Nghĩ Về Mũi Tên Thứ Hai

21/04/20226:09 SA(Xem: 4229)
Nghĩ Về Mũi Tên Thứ Hai
NGHĨ VỀ MŨI TÊN THỨ HAI
Nguyên Cẩn

covid 19Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang hoành hành, thêm một nỗi lo toan là thêm một gánh nặng tinh thần.

Chúng ta nhớ lời đức Phật đã giảng trong bài kinh Về Mũi Tên (Sallatha Sutta, Tương Ưng bộ kinh) đã phân tích sự khổ đau gồm có hai thể dạng khác nhau: Sự đau đớn trên thân xác và các xúc cảm trong tâm thần. Ngài so sánh hai thể dạng ấy với hai mũi tên: mũi tên thứ nhất là những cảm nhận đau đớn tự nhiên của thân xác cấu hợp và mũi tên thứ hai là những nỗi đau buồn và lo lắng do mình tạo ra trong tâm thức của chính mình, tức là những thứ khổ đau mà mình đem ghép thêm vào sự đau đớn phát sinh trên thân xác. Ví dụ như một người vướng phải căn bệnh hiểm nghèo mà nghe người khác nói rằng bệnh đó vô phương cứu chữa (!)

Trong hoàn cảnh này cần tránh làm cho người ta gánh thêm những lo âu không cần thiết… Khi nỗi sợ về dịch bệnh và những lo lắng về chích ngừa, mưu sinh, giấy đi đường,về việc học hành con cái khiến họ phải căng mình chả khác nào mũi tên thứ hai bắn vào tâm trí họ.

Chúng ta cũng hiểu bản chất cuộc đời trên nền tảng khổ đế (Dukkha) (Suffering).

Trong cuộc sống càng văn minh tiến bộ, thì con người càng lệ thuộc vào vật chất. Tâm trí lúc nào cũng bồn chồn lo lắng. Niềm vui chưa đến mà nỗi buồn đã hiện ra. Mong muốn được giàu sang thì lại khổ trí, mà khi giàu có thì sợ trộm cướp đến hỏi thăm thành thử lại khổ tâm. Bởi thế, Khế kinh có câu: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước trong các đại dương”.

Trong ba cái khổ, hãy nói đến cái thứ nhất:

1) Khổ khổ (dukkha dukkhata) (the suffering of suffering): Là cái khổ này chồng lên cái khổ nọ. Tấm thân của chúng ta tự nó cũng đã khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại mang đến cho chúng ta không biết bao nhiêu nỗi khổ khác. Thử hình dung vài chục con người ở cách ly vì là F1 hay F0, thiếu điều kiện sinh hoạt. Lại phải lo nghĩ đến cha mẹ,con cái… trong khi sống chết mong manh.

2) Hoại khổ (samskara dukkhata) (the suffering of composite things): Là mọi vật trong thế gian này đều bị chi phối bởi luật vô thường, có nghĩa là không có gì là bất biến, cố định mãi mãi. Có sinh tất phải có diệt, có kết tụ tất có phân ly. Bởi thế, trong Khế kinh cũng có ghi: “Phàm vật có hình tướng đều phải bị hủy diệt”, (“All formations are impermanent; therefore, whatever comes together eventually has to come apart”). Nhìn số người chết vì dịch bệnh lên đến hàng triệu trên thế giới và ở nước chúng ta cũng đã quá 17 nghìn. Chúng ta thấy vô thường biết bao, mạng sống con người mong manh như hơi thở. Biết bao cảnh thương tâm hàng ngày qua những câu chuyện bè bạn, trên mạng,...

Thật vậy, không có một cái gì mà tồn tại mãi mãi được. Dù trong cuộc sống này, chúng tagiàu sang, phú quý, cũng không cách nào thoát khỏi cái chết.

3) Hạnh khổ (viparinama) (the suffering associated with change): Mỗi khi lục căn (six sense organs) tiếp xúc với lục trần (six sense objects), thì tư tưởng sẽ được phát sinh và do đó tâm hồn của chúng ta không thể nào yên ổn cho được. Tư tưởng càng phát sinh, thì tâm tư càng quay cuồng. Thật vậy, chúng ta càng nghĩ ngợi, thì tâm tư càng bấn loạn.Tư tưởng của chúng ta thì biến chuyển không ngừng. Bởi thế, Phật mới dạy rằng: “Tâm viên, ý mã”.

Vì mỗi cái khổ mang đặc tính riêng tư của nó, nên chúng ta có thể đem tất cả cái khổ trên đời nầy chia ra làm tám loại và gọi nó là “bát khổ”. Bát khổ thì gồm có: Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm thạnh khổ. Và trong đại dịch này thì bệnh khổ, tử khổ, diễn ra quanh ta hàng ngày. Những video clip về xác người chờ hỏa táng khiến nhiều người mất ngủ. Thế nên cái khổ thứ ba này chúng ta có thể tránh nếu thu nhiếp sáu căn, quán chiếu vô thườngđịnh tâm thì sẽ không phải chịu thêm mũi tên thứ hai này.

Làm sao tránh mũi tên thứ hai

Thiền sư Shinzen Young1 cho biết ngay cả khi chúng ta lâm bệnh, muốn đối phó hữu hiệu với sự đau đớn cần phải hội đủ ba điều kiện: Sự sáng suốt trong việc gỡ rối từng thành phần giác cảm, sự tập trung hướng vào từng thành phần và sự thanh thản khi cảm nhận từng thành phần một nhưng không để cho bất cứ sự khổ đau nào hiện ra. Thầy khuyên chúng ta nhìn thẳng vào sự đau đớn, chấp nhận nó. Thế nhưng chúng ta cũng có thể ngoảnh mặt đi và tập trung vào một đối tượng khác thích thú hơn, chẳng hạn như hơi thở. Nếu phát huy được một sự chú tâm thật mạnh (hòa nhập với hơi thở của mình) và không còn cảm thấy gì khác nữa thì sẽ có thể khắc phục đau đớn lâu dài hơn. Việc luyện tập tâm linh tỉnh thức nhằm đối phó với sự đau đớn phải được thực hiện khi sự đau đớn trở nên quá gay gắt.

Người ta đã chứng minh bằng y học khi chúng ta quên nỗi đau thì vùng thần kinh xúc cảm cũng không còn ghi nhận nữa. Nên chúng ta nhớ chuyện Quan Vân Trường vừa đánh cờ vừa cho băng bó vết thương mà vẫn thản nhiên. Thiền sư Nhất Hạnh kể lại “Tôi nhớ thời gian Việt Nam bị phân chia thành hai miền Nam, Bắc và mẹ tôi qua đời, khi đó tôi đã bị trầm cảm nặng. Bác sĩ không thể giúp gì được cho tôi, nhưng với hơi thở chánh niệm tôi đã vượt qua được hoàn cảnh đó. Vì vậy sự thực tập hơi thởý thức là một sự thực tập rất mầu nhiệm, nó có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh. Trong suốt thời gian bị trầm cảm, tôi đã thực tập hơi thở vào bước chân chánh niệm.

Trong bệnh viện cũng vậy, tôi luôn tìm cách để có thể đi thiền hành mỗi ngày. Bất kỳ lúc nào có thể là tôi đều dành để đi thiền hành và thở. Đặc biệt là khi không khí trong lành và có chất lượng tốt thì việc thực tập hơi thở có thể giúp ích cho cơ thể rất nhiều. Khi chúng ta có một trục trặc nào đó trong thân mà chúng ta không biết làm gì, trong khi bác sĩ lại không nói cho chúng ta biết phải làm gì để xử lý vấn đề mà cơ thể đang gặp phải thì chúng ta phải biết rằng cái mà chúng ta có thể làm ngay lập tứcthực tập hơi thởý thức. Hãy quay về với sự thực tập hơi thở, mỗi hơi thở là một sự trị liệu... Mỗi hơi thở không những có thể giúp cho phổi mà còn cho thận, gan và tất cả các tế bào trong cơ thể… Một điều quan trọng nữa là chúng ta không nên để cho năng lượng lo âu trấn ngự. Nếu chúng ta tưởng tượng quá nhiều và nghĩ rằng mình sẽ chết trong nay mai thì sẽ làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn. Vì vậy lo lắng không có ích lợi gì cả. Có nhiều cách để giải quyết sự lo lắng của chúng ta. Bụt đã dạy về “mũi tên thứ hai”. Đây là một giáo lý rất hay. Vì thế chúng ta đừng để mình trúng mũi tên thứ hai” (TNH - Trích pháp thoại của Sư ông Làng Mai, phần câu hỏi trả lời - tuần thứ 3, khóa tu mùa hè 2013).

Mũi tên thứ hai đó chính là những gì làm trầm trọng thêm tâm thức chúng ta, như trong đại dịch hiện nay là những điều khiến chúng ta bị hoảng sợ như thông tin trên mạng, tình trạng thất nghiệp, đóng cửa công ty, cửa hàng,…

Hãy quán chiếu về 3 nỗi khổ,về sự sống và cái chết. Dù đang lâm bệnh vào giai đoạn cuối đi nữa, chúng ta đều có thể thực tập để giữ được sự bình an trong tâm thức… Khi một người đang đối diện với một căn bệnh hiểm nghèo, nếu người đó được một người bên cạnh, hay một vị thầy hướng dẫn cách thiền quán thì người đó sẽ không còn sợ chết nữa, bởi vì người đó hiểu rằng chết không hẳn là chấm dứt vĩnh viễn mà mình sẽ được trở lại trong những hình thức khác.

Alex Kakuyo2, một tu sĩ Phật giáo, viết “Chúng ta đã ở trong cuộc khủng hoảng này tám tháng, trong lúc đúng ra nó phải kết thúc trong hai tuần, và không ai biết khi nào chúng ta mới an toàn. Vì vậy, tôi đã đầu hàng. Tôi đã ngừng chia sẻ về những cơ hội mà tôi bỏ lỡ. Tôi không còn dự tính sẽ làm gì khi các hạn chế được gỡ bỏ và tôi cũng không kiểm tra xem nhà hàng mà tôi yêu thích đã mở cửa lại chưa.Thay vào đó, tôi thức dậy mỗi buổi sáng với quyết tâm chỉ đơn giản chấp nhận thế giới "như nó là". Việc đó nhắc nhở tôi rằng bất chấp mọi thứ đã xảy ra, và mọi thứ tôi đã đánh mất, thế giới này vẫn tốt tươi. Ánh sáng mặt trời vẫn tràn ngập phòng mỗi buổi sáng. Các cây trồng trong nhà vẫn ngày càng cao hơn, và chú mèo con vẫn lẻn vào phòng tắm để quậy phá giấy vệ sinh… Khi ngồi thiền lần đầu tiên, tôi biết rằng đôi khi nỗi khổ của chúng ta nằm ngoài sự kiểm soát của mình. Đôi khi trốn chạy không phải là một khả năng mà chính sự chịu đựng mới là” (Chuyển ngữ từ Pandemics and Inner Peace, Diệu Liên Lý Thu Linh 8.2021).

Ông cũng như bao nhiêu người khác trong chúng ta đi tìm sự bình an nội tại dù đại dịch vẫn diễn ra khắp nơi, quanh ta và nếu ta không thoát ra khỏi cái vỏ kén của mình trong thế giới đầy rẫy khổ đau này như ông nói “Chúng ta chỉ cần buông những gì mà mình không thể kiểm soátnhận thức rằng ta vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc giữa khổ đau”.

Thế nên, bài học về “mũi tên thứ hai” hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và hãy biết sống bình tâm trong mọi hoàn cảnh, dù nghịch hay thuận duyên và câu nói của cụ Tú Lãm khuyên con trước lúc lâm chung trong “Nửa Chừng Xuân” của Khái Hưng vẫn như còn vọng lại “Hãy giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch và mang hết nghị lực ra làm việc”.

Vâng, xin hãy giữ lòng vui!


Ghi chú

1/ Shinzen Young: thiền sư người Mỹ gốc Do Thái, tốt nghiệp Đại học UCLA (University of California, Los Angeles), trình luận án tiến sĩ Phật học tại Wisconsin, tu thiền tại Nhật và thụ phong tỳ kheo năm 1970.

2/Alex Kakuyo là một tu sĩ Phật giáo, và là người hướng dẫn phương cách thở (breathwork).Ông từng ở trong quân đội và chiến đấu ở cả Iraq và Afghanistan trước khi tình cờ biết đến Phật giáotu tập.
(Trích từ: https://thuvienhoasen.org/a21580/tap-chi-tu-quang)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18408)
16/01/2016(Xem: 15162)
06/10/2016(Xem: 15210)
17/12/2016(Xem: 24557)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.