Thư Viện Hoa Sen

Con Đường Trung Đạo Trong Cuộc Sống Hàng Ngày (song ngữ Anh Việt)

10/04/20225:40 SA(Xem: 5097)
Con Đường Trung Đạo Trong Cuộc Sống Hàng Ngày (song ngữ Anh Việt)

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO
TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Thuyết Phápvấn đáp Ajahn Suchart
18 tháng 11 năm 2014 (câu hỏi 11) (song ngữ Anh - Việt)
Nguồn: dịch từ cuốn Dhamma for The Asking, Vol. 2, trang 79
https://www.phrasuchart.com/enbook/
Dịch Anh – Việt: Phương Thủy
Dhamma for the Asking Vol. 2
Thuyết Pháp và vấn đáp_18 Nov 2014, Q11_ Ajahn Suchart

 

Câu hỏi 11: Làm thế nào con có thể áp dụng con đường trung đạo trong cuộc sống hàng ngày? Làm sao chúng con biết rằng chúng con đã đi lạc khỏi con đường trung đạo? Ví dụ, một số người lợi dụng chúng con một cách không công bằng hoặc đã vượt quá giới hạn hành vi có thể chấp nhận được. Con nên ứng xử như thế nào để con tiếp tục đi theo con đường trung đạo?

Tan Ajahn: Để duy trì con đường trung đạo, quý vị phải học cách phát triển bốn brahmavihāras, bốn Phạm trú (4 trạng thái của Phạm thiên), đó là mettā, karunā, muditā, upekkhā. Đây là bốn phẩm chất áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của quý vị. Mettā có nghĩa là thân thiện, không có kẻ thù. Nếu người ta làm điều sai trái với quý vị, quý vị nên tha thứ cho họ. Đừng thù dai. Nếu quý vị có thứ gì đó có thể chia sẻ với những người khác, hãy chia sẻ nó; hãy kết bạn, đừng gây thù chuốc oán. Đó là mettā (tâm từ).

Karunā (tâm bi) là giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. Khi quý vị thấy ai đó gặp khó khăn và quý vị có thể giúp, hãy giúp họ và quý vị sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm thấy hạnh phúc. Điều thứ ba, muditā (tâm tùy hỉ) là nếu ai đó thành công trong bất cứ việc gì họ làm, quý vị nên vui mừngchúc mừng họ. Đừng ghen tị với thành công của họ mặc dù họ có thể là đối thủ cạnh tranh của quý vị. Giống như khi quý vị chơi thể thao, một bên sẽ phải thắng và bên kia sẽ phải thua, vì vậy bên thua nên lịch thiệp, hòa nhã và nên vui với thành công của bên kia. Nếu quý vị làm được điều này thì quý vị sẽ được bình an, hạnh phúc và không có kẻ thù vì quý vị sẽ không thấy đối thủ có điều gì xấu. Quý vị chấp nhận rằng trong cuộc sống sẽ có thắng thua. Nhưng quý vị không cần phải tức giận, buồn bã hay bực dọc khi thua cuộc. Và khi quý vị tức giận hoặc bực dọc, quý vị đang làm tổn thương chính mình chứ không phải đối thủ. Vì vậy, hãy cố gắng lịch thiệp, tử tế khi quý vị thua cuộc hoặc khi mọi người thành công hơn quý vị và cảm thấy hạnh phúc cùng với họ.

Thứ tư là upekkhā. Điều này là giữ cho tâm tríthái độ trung lập. Khi mọi thứ diễn ra không ổn hoặc mọi thứ trở nên tồi tệ với quý vị hoặc với người nào khác và quý vị không thể làm gì hoặc giúp đỡ được gì thì quý vị chỉ nên có upekkhā, chỉ có thái độ trung lập. Đừng phản ứng. Đừng cảm thấy khó chịu, bởi vì cảm giác khó chịu sẽ không thay đổi được bất cứ điều gì. Như khi một người mà quý vị yêu quý bị ốm hoặc có thể sắp chết. Quý vị không muốn ông ấy/bà ấy chết, nhưng quý vị không thể làm gì được vì mọi thứ vận hành như vậy. Trong thế gian này, mọi người đến và đi. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của quý vị. Cảm thấy buồn hoặc khó chịu chỉ làm tổn thương chính mình. Vì vậy, đôi khi chỉ cần duy trì 2 upekkhā. Và cách để có upekkhā là hành thiền. Khi quý vị hành thiền và tâm trở nên tĩnh lặng thì khi đó quý vị sẽ có upekkhā. Một khi có upekkhā này, khi mọi việc xảy ra và quý vị không thể làm gì được, quý vị có thể đưa tâm trí của mình về upekkhā. Quý vị sẽ không cảm thấy khó chịu. Quý vị chỉ cần chấp nhận rằng đây là cách mọi thứ vận hành. Vì vậy, đây là điều quý vị nên cố gắng phát triển và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của quý vị khi tiếp xúc với mọi người. ***

Question 11: How can I apply the middle path in daily life? How do we know that we have strayed from the middle path? For example, some people take unfair advantage of us or have crossed the limit of acceptable behavior. How should I respond so that I am keeping to the middle path?

Tan Ajahn: In order to maintain the middle path, you have to learn to develop the four brahmavihāras, the four states of the Brahma, which are mettā, karunā, muditā, upekkhā. These are the four qualities to apply in your daily lives. Mettā means to be friendly, to have no enemies. If people do you wrong, you should forgive them. Don’t hold a grudge. If you have something you can share with other people, share it; make friends, don’t make enemies.

This is mettā. Karunā is helping people when they are in need. When you see someone in need and you can help them, give them a hand and you will feel good, feel happy. The third, muditā, is if someone has succeeded in whatever they do, you should be joyful and congratulate them. Don’t be jealous of their success even though they might be your competitors. Like when you play sports, one side will have to win and the other side will have to lose, so the loser should be gracious and should be happy with the other side’s success. If you can do this, then you will be peaceful and happy and have no enemies because you will not see anything bad in your opponents. You accept that in life there will be winning and losing. But you don’t have to get angry, sad, or mad when you lose. And when you get angry or mad, you are hurting yourself, not your opponents. So try to be gracious when you lose or when people are more successful than you are, and feel happy with them.

The fourth is upekkhā. This is keeping your mind in a neutral position. When things go wrong or things go bad with you or with somebody else, and there is nothing you can do or help, then you should just have upekkhā, just be neutral. Don’t react. Don’t feel bad, because feeling bad won’t change anything. Like when someone you love gets sick or may be dying. You don’t want him/her to die, but there is nothing you can do because this is the way things work. In this world people come and go. They are beyond your control. To feel sad or bad is only hurting yourself. So sometimes you just have to remain upekkhā. And the way to have upekkhā is to meditate. When you meditate and your mind becomes calm, then you will have upekkhā. Once you have this upekkhā, when things happen and there is nothing you can do, you can bring your mind to upekkhā. You won’t feel bad. You just accept that this is the way things work. So this is something you should try to develop and use in your daily life when you interact with people

Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 18344)
12/04/2019(Xem: 14816)
19/10/2019(Xem: 14862)
03/09/2021(Xem: 6364)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.