dùng tâm đại bi làm thể. Nhân nơi chúng sinh mà sinh lòng đại bi, nhân lòng đại biphát tâm Bồ đề, nhân nơi tâm Bồ đềthành Chánh giác. Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum suê tươi tốt. Cây thọ vương Bồ đề giữa chốn sa mạc sinh tử rộng lớn cũng lại như vậy: Tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sinh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ và kết thành quả Phật toàn giác. Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sinh thì có thể thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên, quả Bồ đề thuộc về chúng sinh, không chúng sinh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành tựu Vô thượng Bồ đề.

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện [tr.28-29]

Như vậy từ trong Tiểu Bộ Kinh(Pali tạng) cho đến Hán tạng, lợi lạc cho chúng sanh và cầu Vô Thượng Bồ Đềcốt lõi của đạo Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là Tâm Đại Từ Đại Bi, là Phật tánh. Có thể thấy việc này trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tập I XX Phẩm Phạm Hạnh, được kiến giải trong bài luận Giới: rốt ráo vì lợi ích khắp tất cả chúng sanh :

Giới mà chẳng phải giới – rốt ráo vì lợi ích khắp tất cả chúng sanh là giới, là chủng tánh Đại Thừa, bất di bất dịch, không biến đổi, là thường, là chơn giới. Vì thế hành giả Đại Thừa hay Bồ Tát tùy duyên bất biếnlinh động ứng hợp tùy lúc, tùy nơi sao cho lợi ích khắp tất cả chúng sanh.

Giới: rốt rao, khắp vi tất cả chung sanh. Tâm Tịnh. Trang Nhà Quảng Đức 

Bài kết tập này xin khép lại bằng lời dạy của Ngài Lục Tổ Huệ Năng“Phải cố gắng học rộng nghe nhiều, phải biết bổn tâm mình, phải hiểu rõ đạo lý của chư Phật, phải hòa mình vào thế gian để cứu giúp người và vật, không phân biệt ta và người, nghĩ thắng đến quả vị Bồ đề.”

 

Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới
Đồng sanh cõi Cực Lạc.

 

Tâm Tịnh

Tài liệu tham khảo

1)     Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm XIII. Sợ Hãi. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
2)     Tăng Chi Bộ Kinh, Chương: Sáu Pháp, Phẩm: Cần Phải Nhớ. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
3)     Trung Bộ Kinh, Kinh số 52  Bát Thành. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
4)     Trung Bộ Kinh Kinh 61: Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
5)     Tiểu Bộ Kinh, Tập I Pháp Cú 225. Phẩm VII. Phẩn Nộ. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
6)     Tiểu Bộ Kinh, Tập IV. Tiền Thân số 76. Người Không Sợ Hãi (Tiền thân Asankiya). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
7)     Tiểu Bộ Kinh, Tập V Chuyện đạo sư Araka (Tiền thân Araka). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
8)     Tiểu Bộ Kinh, Tạp IV. 31 Chuyện tổ chim con.  Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
9)     Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch. Thư Viện Hoa Sen : https://thuvienhoasen.org/p16a14797/quyen-thuong).
10) Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Lực, VNCPHVN ấn hành, 1998
11) Giới: rốt rao, khắp vi tất cả chung sanh. Tâm Tịnh. Trang Nhà Quảng Đức, Úc Châu : https://quangduc.com/a70719/gioi-rot-rao-khap-vi-tat-ca-chung-sanh
12) Mười Một Cửu Giải Thoát. Tâm Tịnh cẩn tập. Phật Giáohttps://phatgiao.org.vn/muoi-mot-cua-giai-thoat-d31051.html
13) Chánh Niệm Trong Từng Cử Chỉ. Tỳ Ni Nhật Tụng. Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay. Thượng Tọa Thích Nhật Từ. Thư Viện Hoa Sen: https://thuvienhoasen.org/images/file/cMsua7Za0ggQAE8I/chinh-niem-trong-tung-cu-chi-pdf.pdf
14) Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện (2005, PL 2549). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo.
15) Tâm Từ Bi Là Tâm Giải Thoát. Tâm Tịnh cẩn tập. Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo. Số 224, hoặc Thư Viện Hoa Sen: https://thuvienhoasen.org/a22911/tam-tu-bi-la-tam-giai-thoat
16) Mười  câu chuyện bố thí và cúng dường. Chuyện thứ năm: Bố thí-chánh tinh tấn: Bảy ngày nhịn đói để bố thí. Tâm Tịnh cẩn tập  từ Chuyện 340. Trưởng Giả Visayha (Tiền thân Visayha) Tiểu Bộ Kinh Nikaya https://thuvienhoasen.org/a30475/muoi-cau-chuyen-bo-thi-va-cung-duong
17) Pháp Bảo Đàn KinhTư tưởngcuộc đời Lục Tổ Huệ Năng (1999). Dịch và chú giải Đinh Sĩ Trang. National Library of Australia.

18) Đại Bát Niết Bàn Kinh. Tập I. XX Phẩm Phạm Hạnh. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18408)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24558)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.